TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tỷ giá hối đoái là một trong những chính sách vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia. Nó được xem như một công cụ làm cân bằng hệ thống giá cả trong nước và thế giới và tác động rất nhiều đến các chỉ số vĩ mô cơ bản của nền kinh tế. Ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến các yếu tố như tăng trưởng, lạm phát, hoạt động xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, hay thu hút nguồn FDI mà còn tác động đến cả niềm tin của dân chúng. Bên cạnh đó việc xác định giá trị cân bằng của tỷ giá hối đoái thực cũng là một vấn đề đang được các nhà kinh tế cũng như các nhà hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm. Thật vậy mức độ sai lệch của tỷ giá hối đoái thực và giá trị cân bằng của nó có thể có tác động rất lớn đến sự cân bằng của cả nền kinh tế. Như một nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng mức độ sai lệch của tỷ giá hối đoái thực so với giá trị cân bằng của nó có thể là một chỉ báo quan trọng đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của một nền kinh tế. Hay theo một nghiên cứu của Kaminsky và các cộng sự (1998) cũng nhấn mạnh việc đánh giá cao đồng nội tệ thường là một dấu hiệu của tính không thống nhất trong các quyết định chính sách vĩ mô và có nguy cơ dẫn đến sự thâm hụt ngân sách, gia tăng nợ nước ngoài và các cuộc tấn công tiền tệ khác. Ngược lại, một sự định giá thấp nội tệ _ do chính sách phá giá của chính phủ _ có thể khuyến khích xuất khẩu và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Chính vì vậy mà việc xây dựng một phương pháp đo lường tỷ giá hối đoái cân bằng và cách xác định mức độ sai lệch so với tỷ giá hối đoái thực là điều rất cần thiết, đặt biệt là với các nhà điều hành chính sách vĩ mô. Đáp ứng cho yêu cầu trên, năm 1995, Lim và Stein đã công bố một mô hình đo lường tỷ giá hối đoái thực hiệu lực cân bằng trong trung và dài hạn của đồng đô la Mỹ _mô hình NATREX. Mô hình NATREX gốc ban đầu của Stein phù hợp hơn để áp dụng cho các nước phát triển. Tuy nhiên, Stein cũng đã chỉ ra rằng phương pháp NATREX không chỉ là một mô hình mà là một tập hợp các mô hình, có thể ứng dụng cho những nền kinh tế khác nhau theo từng đặc trưng riêng của nó. Do vậy, các nghiên cứu gần đây đã bắt đầu ứng dụng và mở rộng mô hình NATREX cho các quốc gia thị trường mới nổi như các nghiên cứu của Holger cùng các cộng sự (2001), You và Sarantis (2008, 2011) xây dựng mô hình NATREX cho Trung Quốc. Đặc biệt hơn, bài nghiên cứu của You và Sarantis ( 2011) còn kết hợp việc xây dựng mô hình NATREX với phương pháp đồng liên kết có xem xét điểm gãy cấu trúc để đo lường chính xác hơn mức độ định giá sai đồng Nhân dân tệ. Tiếp tục xu hướng đó, nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Điểm gãy cấu trúc và mô hình tỷ giá thực hiệu lực cân bằng ở Việt Nam-phương pháp NATREX” nhằm xây dựng một mô hình NATREX mở rộng có xét đến điểm gãy cấu trúc, xác định tỷ giá hối đoái thực cân bằng trong trung và dài hạn cho đồng Việt Nam và xem xét vấn đề liệu rằng đồng Việt Nam có bị định giá sai hay không. Nếu có thì mức độ định giá sai là bao nhiêu và tầm ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế như thế nào.
Mã số: ……………. TÊN CÔNG TRÌNH: ĐIỂM GÃY CẤU TRÚC VÀ MÔ HÌNH TỶ GIÁ THỰC HIỆU LỰC CÂN BẰNG Ở VIỆT NAM – PHƢƠNG PHÁP NATREX THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tỷ giá hối đoái là một trong những chính sách vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia. Nó được xem như một công cụ làm cân bằng hệ thống giá cả trong nước và thế giới và tác động rất nhiều đến các chỉ số vĩ mô cơ bản của nền kinh tế. Ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến các yếu tố như tăng trưởng, lạm phát, hoạt động xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, hay thu hút nguồn FDI mà còn tác động đến cả niềm tin của dân chúng. Bên cạnh đó việc xác định giá trị cân bằng của tỷ giá hối đoái thực cũng là một vấn đề đang được các nhà kinh tế cũng như các nhà hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm. Thật vậy mức độ sai lệch của tỷ giá hối đoái thực và giá trị cân bằng của nó có thể có tác động rất lớn đến sự cân bằng của cả nền kinh tế. Như một nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng mức độ sai lệch của tỷ giá hối đoái thực so với giá trị cân bằng của nó có thể là một chỉ báo quan trọng đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của một nền kinh tế. Hay theo một nghiên cứu của Kaminsky và các cộng sự (1998) cũng nhấn mạnh việc đánh giá cao đồng nội tệ thường là một dấu hiệu của tính không thống nhất trong các quyết định chính sách vĩ mô và có nguy cơ dẫn đến sự thâm hụt ngân sách, gia tăng nợ nước ngoài và các cuộc tấn công tiền tệ khác. Ngược lại, một sự định giá thấp nội tệ _ do chính sách phá giá của chính phủ _ có thể khuyến khích xuất khẩu và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Chính vì vậy mà việc xây dựng một phương pháp đo lường tỷ giá hối đoái cân bằng và cách xác định mức độ sai lệch so với tỷ giá hối đoái thực là điều rất cần thiết, đặt biệt là với các nhà điều hành chính sách vĩ mô. Đáp ứng cho yêu cầu trên, năm 1995, Lim và Stein đã công bố một mô hình đo lường tỷ giá hối đoái thực hiệu lực cân bằng trong trung và dài hạn của đồng đô la Mỹ _mô hình NATREX. Mô hình NATREX gốc ban đầu của Stein phù hợp hơn để áp dụng cho các nước phát triển. Tuy nhiên, Stein cũng đã chỉ ra rằng phương pháp NATREX không chỉ là một mô hình mà là một tập hợp các mô hình, có thể ứng dụng cho những nền kinh tế khác nhau theo từng đặc trưng riêng của nó. Do vậy, các nghiên cứu gần đây đã bắt đầu ứng dụng và mở rộng mô hình NATREX cho các quốc gia thị trường 3 mới nổi như các nghiên cứu của Holger cùng các cộng sự (2001), You và Sarantis (2008, 2011) xây dựng mô hình NATREX cho Trung Quốc. Đặc biệt hơn, bài nghiên cứu của You và Sarantis ( 2011) còn kết hợp việc xây dựng mô hình NATREX với phương pháp đồng liên kết có xem xét điểm gãy cấu trúc để đo lường chính xác hơn mức độ định giá sai đồng Nhân dân tệ. Tiếp tục xu hướng đó, nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Điểm gãy cấu trúc và mô hình tỷ giá thực hiệu lực cân bằng ở Việt Nam-phương pháp NATREX” nhằm xây dựng một mô hình NATREX mở rộng có xét đến điểm gãy cấu trúc, xác định tỷ giá hối đoái thực cân bằng trong trung và dài hạn cho đồng Việt Nam và xem xét vấn đề liệu rằng đồng Việt Nam có bị định giá sai hay không. Nếu có thì mức độ định giá sai là bao nhiêu và tầm ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế như thế nào. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu tập trung vào bốn câu hỏi chính như sau: Mô hình NATREX mà Stein đưa ra vào năm 1995 cho Mỹ và các nước công nghiệp phát triển có áp dụng được cho Việt Nam hay không? Và nếu áp dụng thì liệu có phải thay đổi gì không? Những biến số kinh tế nào sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thực cân bằng của đồng Việt Nam trong trung và dài hạn. Liệu đồng Việt Nam có bị định giá sai không? Và nếu có thì mức độ sai lệch với giá trị thực là bao nhiêu? Liệu các điểm gãy cấu trúc có xảy ra tại Việt Nam không, và nó tác động thế nào đến tỷ giá hối đoái thực hiệu lực cân bằng? Từ đó tác động thế nào đến mức độ định giá sai? 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vì NATREX là khái niệm tỷ giá cân bằng trong trung và dài hạn nên chúng tôi ứng dụng phương pháp đồng liên kết cho các ước tính của mình. Trước khi tiến hành ước lượng phương trình đồng liên kết, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra tính dừng của các biến trong chuỗi dữ liệu bằng kiểm định của Ng & Perron 2001. Sau đó, chúng tôi ước lượng mô hình NATREX cho Việt Nam dưới ba trường hợp: (1) không xét đến điểm gãy cấu trúc, (2) có xét đến một điểm gãy cấu trúc và (3) xét đến hai điểm gãy cấu trúc. Đối với trường hợp (1), chúng tôi sử dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết Johansen để kiểm tra xem có tồn tại mối quan hệ đồng liên kết trong dài hạn giữa các biến dừng ở sai phân bậc một không. Sau đó sử dụng vecto đồng liên kết đã được chuẩn hóa của phương trình Johansen để ước lượng mô hình. Đối với trường hợp (2), chúng tôi sử dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết có xét đến một điểm gãy của Gregory và Hansen (1996) (sau đây viết là GH) và sử dụng mô hình của kiểm định này. Còn trong trường hợp (3), chúng tôi kiểm định đồng liên kết có xét đến hai điểm gãy theo phương pháp của Hatemi-J (2008, 2009) (sau đây viết là HJ). 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Phần 1 của bài nghiên cứu sẽ giới thiệu cơ sở lí thuyết của tỷ giá hối đoái thực cân bằng và các phương pháp đo lường tỷ giá hối đoái, giới thiệu mô hình NATREX. Phần 2 sẽ tổng quan về những nghiên cứu trước đây xoay quanh vấn đề xây dựng mô hình xác định tỷ giá hối đoái trung và dài hạn tại Việt Nam, những ứng dụng và phát triển mô hình NATREX của Stein (1995), và các nghiên cứu có xét đến điểm gãy trong phương trình đồng liên kết Phần 3 và 4 chúng tôi sẽ xây dựng mô hình NATREX mở rộng cho Việt Nam dựa trên bài nghiên cứu gốc của Lim & Stein (1995) và của You & Sarantics ( 2008 ) và giới thiệu hai phương pháp thực nghiệm GH và HJ sử dụng trong mô hình. Phần 5 và 6 là phần mô tả dữ liệu và trình bày kết quả ước lượng tỷ giá hối đoái thực cân bằng trong dài hạn từ mô hình NATREX Phần 7 sẽ tóm tắt lại các ý chính của bài và đề xuất các chính sách cần thiết. 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Qua đề tài nghiên cứu “Điểm gãy cấu trúc và mô hình tỷ giá thực hiệu lực cân bằng ở Việt Nam-phương pháp NATREX” nhóm hy vọng có thể đóng góp một mô hình hữu ích trong việc xác định tỷ giá hối đoái cân bằng trong trung và dài hạn cho đồng Việt Nam và xác định mức độ sai lệch của tỷ giá hối đoái thực so với giá trị cân bằng trong các giai đoạn. Từ đó, tìm kiếm nguyên nhân và một số gợi ý chính sách từ việc xác định mức độ sai lệch trên. 6. HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI Do còn nhiều hạn chế trong phần thu thập dữ liệu và xử lí số liệu nên nhóm vẫn còn phân vân trong việc đưa ra kết luận chính xác mô hình nào là phù hợp nhất cho Việt Nam (mô hình có xét đến điểm gãy hay không xét đến điểm gãy). Chính vì vậy, bài nghiên cứu này vẫn còn chưa hoàn chỉnh và kết quả cần phải kiểm tra thêm, bao gồm việc xây dựng mô hình, lựa chọn các biến số, thu thập và xử lí số liệu. Tuy nhiên, kết quả này cũng cho thấy còn có nhiều vấn đề cần phải tìm hiểu thêm và phân tích sâu hơn về cách thức quản lý tỷ giá cũng như xác định cơ chế tỷ giá phù hợp cho Việt Nam. Một số hướng phát triển tiếp theo của đề tài có thể là phân tích mức định giá sai tỷ giá thực sẽ tác động thế nào đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hoặc phân tích, so sánh các tác động của việc neo đồng tiền Việt Nam theo USD hay là theo một rổ tiền tệ đối với giá trị thực của VND cũng như đối với nền kinh tế và từ đó xây dựng rổ tiền tệ hợp lý để neo đồng tiền Việt Nam. MỤC LỤC DANH M Ụ C T Ừ VI Ế T T Ắ T i DANH M Ụ C C Á C H Ì NH, B Ả N G . ii DANH M Ụ C H Ì NH . . ii DANH M Ụ C B Ả N G . . . iii L Ờ I M Ở ĐẦ U . . iv 1. C Ở S Ở LÍ T HUY Ế T 1 1.1 T ỷ giá c ân bằng . . . . 1 1.2 Các ph ư ơ ng pháp đ o l ư ờng t ỷ g i á hối đ o ái cân b ằn g . . 2 1.2.1 Ph ư ơ n g pháp n g a ng giá sứ c m ua (PPP ) : . . . 2 1.2.2 T ỷ g i á hối đ oái c ân b ằng cơ bản ( F EER ) : . . . 3 1.2.3 T ỷ g i á hối đ oái c ân b ằng hà n h vi ( B E E R ) . . . 4 1.2.4 T ỷ g i á hối đ oái t h ự c tự nhiên (NA T RE X ) . . . 4 2. T Ổ NG QUAN C Á C NGH I ÊN C Ứ U T R Ƣ ỚC Đ Â Y . 8 2.1 Đo l ư ờng t ỷ giá hối đoái c ủa V i ệt N a m b ằ ng các ph ư ơng pháp kh ác : . 8 2.2 Mô H ì nh N A TREX . . . . 9 2.3 Các ph ư ơ ng pháp x ác đ ịnh đồ n g liên k ết c ó xác đ ịnh đi ể m g ã y 11 3. X ÂY D Ự NG M Ô H ÌNH N A TR E X T Ạ I V I Ệ T N A M . 13 3.1 H à m ti ế t ki ệ m : . . . 13 3.2 T ỷ lệ th ư ơng m ại v à t ỷ giá hối đoá i . . .14 3.3 Đầu tư . . . . .15 3.4 Cân b ằ ng thị tr ư ờn g hàng hóa . . 17 3.5 Tài kh o ản vãng lai. . . . .18 3.6 Cân b ằ ng danh m ụ c đầu t ư : . . 18 3.7 Sự tích l ũ y c ủa v ố n và tài s ản n ư ớ c ngoà i . . .18 3.8 Cân b ằ ng trung hạn . . . .19 3.9. Điều c hỉnh đ ộ n g . . . .20 3.10. Trạng thái d ừ ng : . . . .24 3.11. Giá t ư ơ ng đối c ủ a hàng h ó a phi m ậu dị c h và t ỷ giá hối đoái th ự c trong tru n g và dài hạ n . . . . .25 3.11.1 T ỷ l ệ th ư ơng m ạ i ( T ): . . . . . 26 3.11.2 Nă n g suất s ản x u ấ t (PR O D ) . . 27 3.11.3 Đầu tư công c ủa chính p h ủ (GI) . . .27 3.11.4 Lãi suất n ư ớc n goài ( rus ) . . 28 3.11.4 Sự ư a thí c h theo t h ời gian của xã h ội . . .29 3.11.5 Độ mở th ư ơ ng m ạ i ( OP E N ) . . 30 4. PHƢ Ơ NG P H ÁP T H Ự C N G HI Ệ M . . 31 5. MÔ T Ả D Ữ L I Ệ U . 34 5.1. T ỷ giá hối đo á i th ự c hiệu l ự c RE E R (R* ) . . .34 5.2 T ỷ lệ th ư ơng m ại h iệ u l ự c (ET): . . 35 5.3. Năng suất sản xuất (PROD ) . . 35 5.4. T ỷ lệ c ủa sự ư a th í ch theo t h ời gian c ủa x ã hội (g và gus) : . .36 5.5. Đầu tư c ô ng c ủa V i ệ t N a m (G I ): . . .36 5.6. Độ mở th ư ơng mại (OPEN): . . 36 5.7. Chỉ s ố phụ t huộc t r ẻ và già t ư ơng đối ( DE PY) và ( D EPO) : . . 36 5.8. Hạn c h ế thanh kh o ản (LIQC) : . . 37 5.9. Lãi su ấ t th ự c của M ỹ (rus) : . . 37 6. PHƢ Ơ NG P H ÁP C H Ạ Y MÔ HÌNH VÀ K Ế T Q U Ả TH Ự C N GHI Ệ M 37 6.1. Ch ạ y mô hì n h N A TREX kh ô ng xét đ ến đ iểm g ã y . .37 6.1.1. Bƣớc 1 : Ki ể m t r a tính dừ ng của các bi ế n . . . . 37 6.1.2. Bƣớc 2 : Ki ể m đ ị nh đ ồ ng li ê n k ết đ ố i v ớ i các ch u ỗi I ( 1) và ư ớc l ư ợ ng m ô h ì nh cân b ằ ng tr o ng dài h ạ n s ử d ụ ng ki ể m định đ ồ n g liên k ế t c ủ a Joha n se n . 38 6.1.3. Bƣớc 3 : Khi có m ố i quan h ệ đồ ng liên k ế t gi ữ a các bi ế n , ta t h ự c hi ện ư ớc l ư ợ ng ph ư ơng trình theo ve ct o đ ồng liên kết J o hans e n để thể hi ệ n m ối c â n b ằng trong d ài hạn của các b iến . . . 40 6.1.4. Bƣớc 4 : Tính N ATREX và tính đ ộ sai lệch . 41 [...]... có xét đến điểm gãy cấu trúc nội sinh Phần 3 phác thảo và phân tích mô hình NATREX mở rộng Phần 4 trình bày phương pháp thực nghiệm Phần 5 mô tả dữ liệu ở Việt Nam Phần 6 trình bảy phương pháp chạy mô hình và các kết quả thực nghiệm của Việt Nam Phần 7 tóm tắt lại các ý chính của bài và đề xuất các chính sách cần thiết 17 1 CỞ SỞ THUYẾT LÍ 1.1 Tỷ giá cân bằng Tỷ giá hối đoái cân bằng là tỷ giá được... trong ngắn hạn tỷ giá sẽ phải thay đổi để giúp thị trường cân bằng trở lại Vì vậy, tỷ giá cân bằng trong ngắn hạn được xác định dựa trên giá trị hiện hành của các nhân tố cơ bản hơn là giá trị cân bằng của chúng Tỷ giá cân bằng trong ngắn hạn sẽ là tỷ giá cân bằng hiện hành nếu thị trường có đủ sự hiểu biết thực tế và phản ứng trở lại một cách hợp lý - Tỷ giá cân bằng trong trung hạn: là tỷ giá được xác... xét mô hình tỷ giá cân bằng trong trung hạn FEER được xem như là một phương pháp tiêu chuẩn đo lường tỷ giá cân bằng, bởi vì FEER là tỷ giá phù hợp với điều kiện cân bằng kinh tế vĩ mô lý tưởng (sự cân bằng bên trong và bên ngoài) Trái lại với phương pháp PPP, phương pháp FEER xem xét tỷ giá cân bằng sẽ thay đổi theo thời gian Các nhân tố dẫn hướng cho quỹ đạo của FEER là: Thứ nhất là tốc độ tăng trưởng... trong phương trình sau: LREERt=α0+β1LOPENt+β2TOTt+β3GOVEX+β4PRODt+β5LDCt+β6NFAt+εt (2) Và từ đó tính toán tỷ giá hối đoái thực cân bằng của Việt Nam, xác định mức độ sai lệch giữa tỷ giá hối đoái thực cân bằng và tỷ giá hối đoái thực tế 2.2 Mô Hình NATREX Phương pháp NATREX đã được ứng dụng rất nhiều trong các bài nghiên cứu trước đây trong việc xác định tỷ giá hối đoái thực cân bằng có hiệu lực trong... KHÔNG GÃY 41 HÌNH 4 MỨC ĐỘ ĐỊNH GIÁ SAI KHI KHÔNG XÉT ĐẾN ĐIỂM GÃY 42 HÌNH 5 NATREX VÀ REER TRƢỜNG HỢP CÓ MỘT ĐIỂM GÃY 45 HÌNH 6 MỨC ĐỘ ĐỊNH GIÁ SAI KHI XÉT ĐẾN MỘT ĐIỂM GÃY 45 HÌNH 7 NATREX VÀ REER TRONG TRƢỜNG HỢP CÓ ĐIỂM GÃY VÀ KHÔNG CÓ ĐIỂM GÃY 48 HÌNH 8 MỨC ĐỘ ĐỊNH GIÁ SAI KHI KHÔNG XÉT ĐẾN ĐIỂM GÃY 49 HÌNH 9 MỨC ĐỘ ĐỊNH GIÁ SAI KHI CÓ XÉT ĐẾN ĐIỂM GÃY ... trình đồng liên kết có xét đến điểm gãy cấu trúc nội sinh sử dụng phương pháp của Gregory và Hansen (1996) và của Hatemi-J (2008, 2009) Bài nghiên cứu này được sắp xếp như sau Phần 1 sẽ trình bày cơ sở lý thuyết và các phương pháp xác định tỷ giá hối đoái thực cân bằng Phần 2 thảo luận về các nghiên cứu trước đây về xác định tỷ giá cân bằng ở Việt Nam, phương pháp NATREX và phương thức xác định mối quan... lệch tỷ giá hối đoái thực đa phương và tỷ giá thực đa phương cân bằng của Việt Nam do nhóm tác giả TS Hạ Thị Thiều Dao và ThS Phạm Thị Bình Minh thực hiện Trong bài nghiên cứu này nhóm tác giả đã dựa vào mô hình của Edwards (1988), Elbadawi (1998), Montiel (1999) và phân tích các biến số kinh tế nền tảng của Việt Nam, để xác định mô hình các nhân tố tác động đến tỷ giá thực đa phương của Việt Nam với... Dollar Hồng Kông và đồng Dollar Singapore; và bài nghiên cứu của Stein (2002) nghiên cứu về tác động của sự mở rộng liên minh châu Âu lên tỷ giá thực cân bằng) 2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1 Đo lƣờng tỷ giá hối đoái thực cân bằng ở Việt Nam: Các nghiên cứu về biến động tỷ giá hối đoái và xây dựng mô hình xác định tỷ giá hối đoái thực cân bằng trong trung và dài hạn cho Việt Nam đồng cũng đã... dụng và phát triển mô hình NATREX, là mô hình chưa từng được áp dụng cho Việt Nam Khác với PPP, BEER, mô hình NATREX quan tâm đến cấu trúc của nền kinh tế và cung cấp các thông tin liên quan đến việc xác định tỷ giá hối đoái cân bằng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ Bài nghiên cứu này cũng đã xem qua các bài nghiên cứu khác để có thể xây dựng mô hình NATREX mở rộng... quan tâm thực hiện Nổi bật như Bài nghiên cứu Tỷ giá hối đoái giai đoạn 200 0-2 011: Mức độ sai lệch và tác động đối với xuất khẩu” do nhóm tác giả Vũ Quốc Huy, Nguyễn Thị Thu Hằng và Vũ Phạm Hải Đăng thực hiện Bài nghiên cứu xây dựng mô hình xác định tỷ giá hối đoái thực cân bằng của đồng Việt Nam theo phương pháp BEER Và từ đó xác định mức độ sai lệch của tỷ giá thực tế so với giá trị cân bằng Trong . tài Điểm gãy cấu trúc và mô hình tỷ giá thực hiệu lực cân bằng ở Việt Nam-phương pháp NATREX nhằm xây dựng một mô hình NATREX mở rộng có xét đến điểm gãy cấu trúc, xác định tỷ giá hối đoái thực. trúc và mô hình tỷ giá thực hiệu lực cân bằng ở Việt Nam-phương pháp NATREX nhóm hy vọng có thể đóng góp một mô hình hữu ích trong việc xác định tỷ giá hối đoái cân bằng trong trung và dài hạn. CÔNG TRÌNH: ĐIỂM GÃY CẤU TRÚC VÀ MÔ HÌNH TỶ GIÁ THỰC HIỆU LỰC CÂN BẰNG Ở VIỆT NAM – PHƢƠNG PHÁP NATREX THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tỷ giá hối đoái