Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 82 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
82
Dung lượng
681,25 KB
Nội dung
LUẬN VĂN:
CÔNG TYSẢNXUẤTVÀ
THƯƠNG MẠITMC
VÀ BÀITOÁNQUẢNLÝ
BÁN HÀNG
LỜI NÓI ĐẦU
Sau một thời gian học tập trên ghế nhà trường, nhằm tạo điều kiện cho
sinh viên làm quen với thực tế, có được cái nhìn tổng hợp, giúp cho sinh
viên hạn chế được sự bỡ ngỡ khi ra trường, hàng năm trường Kinh tế quốc
dân có tổ chức cho sinh viên đi thực tập tại các cơ sở theo nội dung ngành
nghề đào tạo. Đây là điều kiện thuận lợi giúp sinh viên phát huy được năng
lực bản thân cũng như khả năng áp dụng lý thuyết được trang bị ở trường
vào thực tế.
Là một sinh viên khoa Tin học kinh tế, em cũng như các bạn đã được
nhà trường bố trí thời gian thực tập theo đúng chuyên ngành của mình là các
công việc liên quan đến tin học ứng dụng trong các hoạt động kinh tế.
Trong những năm gần đây, nền CNTT nước ta cũng đã có phát triển
trên mọi lĩnh vực trong cuộc sống cũng như trong lĩnh vực quảnlý xã hội
khác. Một trong những lĩnh vực mà máy tính được sử dụng nhiều nhất là các
hệ thống thông tin quảnlý nói chung và hệ thống quảnlýbánhàng nói riêng
Từ nhu cầu nêu trên, trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã sử dụng
vốn kiến thức ít ỏi của mình tìm hiểu và phân tích bài toánquảnlýbán hàng.
Nó chỉ mang tính chất thử nghiệm để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và làm
quen với thực tế và để tự đánh giá khả năng của mình sau một thời gian học
tập tại trường.
Chương I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ
CÔNG TYSẢNXUẤTVÀTHƯƠNGMẠITMC
VÀ BÀI TOÁNQUẢNLÝBÁNHÀNG
1.1 Giới thiệu về CôngtysảnxuấtvàthươngmạiTMC
1.1.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty
Công tySảnxuấtvàThươngmại TMC là một côngty chuyên sản
xuất vàbán các loại tranh đá quý được quyết định thành lập vào tháng 4 năm
2002.
Nhận thấy chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng
cao, nhu cầu về các mặt hàng cao cấp, nhất là các mặt hàng mang tính nghệ
thuật cũng vì thế mà tăng lên. Do đó, vào tháng 4 năm 2002 côngtysảnxuất
và thươngmạiTMC đã được ký quyết định thành lập. Đây là một côngty
gia đình với người đứng đầu là ông Đặng Văn Thắng và các thành viên trong
dòng họ của mình cùng góp vốn. Mục đích và phương hướng kinh doanh của
công ty là sảnxuấtvà kinh doanh các loại tranh làm từ đá quý cung cấp chủ
yếu cho thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
Tên giao dịch của công ty: Côngtysảnxuấtvàthươngmại TMC.
Tên viết tắt: TMC
Địa chỉ: 354 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại: 046.432.465
Chức năng và nhiệm vụ chính của côngty là sảnxuấtvà cung cấp các
loại tranh đá quý ra thị trường.
1.1. 2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Côngty
Qua khảo sát thực tế, cơ cấu tổ chức của côngty được thể hiện qua sơ
đồ sau:
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của côngty bao gồm 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc, 4
phòng : Phòng Kinh doanh, Phòng Kế toán, Phòng Nhân sự và một xưởng
sản xuất.
Giám đốc là người quảnlý mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh của
công ty thông quan Phó Giám đốc. Ngoài ra Giám đốc còn trực tiếp quảnlý
Phòng nhân sự của Công ty.
Phó giám đốc là người điều hành các hoạt động của côngtyvà chịu
trách nhiệm trước giám đốc về hiệu quả của các hoạt động đó.
Chức năng chính của các phòng:
Phòng Kinh doanh:
Tiếp nhận các đơn đặt hàngvà giải quyết các đơn đặt hàng.
Vạch ra các kế hoạch, chiến lược kinh doanh.
Quảnlýtoàn bộ các hoạt động kinh doanh của công ty.
Phòng Kế toán:
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán
theo quy định của Nhà nước.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu,
chi tài chính, quỹ tiền lương.
GIÁM ĐỐC
PHÓ
GIÁM Đ
ỐC
PHÒNG
KINH
DOAN
H
PHÒNG
K
Ế TOÁN
XƯỞNG
S
ẢN
XU
ẤT
PHÒNG
NHÂN
S
Ự
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán
và các báo cáo theo quy định.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán.
Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và kiểm tra chuyên đề.
Phòng Nhân sự
Tuyển dụng nhân sự cho côngty
Quảnlý hồ sơ của các nhân viên trong côngty
Quảnlý khen thưởng, kỷ luật
Xưởng sảnxuất
Chịu trách nhiệm về kỹ thuật của các loại tranh được sản xuất.
Sảnxuất các loại tranh bán ra thị trường.
1.1.3 BàitoánQuảnlýbánhàng tại côngty
Đây là một côngtysảnxuấtvà kinh doanh, do đó việc giải quyết tốt
bài toánQuảnlýbánhàng là một công việc mang tính quyết định đối với
công ty.
Hoạt động bánhàng của côngty được diễn ra khi khách hàng có đơn
đặt hàng về một loại tranh nào đó của công ty. Khách hàng có thể tuỳ chọn
chủ đề, kích cỡ của tranh theo ý của mình hoặc lựa chọn tại catalogue của
công ty. Ngoài ra, tại phòng trưng bày của côngty có sẵn các chủng loại
tranh theo chủ đề, theo kích cỡ để khách hàng có thể tuỳ chọn. Nếu khách
hàng muốn đặt hàng một bức tranh với chủ đề và kích cỡ mà côngty chưa
có, khách hàng có thể đặt hàngvà thống nhất thời gian với côngty để xưởng
sản xuất thực hiện. Khi giao hàng, nếu khách hàng chấp nhận các tiêu chuẩn
đúng với mong muốn thì sẽ tiến hành thanh toán tiền với bộ phận thanh toán
của công ty.
Hiện nay công việc quảnlýbánhàng của côngty được thực hiện bằng
phương pháp thủ công dẫn đến những bất cập như:
Tốc độ cập nhật, xử lý không cao, không đáp ứng được nhu cầu
cần báo cáo đột xuất của ban lãnh đạo.
Không đồng bộ trong việc cập nhật dẫn đến những sai sót.
Quảnlý thủ côngthường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ
quan do sự tác động của môi trường bên ngoài.
Lưu trữ thông tin khó, dễ bị lộ.
Thông tin thường được lưu trữ trên giấy nên gây lãng phí lớn.
Khi mở rộng quy mô hoạt động thì hệ thống quảnlý thủ công sẽ
không đáp ứng được các yêu cầu lớn hơn đặt ra.
Bài toán đặt ra cho côngty là tìm cách tổ chức một hệ thống mới quản
lý các hoạt động liên quan tới quảnlýbánhàng trên cơ sở các cách thức hoạt
động và quy tắc làm việc của đơn vị. Hệ thống mới phải làm sao giải quyết
được các vấn đề nêu trên, phù hợp với điều kiện của công ty.
1.2 Thực trạng tin học hóa tại côngtysảnxuấtvàthươngmạiTMC
1.2.1 Kế hoạch tin học hoá của côngty
Hiện nay côngty đang có kế hoạch mở rộng các hoạt động sảnxuấtvà
kinh doanh, mở thêm một số chi nhánh trên địa bàn Hà Nội và tiến tới việc
đặt chi nhánh tại các tỉnh khác. Do đó bài toánQuảnlýbánhàng của côngty
ngày càng trở nên phức tạp hơn. Lý do này khiến côngty phải tìm một công
cụ quảnlýbánhàng hiệu quả hơn.
Trong thời đại ngày nay, việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào các
hoạt động sảnxuất kinh doanh càng ngày càng phổ biến và mang tính sống
còn. Điều này đặt ra cho côngty một yêu cầu cấp bách là phải có kế hoạch
ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của mình, trong đó có công
tác quảnlýbán hàng.
Theo ban lãnh đạo của công ty, hiện nay côngty đã có kế hoạch cụ thể
cho việc tin học hoá cho một số hoạt động của côngty để tạo tiền đề cho
việc mở rộng sảnxuất kinh doanh. Theo đó, côngty sẽ dự định dành 30% lợi
nhuận của năm tới để thực hiện kế hoạch tin học hoá và dành 5% lợi nhuận
của các năm tiếp theo để bảo trì và nâng cấp cho hệ thống thông tin của công
ty. Ngoài ra côngty sẽ tuyển thêm một số nhân viên có trình độ tin học cao
để bố trí vào các công việc liên quan đến tin học sau này.
1.2.2 Thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin trong các nghiệp vụ bán
hàng của công ty.
Hiện nay CôngtySảnxuấtvàThươngmạiTMC chưa ứng dụng Công
nghệ thông tin vào các quy trình quảnlý của mình. Đây là một côngty nhỏ,
hoạt động theo phương thức tự sảnxuấtvàbánhàng của mình, do đó còn
quản lý theo phương thức thủ công. Nhất là trong công tác quảnlýbánhàng
của côngty còn quảnlý thủ công thuần tuý khiến cho công việc cồng kềnh
và không được khoa học cũng như dễ nhầm lẫn. Chính điều đó đôi khi làm
cho việc quảnlý của côngty không đạt được hiệu quả như mong muốn. Mặc
dù đã cố gắng để khắc phục các yếu điểm đó nhưng do đó là khó khăn khách
quan của việc quảnlý thủ công nói chung nên cũng không mang lại nhiều
hiệu quả. Để khắc phục một cách triệt để các khó khăn đó, côngty cần phải
xây dựng một hệ thống bánhàng có khoa học, áp dụng các tiến bộ của khoa
học công nghệ ngày nay.
1.3 Giải pháp tin học hóa cho bàitoánquảnlýbánhàng
1.3.1 Các giải pháp cho bàitoánquảnlýbánhàng tại côngty TMC.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần ngày nay thì quảnlýbánhàng
càng mang tính quyết định chính trong hiệu quả kinh doanh. Vì vậy việc ra
đời những bàitoánquảnlý nói chung vàquảnlýbánhàng nói riêng là một
điều tất yếu khách quan.
Với thực trạng của côngty hiện nay có thể đề xuất một số giải pháp
nhằm thực hiện tốt công tác quảnlýbán hàng:
Thứ nhất: Tuyển dụng các cán bộ đã có sẵn trình độ, kinh nghiệm
vào làm việc cũng như tăng cường cử các nhân viên đang đảm nhiệm công
tác quảnlýbánhàng đi học các lớp đào tạo nâng cao về nghiệp vụ, chuyên
ngành để nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc.
Thứ hai: Côngty cần có ý thức và dành các khoản đầu tư thích đáng
cho công nghệ tin học, mua sắm cho quỹ các máy vi tính và phần mềm
tương ứng để ứng dụng và khai thác chúng phục vụ cho hoạt động quảnlý
nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động. Việc ứng dụng
máy tính cho phép một mặt giảm thiểu các sai sót thủ công trong việc hạch
toán kế toánvà thời gian lập các loại báo cáo, mặt khác giúp cho Giám đốc
có thêm một công cụ phân tích, xử lý dữ liệu phục vụ cho công tác hoạch
định, lên kế hoạch, quản lý, giám sát, theo dõi và dự báo về mọi mặt của lĩnh
vực hoạt động.
Có thể nói rằng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì việc quản
lý thủ công không còn phù hợp nữa. Hệ thống quảnlý theo phương pháp thủ
công có rất nhiều yếu kém: Thông tin về đối tượng quảnlý nghèo nàn, lạc
hậu, không thường xuyên cập nhật. Việc lưu trữ bảo quản khó khăn, thông
tin lưu trữ trong đơn vị không nhất quán, dễ bị trùng lặp giữa các bộ phận.
Đặc biệt mất nhiều thời gian, công sức để thống kê, phân tích, đưa ra các
thông tin phục vụ việc ra quyết định. Do đó, việc sử dụng các thành tựu của
công nghệ thông tin trong quảnlý ngày càng rộng rãi và mang lại hiệu quả
cao, khắc phục được những nhược điểm của hệ thống quảnlý cũ. Các bài
toán quảnlý được đưa vào máy tính ngày càng được tối ưu hoá, giảm được
thời gian cũng như chi phí cho quá trình xử lý, mang lại hiệu quả lớn cho
kinh doanh.
Từ những nguyên nhân đó, côngty cần phải xây dựng một hệ thống
Quản lýbánhàng thống nhất và đồng bộ nhằm tối ưu hoá công tác quảnlý
bán hàng của mình.
1.3.2 Các yêu cầu về mặt chức năng
Hệ thống được xây dựng cần phải đảm bảo các chức năng sau:
Quảnlý một cách khoa học các hàng hoá trong kho
Quảnlý các loại hàng xuất, thời gian xuấthàng
Quảnlý các đơn hàng
Quảnlý các khách hàng.
Đưa ra các báo cáo thống kê theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của
lãnh đạo
1.3.3 Các yêu cầu về cơ sở công nghệ
Sử dụng các công nghệ tin học tiên tiến hiện nay.
Sử dụng các ngôn ngữ lập trình bậc cao nhằm giúp cho người
dùng dễ dàng trong việc sử dụng các chức năng của chương
trình.
Thiết kế giao diện khoa học, thân thiện người dùng. Có rất
nhiều các ngôn ngữ lập trình hiện nay cho phép người sử dụng
thiết kế giao diện một cách dễ dàng, một trong những ngôn ngữ
đó là Visual Basic.
Sử dụng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu có tính bảo mật, quảnlý
tốt các dữ liệu của công ty. Hiện nay có rất nhiều các hệ quản trị
cơ sở dữ liệu khác nhau như SQL Server, MySQL, Oracle, MS.
Access…
Đảm bảo hệ thống có thể sử dụng trong một thời gian dài mà
không bị lỗi thời về mặt công nghệ.
1.3.4 Lợi ích mà hệ thống có thể mang lại
Giúp côngty có thể quảnlýcông tác quảnlýbánhàng một cách
khoa học và chính xác.
Giảm thiểu về mặt thời gian và nhân lực vào việc quảnlýbán
hàng.
Phù hợp với xu thế ngày càng tiến lên của thế giới
Chương II
CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐỂ XÂY DỰNG
BÀI TOÁNQUẢNLÝBÁNHÀNG
2.1 Tổng quan về phần mềm và các khái niệm
2.1.1 Phần mềm và phần mềm ứng dụng.
Phần mềm
Phần mềm (software) là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng
một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động
thực hiện một số chức năng hoặc giải quyết một bàitoán nào đó.
Phần mềm là tổng thể bao gồm 3 bộ phận:
Các chương trình máy tính
Các kiểu cấu trúc dữ liệu
Các tài liệu hướng dẫn sử dụng
Phần mềm ứng dụng
Là một loại chương trình có khả năng làm cho máy tính thực hiện trực
tiếp một công việc nào đó người dùng muốn thực hiện. Điều này khác với
phần mềm hệ thống tích hợp các chức năng của máy tính, nhưng có thể
không trực tiếp thực hiện một tác vụ nào có ích cho người dùng.
Các phần mềm ứng dụng thường được gom lại thành bộ phần mềm.
Các phần mềm riêng biệt trong bộ phần mềm thường có giao diện và tính
năng tương tự làm người dùng dễ dàng học và sử dụng. Và các phần mềm
này thường tương tác được với nhau để đem lại lợi ích cho người dùng.
2.1.2 Các khái niệm liên quan
Công nghệ phần mềm
Công nghệ phần mềm là những quy tắc công nghệ (engineering
discipline) có liên quan đến tất cả các khía cạnh của quá trình sảnxuất phần
mềm. Các kỹ sư phần mềm nên tuân theo một phương pháp luận có hệ thống
[...]... tiếp nhận sản phẩm của công đoạn đứng ngay trước nó như các dữ liệu đầu vào Vì vậy chất lượng phần mềm phụ thuộc đồng thời vào tất cả các công đoạn chứ không chỉ phụ thuộc vào công đoạn trực tiếp mà nó đang thực hiện 2.2.2 Các quy trình cụ thể Quy trình 1: Xây dựng vàquảnlý hợp đồng phần mềm Mục đích Mục đích của quy trình xây dựng vàquảnlý hợp đồng phần mềm là tiến hành gặp gỡ khách hàng, khởi.. .và có tổ chức trong công việc của họ Đồng thời, họ nên sử dụng các công cụ và kỹ thuật thích hợp với vấn đề cần giải quyết, các ràng buộc và tài nguyên sẵn có Công nghệ phần mềm là tổng thể bao gồm 3 thành phần: Phương pháp, công cụ và các thủ tục, giúp cho các kỹ sư phần mềm có nền tảng định hướng trong quá trình thiết kế và giúp cho người quảnlý dự án nắm được quy trình các bước để quảnlý dự... ràng và những thay đổi sẽ được giới hạn một cách rõ ràng trong suốt quá trình thiết kế Chúng ta lần lượt xem xét các công đoạn của mô hình: Công nghệ hệ thống Đây là phương pháp luận tổng quát phân tích vàsảnxuất một phần mềm với yêu cầu phải đánh giá 1 cách toàn diện tất cả các tác động và ảnh hướng của phần mềm và chức năng hệ thống hiện diện ở mọi công đoạn tiếp theo Phân tích Mục đích của công. .. đồng phần mềm và tiến tới ký kết hợp đồng phần mềm Các dấu hiệu Quy trình xây dựng vàquảnlý hợp đồng phần mềm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau đây: Soạn thảo và ký kết hợp đồng phần mềm Theo dõi thực hiện hợp đồng phần mêm Thanh toán, thanh lý hợp đồng phần mềm Lưu đồ Bắt đầu Đề xuất HĐPM Sai Kiểm tra Đúng Lập giải pháp Soạn thảo HĐPM Theo dõi thực hiện Thanh toán, thanh lý hợp đồng Hồ... khai là quy trình cuối cùng trong công đoạn sảnxuất phần mềm công nghiệp Mục đích của công đoạn này là cài đặt phần mềm cho khách hàng, đào tạo sử dụng vàbàn giao cho khách hàng Các dấu hiệu Quy trình triển khai trong công nghệ phần mềm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau: Cài đặt máy chủ Cài đặt máy trạm Đào tạo sử dụng Lập biên bảnbàn giao cho khách hàng Lưu đồ Bắt đầu Lập kế hoạch... Xây dựng vàquảnlý h.đồng P.mềm Xác định yêu cầu người sử dụng Thiết kế phần mềm Lập trình Test phần mềm Triển khai Hợp đồng phần mềm Hồ sơ xác định yêu cầu sử dụng Hồ sơ thiết kế Phần mềm Phần mềm hoàn thiện Biên bản cài dặt cho k .hàng Hình 5: Các công đoạn xây dựng và phát triển phần mềm Các quy trình trong công nghệ phần mềm có mối liên quan mật thiết với nhau và đều theo một nguyên tắc công đoạn... năng : Bánhàng Dòng dữ liệu Hoá đơn bánhàng Kho dữ liệu Hàng hoá Tác nhân bên ngoài Thanh toán Tác nhân bên trong Lãnh đạo Hình 14: Các ký pháp trong sơ đồ DFD Lưu ý : Các mũi tên liền chỉ dòng thông tin cầu Các mũi tên gián đoạn …… chỉ dòng thông tin cung 2.5 Phương pháp luận về thiết kế hệ thống thông tin 2.5.1 Nguyên tắc thiết kế vật lý ngoài Theo Joseph Dusmas thì thiết kế vật lý ngoài... dữ liệu luồng vào phải khác với luồng ra từ một xử lý Quy ước đối với việc phân rã DFD Thông thường một xử lý mà lô gíc xử lý của nó được trình bày bằng ngôn ngữ có cấu trúc chỉ chiếm một trang giấy thì không phân rã tiếp Cố gắng chỉ để tối đa 7 xử lý trên một trang DFD Tất cả các xử lý trên một DFD phải thuộc cùng một mức phân rã Luồng vào của một DFD mức cao phải là luồng vào của một DFD... việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ Các ký pháp sử dụng trong sơ đồ IFD Xử lý Thủ công Giao tác người-máy Tin học hoá hoàn toàn Kho dữ liệu Thủ công Tin học hoá Dòng thông tin Tài liệu Điều khiển Hình 13: Các ký pháp trong sơ đồ IFD Sơ đồ luồng dữ liệu DFD : Khái niệm Là sự biểu diễn bằng sơ đồ sự vận động của dữ liệu và có liên quan đến nguồn, đích, xử lývà kho... Phương pháp luận về công cụ thực hiện đề tài 2.6.1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Khi thiết kế hệ thống thông tin hay thiết kế phần mềm, việc lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu là rất quan trọng Đối với lập trình viên mà nói, khi lựa chọn một hệ quản trị cơ sở dữ liệu để dựa vào đó viết những ứng dụng cơ sở dữ liệu (Database application), người ta thường chú ý đến khả năng, mức độ tiện dụng và các lĩnh . VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TMC VÀ BÀI TOÁN QUẢN LÝ BÁN HÀNG 1.1 Giới thiệu về Công ty sản xuất và thương mại TMC 1.1.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty Công ty Sản xuất và Thương mại. sản xuất Chịu trách nhiệm về kỹ thuật của các loại tranh được sản xuất. Sản xuất các loại tranh bán ra thị trường. 1.1.3 Bài toán Quản lý bán hàng tại công ty Đây là một công ty sản xuất. phương thức tự sản xuất và bán hàng của mình, do đó còn quản lý theo phương thức thủ công. Nhất là trong công tác quản lý bán hàng của công ty còn quản lý thủ công thuần tuý khiến cho công việc