Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử đạt giải A về Bảo vệ chủ quyền biển đảo qua các tiết dạy Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông.Biển đảo luôn là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc ta. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, từ rất sớm cha ông ta đã có nhiều biện pháp thực thi chủ quyền trên biển, nhất là trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lí quốc tế khẳng định chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Trang 1MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU
1 Bối cảnh của sáng kiến ……… ……… …1
2 Lý do chọn sáng kiến……… ……… 2
3 Phạm vi và đối tượng của sáng kiến ….……… 3
4 Mục đích của sáng kiến ……… 4
II NỘI DUNG 1 Cơ sở lý luận ……… ……… 4
2 Cơ sở thực tiễn……… 6
II Nội dung của sáng kiến ……….… 8
1 Các giải pháp mới đã tiến hành để giải quyết vấn đề……… … 8
1.1 Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo trong dạy học bài mới…… 8
1.1.1 Giáo dục ý thức về chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên biển cho học sinh……….8
1.1.2 Giáo dục cho học sinh thấy được quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.……… ……….10
1.1.3 Giáo dục cho học sinh thấy được vai trò của biển, đảo trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ……… 16
1.2 Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinh qua hoạt động Vận dụng, mở rộng và kiểm tra, đánh giá ……… 18
1.2.1 Giao bài tập nhận thức trong quá trình củng cố, vận dụng bài học để giáo dục cho HS về chủ quyền biển, đảo……… ……… 18
1.2.2 Tăng cường hình thức kiểm tra đánh giá gắn với nội dung biển đảo Tổ quốc ……….22
1.3 Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo qua việc vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn trong dạy học lịch sử………23
1.3.1 Vận dụng kiến thức tích hợp liên môn trong dạy học trên lớp………….23
1.3.2 Vận dụng kiến thức liên môn trong tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo ………26
2 Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến vào thực tiễn ……… 30
III Khả năng áp dụng của sáng kiến ……….31
IV PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận………31
2 Kiến nghị 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 Bối cảnh của sáng kiến
Một trong những quan điểm đổi mới GD&ĐT hiện nay là tăng cường giáodục gắn với thực tiễn và phát huy vai trò tích cực, độc lập của HS; quan điểmnày được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các Văn bản
chỉ đạo của Bộ GD&ĐT Luật Giáo dục năm 2019 đã xác định: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;” Với “nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân;” Trong Thông
tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo về chương trình giáo dục phổ thông mới, thì yêu cầu đầu tiên cầnđạt của chương trình giáo dục về phẩm chất và năng lực chính là “hình thành và
phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm”
Như vậy giáo dục lòng yêu nước trong đó có việc giáo dục về ý thức bảo
vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời vùng biển cho học sinh là một nhiệm vụquan trọng của ngành giáo dục trong đó các bộ môn khoa học xã hội như Lịch
sử, Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân có ưu thế lớn hơn cả Thực hiện nghị
quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”trong
đó Nghị quyết chỉ rõ phải Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bịkiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôivới hành, lý luận gắn với thực tiễn Toàn ngành giáo dục đã chuyển mình vớinhiều đổi mới, cải cách từ việc xác định mục tiêu, phương pháp đến quá trìnhgiáo dục, kĩ thuật dạy học, kiểm tra đánh giá …
Trong năm học 2020-2021 Sở GD&ĐT Hà Nam nói riêng và toàn ngànhgiáo dục nói chung đang tiến hành bồi dưỡng, tập huấn các Mô đun cho cán bộquản lý và giáo viên để chuẩn bị cho chương trình GDPT mới Để giáo viên làmquen dần với chương trình GDPT mới, Sở GDĐT cũng đã có những định hướng
Trang 3về việc rà soát sắp xếp lại chương trình, tăng cường dạy học theo chủ đề, chú
trọng dạy học tích hợp liên môn trên cơ sở đó xây dựng Kế hoạch giáo dục môn học theo định hướng phát triển một cách toàn diện phẩm chất và năng lực của học sinh Bản thân tôi là một giáo viên dạy Lịch sử, đồng thời phụ trách trách
công tác Đoàn thanh niên của nhà trường, tôi nhận thấy trách nhiệm của mìnhtrong dòng chảy lớn của sự nghiệp giáo dục, tôi thấy mình cần phải tìm tòi, họchỏi, cải tiến và thực hiện tốt các biện pháp, kĩ thuật dạy học, nhằm phát huy tínhtích cực của học sinh, giáo dục lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ độclập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước
Đặt trong những biến đổi khôn lường của tình hình chính trị trên thế giới,
và khu vực, những mâu thuẫn và tranh chấp trên biển ngày một phức tạp, đòi hỏi
ý thức, thái độ của người dân về độc lập chủ quyền của dân tộc ngày càng được
đề cao, nên trong hai năm trở lại đây, tôi đã lựa chọn những kiến thức có chọnlọc trong môn Lịch sử, những kiến thức tích hợp, liên môn để giáo dục ý thức,thái độ của học sinh đối với vấn đề biển đảo – một phần chủ quyền thiêng liêngcủa dân tộc Trên cơ sở những kinh nghiệm đã làm và những gì đã thu được qua
khảo nghiệm, nên trong năm học này tôi quyết định lựa chọn sáng kiến: “Một
số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học Lịch sử” làm đề tài nghiên cứu Qua những kiến
thức có chọn lọc và lồng ghép khéo léo tôi đã vận dụng kiến thức của nhiều mônhọc để giúp học sinh tìm hiểu về chủ quyền biển đảo của Việt Nam, bồi dưỡnglòng tự hào dân tộc, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, yêu nước, yêubiển đảo và ý thức được trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc
2 Lý do chọn/thực hiện sáng kiến.
Bộ môn lịch sử là môn học có ưu thế và ý nghĩa quan trọng trong việcgiáo dục những con người toàn diện về cả mặt nhận thức, tư tưởng tình cảmcũng như khả năng tư duy tìm tòi sáng tạo Tuy nhiên vì nhiều lý do, từ nội dungchương trình, cách truyền đạt đến nhu cầu thi cử, tác động của xã hội và đòi hỏicủa thực tế việc làm nên trong những năm gần đây nhiều học sinh thờ ơ, khôngsay mê hứng thú học tập bộ môn dẫn đến học sinh không ghi nhớ hoặc nhớ sailệch các sự kiện lịch sử, hiểu không đúng các vấn đề lịch sử và càng không thểvận dụng tri thức lịch sử vào cuộc sống Việc giáo dục đơn điệu trên lớp theocác bài học cụ thể, đơn lẻ nhiều khi không đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu giáodục đề ra nhất là những mục tiêu về phẩm chất, năng lực
Trang 4Biển đảo luôn là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc ta Trongquá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, từ rất sớm cha ông ta đã có nhiều biệnpháp thực thi chủ quyền trên biển, nhất là trên hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lí quốc tế khẳng định chủquyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa Tuy nhiên, trong thời gianqua, với sự biến động khôn lường của tình hình thế giới và khu vực, Biển Đông
nhiều khi “dậy sóng” nhất là trước những âm mưu và hành động xâm phạm chủ
quyền biển đảo, tranh chấp trên biển khiến nhiệm vụ bảo vệ đất nước, vấn đề anninh trên biển nước ta trở thành nhiệm vụ nhiều khó khăn, thách thức Khôngnhững thế, trên một số phương tiện thông tin hiện nay có nhiều tài liệu tuyêntruyền về vấn đề biển đảo theo cách xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử Do đó,cần phải có biện pháp đúng đắn để giáo dục về chủ quyền biển đảo cho thế hệtrẻ Việt Nam nhất là với các em học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước Đâycũng là một nhiệm vụ chính trị quan trọng đặt ra cho ngành giáo dục trong giaiđoạn cách mạng hiện nay
Xuất phát từ những lý do trên, để góp phần giúp học sinh bồi dưỡng lòngyêu nước nhất là tình yêu với biển, đảo, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo; bổsung thêm các kiến thức chính xác, khoa học về vấn đề biển đảo cho các em học
sinh tôi xin phép mạo muội trình bày sáng kiến kinh nghiệm của bản thân: “Một
số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học Lịch sử ”.
Thông qua việc tìm hiểu đề tài này tôi mong muốn góp một phần nhỏ bévào công cuộc đổi mới giáo dục; giúp các thầy cô đồng nghiệp có thêm một số
lý luận và phương pháp về việc khai thác tư liệu, sử dụng sách giáo khoa, vậndụng các kiến thức liên môn để giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo chohọc sinh trong dạy học lịch sử; từ đó giúp hoàn thành nhiệm vụ giáo dục trongnhà trường, đưa chất lượng dạy và học của Tỉnh ta ngày một đi lên
3.Phạm vi và đối tượng của sáng kiến:
Phạm vi: Nghiên cứu thực trạng nhận thức của HS trong nhà trường về
vấn đề chủ quyền biển đảo, từ đó vận dụng các kiến thức liên môn để xây dựng
kế hoạch bài dạy, tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức về chủ quyền biển đảocho học sinh, giúp HS phân tích, liên hệ thực tế, đề ra các biện pháp thiết thực
bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam
Giúp HS hiểu được những chủ trương, đường lối của Đảng trong việc giảiquyết vấn đề Biển Đông hiện nay, thể hiện tinh thần yêu nước, yêu biển đảo, ý
Trang 5thức được trách nhiệm của mình trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển,hải đảo.
Phạm vi nghiên cứu mà tôi áp dụng là học sinh ba khối lớp của trườngTHPT Nam Cao, trong đó tập trung chủ yếu ở một số lớp do tôi giảng dạy: 12C,11E, 10G
Đối tượng: Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, tình yêu biển
đảo, yêu quê hương đất nước là một nội dung quan trọng được tiến hành trongsuốt chương trình giáo dục nói chung, chương trình dạy học lịch sử từ cấp cơ sởcho tới cấp phổ thông nhưng đề tài của tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số biệnpháp, cách thức tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinhtrong một số tiết cụ thể của bộ môn Lịch sử và một số phương pháp tích hợp,liên môn, lồng ghép trong các hoạt động ngoại khoá của nhà trường
ý thức, trọng trách với một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, từ đó hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục của nhà trường
Với những nội dung giải pháp trong sáng kiến của mình, tôi cũng hi vọngrằng sẽ làm phong phú thêm kho tàng lý luận về phương pháp dạy học, nhất làphương pháp dạy học tích hợp, liên môn, phương pháp hoạt động ngoại khoá,đồng thời là một giải pháp để giáo dục lòng yêu nước, các thầy cô đồng nghiệp
có thể vận dụng vào các bài học, các đối tượng học sinh của mình từ đó giúpviệc học tập bộ môn lịch sử và các môn học khoa học xã hội đạt kết quả cao, các
em học sinh hứng thú, say mê, yêu thích môn học hơn
Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành trung ương
Trang 6Đảng (khóa X), được sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Quânchủng Hải quân, Trung tâm thông tin công tác tư tưởng phối hợp với Cục chính
trị Quân chủng Hải quân biên soạn cuốn Biển và hải đảo Việt Nam xuất bản tại
Hà Nội, năm 2010 Tài liệu đã cung cấp những nội dung cơ bản về quan điểm,chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các tư liệu, tài liệu về biển, đảoViệt Nam và quốc tế
Các tác giả biên soạn Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán giáo dục quốc phòng - an ninh do Vụ giáo dục quốc phòng và chương trình phát triển Giáo dục
phổ thông ban hành đã khẳng định về chủ quyền biển, đảo của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở những văn bản của Đảng và Nhà nước vềbiển, đảo; các chứng cứ lịch sử chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với haiquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời chỉ ra quan điểm, biện pháp giáodục về vấn đề biển đảo trong nhà trường
Tác giả Trần Công Trục (2011) trong Dấu Ấn Việt Nam trên biển Đông
(NXB Thông tin và truyền thông) đã nhấn mạnh về vị trí vai trò của biển Đôngtrong lịch sử dân tộc, đồng thời tác giả đã giới thiệu rõ những định nghĩa mangtính chuyên ngành về nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặcquyền kinh tế, thềm lục địa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phánquốc gia Theo đó, một quốc gia ven biển như Việt Nam không chỉ có chủquyền trên đất liền mà còn giữ chủ quyền trên “lãnh hải” hay còn gọi là “vùngnước lãnh thổ”
Tác giả Lưu Văn Lợi (2010) trong cuốn Những điều cần biết về Đất Biển - Trời Việt Nam của đã khẳng định rằng trên chặng đường bốn mươi thế
-kỉ, dân tộc ta đã kiên trì và từng bước mở rộng ra biển Đông, từ ven bờ tiến rabiển gần, rồi biển xa, từ đất liền tiến vào các đảo ven bờ rồi các đảo xa hơn
Trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Đảng đã chỉ ra mục tiêutổng quát là “đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêuchí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủđộng thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm,suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi
và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng Những thành tựu khoa học mới, tiêntiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tếbiển”
Bộ GD&ĐT đã ban hành cuốn Tài liệu hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh Trung học phổ thông
Trang 7(2011) Vũ Đình Chuẩn, Đặng Duy Lợi nhằm bổ sung thêm thông tin và giáodục cho học sinh những hiểu biết về tiềm năng, sự cần thiết phải khai thác hợp lítài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường biển, đảo; bảo vệ chủ quyền biển,đảo Tổ quốc Tài liệu cũng đưa ra những cách thức tổ chức hoạt động ngoạikhóa để giáo dục cho học sinh ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong nhàtrường phổ thông.
Giáo dục chủ quyền biển đảo Tổ quốc Việt Nam dành cho học sinh THPT,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017 của các tác giả Nguyễn Thị Thế Bính,Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Thị Thu Thuỷ Tài liệu này đã làm rõ những nét cơbản về cơ sở địa lí, lịch sử và pháp lí về chủ quyền biển đảo của Việt Nam, quátrình khẳng định, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ năm
1884 đến nay đồng thời tác giả đã hướng dẫn khai thác nội dung lịch sử giáodục chủ quyền biển đảo trong nhà trường phổ thông
Bên cạnh đó còn có một số công trình khoa học, sách báo, tạp chí, sángkiến kinh nghiệm đề cập đến việc giáo dục lòng yêu nước và tình yêu biển đảotrong môn lịch sử Các tài liệu, bài viết, tác phẩm nêu trên của các tác giả, cácnhà nghiên cứu đã giúp tôi hiểu sâu hơn những vấn đề lý luận về dạy học Lịch
sử, các kiến thức khoa học khẳng định chủ quyền biển đảo, một số phương pháp
kĩ năng giáo dục tình yêu quê hương, ý thức với chủ quyền biển đảo đất nước.Tuy nhiên chưa có một công trình chỉ dẫn cụ thể là sử dụng kiến thức nào, bàinào và giảng dạy như thế nào để hình thành cho HS ý thức bảo vệ chủ quyềnbiển đảo một cách hiệu quả
Xuất phát từ cơ sở đó, tôi mạnh dạn đưa ra Sáng kiến kinh nghiệm “Một
số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học Lịch sử” nhằm làm phong phú thêm kho tàng lý
luận dạy học lịch sử và góp thêm một số biện pháp giúp học sinh củng cố tìnhyêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc, nhất là có thái độ đúng đắn vớichủ quyền biên giới quốc gia, tình yêu và ý thức giữ gìn bảo vệ chủ quyền biểnđảo Việt Nam
2 Cơ sở thực tiễn
* Thuận lợi
Môn Lịch sử có lợi thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ, hình thành nhâncách đạo đức, giúp các em trở thành những con người vừa nắm bắt được khoahọc kỹ thuật tiên tiến, vừa hội tụ đầy đủ những phẩm chất, truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc Trong những năm gần đây việc đổi mới trong nội dung và cách thức
Trang 8thi cử của ngành giáo dục cũng tạo điều kiện để nhiều học sinh đam mê lịch sử,giáo viên có thêm động lực để tìm tòi, nghiên cứu mở rộng vấn đề
Trường THPT Nam Cao – nơi tôi đang công tác đã được đầu tư xây dựngngày càng khang trang, sạch đẹp, đầy đủ các phòng học và các phòng chứcnăng, từ năm 2018 trường đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia; cơ sởvật chất trang thiết bị phục vụ việc dạy học được bổ sung giúp giáo viên có thể
áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào trong giảng dạy Lãnh đạo nhà trường cóbản lĩnh, tâm huyết với quá trình đổi mới giáo dục, luôn động viên và tạo điềukiện để giáo viên nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo trọng dạy và học
Bản thân tôi, ngoài công tác giảng dạy còn được nhà trường phân cônglàm công tác Bí thư Đoàn thanh niên nhà trường, vì thế cũng có những thuận lợi
cơ bản trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp lồng ghép các vấn đề lịch sử
cách học tập thực dụng xem nặng môn này coi nhẹ môn kia, “học gì thi nấy”
làm cho học vấn của học sinh bị què quặt - thiếu toàn diện
Tâm lý học để thi, chú trọng vào những câu hỏi, những kiến thức khôkhan làm môn Lịch sử đang mất dần đi những ưu thế riêng biệt của mình Mụcđích về Phẩm chất, thái độ của học sinh sau mỗi một tiết học thường không đượcquan tâm như mục đích về Kiến thức, Kĩ năng dẫn đến hệ quả là nhiều học sinhthờ ơ, không quan tâm, không biết đến các vấn đề xã hội, các kiến thức về biểnđảo, về biên giới lãnh thổ, ý thức về trách nhiệm của bản thân với đất nước vớilịch sử còn mờ nhạt
Ngoài những thực trạng trên đối với trường THPT Nam Cao nói riêng còn
có một khó khăn lớn đó là chất lượng tuyển sinh đầu vào của nhà trường thấphơn nhiều so với các trường khác, nhiều em học sinh chỉ cần không bị điểm liệt
là có thể đỗ vào trường Chính vì thế gây ra khó khăn lớn cho giáo viên giảngdạy ở tất cả các môn học nói chung và môn học Lịch sử nói riêng
Trang 9Để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, góp phần giáo dục sựphát triển toàn diện của các em HS, giúp HS yêu thích môn lịch sử hơn, trongnhững năm qua bản thân tôi đã nghiên cứu, ứng dụng nhiều phương pháp, sángkiến mới trong giảng dạy Tuy nhiên tôi nhận thấy việc giáo dục ý thức bảo vệchủ quyền biển đảo cho học sinh là một nội dung rất cần thiết, rất hay nhưngchưa được quan tâm đúng mức, đây cũng là một nội dung khó đối với cả ngườidạy lẫn người học Do vậy tôi mạnh dạn tìm hiểu và áp dụng một số biện pháp
giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinh trung học phổ thông
trong dạy học Lịch sử vào thực tế giảng dạy tại trường THPT Nam Cao
II Nội dung sáng kiến
1. Các giải pháp mới đã tiến hành để giải quyết vấn đề
1.1 Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo trong dạy học bài mới
1.1.1 Giáo dục ý thức về chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia
trên biển cho học sinh.
Trước khi học sinh hình thành tình cảm yêu thương và ý thức bảo vệ đốivới phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc - là biển cả, người giáo viên cần giáodục cho các em ý thức về chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nướctrên biển cho các em, để các em thấy được chủ quyền trên biển cũng là mộttrong những quyền dân tộc cơ bản mà bất cứ một quốc gia độc lập nào có biểnđều phải có Việc giáo dục ý thức về chủ quyền trên biển là một quá trình, phảitiến hành liên tục từ lớp 10 đến lớp 12 trên cơ sở nội dung các bài học lịch sử, đểhọc sinh thấy được đó là sự kế thừa phát huy và ngày càng phát triển trong tiếntrình lịch sử, chứ không phải là một hiện tượng, một yếu tố bất ngờ
Khi giảng dạy chương trình lịch sử lớp 10, giáo viên cần khai thác tư liệulịch sử, vận dụng các chi tiết có trong sách giáo khoa, chọn lọc và dẫn dắt chohọc sinh thấy được từ thời Lí - Trần nhà nước phong kiến đã có ý thức về vấn đềbiển cả, và đã biết lợi dụng địa hình cửa biển để phát triển kinh tế, mở rộng
ngoại thương Ví dụ khi dạy bài Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh
tế trong các thế kỉ X - XV, mục 3 – Mở rộng thương nghiệp GV dạy lồng ghép
nội dung sau: Trong thời phong kiến, ngay từ thời Lí - Trần đã nhận thấy đượcvai trò, giá trị to lớn về kinh tế của biển, đảo Điều đó được thể hiện bằng việccho xây dựng trang Vân Đồn (Quảng Ninh) làm bến cảng để thuyền buôn nước
ngoài vào trao đổi hàng hóa, GV trích dẫn tư liệu: “Kỷ Tỵ, năm thứ 10 (1149)… thuyền buôn ba nước Trảo Oa, Lộc Hạc, Xiêm la vào Hải Đông xin ở lại buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo gọi là Vân Đồn để mua bán hàng hóa quý,
Trang 10dâng tiến sản vật địa phương” Vùng biển Vân Đồn có nhiều sản vật quý:
“Chân châu do giống trai sinh ra ở bể Vân Đồn”, “vùng biển này không chỉ là huyết mạch giáo thông trong quân sự, thương mại mà còn đem lại những lợi ích kinh tế”.
Như vậy, những hoạt động trên của chính quyền Nhà nước thời bấy giờkhông chỉ có ý nghĩa nhằm phát triển kinh tế đất nước mà còn là chứng cứ lịch
sử và cơ sở pháp lí để Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình đối với haiquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Đến thời các chúa Nguyễn (thế kỉ XVII), ý thức về chủ quyền lãnh thổ
quốc gia trên biển luôn được các chính quyền nhà nước đề cao Điều đó được thểhiện bằng nhiều hoạt động, trong đó có ý thức tiến hành việc đo đạc vẽ bản đồ,cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền… Những vấn đề này được ghi lại trong các
tác phẩm Lịch sử hay địa lý thời phong kiến như: Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực lục…Bên cạnh đó, cũng có một số tấm bản đồ được hình thành trong khoảng thời gian này như: Vương quốc An Nam (1650); “Bãi Cát vàng” (Hoàng
Sa – 1686); GV có thể dạy lồng ghép nội dung trên trong Mục 1 (Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - Chính sách ngoại giao) bài: Bài 25, lịch sử lớp 10:
Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX)
Bài 24, lớp 10: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI - XVIII, mục III - Nghệ
thuật và khoa học - kĩ thuật GV cho HS xem một đoạn phim tư liệu hoặc một số
bức ảnh về “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” của nhân dân huyện đảo Lý Sơn
(Quảng Ngãi) nhằm tái hiện lại việc những hùng binh Hoàng Sa năm xưa trênnhững chiếc thuyền nan mỏng manh đã giong buồm vượt trùng dương giữ gìn
bờ cõi
Trang 11Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa của nhân dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
Trong chương trình Lịch sử lớp lớp 12, khi dạy bài 23: Khôi phục và
phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 1975), mục III 2 - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 Giáo viên có thể
-sử dụng các hình ảnh, tư liệu lịch -sử về quân ta giải phóng các vùng biển đảo đểcho học sinh thấy được Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, cùngvới các chiến dịch giải phóng trên đất liền, chiến dịch giải phóng Trường Sa vàcác đảo ven bờ đã nổ ra thắng lợi (4-1975), giang sơn thu về một mối
Trong các bài 24, lớp 12: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975, mục III - Hoàn thành
thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975-1976); Bài 26, lớp 12: Đất nước
trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000), mục I 2 - Đườnglối đổi mới của Đảng GV có thể cho HS khai thác nội dung của các văn bảnmang tính pháp lí quốc tế như: Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982;Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002; quá trình thúcđẩy việc hướng tới kí kết COC; để giáo dục cho HS thấy, Việt Nam là một thànhviên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, luôn tôn trọng và tuân thủ luậtpháp quốc tế Bên cạnh đó, Việt Nam cũng kiên quyết đấu tranh để bảo vệ chủquyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình theo đúng pháp luật ViệtNam, luật pháp và thông lệ quốc tế, củng cố hòa bình, an ninh trên biển; trên cơ
sở đó khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên biển, đảo phục vụ công cuộcdựng xây và bảo vệ đất nước
1.1.2 Giáo dục cho học sinh thấy được quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Qua các tiết học Lịch sử, nhất là ở lớp 10 và lớp 11, giáo viên cần cho họcsinh thấy được quá trình mở mang bờ cõi của tổ tiên ta đã diễn ra liên tục và từrất sớm Để từ một Việt Nam chỉ có Giao Chỉ, Cửu Chân là vùng Bắc Bộ ngàynay thời các vua Hùng trải qua các triều đại phong kiến Việt Nam, con đường
mở mang bờ cõi xuống phía Nam của người Việt cũng đồng thời là con đường
tiến ra chiếm lĩnh biển, đảo để Việt Nam có một hình hài chữ S hoàn chỉnh như
ngày nay Các triều đại phong kiến Việt Nam kể từ khi giành quyền tự chủ lâudài đã xác định hải giới và chú trọng bảo vệ chủ quyền trên biển được thể hiệnqua các nội dung: quá trình mở rộng lãnh thổ, tổ chức quân đội, chính sách đốinội và đối ngoại của các triều đại phong kiến
Trang 12Trong thời kì Phong kiến GV có thể dạy lồng ghép nội dung quá trình mở
rộng lãnh thổ khi dạy Bài 17, lớp 10: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV), mục II.3 Hoạt động đối nội và
đối ngoại, hoặc bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước để dạy mục này giáo viên có thể cho HS xem Video Việt Nam hình hài một chữ S! (Quá trình hình thành lãnh thổ cương vực Việt Nam) Qua phần kênh hình này sẽ giúp học sinh
khái quát được quá trình đấu tranh mở rộng lãnh thổ trên đất liền và trên biểncủa đất nước ta, từ đó trân trọng những giá trị về không gian lãnh thổ mà chaông ta đã đổ biết bao xương máu mới giành lại được
Khi dạy Bài 25, lớp 10: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều
Nguyễn nửa sau thế kỉ XIX, mục 1 - Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước.Chính sách ngoại giao GV phân tích cho HS hiểu, cùng với việc củng cố về mặtchính quyền, các ông vua triều Nguyễn tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ những hoạtđộng nhằm xác lập, chiếm hữu và thực thi chủ quyền biển, đảo đối với hai quầnđảo Hoàng Sa và Trường Sa như: đo đạc vẽ bản đồ, cắm cột mốc chủ quyền, xây
miếu, trồng cây trên đảo… GV có thể sử dụng 2 tấm bản đồ gốc: Đại Nam nhất
thống toàn đồ (1838) vẽ thời Minh Mạng khá hoàn chỉnh, ghi rõ địa danh hành
chính các tỉnh, các đạo, địa danh dọc biển và khối đảo Hoàng Sa và “Vạn lý
Trường Sa” nằm ngoài bờ biển từ Quảng Ngãi tới Khánh Hòa; An Nam đại quốc
họa đồ (1838) của Giám mục Taberd đã ghi rõ “Paracels seu Cát Vàng” với tọa
độ rõ ràng như hiện nay
Trang 13An Nam đại quốc họa đồ (1838) của Giám mục Taberd
Dưới thời Minh Mạng, việc đo đạc để vẽ bản đồ về Hoàng Sa được tiếnhành mạnh mẽ, thường xuyên bằng việc hàng năm sai lính đi thuyền ra các đảocắm cột mốc, bên cạnh đó nhà vua cho vẽ bản đồ, dựng bia chủ quyền, xây miếutrên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Trong cuốn Đại Nam thực lục chính
biên có ghi: “Vua Minh Mạng đã y theo lời tâu của Bộ Công sai xuất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật điều binh thuyền đi, đem theo 10 cái bài gỗ( mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc) dựng bàn dấu mốc” “ Năm Giáp Ngọ, niên hiệu Minh Mạng thứ 15(1834) sai Giám thành đội trưởng Trương Phúc Sĩ cùng thủy quân hơn 20 người đi thuyền đến đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi vẽ bản đồ”
Trong thời kì Pháp thuộc, giáo viên cũng cần khai thác tư liệu cho họcsinh thấy được quá trình thực dân Pháp thực thi chủ quyền biển đảo,chiếm lĩnh,
xây dựng chế độ trên các đảo của ta Ví dụ Bài 20, lớp 11: Chiến sự lan rộng ra
cả nước Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 NhàNguyễn đầu hàng, mục III 2 - Hai bản Hiệp ước 1883 và 1884 Nhà nước phongkiến Nguyễn đầu hàng, phần nội dung Hiệp ước Hác măng GV khai thác tài liệugốc như: Nghị định số 4702-CP ngày 21-12-1933 của Thống đốc Nam Kì ra sắc
Trang 14lệnh sáp nhập đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa; Dụ số 10 ban hành ngày
29-2-1938 tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam Ngãi, đặt vào tỉnh ThừaThiên;
GV hướng dẫn HS tìm hiểu những tài liệu nói trên và đặt câu hỏi: Những hành động nói trên của chính quyền thực dân Pháp có ý nghĩa gì đối với cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền biển, đảo hiện nay của Việt Nam?
Những hành động nói trên của chính quyền Pháp cho thấy, trong thời kìnày, chính quyền thực dân đã rất quan tâm đến chủ quyền biển, đảo - Hoàng Sa
và Trường Sa của Việt Nam, tích cực có những hành động nhằm thực thi chủquyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Điều đó có ý nghĩa
quan trọng, tạo thêm những cơ sở lịch sử và pháp lí vững chắc trong cuộc đấu
tranh giữ vững chủ quyền biển, đảo của Việt Nam hiện nay
Khi dạy bài 22, lớp 11: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp, mục 1 - Những chuyển biến về kinh tế GV trích dẫn
tư liệu: Từ năm 1927, thực dân Pháp bắt đầu nghiên cứu sâu quá trình xác lậpchủ quyền của “vương quốc An Nam” tại Hoàng Sa và Trường Sa Trong bứcthư của Khâm sứ Trung kì Le Fol viết ngày 22-1-1929 gửi Toàn quyền Đông
Dương có đoạn viết “…các tài liệu trong kho lưu trữ của chính phủ An Nam cung cấp cho chúng ta những chi tiết về hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải đặt dưới quyền chỉ huy của đội Hoàng Sa” Bên cạnh đó, thực dân Pháp tiến
hành các cuộc khảo sát ở Hoàng Sa (1925), Trường Sa (1927); giáo viên có thểcho học sinh quan sát một số bức ảnh tư liệu như việc dựng bia chủ quyền, ngọnhải đăng, trạm khí tượng trên đảo Hoàng Sa (1938):
Trang 15Hình ảnh Ngọn Hải Đăng ở Trường Sa năm 1938
Bia đá năm 1938 ghi về chủ quyền Hoàng Sa
Hình ảnh Lính Bảo An ở Hoàng Sa đào giếng lấy nước ngọt năm 1938
Trang 16Ở Bài 23, lớp 12: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc,
giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975), mục III - 2: Cuộc Tổng tiến công
và nổi dậy Xuân 1975, trong mục này khi cho học sinh xem các tư liệu, GV cóthể lựa chọn cho học sinh xem bức ảnh bộ đội ta giải phóng Trường Sa ngày29/4/1975 để học sinh thấy được bằng chứng ta đã thực thi chủ quyền trênTrường Sa năm 1975, trước đó Trường Sa do chế độ Việt Nam Cộng hoà chiếmchứ không phải là một thực thể ngoại bang nào khác
Cờ giải phóng đã tung bay trên đảo Trường Sa, ngày 29/4/1975
Như vậy, với việc cho HS tìm hiểu những tư liệu lịch sử nói trên nhằmgiáo dục cho HS hiểu được sự thực lịch sử không thể chối cãi quá trình chiếmhữu và thực thi liên tục chủ quyền biển, đảo - Hoàng Sa, Trường Sa của ViệtNam qua các triều đại nhất là từ thời các chúa Nguyễn (thế kỉ XVII), sang thờiPháp thuộc và cho đến nay
1.1.3 Giáo dục cho học sinh thấy được vai trò của biển, đảo trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
Một nội dung các em rất yêu thích trong quá trình học môn lịch sử lànhững cuộc chiến tranh, nhất là những chiến công hiển hách của ta trong quátrình đấu tranh bảo vệ tổ quốc hoặc giành độc lập dân tộc Qua các cuộc kháchchiến hay trận đánh thời kì phong kiến cần làm cho học sinh thấy được Biển đảo
có vai trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ tổ quốc, ngăn chặn quân địch tiếncông từ bên ngoài vào hoặc lợi dụng địa hình và đặc thù biển đảo để tổ chứcphục kích tiêu diệt chúng Qua các bài học lịch sử ở lớp 10, nhất là các cuộc đấutranh, kháng chiến thời phong kiến giáo viên có thể liên hệ kiến thức cho học
Trang 17sinh nắm được vai trò to lớn của các cửa sông cửa biển nước ta Từ thế kỉ X đếnthế kỉ XVIII, thủy quân Việt Nam đã biết dựa vào thế mạnh của sông, biển chiếnthắng nhiều trận oanh liệt như: Ba lần đánh thắng quân giặc trên dòng chiếnthắng Bạch Đằng các năm (938, 981, 1288); thắng lợi ở Rạch Gầm – Xoài Mútcủa nghĩa quân Tây Sơn, thắng lợi trước hạm đội của thực dân Anh năm 1702 tạiđảo Côn Lôn (nay là Côn Đảo)… Bước sang thế kỉ XIX và XX, phát huy truyềnthống đánh giặc của cha ông trong lịch sử, nhân dân Việt Nam tiếp tục chiến đấu
và giành thắng lợi trước hai thế lực lớn mạnh đến từ phương Tây là Pháp và Mỹ.Nhiều trận thắng đã đi vào lịch sử như: thắng lợi trước liên quân Pháp và Tây
Ban Nha tại cửa biển Đà Nẵng (9 - 1858) bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của quân Pháp; thắng lợi trong Cuộc tiến công và giải