1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

CÁCH KHÁM-ĐÁNH GIÁ NGƯỜI BỆNH NHI, XÂY DỰNG MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG pdf

5 584 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 35,36 KB

Nội dung

CÁCH KHÁM-ĐÁNH GIÁ NGƯỜI BỆNH NHI, XÂY DỰNG MỤC TIÊUVÀ PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG.. - Điền các bảng đánh giá của chuyên khoa phục hồi chức năng: bẩng đánh giá trẻ bại não; kí tên các

Trang 1

CÁCH KHÁM-ĐÁNH GIÁ NGƯỜI BỆNH NHI, XÂY DỰNG MỤC TIÊU

VÀ PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG.

I.CÁCH KHÁM-ĐÁNH GIÁ NGƯỜI BỆNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

1 Hồ sơ bệnh án

a) Phần hành chính: Điều dưỡng hành chính làm

b) Phần tiền sư bệnh: Bác sĩ làm

- Trước khi sinh

- Trong khi sinh

- Sau khi sinh

c) Phần bệnh sử: Bác sĩ làm

- Theo gia đình: trẻ bị bệnh từ khi nào?

- Ngay sau khi sinh (bàn chân khoèo, cứng khớp bẩm sinh, liệt Erb …)

- Sau khi sinh: sốt cao và co giật sau bị liệt nửa người: sốt nhẹ sau bị liệt chi

- Khởi bệnh từ từ (bệnh về cơ), cấp tính (xuất huyết não, màng não từ 6-12 tháng trẻ không lẩy, không ngồi) Cần khai thác các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh mà ta nghi ngờ

- Đã điều trị gì, ở đâu, trong bao lâu

- Diễn biến của bệnh: ngày càng nặng lên (bệnh về cơ); không rõ nặng lên hay xấu đi; ngày càng tốt lên

d) Phần khám: Bác sĩ làm

- Khám theo hệ thống

- Khám thần kinh

- Điền các bảng đánh giá của chuyên khoa phục hồi chức năng: bẩng đánh giá trẻ bại não; kí tên các phiếu điều trị; thử trắc nghiệm Denver…

- Chú ý: cần điền hết các mục có trong bệnh án phục hồi chức năng

2 Đánh giá trẻ bại não, chậm phát triển trí tuệ

a) Vận động: kết quả đánh giá

2 –Không làm được; 1- Làm được nhưng cần trợ giúp; 0-Tự làm

Vận động thô:

Kiểm soát đầu cổ → lẫy → ngồi → bò → quỳ → đứng → đi → chạy

- Kiểm soát đầu cổ:

 Khi nằm sấp: ngẩng đầu cao: 2 → 1 → 0

 Khi ngồi: đầu thẳng: 2 → 1 → 0

- Lẫy:

 Lật ngửa sang sấp: 2 → 1 → 0

 Lật sấp sang ngửa: 2 → 1 → 0

 Thăng bằng đầu, thân mình khi ngồi (Kém → Trung bình → Tốt)

 Phản xạ chống đỡ ngồi (-) hay (+)

 Tiến trình: quỳ 4 điểm → quỳ 2 điểm → quỳ 1 chân → bám đứng dậy

Trang 2

- Đứng:

 Đứng bám: 2 → 1 → 0

 Tự đứng: 2 → 1 → 0

 Thăng bằng khi đi: Kém → Trung bình → Tốt

- Chạy nhảy: 2 → 1 → 0

- Thăng bằng khi chạy: Kém → Trung bình → Tốt

Vận động tinh hai bàn tay:

- Test Miller A.S: Đánh giá cho trẻ bại não từ 0 – 6 tuổi, bao gồm 66 động tác

về 5 mục:

1 Sử dụng hai tay

2 Ăn uống

3 Mặc áo quần

4 Vệ sinh

5 Hoạt động trước biết viết

- Cho điểm kết quả đánh giá:

A Trẻ làm được phần đầu của động tác nhưng không có khả năng kết thúc

B Trẻ làm được động tác với sự trợ giúp

C Trẻ làm được động tác tuy hơi lâu và hơi vụng về

D Trẻ làm hoàn chỉnh động tác

- Cách ghi vào hồ sơ:

1 Tuổi cơ sở: là tuổi mà trẻ làm được tất cả các động tác của mục ở mức D và chỉ số theo tuổi

2 Tuổi làm động tác ở mức bình thường: là tuổi mà trẻ làm được động tác của

ở mức D và chỉ số theo tuổi

3 Tuổi làm động tác ở mức chức năng: là tuổi mà trẻ làm được động tác của mục ở mức C, D và chỉ số theo tuổi

4 Tuổi cao nhât làm động tác ở mức bình thường: là tuổi cao nhất mà trẻ làm được động tác ở mức D

Tuổi

3 tháng

6 tháng

9 tháng

12 tháng

13 tháng

2 tuổi

3 tuổi

4 tuổi

5 tuổi

6 tuổi

Trang 3

b) Tinh thần:

Nhận biết:

- Biết hóng chuyện

- Nhận ra khuôn mặt mẹ

- Chơi với tay chân

- Biểu hiện hài lòng

- Nhận lạ quen

- Hiểu câu đơn giản

- Nhận biết đồ vật theo tên gọi

- Bắt chước hành động

- Chào hỏi

- Hiểu câu trên hai mệnh đề

Ngôn ngữ:

- Phản ứng nghe chuông

- Cười thành tiếng

- Khóc thành tiếng

- Phát ra âm thanh “ma ma”

- Bắt chước âm nói

- Nói được một từ

- Nói được 2 – 3 từ

- Chỉ được các bộ phận cơ thể

- Nói câu nhiều từ gọi tên một trong các hình: tam giác, tròn, chữ nhật

- Đếm từ 1 – 10

c) Trương lực cơ:

- Độ rắn chắc của cơ: Tăng Giảm Bình thường

- Độ ve vẩy: Tăng Giảm Bình thường

- Độ co doãi: Tăng Giảm Bình thường

d) Phản xạ:

- Phản xạ gân xương: Tăng Giảm Bình thường

- Phản xạ da bụng, bìu: Tăng Giảm Bình thường

- Phản xạ nguyên thuỷ: PXDC, PXTKCKĐX, PXMĐTLX, PXNĐHH e) Cảm giác:

- Cảm giác nông: đau, nóng, lạnh

- Cảm giác sâu:

Trang 4

 Phân biệt phải trái.

 Nhận biết vị trí ngón tay, chân

 Cảm giác rung

II XÂY DỰNG MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

1 Mục tiêu: Mục tiêu của từng đợt:

- Nên chọn 1 – 3 mục tiêu

- Nên theo sát các tiến trình của các mốc về vận động, nhận biết, ngôn ngữ

- Mục tiêu có thể như nhau trong nhiều đợt điều trị

- Mục tiêu chỉ thay đổi khi trẻ làm được mục tiêu trước

- Cách viết:

Ví dụ:

 Tăng khả năng vận động thô: lẫy, kiểm soát đầu cổ

 Tăng khả năng vận động tinh 2 tay…

 Tăng khả năng ngôn ngữ…

 Ưc chế các phản xạ bệnh lý…

 Tăng khả năng thăng bằng ngồi, quì, đứng, đi

 Tăng cường cơ lực…

 Chỉnh trục xượng…

2 Các phương pháp phục hồi chức năng

a) Điện trị liệu:

- Galvanic dẫn thuốc CaCl2

- Galvanic đơn thuần: ngược

- Kích thích: TR, Diadinamic

- Sóng ngắn

- Tử ngoại

b) Vận động trị liệu:

- Tạo thuận toàn thân: bao gồm các bài tập hết tầm tại khớp hai chân, hai tay (kèm theo rung, lắc nếu trương lực cơ tăng)

- Tạo thuận ½ người: bao gồm các bài tập hết tầm vận động tại nửa người (kèm theo rung, lắc nếu trương lực cơ tăng)

- Thăng bằng ở tư thế: bao gồm các bài tập thăng bằng trên sàn, trên dụng cụ tập

- Tập lẫy: bao gồm các bài tập xoay-lật có trợ giúp, kích thích nâng cổ, cột sống; tập nằm trên gối kê ngực hay trên bóng

- Tập ngồi: bao gồm ngồi chân vuông góc, chân thẳng, trong ghế góc … kèm theo thăng bằng ở tư thế ngồi

- Tập quì

- Tập đứng

- Tập đi

c) Dụng cụ trợ giúp: có bài riêng

1 AFO

2 KAFO

3 Đệm đế giày

4 Nẹp cột sống

Trang 5

d) Thuốc: Bác sĩ ghi cụ thể tên thuốc, liều lượng, cách dùng, thời gian vào bệnh

án và sổ y bạ

Ngày đăng: 29/03/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w