Vănhoácảmơn
Nhiều khi “cảm ơn” đâu cần phải nói thành lời, chỉ cần một hành động rất
đơn giản là vỗ tay khi diễn viên diễn xong một vở kịch, ca sỹ biểu diễn xong
một tiết mục hay thầy giáo giảng xong bài giảng của mình…Chỉ cần nhìn họ
bằng ánh mắt tràn đầy niềm vui, ánh lên sự cảmơn và vỗ tay khen ngợi,
khuyến khích họ, tôi nghĩ họ sẽ thấy thật hạnh phúc. Vì thế “vỗ tay” cũng
được gọi là vănhoá bởi xung quanh chuyện “vỗ tay” cũng có nhiều cái để
bàn, nó bộc lộ vănhoá của những người giao tiếp.
Nhìn những nghệ sỹ trên sân khấu lấm tấm mồ hôi, thở gấp gáp nhưng họ
vẫn mìm cười cúi chào khán giả sau tiết mục của mình. Vậy mà nhiều khi
người xem quên cả vỗ tay cảmơn vì còn bận bàn cãi với nhau về nhân vật
này nhân vật kia, hay về cái kết như thế có hợp lí hay không. Đến khi nghệ
sỹ vào sau cánh gà rồi nhiều khán giả lại bảo: “Ơ hay! Thế diễn xong không
chào khán giả mà cứ thế đi vào luôn à?”. Đối với khán giả thì được ngồi
dưới sân khấu xem biểu diễn là khoảng thời gian thư giãn nhưng đối với
nghệ sỹ thì đó chính là lúc họ phải làm việc nghiêm túc nhất thậm chí là mất
nhiều công sức nhất. Vì thế chỉ mong sao mỗi khán giả hãy biết cách cảmơn
họ đã mang lại cho mình những giây phút nghỉ ngơi thoải mái hay những
điều thật bổ ích bằng một tràng pháo tay. Điều đó có khó khăn hay nặng
nhọc gì đâu?
Nhiều người hầu như không có thói quen vỗ tay như anh bạn của tôi, thế nên
mỗi lần tôi nhắc vỗ tay là dường như cái việc ấy được làm một cách ngại
ngùng, gượng ép. Có nhiều người thì cho rằng khán giả đông như thế mình
không vỗ tay thì đã có người khác lo gì. Nhưng sao việc bày tỏ sự cảmơn
của mình lại ỉ lại và trông chờ vào người khác? Như thế không hiểu có còn
gọi là cảmơn thật lòng nữa hay không?
Trong tiết học biên tập văn học của chúng tôi, khi thầy giáo kết thúc bài
giảng của mình cả lớp tôi đã đứng lên chào thầy và vỗ tay rất to. Thầy hỏi:
- Các em học xong cũng vỗ tay sao?
Cả lớp tôi đều bảo:
- Chúng em vỗ tay để cảmơn thầy vì bài giảng hôm nay của thầy rất hay và
bổ ích.
Thầy chỉ mỉm cười nhưng chúng tôi đều biết là thầy đang hạnh phúc. Từ
hôm ấy không bao giờ thầy hỏi “sao các em lại vỗ tay?” nữa mà thầy luôn
đáp lại chúng tôi bằng nụ cười hiền hậu, như thể thầy cũng muốn nói “Thầy
cảm ơn các em”. Bài giảng của thầy ngày càng hay hơn, thầy giảng hăng say
hơn mà chúng tôi cũng chú ý nghe giảng, đóng góp ý kiến xây dựng bài
nhiều hơn trước. Tiết học cuối cùng, trước lúc chia tay thầy bảo:
- Thầy sẽ rất nhớ tiếng vỗ tay cuối bài giảng của các em. Nó thật là ấm áp.
* * *
Cũng có nhiều khi người ta vỗ tay khi tiết mục biểu diễn kết thúc chỉ vì nó
dở quá mà người xem thì đang nóng lòng chờ xem tiết mục tiếp theo. Hay
người ngồi nghe vỗ tay để gọi người đang nói ngồi xuống, đừng nói nữa.
Như vậy là từ cái “vỗ tay” khuyến khích, động viên, cảmơn người khác thì
nhiều người đã biến “vỗ tay” thành một hành động vô văn hoá, bất lịch sự,
thiếu tế nhị làm buồn lòng người khác.
Thế nên “cảm ơn” đôi khi không cần phải nói lên lời, chỉ đơn giản là một
tràng vỗ tay thôi, nhưng nó thay nghìn lời cảmơn gửi đến những người vừa
mang đến cho mình một niềm vui, một điều ý nghĩa. Hãy biết cảmơn người
khác theo cách của riêng mình bạn nhé. Miễn sao nó phải thật sự chân thành.
. Văn hoá cảm ơn Nhiều khi cảm ơn đâu cần phải nói thành lời, chỉ cần một hành động rất ơn giản là vỗ tay khi diễn viên diễn xong một vở kịch,. khuyến khích, động viên, cảm ơn người khác thì nhiều người đã biến “vỗ tay” thành một hành động vô văn hoá, bất lịch sự, thiếu tế nhị làm buồn lòng người khác. Thế nên cảm ơn đôi khi không cần. cũng muốn nói “Thầy cảm ơn các em”. Bài giảng của thầy ngày càng hay hơn, thầy giảng hăng say hơn mà chúng tôi cũng chú ý nghe giảng, đóng góp ý kiến xây dựng bài nhiều hơn trước. Tiết học cuối