Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
528,28 KB
Nội dung
CáctrườngpháiMỹthuậttheodònglịchsử
1. Trườngphái ấn tượng
Ấn tượng (tiếng Pháp: Impressionnisme; tiếng Anh: Impressionism) là
một trào lưu nghệ thuật bắt đầu tại Paris (Pháp) vào cuối thế kỷ 19.
Trường phái ấn tượng đánh dấu một bước tiến quan trọng của hội họa.
Cái tên “ấn tượng” do các nhà phê bình gọi theo một bức tranh nổi
tiếng của Claude Monet: Impression, soleil levant (Ấn tượng mặt trời
mọc).
Bức tranh Village on the Banks of the Seine của Alfred Sisley
Trường phái ấn tượng hình thành từ Paris hiện đại. Đó là chất xúc tác,
là nơi xuất phát và là chủ đề của trườngphái ấn tượng. Trong thập niên
1850, Paris vẫn còn là một thành phố thời Trung cổ với những con
đường quanh co, nhỏ hẹp, thiếu vệ sinh và thiếu cả ánh sáng. Vào
khoảng thập niên 1870, thời hoàng kim của trườngphái ấn tượng, thành
phố cũ già nua này đã bị phá bỏ thành bình địa để từ đó xây dựng lại
một thủ đô với những đại lộ dài, với hàng dãy tiệm cà phê, nhà hàng, và
nhà hát.
Những bức tranh thuộc trườngphái ấn tượng được vẽ bằng những nét
cọ có thểnhìn thấy được, sự pha trộn không hạn chế giữa các màu với
nhau và nhấn mạnh đến sự thay đổi và chất lượng của độ sáng trong
tranh.
Hai ý tưởng đáng chú ý trong trườngphái này là: Bức tranh được vẽ rất
nhanh với mục đích là ghi lại một cách chính xác tổng quan của khung
cảnh.Tiếp theo sau là thể hiện một cái nhìn mới,nhanh và không định
kiến; khác với trườngphái hiện thực,tự nhiên.
Các họa sĩ tiêu biểu của trườngphái này: Mary Cassatt, Paul Cezanne
(sau này đã rời bỏ phong trào), Edgar Degas, Max Liebermann,
Édouard Manet (tuy nhiên Manet không xem mình thuộc phong trào),
Claude Monet, Berthe Morisot, Camille Pissarro, Pierre-Auguste
Renoir, Zinaida Yevgenyevna Serebryakova, Alfred Sisley
2. Trườngphái hậu ấn tượng
Tranh của Vincent Van Gogh
Hậu ấn tượng là tên gọi chung để chỉ tới những nghệ sĩ thuộc thời kỳ
sau trườngphái ấn tượng. Trườngphái ấn tượng là một bước ngoặt
trong hội họa, rũ bỏnhững quan niệm từng tồn tại rất nhiều năm ở châu
Âu. Từ sau ấn tượng, nhiều nghệ sĩ độc lập tìm tòi sáng tạo và đi theo
các hướng khác nhau. Mặc dù họ không có phong cách sáng tác giống
nhau, nhưng được gọi chung là hậu ấn tượng. Thuật ngữ này do nhà
phê bình người Anh Roger Fry đặt ra chỉ những họa sĩ như Paul
Cézanne, Paul Gauguin, Vincent Van Gogh. Nghiên cứu về các họa sĩ
này cũng cho thấy sự phát triển của nghệ thuật Pháp thời gian cuối
thế kỷ 20.
Các nghệ sĩ hậu ấn tượng từ chối rập khuôn theo chủ nghĩa ấn tượng và
từng người tìm cách nổi bật cá tính của mình, có thái độ biểu hiện
chủ nghĩa trong hình họa, màu sắc và cách giải quyết đề tài. Đó thực
sự làm nên một nghệ thuật mới với những tuyên ngôn thẩm mĩ khác,
không giống với nghệ thuật và kĩ thuật của xu hướng ấn tượng mà
họ cùng tham gia trước đó. Ba họa sĩ Paul Cézanne, Paul Gauguin,
Vincent Van Gogh với ba phong cách hiện thực đã làm phong phú và
đa dạng một thời kỳ ngắn ngủi nhưng vang dội và đầy hấp dẫn của của
nghệ thuật. Họ báo hiệu cho các trào lưu sẽ nở rộ ở thế kỷ 20.
3. Trườngphái dã thú
Tranh của Matisse
Để chống chọi với trườngphái Ấn tượng, quá chú trọng đến ánh sáng
mà quên đường nét của cảnh vật, nên trườngphái Dã thú ra đời.
Trường phái Dã thú có sự phản ứng mạnh mẽ chống lại trườngphái Ấn
tượng, chống lại sự mất mát không gian do dùng quá nhiều ánh sáng,
do sự phân tích tỉmỉ, không theo quy luật nào, vì thế chỉ là sự ngẫu
nhiên và không có suy tính trước. Sự cần thiết cho họa sĩ trườngphái
Dã thú là màu sắc, chứ không phải vẽnhư thấy thực tế, mà là phải sáng
tạo sắc độ. Bức tranh là một bố cục nhiều màu, không phải là sự sao
chép thiên nhiên; là sự liên tục tạo hình sống động, không là cảnh sắc
vặt vụn, là một sự bố cục màu sắc mạnh bạo, không phải là sự tình
cờđẹp mắt.
Năm 1905, triễn lãm mùa thu ở Paris có một phòng tranh giới thiệu
những tác phẩm mới, đặc biệt dữ dội về màu sắc. Công chúng xem
tranh phản ứng khác nhau, vì có một sự thật là một loạt tiêu chí hội họa
cổ điển nữa đang bị phá vỡ. Phòng tranh được nhà phê bình
LuisVauxcelles gọi là ” Chuồng dã thú “, và cái tên Dã thú đã bước vào
lịch sử hội hoạ Thế giới. Tên goi đó rất phù hợp với các họa sĩ này bởi
vì những màu sắc mà họ sử dụng là dữ dội một cách cố tình.
Khuynh hướng Dã thú ra đời đầu thế kỷ XX, phát triển cực thịnh năm
1905 – 1906, có dấu hiệu suy tàn năm 1907 và chấm dứt hoạt động
trước chiến tranh Thế Giới thứ nhất để chuyển sang những phong cách
rất khác nhau. Những thành viên tiêu biểu là: Henri Matisse, Vlaminck,
Derain, Van Doghen, Marquet, Dufy….
Hầu hết thành viên của trườngphái Dã thú là người Pháp và trẻ tuổi. So
với khuynh hướng Ấn tượng, sự xuất hiện của hội họa Dã thú mang
tính chất đảo lộn, phủ định hơn rất nhiều. Tất cả đều cùng ý chí ” Nổi
loạn màu sắc”, Vlaminck và Derain tuyên bố sẽ ” Đốt trụi trường
Mỹ thuật bằng các sắc xanh Cobalt và đỏson”.
Để thực hiện tham vọng sáng tạo một nền hội họa mới, các họa sĩ Dã
thú chủtrương phất cao lá cờ tự do, không lệ thuộc vào đề tài, vào thiên
nhiên và sửdụng màu sắc một cách mạnh mẽ nhất, dùng màu nguyên
chất tạo sự tương phản mạnh và vứt bỏ khối vờn, bỏ diễn tả sáng tối.
Theo họ như vậy tranh mới phát huy được hết các cường độ và âm
hưởng của màu, mới tương ứng với tình cảm mạnh mẽ của lớp thanh
niên đầu thế kỷ. Nhãn thức Dã thú đã đưa hội họa đến một không gian
chói chang. Họ sử dụng bút pháp phóng đại cường điệu. Con người và
sự vật trong tranh được vẽ bởi những nét rất dứt khoát và đậm. Với họ,
bức tranh phải thể hiện cá tính mạnh mẽ, biểu hiện những tư tưởng tình
cảm và rung động chủ quan của tác giả.
4. Trườngphái biểu hiện
Bức tranh Tiếng thét của Edvard Munch
Chủ nghĩa biểu hiện hay Trườngphái biểu hiện (Expressionism) là một
trào lưu nghệ thuật xuất hiện và phát triển ở châu Âu vào những năm
cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có đặc điểm nhấn mạnh, thậm xưng trong
sự thể hiện cảm tính – xúc cảm của chủ thể (thường là cảm xúc con
người hoặc một nhóm người) hoặc xúc cảm của chính người họa sĩ.
Những cảm xúc này thường được gây ra bởi một sựkiện đặc biệt nào
đó, cũng có thể bởi sự gặp mặt-giao lưu của nhiều người hoặc sự giao
lưu của những xu hướng hội họa khác nhau (như cổ điển và hiện đại).
Chủ nghĩa biểu hiện thể hiện trong nhiều dạng nghệ thuật, từ hội họa,
kiến trúc cho đến văn học, thơ ca, nhạc kịch và điện ảnh.
5. Trườngphái lập thể
Tranh của Pablo Picasso
Chủ nghĩa lập thể, còn gọi là trườngphái lập thể, (Cubism) là một
trường phái hội họa tạo ra cuộc cách mạng về hội họa và điêu khắc
châu Âu vào đầu thế kỷ 20.
Trong tác phẩm của họa sỹ lập thể, đối tượng được mổ xẻ, phân tích và
được kết hợp lại trong một hình thức trừu tượng. Người họa sỹ không
quan sát đối tượngở một góc nhìn cố định mà lại đồng thời phân chia
thành nhiều mặt khác nhau, nhiều khía cạnh khác nhau. Thông thường
các bề mặt, các mặt phẳng giao với nhau không theocác quy tắc phối
cảnh làm cho người xem khó nhận ra chiều sâu của bức tranh.
Chủ nghĩa lập thể do Georges Braque và Pablo Picasso khởi xướng
năm 1906 tại khu Montmartrecủa kinh đô ánh sáng Paris, Pháp. Họ gặp
nhau năm 1907 và làm việc cùng nhau cho đến năm 1914 khi Đệ nhất
thế chiến bắt đầu.
Nhà phê bình hội họa người Pháp Louis Vauxcelles sử dụng danh
từ “lập thể” lần đầu tiên để ngụ ý rằng đó là những hình lập phương kỳ
quặc vào năm 1908. Sau đó danh từ này được hai nhà khai phá của
trường phái lập thể sử dụng một vài lần và sau đó thành tên gọi chính
thức.
Trường phái Lập thể khai sinh ở đồi Montmartre, sau đó lan ra các họa
sỹ khác ởgần đó và được nhà buôn tranh Henry Kahnweiler truyền bá.
Nó nhanh chóng trởnên phổ biến vào năm 1910 và được gọi là
chủ nghĩa lập thể. Tuy nhiên, một sốhọa sỹ khác cũng tự coi là họa
sỹ lập thể khi đi theocác khuynh hướng khác với Braque và Picasso.
Lập thể ảnh hưởng tới các nghệ sỹ vào thập niên 1910 và khơi dậy một
vào trườngphái nghệ thuật mới như chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa cấu trúc
và chủ nghĩa biểu hiện.
Các nghệ sỹ thiên tài, Braque và Picasso mở ra phương pháp mới trong
cách diễn đạt và thể hiện không gian trong hội họa nhưng chính họ lại
bị ảnh hưởng của các nghệ sỹ khác như Paul Cezanne, Georges Seurat,
điêu khắc Iberi, nghệ thuật điêu khắc châu Phi và như sau này Braque
thừa nhận, họ bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa dã thú.
Các họa sỹ lập thể nổi tiếng của trườngphái này: Georges Braque,
Marcel Duchamp, Juan Gris, Fernand Leger, Jacques Lipchitz, Louis
Marcoussis, Marie Marevna, Jean Metzinger, Francis Picabia, Pablo
Picasso, Liubov Popova, Marie Vassilieff, Fritz Wotruba…
6. Trườngphái tương lai
Tranh của Umberto Boccioni
Chủ nghĩa tương lai là một trườngphái nghệ thuật bộc lộ một cách trần
trụi sựbất mãn với xã hội đương thời. Trườngphái này nổi bật
nhất ở Italy.
Các họa sĩ của trào lưu Giacomo Balla, Umberto Boccioni, Carlo
Carrà, Severini, Luigi Russolo đã mượn kỹ thuật điểm mảng màu của
trường phái Ấn tượng mới và trườngphái Lập thể để chồng chéo hình
thức, nhịp điệu, màu sắc và ánh sáng, qua đó thể hiện một “cảm giác
động” và tính đồng thời của các trạng thái tâm hồn, cấu trúc phức tạp
của thế giới.
7. Trườngphái Dada (Dadaism)
Tranh của Jean Arp
Những người theotrườngphái dadaism đã cố gắng làm rõ tất cả những
ý tưởng và nguyên tắc mới lạ.
Ða đa là một phong trào văn học nghệ thuật (nhất là hội hoạ) phản
kháng dữ dội của các nghệ sĩ và các nhà văn Âu Mỹ, cống lại
sự tự mãn, trong đó, những sức mạnh sáng tạo nghệ thuật được hướng
vào việc chống lại nghệ thuật. Phong trào nầy sinh ra do tâm trạng
vỡ mộng vì ảnh hưởng của Ðại chiến thế giới lần thứnhất, mà một
số nghệ sĩ thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau đã phản ứng lại một
cách mỉa mai, cay độc, thậm chí với những tư tưởng vô chính
[...]... đạc 10 Trườngphái Kinetic Art Tác phẩm của nhà điêu khắc Naum Gabo Trường phái nghệ thuật này đóng vai trò rất quan trọng bởi vì nó đã khai thác được các khía cạnh nghệ thuật cảm xúc Bản thân trườngphái này đã chứa đựng rất âm bội bao gồm có những âm bội của nền văn hoá nghệ thuật, tự nhiên và khoa học kỹ thuậtTrườngphái này chủ trương khai thác các khía cạnh ngh thuật cảm xúc 11 Trườngphái Pop... thái không thực 9 Trườngphái ấn tượng trừu tượng Tranh của Jackson Pollock Trong khoảng thời gian ngắn, nước Mỹ đã phải trải qua một thời kỳ mà phong trào nghệ thuật lên cao Trườngphái ấn tượng trừu tượng này đã đánh dấu một kỷ nghuyên trong lịch Mỹ Trườngphái De Stijl bao gồm một loại hình nghệ thuật mới, đó là kiến trúc nghệ thuật hiện đại Trườngphái này sử dụng những tài năng của các nghệ sỹ để... tường lại có thể được gọi là nghệ thuật Đơn giản hóa mọi thứ tối đa, kiệm lời là đặc điểm của trườngphái Minimalism 14 Trường phái nghệ thuật nhận thức Tranh của Lucio Fontana Chính trườngphái này đã chấm dứt kỷ nguyên được gọi là “nghệ thuật hiên đại” Ngày nay, trườngphái hậu hiện đại, tân hiện đại và nghệ thuật nhận diên đã chiếm ưu thế trong thị trường nghệ thuậtCác nghệ sỹ của ngày hôm nay không... trong trườngphái Đa đa phải kể: Apollinaire, Marinetti, Picasso, Modigliani, Kandinsky Tháng 3/1917, một Gallery của trườngphái Đa đa ra đờiở Bahnhofstrasse Tháng 7/1917, cuốn sách đầu tiên của trườngphái Đa đa được xuất hiện do hai hoạ sĩ Đa đa thực hiện là Tzana Do Janko và Hans Arp Một đoạn viết về lịchsử của trườngphái Đa đa do Huelsenbeck công bố(7/1920) ở Hanover cho rằng: Trườngphái Đa... thuật tập thể nhưng họ đã đào sâu những xu hướng và ý tưởng mới thay đổi từ năm này sang năm khác Trường phái nghệ thuật nhận thức này đã giúp chúng ta đem lại độc lập, và trong một khía cạnh nào đó nó đã hoàn thành một kỷ nguyên với những tư tưởng ngh thuật mới, mà khởi đầu là từ trườngphái ấn tượng cách đây 100 năm Cáctrườngphái hội họa khác Gần gũi nhất với chúng ta ở Châu Á, có thể nói đến các. .. rằng: Trườngphái Đa đa họp tại quán Voltaire tập trung các nghệ sĩ nhạy cảm với sự phát triển những cách thể hiện mới” 8 Trườngphái siêu thực Tranh của Joan Miró Trườngphái surrealissm đã phô bày những tác phẩm nghệ thuật bằng trang và bằng chữ viết Họ nhấn mạnh đến sức mạnh của trí tuệ khi tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa Với trườngphái hội họa này, những chủ thể rất bình dị được đặt trong... họa đắt giá nhất của trườngphái này vốn là minh họa cho truyện tranh 12 Trườngphái Op Art Tranh của Victor Vasarely Sự ra đời của trườngphái này được gắn với tạp chí Time Vào năm 1964, tạp chí này đã đăng một bài báo nói về một làn sóng nghệ thuật mới liên quan đến ảo giác 13 Trườngphái Minimalism Tranh của Frank Stella Trườngphái này nhận được rất nhiều sự chỉ trích từ công chúng vì họ khó có thểchấp... nghệ thuật Cách thể hiện của trườngphái Pop Art chấp nhận tất cả các cách có thể Bức họa “Marilyn Monroe” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho Pop Art, tác phẩm này thể hiện bằng phương pháp in lưới, bằng máy Nhiều tác phẩm khác được thểhiện bằng phần mềm máy tính, in bằng máy Nhiều tác phẩm gắn cả “vật thật” như báo chí, lon bia, chai lọ… lên tranh Một số bức họa đắt giá nhất của trường phái. .. phái Pop Art Bức họa Marilyn Monroe của Rebecca Rhys Butler Pop Art là trào lưu nghệ thuật mới ra đời ở Anh trong thập kỷ 50 của thế kỷ 20 Song nơi nó phát triển rực rỡ nhất và để lại dấu ấn trong lịchsửmỹthuật chính là tại Mỹ Pop Art nổi tiếng với các bức họa lấy những đề tài bình dân, phổ biến với mọi người như các thần tượng mà mọi người tôn thờ trong ca nhạc, phim ảnh, nhãn mác sản phẩm, tranh... chúng ta ở Châu Á, có thể nói đến cáctrườngphái Thư pháp, Thủy Mặc của Trung Quốc, cũng có sức ảnh hưởng rất lớn tới các quốc gia trong khu vực, và trở thành hiện tượng mới làm ảnh hưởng sang cả Châu Âu, Châu Mỹ Kết luận Mỗi trườngphái hội họa đều có quan điểm riêng về cái đẹp, quyết định riêng việc lựa chọn đề tài, phương cách vận dụng ngôn ngữ tạo hình và xử lý kỹ thuật chất liệu riêng để đạt hiệu . Các trường phái Mỹ thuật theo dòng lịch sử 1. Trường phái ấn tượng Ấn tượng (tiếng Pháp: Impressionnisme; tiếng Anh: Impressionism) là một trào lưu nghệ thuật bắt đầu tại. một kỷ nghuyên trong lịch Mỹ. Trường phái De Stijl bao gồm một loại hình nghệ thuật mới, đó là kiến trúc nghệ thuật hiện đại. Trường phái này sử dụng những tài năng của các nghệ sỹ để thiết. tư tưởng ngh thuật mới, mà khởi đầu là từ trường phái ấn tượng cách đây 100 năm. Các trường phái hội họa khác Gần gũi nhất với chúng ta ở Châu Á, có thể nói đến các trường phái Thư pháp,