Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
203,5 KB
Nội dung
Chuyên đề kinh tế nông nghiệp GVHD: Trần Thị Thu Duyên Luận văn Tình hìnhsảnxuấtvàtiêuthụ xoài củatỉnhĐồngTháptừnăm2007đếnquíIInăm2011 Trang 1 Chuyên đề kinh tế nông nghiệp GVHD: Trần Thị Thu Duyên Mục lục Mục lục 2 Trang 2 Chuyên đề kinh tế nông nghiệp GVHD: Trần Thị Thu Duyên PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, nguồn nước thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả nhiệt đới với nhiều chủng loại có giá trị kinh tế cao, là vùng có sản lượng trái cây lớn nhất cả nước. Ðồng thời, là đầu mối chủ lực cung cấp cho thị trường trái cây trong nước vàxuất khẩu. Trong đó, có nhiều loại trái cây ngon nổi tiếng được thị trường trong và ngoài nước ưa thích như: xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng cơm vàng hạt lép Chín Hóa, bưởi Năm Roi, vú sữa Lò Rèn, măng cụt Tân Quy, quýt đường Lai Vung, khóm Cầu Ðúc, sơ ri Gò Công, nhãn xuồng cơm vàng, cam sành, chôm chôm nhãn. Trong những năm gần đây, cây xoài đang được chú trọng phát triển để đáp ứng nhu cầu của thị trường, ở ĐBSCL Đồngtháp là tỉnh có diện tích trồng xoài lớn nhất, chủ yếu là xoài Cát Hòa Lộc vàxoài Cát Chu. Hiện nay, diện tích xoài chiếm hơn 8.648 ha trong 25.858 ha cây ăn trái của tỉnh. Tuy nhiên thị trường tiêuthụcủaxoài còn bị hạn chế chủ yếu là ở trong nước, do sức cạnh tranh trên thị trường thế giới của trái cây Việt Nam nói chung và quả xoài nói riêng còn yếu. Đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm2007 đã đánh dấu bước phát triển mới cho thị trường tiêuthụ nông sảnvà cũng đem đến nhiều thách thức cho nông sản Việt Nam. Vì lí do này nên em chọn đề tài cho chuyên đề ngành của em là: “ Tình hìnhsảnxuấtvàtiêuthụ xoài củatỉnhĐồngTháptừnăm2007đếnquíIInăm 2011”. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tìnhhìnhsảnxuấtvàtiêuthụxoàicủatỉnhĐồngTháptừnăm2007đếnquíIInăm2011 để có giải pháp phát triển cây xoài nói riêng và cây ăn quả nói chung. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể − Phân tích tìnhhìnhsản xuất xoàicủatỉnhĐồngTháp giai đoạn 2007- 2011. − Phân tích tìnhhìnhtiêuthụxoàicủatỉnhĐồngTháp giai đoạn 2007-2011. Trang 3 Chuyên đề kinh tế nông nghiệp GVHD: Trần Thị Thu Duyên − Đề xuất một số giải pháp phát triển cây xoài trong thời gian tới. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại tỉnhĐồng Tháp. 1.3.2 Phạm vi thời gian - Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 05 tháng 08 đến ngày 21 tháng 10 năm2011. - Số liệu nghiên cứu trong đề tài từnăm2007đếnquíIInăm2011. 1.3.3 Phạm vi nội dung Đề tài nghiên cứu về tìnhhìnhsảnxuấtxoài ở tỉnhĐồngThápvà thị trường tiêuthụ xoài. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phương pháp thuthập số liệu Số liệu được thuthập niên giám thống kê, từ báo chí, các bài báo cáo của tỉnh, internet, … 1.4.2 Phương pháp phân tích Sử dụng phương pháp so sánh số liệu để thấy được tình hìnhsảnxuấtvàtiêuthụ xoài củatỉnhĐồngTháptừnăm2007đếnquíIInăm2011 nhằm giúp nâng cao hiệu quả sảnxuấtvàtiêuthụ xoài. Trang 4 Chuyên đề kinh tế nông nghiệp GVHD: Trần Thị Thu Duyên CHƯƠNG 1 TÌNHHÌNHSẢNXUẤTXOÀI Ở TỈNHĐỒNGTHÁP GIAI ĐOẠI 2007 – QUÍIINĂM2011. 1.1 Sơ lược tìnhhìnhsảnxuấtxoàicủa Việt Nam qua các nămXoài là loại cây được trồng phổ biến ở Việt Nam với 59/63 tỉnh, thành có diện tích trồng trên 100 ha. Tổng diện tích xoài cả nước năm 2010 là 87.500 ha với sản lượng xoài đạt 574.000 tấn. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng xoài lớn nhất cả nước với 43.100 ha chiếm trên 49% so với diện tích cả nước, kế đến là vùng ĐôngNam Bộ với 21.500 ha Cây xoài chỉ được trồng chuyên canh ở một số vườn tại huyện Cam Ranh – tỉnh Khánh Hoà, huyện Củ Chi – thành phố Hồ Chí Minh, huyện Xuân Lộc – tỉnhĐồng Nai, huyện Cái Bè – tỉnh Tiền Giang và huyện Cao Lãnh – tỉnhĐồng Tháp. Còn lại 95% diện tích xoài được trồng chung với các loại cây ăn quả khác. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đếnxoài có năng suất và chất lượng thấp trong thời gian vừa qua. Bảng 1:DIỆN TÍCH VÀSẢN LƯỢNG XOÀICỦA VIỆT NAMTỪNĂM2007ĐẾNNĂM 2010 Năm2007 2008 2009 2010 Diện tích gieo trồng (1000ha) 85,2 86,4 87,6 87,5 Diện tích cho sản phẩm (1000ha) 60,8 67,0 68,8 71,1 Sản lượng (1000 tấn) 471,1 541,6 554,0 574,0 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 Căn cứ vào bảng trên ta thấy từnăm2007đếnnăm 2010 sản lượng và diện tích của Việt Nam nhìn chung đều tăng. Đối với diện tích gieo trồng, tăng dần qua các năm nhưng sự thay đổi này không lớn, năm2007 là 85,2 ngàn ha đếnnăm 2010 là 87,5 ngàn ha, cho thấy diện tích được trồng mới đã tăng 2.300 ha so với năm2007 nhưng diện tích cho trái chỉ là 60,8 ngàn ha năm2007và tăng dần đếnnăm 2010 là 71,1 ngàn ha, tăng nhiều nhất từ2007đến 2008 với 6.200 ha kéo theo sản lượng cũng tăng nhiều từnăm2007 là 471,1 ngàn tấn đến Trang 5 Chuyên đề kinh tế nông nghiệp GVHD: Trần Thị Thu Duyên năm 2008 tăng lên 541,6 ngàn tấn đã tăng 70,5 ngàn tấn so với năm 2007, sản lượng cũng tăng dần cùng với diện tích cho trái đếnnăm 2010 sản lượng xoài đạt 574 ngàn tấn, tăng 102,9 ngàn tấn so với năm2007. Tuy nhiên, do diện tích phân bố cả nước không đều chỉ tập trung một vài nơi, nhiều nhất là ở ĐBSCL. Bên cạnh đó chất lượng giống xoài cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Trong quá trình trồng và lai tạo, hiện cả nước có 57 giống xoài các loại, tuy nhiên, chỉ có 4 giống xoài có chất lượng cao là giống xoài cát Hoà Lộc (tỉnh Tiền Giang hiện tại cũng chỉ mới trồng được 2.000 ha, ĐồngTháp có 873 ha), giống xoài cát Chu có chất lượng cao đứng thứ 2 sau xoài cát Hoà Lộc (hiện chỉ phát triển tập trung ở Đồng Tháp), giống xoài Châu Nghệ vàxoài Tượng. Trên thực tế, nhiều nhà vườn còn trồng từ 3 đến 6 giống xoài chung nhưng giống chất lượng cao lại được trồng với tỷ lệ rất hạn chế với khoảng từ 5 đến 10%. Cùng với giống, phương pháp canh tác xoài hiện nay chủ yếu vẫn là phương pháp truyền thống với việc sử dụng nhiều phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật. Một khó khăn nữa trong canh tác xoài hiện nay là sâu và bệnh hại xuất hiện nhiều do điều kiện của thời tiết bất lợi. Các loại côn trùng và bệnh gây hại chủ yếu trên xoài là sâu đục thân, sâu đục trái, bệnh thán thư, bệnh đóm đen, vi khuẩn Trong đó, sâu đục thân và bệnh đốm đen vi khuẩn là nguy hiểm nhất bởi nó làm chết cây và giảm chất lượng hoặc hư trái làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Thu hoạch và bảo quản trái cũng là vấn đề đang gặp khó khăn hiện nay. Việc bao trái trước thu hoạch để nâng cao chất lượng và giảm thất thoát sau thu hoạch đã được 80% số hộ trồng xoài ở ĐồngTháp áp dụng, tuy nhiên các hộ trồng xoài ở các tỉnh khác thì lại hầu như chưa áp dụng. Vấn đề thu hoạch và các hoạt động tại vườn do diện tích canh tác nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng chưa tốt nên khó khăn trong việc áp dụng cơ giới hoá trong thua hoạch. Công tác quản lý chất lượng sau thu hoạch cũng được các nhà vườn quan tâm bằng cách thu hoạch vào buổi sáng, cắt tỉa sơ bộ, lựa chọn dụng cụ chuyên chở thích hợp đã góp phần giảm tổn thất, nhưng việc thực hiện các biện pháp trên lại chưa đồng bộ giữa các hộ trồng xoài trong toàn khu vực. 1.2 TìnhhìnhsảnxuấtxoàicủatỉnhĐồng Tháp. 1.2.1 Khát quát tìnhhìnhsảnxuất trái cây Trái cây ĐồngTháp nổi tiếng trong vùng với xoài Cao Lãnh, quýt hồng Lai Vung, nhãn Châu Thành, bưởi Phong Hoà (có trái quanh năm) v.v. những Trang 6 Chuyên đề kinh tế nông nghiệp GVHD: Trần Thị Thu Duyên loại cây đang mang lại giá trị kinh tế cao cho nhà vườn. Trong tổng số 23.00 ha diện tích cây ăn trái cho sản lượng gần 150.000 tấn/năm, trong toàn tỉnh hiện đã có không ít những vườn cây kiểu mẫu được sảnxuất theo hướng chuyên canh, sản phẩm đạt chất lượng và độ đồng đều cao để tiến tới xây dựng thương hiệu, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Diện tích cây ăn trái 6 tháng đầu năm2011 đạt 25.858 ha tăng so với đầu năm 2010 là 2.459 ha. Ngành nông nghiệp tiếp tục xây dựng một số mô hìnhsảnxuất cây ăn trái theo hướng GAP tại huyện Châu Thành (5 ha), huyện Lai Vung (4,4 ha), huyện Cao Lãnh (14 ha). Chất lượng vườn cây ăn trái đã có sự cải thiện, nâng cao từ khâu cải tạo vườn, chọn giống, kỹ thuật trồng chăm sóc vàthu hoạch đã được nhà vườn quan tâm và đang từng bước sảnxuất theo hướng VietGAP. Về giống cây ăn trái có chất lượng cao, các kỹ thuật chiết, ghép ngày càng tiến bộ, sử dụng giống sạch bệnh, nâng suất cao. Việc xây dựng tiêu chuẩn, chọn cây đầu dòng, công tác quản lý giống có chiều hướng tích cực. Về kỹ thuật canh tác có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng canh tác hữu cơ và IPM (sử dụng phân hữu cơ, áp dụng bao trái, tỉa cành), việc áp dụng xử lý ra hoa ngày một phổ biến đã giúp giảm áp lực về thời vụ thu hoạch rộ. Hiện nay, Tỉnh đang xây dựng mô hình vườn cây ăn trái kiểu mẫu tại 3 huyện: Châu Thành (cây nhãn), Lai Vung (cây quýt hồng), Cao Lãnh (cây xoài). Trong thời gian qua, với lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, tỉnhĐồngTháp không ngừng đầu tư, phát triển vườn chuyên canh cây ăn quả chất lượng cao. Trong 3 năm (từ 2003 đến 2005), tỉnh đã đầu tư hơn 173 tỷ đồng để mở rộng diện tích, xây dựng nhà lưới, mua sắm trang thiết bị… cho các trại giống cây ăn quả củatỉnhvà huyện. Các chương trình khuyến nông củatỉnh đã tập huấn, nâng cao kiến thức cho các nhà vườn. Năm 2006, tỉnhĐồngTháp tập trung đầu tư vốn hơn 153 tỷ đồng để nâng cấp, phát triển vùng chuyên canh cây ăn quả, xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng trái cây kết hợp với thị trường, đưa vườn cây ăn quả trở thành một trong những thế mạnh kinh tế, phát triển bền vững của tỉnh. Tỉnh đã hình thành được ba vùng trồng chuyên canh cây ăn quả tập trung: xoài cát Chu, cát Hòa Lộc ở huyện Cao Lãnh, quýt Hồng ở huyện Lai Vung, nhãn ở huyện Châu Thành. Từnăm 2007, Hội Làm Vườn tỉnhĐồngTháp đã triển khai hàng loạt mô hình khuyến nông VAC theo hướng thực hành nông nghiệp tốt, chủ yếu trên xoài cát Hòa Lộc, cát Chu và cây có múi. Năm 2008, Hội triển khai Trang 7 Chuyên đề kinh tế nông nghiệp GVHD: Trần Thị Thu Duyên ba mô hình kinh tế VAC sảnxuất an toàn ở các xã Tịnh Thới, Hòa An và phường 6 (thành phố Cao Lãnh). Đếnnăm 2009, tiếp tục triển khai ở xã Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây và Hòa An (TP.Cao Lãnh). Vì vậy, để đáp ứng nơi tiêuthụ cho cây ăn quả, tỉnh đang đầu tư, nâng cấp chợ đầu mối trái cây ở xã Mỹ Hiệp (huyện Cao Lãnh) đưa vào hoạt động, làm trung tâm mua bán trái cây của tỉnh. 1.2.2 TìnhhìnhsảnxuấtxoàicủatỉnhĐồngTháp Trong thời gian qua diện tích xoàicủatỉnhĐồngTháp không ngừng tăng lên và chất lượng cũng không ngừng được cải thiện. Với mục tiêu nâng cao chất lượng trái cây đặc sản hướng tới xuất khẩu, ngành Nông nghiệp tỉnhĐồngTháp đã và đang thực hiện mô hìnhsảnxuất cây ăn trái an toàn cây xoài theo hướng ứng dụng quy trình công nghệ trước và sau thu hoạch để sảnxuấtvà bảo quản chất lượng cao, rải vụ thu hoạch, đáp ứng nhu cầu trong nước vàxuất khẩu (gọi tắt là VietGap), kết hợp với tập huấn chuyển giao kỹ thuật, hình thành các vùng sảnxuất chuyên canh, tập trung. Quan sát bảng dưới đây để thấy rõ hơn sự thay đổi diện tích xoài cũng như sản lượng xoàicủatỉnhĐồng Tháp: Bảng 2: DIỆN TÍCH VÀSẢN LƯỢNG XOÀICỦATỈNHĐỒNGTHÁPTỪNĂM2007ĐẾNNĂM 2009 Năm2007 2008 2009 2010 Diện tích(ha) 7.283 7.750 8.892 9.300 Sản lượng(tấn) 44.391 60.330 64.529 61.357 Nguồn: Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnhĐồngTháp Căn cứ vào bảng trên ta thấy từnăm2007đếnnăm 2009 sản lượng và diện tích củatỉnhĐồngTháp nhìn chung đều tăng nhưng năm 2010 sản lượng lại giảm xuống so với năm 2009. Năm2007 toàn tỉnh có 7.283 ha đếnnăm 2009 với sản lượng từ 44.391 tấn lên 64.529 tấn. Hai năm 2008 và 2009 được coi là hai năm trúng mùa của nông dân do sản lượng tăng cao hơn nhiều ( năm 2008 sản lượng đạt 60.330 tăng 15.939 tấn so với năm 2007) mà giá lại cao đem lại thu nhập cao cho người dân. Tuy nhiên trong năm 2010 khi diện tích tăng lên 9300 ha nhưng sản lượng lại giảm xuống 61.357 tấn, giảm 3.172 tấn so với năm 2009, bởi thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nhiều và to nên xoài khó đậu trái hơn những Trang 8 Chuyên đề kinh tế nông nghiệp GVHD: Trần Thị Thu Duyên năm trước chủ yếu là ở Thành phố Cao Lãnh và huyện Tháp Mười, huyện Cao Lãnh, làm nhiều nông dân trồng xoài thất mùa nặng vào cuối năm trong khi giá xoài tăng cao hơn nhiều so với những năm trước. Ở tỉnhĐồng Tháp, xoài được trồng nhiều nhất ở tỉnh huyện Cao Lãnh và Thành Phố Cao Lãnh. Tại huyện Cao Lãnh, xoài có diện tích 3.620 ha, chiếm 68,8% diện tích cây ăn trái trong toàn hiện chiếm khoảng 40% diện tích xoài toàn tỉnh chủ yếu là giống xoài Cát Hòa Lộc và Cát Chu, vì vậy huyện Cao Lãnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cây xoàicủa Tỉnh. Từnăm 2003 nhận thấy tiềm năng giá trị kinh tế cao của giống xoàivà sự phù hợp của đất Cao Lãnh nên Trung tâm Khuyến nông tỉnhvà Phòng Nông Nghiệp- Phát Triển Nông Thôn huyện Cao Lãnh đã cải tạo vườn và nhân rộng giống xoài cát Hòa Lộc bằng việc ghép giống xoài cao cấp trên thân xoài tạp thử nghiệm và đã thành công. Từ kết quả này, các xã Mỹ Xương, Mỹ Hội, Bình Hàng Trung, Mỹ Long, Mỹ Hiệp, xã cù lao Bình Thạnh tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả cao. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước vàxuất khẩu huyện Cao Lãnh đã xây dựng mô hìnhxoàisảnxuất theo tiêu chuẩn GAP (sản xuất nông sản sạch) tại ấp Mỹ Hưng Hoà, xã Mỹ Xương; hỗ trợ 5 hộ trồng 5ha xoài Cát Hoà Lộc vàxoài Cát Chu với 15.000kg phân hữu cơ HVP, 60.000 bao xoài do Đài Loan sản xuất, tạo tán cho các hộ thực hiện mô hình. Ngoài ra, huyện còn hỗ trợ 47.500 bao trái xoài cho 9 hộ sảnxuất 10ha ở xã Bình Hàng Tây. Ban điều hành dự án cây ăn trái huyện kết hợp với Đại Học Cần Thơ hỗ trợ 32.000 bao trái cho 5hộ trồng 8ha xoài ở 3 xã Mỹ Xương, Bình Hàng Tây và Bình Thạnh. Qua đó, các nhà vườn đã nhận thức được công dụng, hiệu quả của việc bao trái xoài bằng bao Đài Loan trong mùa nghịch, biện pháp tỉa cành tạo tán sau thu hoạch và bón phân hữu cơ sinh học trên cây xoài theo hướng an toàn. Khi áp dụng phương pháp này, xoài cát cho trái mỗi nămtừ 2 đến 3 vụ. Nhiều nông dân nhờ áp dụng thành công biện pháp canh tác mới đã đạt lợi nhuận từ 100 – 170 triệu đồng/ha trồng xoài. Với vai trò quan trọng trong phát triển cây xoàicủa tỉnh, huyện Cao Lãnh đã có nhiều thay đổi về tìnhhình trồng xoài trong thời gian qua. Bảng 3: DIỆN TÍCH VÀSẢN LƯỢNG XOÀICỦA HUYỆN CAO LÃNH, TỈNHĐỒNGTHÁPTỪNĂM2007ĐẾNNĂM 2010 Trang 9 Chuyên đề kinh tế nông nghiệp GVHD: Trần Thị Thu Duyên Năm2007 2008 2009 2010 Diện Tích(ha) 2.878 2.948 3.608 3.620 Sản lượng(tấn) 24.000 24.500 26.000 30.046 Nguồn: Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Cao Lãnh, TỉnhĐồng Tháp, năm 2010 Dựa vào số liệu từ bảng trên ta thấy: diện tích vàsản lượng xoàicủa huyện Cao Lãnh năm 2010 đều tăng so với năm2007. Trong bốn năm diện tích tăng từ 2.878 ha năm2007 với sản lượng đạt 24.000 tấn đến cuối năm 2010 đã tăng thêm 742 ha làm diện tích trồng xoài toàn huyện đạt 3.620 ha và đạt sản lượng 30.046 tấn. Trong năm2007 cây xoài được trồng ở hầu hết các xã của huyện làm tăng diện tích đáng kể, người dân đã trồng mới lại vườn với giống xoài chất lượng tốt, có giá trị kinh tế cao loại bỏ những giống xoài tạp không hiệu quả nên các cây này chưa cho nhiều trái làm ảnh hưởng đếnsản lượng, một phần là do thời tiết thất thường dẫn đếntìnhhình sâu bệnh trên cây xoài diễn biến phức tạp làm giảm sản lượng cũng như chất lượng xoài trong thời gian này. Ngoài ra, để nâng cao năng suất, chất lượng cây xoài, năm2007tỉnhĐồngTháp đã thực hiện thí điểm vườn xoài kiểu mẫu trên diện tích 50 ha ở ấp Mỹ Hưng Hòa, xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, kết quả vụ xoài cho năng suất từ 8 đến 10 tấn quả mỗi héc ta, cao hơn so với sảnxuấtxoài bình thường từ 1đến 2 tấn trái/ha. Năm 2008 – 2009, để bảo vệ sức khỏe, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và góp phần bào vệ môi trường bằng nguồn vốn Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư ĐồngTháp chọn Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh làm điểm thực hiện mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh trên cây xoài theo hướng VietGAP tại ấp Mỹ Hưng Hoà, xã Mỹ Xương, với 5 hecta/5hộ, qua 2 năm thực hiện mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực. Bên cạnh xây dựng vườn kiểu mẫu, huyện không ngừng nhân rộng mô hìnhsảnxuất theo hướng an toàn ở khắp các xã trong huyện, tăng cường tập huấn nhà vườn áp dụng kỹ thuật mới như bao trái xoài trong mùa nghịch, sử dụng phân hữu cơ vi sinh,…góp phần nâng cao năng suất, chất lượng trong thời gian qua. Năm 2010 mặc dù sản lượng và giá xoài tăng nhưng năng suất, chất lượng không bằng các năm trước, chi phí sảnxuất thì tăng cao do thời tiết bất thường, có thời điểm nhiệt độ và độ ẩm cao, mưa nhiều làm cho dịch bệnh phát sinh nhiều xoài ít đậu trái, nhưng nhờ nhà Trang 10 [...]... TÍCH TÌNHHÌNHTIÊUTHỤXOÀI 2.1 Tình hìnhtiêuthụ xoài trong nước Xoài là loại trái cây được nhiều người tiêu dùng cả nước ưa thích, loại trái cây này được bán khắp cả nước Sản lượng xoài càng tăng trong thời gian qua nhưng thị trường tiêuthụ chủ yếu là ở trong nước, rất ít được xuất khẩu ra các thị trường lớn Dù là tiêuthụ trong nước nhưng xoàicủa trong vẫn phải cạnh tranh với các giống xoài. .. kỹ thuật từ lúc ra hoa đến kết trái nên sản lượng đạt khoảng 30.046 tấn Các yếu tố ảnh hưởng đếntìnhhình trồng xoài Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đếntìnhhình trồng xoài trong thời gian qua như sự thay đổi thất thường của thời tiết, lợi nhuận từ việc trồng xoài, kỹ thuật trồng trọt, tìnhhình kinh tế-xã hội, tâm lí người dân, giá của các yếu tố đầu vào, … Lợi nhuận: lợi nhuận từ việc trồng xoài là... lái đem đi tiêuthụ ở khắp cả nước, trong đó một phần nhỏ thì được tiêuthụ ở chợ trong tỉnh mà nhiều nhất là ở chợ đầu mối trái cây Mỹ Hiệp, phần lớn là được đưa đi tiêuthụ ở Thành Phố Hồ Chí Minh các tỉnhcủa ĐBSCL và các tỉnh miền ĐôngNam bộ Một số thị trường trong nước đang và có khả năng trong thời gian tới tiêuthụ mặt hàng trái cây nói chung và trái xoài nói riêng củatỉnhĐồng Tháp: - Thị... nơi tiêuthụ cho nhà vườn Trang 20 Chuyên đề kinh tế nông nghiệp GVHD: Trần Thị Thu Duyên PHẦN KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận Trong giai đoạn từnăm 2007- 2011, tỉnhĐồngTháp đã có những đóng góp quan trọng trong kế hoạch phát triển cây ăn quả củatỉnh chủ yếu là cây xoài, diện tích vàsản lượng tăng lên hàng năm với chất lượng ngày càng được nâng cao qua nhiều phương pháp, chương trình và mô hình. .. dân tỉnhĐồngTháp giai đoạn 2009 – 2015 và định hướng đếnnăm 2020”; đề án “phát triển giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sảntỉnhĐồngThápđếnnăm 2020”,… Tâm lí của người dân trồng trọt: cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đếntìnhhình trồng xoài Người dân thường có tâm lí theo xu hướng số đông, thích lợi nhuận cao nên trong thời gian qua một phần người dân thấy người khác trồng xoài. .. trường tiêuthụ cho trái xoài tươi Đặc biệt, đầu năm2011 một đoàn chuyên gia của New Zealand đã tới Việt Nam để kiểm tra các khâu chuẩn bị xuất khẩu xoài tươi vào thị trường này Dự kiến qua năm 2012, xoàicủa Việt Nam có thể được xuất khẩu vào New Zealand sau khi được xử lý bằng các phương pháp là chiếu xạ và hơi nước nóng Dù xuất khẩu trái xoàicủa Việt Nam đã có tiến triển tương đối tốt nhưng trái xoài. .. Mức tiêuthụ trung bình mặt hàng này trên thế giới là 3,42kg/người /năm Mức tiêuthụ cao nhất thuộc về các nước Châu Á, tiếp theo là các nước Mỹ Latinh, Châu Phi và Australia Trang 16 Chuyên đề kinh tế nông nghiệp GVHD: Trần Thị Thu Duyên Năm 2007, tổng lượng tiêuthụxoài tại EU là 202 nghìn tấn, đạt giá trị 248 triệu $ Từnăm 2003 đếnnăm 2007, tiêuthụ tăng khoảng 31% về mặt giá trị (trung bình 7% /năm) ... giá trị (20% /năm) và 75% về khối lượng (15% /năm) kể từnăm 2003 đếnnăm2007Xoài có mặt tại các siêu thị quanh năm Tommy Atkins là loại xoài phổ biến nhất, chiếm 80% doanh số bán hàng tại các siêu thị, tuy nhiên các loại xoài khác đang ngày càng tăng nhanh và có khả năng thay thế loại xoài này Mặc dù tốc độ tăng trưởng về tiêu dùng cao nhất từ vài năm trước, nhưng nhu cầu đối với mặt hàng xoài vẫn đang... nước không kém và có thương hiệu nổi tiếng: xoài cát Hoà Lộc, xoài Cát Chu, Xoài Châu Nghệ nhưng đầu ra vẫn không ổn định, chưa có những sự đột phá tiêuthụ trong nước Trong nước, xoài được tiêuthụ mạnh ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với số lượng khoảng 25.000 tấn /năm; Riêng xoài ở tỉnhĐồngTháp trong những năm qua, hầu hết xoàithu hoạch xong đều được bán cho các vựa xoài, số lượng xoài này được... thu nhập cao hơn sảnxuất bình thường; thường làm trong rải vụ, trong mùa nghịch Tìnhhình kinh tế-xã hội: tỉnh có nhiều chính sách và đề án tỉnh đạt hiệu quả nhằm phát triển cây ăn quả để trở thành thế mạnh kinh tế của tỉnh, góp phần mở rộng diện tích và nâng cao sản lượng cây ăn quả nói chung và cây xoài nói riêng như “quy hoạch nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnhĐồngThápđếnnăm 2020”; đề án . tỉnh Đồng Tháp từ năm 2007 đến quí II năm 2011 . 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài của tỉnh Đồng Tháp từ năm 2007 đến quí II năm 2011 để. xoài nói riêng và cây ăn quả nói chung. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể − Phân tích tình hình sản xuất xoài của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2007- 2011. − Phân tích tình hình tiêu thụ xoài của tỉnh Đồng Tháp. cáo của tỉnh, internet, … 1.4.2 Phương pháp phân tích Sử dụng phương pháp so sánh số liệu để thấy được tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài của tỉnh Đồng Tháp từ năm 2007 đến quí II năm 2011