1. Trang chủ
  2. » Tất cả

(Luận văn tốt nghiệp tmu) quản trị hàng tồn kho của công ty tnhh thƣơng mại và dịch vụ ô tô việt nguyên

49 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy, cô trong khoa Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Thương Mại đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập E[.]

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến qthầy, cơ trong khoa Tài chính - ngân hàng, Trường Đại học Thương Mại đãtận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập Em chân thành cảm ơn thầyThs.Trịnh Cơng Sơn, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt q trình viết khóaluận tốt nghiệp Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học khơngchỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quýbáu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.

Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc công ty TNHH Thương mại vàDịch vụ ô tô Việt Nguyên đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thựctập tại cơng ty Và em xin cảm ơn tồn thể ban lãnh đạo cũng như các anh chịnhân viên đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình em thực tập tại công ty.

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ v

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu khóa luận 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒNKHO TRONG DOANH NGHIỆP .4

1.1 Một số khái niệm liên quan tới vấn đề nghiên cứu .4

1.1.1 Hàng tồn kho 4

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm hàng tồn kho 4

1.1.1.2 Phân loại hàng tồn kho: .5

1.2 Các nội dung trong quản trị hàng tồn kho 8

1.2.1 Định giá hàng tồn kho 8

1.2.2 Các chi phí gắn liền với hàng tồn kho 9

1.2.3 Quản trị hàng tồn kho 10

1.2.3.1 Lập kế hoạch 10

1.2.3.2 Tổ chức quản lý 11

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn 14

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị hàng tồn kho của công ty 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TYTNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ Ô TÔ VIỆT NGUYÊN 21

Trang 3

2.1.1 Giới thiệu chung 21

2.1.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụô tô Việt Nguyên giai đoạn 2011-2013 23

2.1.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty TNHH Thương mạivà Dịch vụ ô tô Việt Nguyên giai đoạn 2011-2013 25

2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu .27

2.3 Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị hàng tồn kho của công ty TNHHThương mại và Dịch vụ ô tô Việt Nguyên giai đoạn 2011-2013 .28

2.3.1 Tình hình hàng tồn kho của cơng ty 28

2.3.2 Quy trình quản trị hàng tồn kho của công ty .29

2.3.3 Đánh giá hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho của công ty 31

2.3.3.1 Đối với việc lập kế hoạch tồn kho của công ty 31

2.3.3.2 Đối với việc thực hiện kế hoạch tồn kho 32

CHƯƠNG 3: CÁC PHÁT HIỆN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤNĐỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY .37

3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu hiệu quả quản trị hàng tồn khocủa công ty 37

3.1.2 Hạn chế .38

3.1.3 Nguyên nhân .40

3.2 Đề xuất các giải pháp, phương hướng nâng cao chất lượng quản trị hàngtồn kho của công ty .41

KẾT LUẬN 43

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Bảng cân đối kế tốn rút gọn của cơng ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụô tô Việt Nguyên, giai đoạn 2011-2013 23Bảng 2.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh rút gọn của công ty TNHHthương mại và dịch vụ Việt Nguyên, giai đoạn 2011-2013 25Bảng 2.3: Bảng cơ cấu hàng tồn kho trong tổng tài sản của công ty TNHH Thươngmại và Dịch vụ ô tô Việt Nguyên giai đọan 2011-2013 28Bảng 2.4: Bảng đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn kho của công ty TNHHThương mại và Dịch vụ ô tô Việt Nguyên giai đoạn 2011-2013 33Bảng 2.5: Bảng đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh tốnnhanh của cơng ty giai đoạn 2011-2013 .35

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụViệt Nguyên.

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh rút gọn của công ty TNHHThương mại và Dịch vụ ô tô Việt Nguyên giai đoạn 2011-2013.

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào muốn đảm bảo choquá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường và liên tục thì đều địi hỏimột lượng hàng tồn kho nhất định Bởi hàng tồn kho được xem như là “miếngđệm an tồn“ giữa cung ứng và sản xuất.

Thường thì giá trị tồn kho chiếm khoảng hơn 40% tổng giá trị tài sản củadoanh nghiệp Do đó nhà quản trị phải kiểm sốt lượng tồn kho thật cẩn thậnthơng qua việc xem xét lượng tồn kho có hợp lý với doanh thu, cũng như cácbiện pháp cần thiết để nâng hoặc giảm lượng hàng tồn kho Vì nếu tồn khovới số lượng quá nhỏ hay quá lớn đều không đạt hiệu quả tối ưu Tồn kho caosẽ làm tăng chi phí đầu tư, nhưng nó lại biểu hiện sự sẵn sàng cho sản xuấthoặc đáp ứng nhu cầu khách hàng Tồn kho thấp sẽ làm giảm chi phí đầu tưnhưng sẽ tốn kém trong việc đặt hàng, thiết đặt sản xuất bỏ lỡ cơ hội thu lợinhuận.

Trong nền kinh tế hiện nay đã có khơng ít các cơng ty sản xuất và kinhdoanh trong lĩnh vực ơ tơ Do đó sự cạnh tranh là tính tất yếu của quy luậtthương trường, quản trị hàng tồn kho là một công việc khá phức tạp, đòi hỏinhà quản lý doanh nghiệp phải biết vận dụng sáng tạo các phương pháp quảnlý vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp.

Cụ thể trong quá trình thực tập tại cơng ty TNHH Thương mại và Dịchvụ ô tô Việt Nguyên em được biết, trong 3 năm trở lại đây sản lượng hàng tồnkho của công ty đạt mức khá cao nhưng đang giảm dần qua các năm, nóchiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản lưu động.

Trang 6

hàng tồn kho nhằm mang lại hiệu quả trong quá trình sản xuất và kinh doanhcủa doanh nghiệp

Nhận thức được tầm trọng của vấn đề này nên tôi đã chọn đề tài khóaluận: “Quản trị hàng tồn kho của cơng ty TNHH Thương mại và Dịch vụ ôtô Việt Nguyên”

2 Mục đích nghiên cứu

Thứ nhất: Tổng hợp, khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về công tácquản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại.

Thứ hai: Tìm hiểu tình hình quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHHThương mại và Dịch vụ ô tô Việt Ngun và phân tích các nhân tố mơitrường kinh doanh tác động tới hoạt động quản trị hàng tồn kho của công ty.

Thứ ba là: Đánh giá, nhận xét và đưa ra một số kiến nghị hồn thiệncơng tác quản trị hàng tồn kho tại công ty.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Thực trạng quản trị hàng tồn kho.

Các yếu tố môi trường kinh doanh tác động tới hoạt động quản trị hàngtồn kho.

Phạm vi nghiên cứu:

Về mặt khơng gian: Khóa luận được nghiên cứu tại công ty TNHHThương mại và Dịch vụ ô tô Việt Nguyên

Về mặt thời gian: Trong 3 năm từ 2011 đến 2013

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 7

thực trạng và đề ra một số kiến nghị góp phần hồn thiện cơng tác quản trịhàng tồn kho của doanh nghiệp.

Các phương pháp xử lý thông tin: sử dụng các chỉ tiêu, chỉ số, phân tíchthống kê, tổng hợp, so sánh nhằm phân tích tình hình tồn kho của cơng ty.

Các phương pháp sử dụng trong phân tích: phương pháp phân tích cácnhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị hàng tồn kho.

5 Kết cấu khóa luận

Nội dung chính của khóa luận được kết cấu chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết cơ bản về quản trị hàng tồn kho trong doanhnghiệp.

Chương 2: Thực trạng quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Thươngmại và Dịch vụ ô tô Việt Nguyên giai đoạn 2011-2013.

Trang 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ HÀNGTỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP.

1.1 Một số khái niệm liên quan tới vấn đề nghiên cứu.

1.1.1 Hàng tồn kho.

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm hàng tồn kho.Khái niệm hàng tồn kho:

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 – hàng tồn kho, quy định hàng

tồn kho là tài sản:

Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kỳ kinh doanh bình thường.Đang trong quá trình kinh doanh, sản xuất dở dang.

Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sảnxuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn và chiếm tỷ trọng lớn,có vai trị quan trọng trong q trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo giáo trình Quản trị tài chính – ĐHTM năm 2011, hàng tồn kho bao

gồm: hàng mua đang đi trên đường; nguyên liệu, vật liệu, cơng cụ, dụng cụ,thành phẩm, hàng hóa tồn kho; hàng gửi bán, dự phòng giảm giá hàng tồnkho.

Như vậy: hàng tồn kho của doanh nghiệp là một bộ phận của tài sảnngắn hạn, dự trữ cho sản xuất, lưu thông hoặc đang trong quá trình sản xuất,chế tạo của doanh nghiệp.

Đặc điểm của hàng tồn kho:

Tùy từng loại hình doanh nghiệp, các dạng hàng tồn kho sẽ khác nhau vànội dung hoạch định, kiểm soát hàng tồn kho cũng khác nhau.

Trang 9

chủ yếu là các dụng cụ, phụ tùng và phương tiện, vật chất – kỹ thuật dùng vàohoạt động của họ

Đối với lĩnh vực thương mại, doanh nghiệp mua hàng để bán kiếm lờihàng tồn kho chủ yếu của họ là hàng mua về và hàng chuẩn bị đến tay ngườitiêu dùng Trong lĩnh vực này doanh nghiệp hầu như khơng có dự trữ là bánthành phẩm trên dây chuyền như trong doanh nghiệp sản xuất

Đối với lĩnh vực sản xuất chế tạo, sản phẩm của họ phái trải qua một quátrình chế biến lâu dài để biến đầu vào là nguyên liệu thành phẩm làm ra cuốicùng Vì thế hàng tồn kho bao gồm hầu hết các loại, từ nguyên vật liệu đếnbán thành phẩm trên dây chuyền và bán thành phẩm cuối cùng trước khi đếntay người tiêu dùng.

1.1.1.2 Phân loại hàng tồn kho:

Hàng tồn kho trong Doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, đa dạng về chủng

loại, khác nhau về đặc điểm, tính chất thương phẩm, điều kiện bảo quản,nguồn hình thành có vai trị cơng dụng khác nhau trong q trình sản xuấtkinh doanh Để quản lý tốt hàng tồn kho, tính đúng và tính đủ giá gốc hàngtồn kho cần phân loại và xắp xếp hàng tồn kho theo những tiêu thức nhấtđịnh.

* Thứ nhất, phân loại hàng tồn kho theo mục đích sử dụng và cơng dụngcủa hàng tồn kho.

Theo tiêu thức phân loại này, những hàng tồn kho có cùng mục đích sửdụng và cơng dụng được xếp vào một nhóm, khơng phân biệt chúng đượchình thành từ nguồn nào, quy cách, phẩm chất ra sao Theo đó, hàng tồn khotrong doanh nghiệp được chia thành:

- Hàng tồn kho dự trữ cho sản xuất: là toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ

Trang 10

- Hàng tồn kho dự trữ cho tiêu thụ: phản ánh toàn bộ hàng tồn kho được

dự trữ phục vụ cho mục đích bán ra của doanh nghiệp như hàng hố, thànhphẩm

* Thứ hai, theo chuẩn mực 02 -hàng tồn kho được phân thành:

- Hàng hoá mua để bán: Hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi trên

đường, hàng gửi đi bán, hàng hố gửi đi gia cơng chế biến

- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán

- Sản phẩm dở dang và chi phí dịch vụ chưa hồn thành: Là những sản

phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa làm thủ tụcnhập kho thành phẩm.

- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ: Gồm tồn kho, gửi đi gia công

chế biến đã mua đang đi trên đường.

Việc phân loại và xác định những hàng nào thuộc hàng tồn kho củadoanh nghiệp ảnh hưởng tới việc tính chính xác của hàng tồn kho phản ánhtrên bảng cân đối kế toán và ảnh hưởng tới các chỉ tiêu trên báo cáo kết quảkinh doanh Vì vây việc phân loại hàng tồn kho là cần thiết trong mỗi doanhnghiệp.

Tóm lại: Mỗi cách phân loại hàng tồn kho đều có ý nghĩa nhất định đốivới nhà quản trị doanh nghiệp Do đó, tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của nhàquản trị doanh nghiệp mà kế toán thực hiện tổ chức thu thập, xử lý và cungcấp thông tin về hàng tồn kho theo những cách thức nhất định.

Quản trị hàng tồn kho:

Khái niệm quản trị hàng tồn kho:

Trang 11

Quản trị hàng tồn kho là hoạt động kiểm soát sự luân chuyển hàng tồnkho thông qua chuỗi giá trị từ việc xử lý trong sản xuất và phân phối.

Vai trò, ý nghĩa của cơng tác quản trị hàng tồn kho

Vai trị :

Đảm bảo cung ứng, dự trữ, sử dụng tiết kiệm các loại vật tư có tác độngmạnh mẽ đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpđược tiến hành kiên tục, đều đặn theo đúng kế hoạch

Thúc đẩy quá trình luân chuyển nhanh vật tư, sử dụng vốn hợp lý, cóhiều quả và tiết kiệm chi phí

Kiểm tra tình hình thực hiện cung cấp vật tư, đối chiếu với tình hình sảnxuất, kinh doanh và tình hình kho tàng để kịp thời báo cáo cho bộ phận thumua có biện pháp khắc phục kịp thời

Đảm báo có đủ hàng hóa thành phẩm để cung ứng ra thị trườngÝ nghĩa :

Công tác quản trị hàng tồn kho có ý nghĩa hết sức quan trọng trong qtrình hoạt đồng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Muốn cho cáchoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành đều đặn, liên tục phải thườngxuyên đảm bảo cho nó các loại vật tư, năng lượng đủ về số lượng, kịp về thờigian Đúng về quy cách phẩm chất, chất lượng Đó là một vấn đề bắt buộc mànếu thiếu thì khơng thể có q trình sản xuất sản phẩm được

Doanh nghiệp sản xuất cần phải có vật tư, năng lượng mới có thể tồn tạiđược Vì vậy đảm báo nguồn vật tư năng lượng cho sản xuất là một tất yếukhách quan, mộ điều kiện chung của mọi nền sản xuất xã hội

Trang 12

1.2 Các nội dung trong quản trị hàng tồn kho.

1.2.1 Định giá hàng tồn kho

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02:

Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể

thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thựchiện được.

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chiphí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm vàtrạng thái hiện tại.

Chi phí tồn kho có liên quan trực tiếp đến giá vốn của hàng bán Bởi vậycác quyết định tốt liên quan đến khối lượng hàng hóa mua vào và quản lýhàng tồn kho dự trữ cho phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập.

Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho

Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phươngpháp sau:

(a) Phương pháp tính theo giá đích danh;(b) Phương pháp bình qn gia quyền;(c) Phương pháp nhập trước, xuất trước;(d) Phương pháp nhập sau, xuất trước.

Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệpcó ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.

Trang 13

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàngtồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồnkho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểmcuối kỳ Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giácủa lơ hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồnkho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuốikỳ còn tồn kho.

Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồnkho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho cịnlại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theo phươngpháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lơ hàng nhập sauhoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhậpkho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ cịn tồn kho.

1.2.2 Các chi phí gắn liền với hàng tồn kho

Chi phí đặt hàng: bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuẩn bị vàphát hành đơn đặt hàng như chi phí giao dịch, quản lý, kiểm tra và thanh tốn.Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thường tương đối ổn định không phụthuộc vào số lượng hàng được mua.Trong mỗi kỳ kinh doanh chi phí đặt hàngthường tỷ lệ với số lần đặt hàng trong kỳ Khi khối lượng hàng của mỗi lầnđặt hàng nhỏ thì số lần đặt hàng tăng lên và chi phí đặt hàng do vậy cũng tănglên và ngược lại.

Trang 14

Các chi phí khác:

+ Chi phí giảm doanh thu do hết hàng: có thể xem đây là loại chi phí cơhooijdo doanh nghiệp hết một loại hàng nào đó mà khách hàng có nhu cầu.Doanh nghiệp có thể xử lý tình trạng hết hàng bằng cách hối thúc một đơn đặthàng từ người cung cấp loại hàng đó Chi phí hối thúc cho lần đặt hàng sẽ baogồm chi phí đặt hàng bổ sung cộng với chi phí vận chuyển Nếu khơng doanhnghiệp sẽ mất một khoản doanh thu do hết hàng.

+ Chi phí mất uy tín với khách hàng: đây cũng được xem là một loại chiphí cơ hội và được xác định căn cư vào khoản thu nhập dự báo sẽ thu được từviệc bán hàng trong tương lai bị mất đi do việc mất uy tín với khách hàng vìhết hàng gây ra.Đây là một chi phí quan trọng nhưng khơng được ghi chéptrong hệ thống kế tốn.

+ Chi phí gián đoạn sản xuất…

1.2.3 Quản trị hàng tồn kho.

1.2.3.1 Lập kế hoạch

- Xác định quy mô và cơ cấu lượng hàng hóa tồn kho

Trên cơ sở kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tìnhhình biến động của thị trường, nhà quản trị phải đặt ra chiến lược tồn kho củadoanh nghiệp trong thời gian kinh doanh tới Tuy nhiên, chiến lược này phảiđẩm bảo đối với sự biến động của nhiều yếu tố như: giá cả, nguồn cung cấp,nhu cầu tiêu thụ của khách hàng.

Cơ cấu hàng tồn kho là rất quan trọng vì việc mua hàng đòi hỏi doanhnghiệp phải sử dụng một lượng vốn lưu động nhất định nên sẽ ảnh hưởng tớikhả năng thanh tốn của doanh nghiệp.Vì vậy, xác định được quy mơ hànghóa cần mua phải hợp lý cho việc kinh doanh là vô cùng quan trọng.

Trang 15

hàng nhỏ thì quá trình nhập hàng sẽ phỉa liên tục.Trong thực tế kinh doanh, đểtối thiểu hóa chi phí tồn kho người kinh doanh mong muốn quy mô lô hàngcàng nhỏ càng tốt.

- Xác định nguồn hàng và nhà cung cấp

Sau khi xác định được quy mô cơ cấu, lượng hàng hóa cần mua doanhnghiệp phải dự kiến xem tìm kiếm nguồn hàng Nguồn hàng của doanhnghiệp phải đáp ứng toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hóa thích hợp với nhucầu cảu khách hàng và doanh nghiệp có thể mua được trong kỳ kế hoạch Đểcó nguồn hàng tốt và ổn định doanh nghiệp phải tổ chức công tác tạo nguồnhàng và không ngừng nghiên cứu lựa chọn nguồn hàng, doanh nghiệp phảichú ý tới các yếu tố:

+ Gía và điều kiện thanh tốn

+ Chất lượng sản phẩm và độ ổn định của sản phẩm+ Thời gian giao hàng

+ Các dịch vụ bổ sung được cung cấp

+ Khả năng thích ứng với nhu cầu phát sinh

1.2.3.2 Tổ chức quản lý

Quản trị hàng tồn kho cần phải trả lời được các câu hỏi:- Lượng hàng đặt là bao nhiêu để chi phí tồn kho là nhỏ nhất- Vào thời điểm nào thì bắt đầu đặt hàng

a Phương pháp quản lý theo mơ hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bảnEOQ ( economic ordering quanlity)

Mơ hình EOQ là một mơ hình quản trị tồn kho mang tính định lượng,có thể sử dụng nó để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp.

Mục đích của quản lý hàng tồn kho là cân bằng hai loại chi phí: chi phílưu giữ và chi phí đặt hàng sao cho tổng chi phí tồn kho là thấp nhất.

Trang 16

- Lượng hàng mua trong mỗi lần đặt hàng là như nhau.

- Nhu cầu, chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản là xác định Thời gianmua hàng – thời gian từ khi đặt một đơn hàng tới khi nhận được hàng cũng làxác định.

- Chi phí mua của mỗi đơn vị khơng bị ảnh hưởng bởi số lượng hàngđược đặt Giả thiết này làm cho chi phí mua hàng sẽ khơng ảnh hưởng đến mơhình EOQ bởi vì chi phí mua hàng của tất cả các hàng hóa mua vào sẽ nhưnhau bất kể quy mô đơn hàng với số lượng hàng đặt là bao nhiêu.

- Không xảy ra hiện tượng hết hàng.

Với những giả thiết này, phân tích EOQ bỏ qua các chi phí cơ hội nhưchi phí giảm doanh thu do hết hàng, chi phí mất uy tín với khách hàng, chi phígian đoạn sản xuất… Để xác định EOQ, chúng ta phải tối thiểu hóa chi phíđặt hàng và chi phí bảo quản.

Tổng chi phí tồn kho = tổng chi phí đặt hàng + tổng chi phí bảo quản

= (D/EOQ) *P +

(EOQ/2)*C

Như vậy theo lý thuyết về mơ hình số lượng đặt hàng có hiệu quả thì:EOQ = √2 DBC

Trong đó:

EOQ: số lượng hàng đặt có hiệu quả

D: tổng nhu cầu số lượng 1 loại sản phẩm cho một khoảng thời giannhất định.

P: chi phí cho mỗi lần đặt hàng.

Trang 17

đạt được trên thực tế.Vì vậy mơ hình EOQ cần được thực tiễn hóa bằng cáchloại bỏ dần các giả thiết, chấp nhận các điều kiện thực tế.

b Phương pháp quản lý theo mơ hình đặt hàng theo sản POQ(Production order quantity)

- Mơ hình này áp dụng với các giả thiết:

+ Nhu cầu hàng năm, chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng của một loạivật liệu có thể ước lượng được…

+ Khơng sử dụng tồn kho an toàn, vật liệu được cung cấp theo mứcđồng nhất (p), vật liệu được sử dụng ở mức đồng nhất (d) và tất cả vật liệuđược dùng hết toàn bộ khi đơn hàng kế tiếp về đến.

+ Nếu hết tồn kho thì sự đáp ứng khách hàng và các chi phí khác khơngđáng kể.

+ Khơng có chiết khấu theo số lượng.

+ Mức cung cấp (p) lớn hơn mức sử dụng (d) (d≤ p)

Mơ hình khơng chỉ phù hợp với những doanh nghiệp thương mại mà cònđược áp dụng cho những doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán hoặc doanhnghiệp tự sản xuất vật tư để dùng Vì mơ hình này đặc biệt thích hợp cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của người đặt hàng nên được gọi là mơ hình cungcấp theo nhu cầu sản xuất.

Cơng thức tính POQ là:

POQ =

H∗(1+2 DSdp)

Gọi: POQ: sản lượng đơn đặt hàng

H: chi phí tồn trữ cho một đơn vị hàng tồn kho mỗi nămP: mức sản xuất ( mức cung ứng ) hàng ngày

d: nhu cầu sử dụng hàng ngày ( d < P)D: nhu cầu hàng năm

Trang 18

Nhận xét: Mô hình này thích hợp với doanh nghiệp có hoạt động sảnxuất kinh doanh liên quan đến việc đặt hàng thường xuyên Với đặc điểm nhưvậy, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm tối đa chi phí cho việc tích lũy hàng tồn khotrong khi hàng hóa vẫn được cung cấp đều đặn.

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn

- Vòng quay hàng tồn kho: Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả

năng quản trị hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóatồn kho bình qn ln chuyển trong kỳ Hệ số vòng quay hàng tồn kho đượcxác định bằng giá vốn hàng bán chia cho bình quân hàng tồn kho.

Vịng quay hàng tồn kho = bìnhqn hàng tồnkhogiá vốn hàng bánTrong đó

Bình qn hàng tồn kho = hàng tồnkho năm trước+hàngtồn kho năm nay2

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm đểđánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm Hệ sốnày lớn cho thấy tốc độ quay vịng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngượclại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp Cần lưu ý làhàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứmức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệpbán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều Có nghĩa là doanhnghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính cógiá trị giảm qua các năm

Trang 19

khâu sản xuất khơng đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ Vìvậy, hệ số vịng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sảnxuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hay còn gọi là hệ số khả năng

thanh toán hiện thời –current ratio cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn được bù

đắp bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn, vì vậy đây là chỉ tiêu phản ánhtổng quát nhất khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán nợ ngắnhạn cho DN

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = tài sản ngắn hạnnợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng các khoản nợ ngắn hạn sẽđược thanh toán kịp thời.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn < 1là tài sản ngắn hạn không đủbù đắp cho nợ ngắn hạn (vốn hoạt động thuần)

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = 1 thể hiện tài sản ngắn hạn vừađủ bù đắp các khoản nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp và doanh nghiệp có khảnăng thanh toán nợ ngắn hạn, tuy nhiên trong thực tế, nếu chỉ tiêu này ở mức1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cũng vẫn rất mongmanh.

Trang 20

Tỷ số thanh khoản nhanh =Giá trị tài sản lưu động - Giá trị hàng tồn khoGiá trị nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu cơng ty có đủ các tài sản ngắn hạnđể trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho haykhông Tỷ số này phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh tốn hiện hành Mộtdoanh nghiệp có tỷ số thanh tốn nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hồntrả các khoản nợ ngắn hạn nên ta cần lưu ý điều này

Nếu tỷ số này nhỏ hơn hẳn so với tỷ số thanh tốn hiện hành thì điều đócó nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàngtồn kho

Khả năng sinh lời của hàng tồn kho

Khả năng sinh lời của hàng tồn kho = lợinhuận tr ướ c thuế (sau thuế )

hàng tồnkho bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng hàng tồn kho sẽ tạo ra được bao nhiêuđồng lợi nhuận trước thuế hay sau thuế.

Hệ số này lớn thể hiện công ty có mức lợi nhuận cao và có mức tồn khothấp, thể hiện công ty đang làm ăn tốt Ngược lại, khi mức tồn kho lớn, mà lợinhuận thấp, cho thấy tình hình kinh doanh của cơng ty đang bị trì trệ, mứcsinh lời của hàng tồn kho rất thấp.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị hàng tồn kho củacông ty

- Các nhân tố khách quan.

- Môi trường kinh tế

Trang 21

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): GDP tác động đến nhu cầu của gia đình,

doanh nghiệp, Nhà nước, tức là GDP đã tác chi phối và làm thay đổi quyết địnhtiêu dùng trong từng thời kỳ nhất định Vì vậy, doanh nghiệp cần dựa theo GDPvà tình hình thực tế để đưa ra các giải pháp, các chính sách về mức dự trữ hàngtồn kho trong từng thời kỳ nhất định để tránh ứ đọng hàng hóa hay tích trữ qnhiều, và tránh tình trạng thiếu hàng hóa.

Yếu tố lạm phát: lạm phát ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của người tiêu

dùng Khi lạm phát xảy ra thì giá cả là vấn đề được nhiều người tiêu dùng quantâm nhất Thông thường khi lạm phát tăng sẽ kéo theo sự tăng giá, mà đối với mặthàng là ô tô thì lạm phát có ảnh hưởng rất lớn, nó làm tăng giá, mà giá trị của tiềnlại giảm, làm cho người tiêu dùng hoang mang, và họ không dám bỏ một số tiềnlớn để mua hàng Vì vậy, để quản trị tốt hàng tồn kho thì các nhà quản trị cần phảicó chính sách ổn định giá cả, phải kết nối giữa nhà cung cấp, phân phối một cáchhợp lý Để tránh tồn đọng hàng hóa quá nhiều làm tăng các chi phí tồn kho.

- Mơi trường chính sách – pháp luật

Chính sách pháp luật có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, cũng nhưcông tác quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp Cơ quan nhà nước ở trungương và địa phương đều có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và dự trữ củadoanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp đều có cơ quan Nhà nước và chính quntheo dõi, kiểm tra giám sát mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.Một nhà quản trị giỏi cần phải thơng qua các cơ quan nhà nước để biết đượccác chính sách mới của chính phủ đối với lĩnh vực mình đang hoạt động hoặctận dụng các mối quan hệ quen biết của họ, giúp doanh nghiệp có thể tìmkiếm những nguồn hàng tốt, đảm bảo được mục tiêu của mình.

Trang 22

- Mơi trường văn hóa – xã hội

Mơi trường văn hóa – xã hội bao gồm các yếu tố tác động đến hoạt độngquản trị hàng tồn kho như: văn hóa, tơn giáo Văn hóa, tơn giáo bao gồm cácphong tục, tập quán, lối sống… ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của mọi người.Nó chi phối những nhu cầu về chủng loại chất lượng và kiểu dáng hàng hóa Vìvậy, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường về nhu cầu, phong tục, lối sống củakhách hàng để tiến hành nhập hàng, phân phối hàng hóa đúng nơi

Văn hóa xã hội cũng ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường Mục đích tồnkho nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất là để đảm bảo cung ứng bìnhthường, liên tục đáp ứng nhu cầu sản xuất Do vậy, nhu cầu của sản xuất thịtrường có ảnh hưởng lớn đến số lượng, chủng loại của hàng tồn kho Cụ thể:

- Vào các ngày lễ tết, nhu cầu hàng tiêu dùng tăng lên đáng kể, vì thế sốlượng, chủng loại hàng tồn kho cũng tăng lên.

- Nhu cầu thị trường xe ơ tơ, xe chun dụng ở nơi có giao thơng vận tảitốt khác nơi có nhiều đồi núi, hiểm trở

- Khả năng cung ứng của các nhà cung cấp

Nhà cung cấp là người cung ứng nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuấtcủa doanh nghiệp Nhà quản trị phải theo dõi giá cả của các mặt hàng mà nhàcung ứng cung cấp, để điều chỉnh giá cả hợp lý, và có thể chọn ra nhà cungứng tốt nhất cho mình Nếu trên thị trường có nhiều nhà cung cấp, nhà cungcấp có khả năng cung ứng đều đặn, kịp thời theo điều kiện kinh doanh củadanh nghiệp thì không cần đến tồn kho nhiều và ngược lại.

- Khách hàng

Trang 23

phải nắm bắt được tâm lý và nhu cầu của khách hàng để đưa ra được nhữngchiến lược hợp lý Trong quản trị hàng tồn kho, nhà quản trị cũng phải phântích các nhân tố về khách hàng, để đưa ra chiến lược nhập hàng hợp lý về sốlượng cũng như chất lượng, mẫu mã; các mức tồn kho sao cho hợp lý để tránhthiếu hàng hóa khi nhu cầu của khách hàng tăng cao, cũng như khi thị trườngbão hịa thì phải có mức tồn kho hợp lý để tránh tồn đọng nhiều, gia tăng cácchi phí tồn kho.

- Các nhân tố chủ quan

- Hệ thống và chu kỳ vận chuyển của hàng tồn kho trong cơng ty

Đây là một nhân tố cần tính đến khi xác định nhu cầu tồn kho nguyên vậtliệu Bởi lẽ nếu một doanh nghiệp nằm trong khu vực có điều kiện vậnchuyển khó khan hiểm trở thì phải tính tốn lượng hàng tồn kho như thế nàođó để hạn chế việc đi lại, không thể vận chuyển mua bán thường xuyên nhưcác doanh nghiệp khác được Nếu không doanh nghiệp sẽ bị động trong hoạtđộng kinh doanh của mình Tuy nhiên, với sự phát triển của hệ thống giaothơng vận tải nói chung và các phương tiện vận chuyển nói riêng như hiệnnhay đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác vận chuyển hàng hóa từ nơisản xuất đến nơi tiêu thụ, từ kho của công ty đến các cửa hàng … giảm bớt trởngại trong giao nhận, vận chuyển, rút ngắn thời gian giao hàng hóa, góp phầnđảm bảo chất lượng hàng hóa lưu thơng, tăng hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp.

- Quy mô kinh doanh

Trang 24

hàng hóa trong kho, vì điều đó cũng có nghĩa rằng họ đang chon vốn củamình, điều kiện để xoay trở vốn dưới dạng hàng hóa sẽ khó khan hơn so vớivốn dưới dạng tiền tệ Hay như một doanh nghiệp có điều kiện về kho dự trữhàng hóa không tốt, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình bảoquản sẽ làm tăng thiệt hại do hàng tồn bị hư hỏng…

- Vốn

Vốn là điều kiện tiền đề vật chất cho mọi hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp đặc biệt là trong dự trữ hàng hóa Đây là nhân tố quan trọng ảnhhưởng đến công tác dự trữ và đầu tư các thiết bị máy móc phục vụ cho quảnlý hàng tồn kho Khi có vơn đầy đủ thì mọi hoặt động mua hàng được tiếnhành nhanh chóng và thuận lới, tránh tình trạng kéo dài thời gian mua hàng vàgiảm được chi phí trong khâu thu mua Mặt khác đảm bảo tiền vốn cho doanhnghiệp, giúp doanh nghiệp chớp được các thời cơ kinh doanh Nhà quản trịln phải cân nhắc quy mơ hàng hóa dự trữ sao cho phù hợp tình hình vốncủa doanh nghiệp.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật

Trang 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNGTY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ Ô TÔ VIỆT NGUYÊN.

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ ơtơ Việt Ngun.

2.1.1 Giới thiệu chung.

CƠNG TY THNN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ Ơ TƠ VIỆTNGUN có địa chỉ trụ sở chính: Số 57 + 59, đường Nguyễn Văn Cừ,Phường Ngọc Lâm, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Loạihình kinh doanh của cơng ty là: Cơng ty Thương mại và Dịch vụ.

Cơng ty có tầm nhìn: Là một cơng ty mới thành lập, kinh doanh chủ yếulà buôn bán các loại ô tô và xe có động cơ khác, đồng thời cịn có các dịch vụchuyển phát nhanh hàng hóa; đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa; bn bán điệnthoại di động, hàng may mặc, giầy dép, mỹ phẩm; bn bán máy móc, thiết bịvăn phịng… cơng ty mong muốn trở thành cơng ty cung cấp dịch vụ ơ tơ cóuy tín và được tin tưởng ở Việt Nam.

Với sứ mạng: Là một công ty kinh doanh về thương mại và dịch vụ ôtô, công ty mong muốn là một công ty cung cấp các dịch vụ tốt nhất, mọi hoạtđộng của công ty luôn hướng đến thỏa mãn khách hàng, không ngừng cải tiếnđể nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Công ty TNHH TM&DV ô tô Việt Nguyên là công ty mới thành lập,công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nhập khẩu ô tô và bán trong nước vàcung cấp các dịch vụ ô tô

Các loại hàng hóa mà công ty buôn bán đạt chất lượng cao nhằm phụcvụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của thị trường.

Trang 26

Thực hiện ký kết các hợp đồng kinh tế trong phạm vi pháp luật cho phép.Thực hiện nghĩa vụ giao nộp ngân sách đối với người lao động theo quyđinh của bộ luật lao động và của cơ quan quản lý nhà nước.

Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất và tinh thầncho các cán bộ công nhân viên.

Bộ máy quản lý của công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ ô tôViệt Nguyên

Trang 27

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức cũng như quy mô, công ty đã tổ chức bộmáy quản lý tương đối phù hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo và kiểmtra.Mỗi bộ phận phòng ban đều cố gắng thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụcủa mình, và khi cần thiết họ phối hợp với nhau để đem lại hiệu quả cao nhấtcho công ty.

2.1.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn của cơng ty TNHH Thương mạivà Dịch vụ ô tô Việt Nguyên giai đoạn 2011-2013.

Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn của công ty TNHH ThươngMại và Dịch Vụ ô tô Việt Nguyên, giai đoạn 2011-2013.

Đơn vị: triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm

2012Năm2013Chênhlệch2012/2011 (%)Chênhlệch2013/2012 (%)Tài sản ngắn hạn 5.308,4 4.888,9 2.972,3 -8 -39,20Tài sản dài hạn 132,1 208,8 285,4 58,06 36,69Tổng tài sản 5.440,5 5.097,7 3.257,7 -6,30 -36,09Nợ phải trả 1.326,2 1.625,1 305,3 22,54 -81,21Vốn chủ sở hữu 4.114,3 3.472,6 2.952,4 -15,60 -15Tổng nguồn vốn 5.440,5 5.097,7 3.257,7 -6,30 -36,09(Nguồn: Phòng kế toán)

Trang 28

Từ năm 2011 đến năm 2013 cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty vẫnchiếm ưu thế cao hơn rất nhiều so với tài sản dài hạn Ta thấy cơ cấu này làhợp lý vì hình thức hoạt động của cơng ty chủ yếu là thương mại và dịch vụ,nên chính sách trung lập vốn vào tài sản ngắn hạn giúp cho quá trình hoạtđộng kinh doanh và mở rộng quy mơ ngành nghề được thuận lợi Hơn nữa đốivới công ty kinh doanh thương mại cơ cấu tài sản ngắn hạn lớn hơn tài sản dàihạn là cần thiết, điều này giúp cho cơng ty linh hoạt hơn trong lĩnh vực thanhtốn hay đầu cơ lúc hàng hóa giảm để mua vào.

Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn của công ty bao gồm: tiền và các

khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, hang tồn kho Trong đó hang tồnkho của công ty chiếm tỷ trọng nhiều nhất Qua bảng 2.1 trên ta thấy tài sảnngắn hạn của công ty đang giảm dần qua các năm Sự giảm này là do công tygiảm mạnh hàng tồn kho so với sự tăng lên không đáng kể của tiền mặt Sựgiảm hàng tồn kho là do chính sách của cơng ty có nhiều thay đổi, tuy nhiêncác nhà quản lý của công ty cũng cần phải cân nhắc vì ln có sự đánh đổigiữa rủi ro và lợi nhuận.

Nợ phải trả: Nợ phải trả của công ty bao gồm nợ ngắn hạn, vay ngắn

hạn, thuế và các khoản phải nộp nhà nước Nợ phải trả từ năm 2011-2012tăng lên là do tăng nợ ngắn hạn và vay ngắn hạn, đồng thời giảm thuế và cáckhoản phải nộp Đến năm 2013 nợ phải trả giảm mạnh so với năm 2012, điềunày là do lượng hàng tồn kho của công ty giảm mạnh – công ty bán đượchàng, trả được các khoản nợ ngắn hạn, và cũng là do nguồn vốn tự có củacơng ty tăng lên

Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu đang giảm dần qua các năm, nhưng cơ

cấu của chúng trong tổng nguồn vốn lại tăng qua các năm Điều này là do cáckhoản lợi nhuận chưa phân phối đang giảm, đồng thời các khoản thuế và cáckhoản chi phí hoạt động lại tăng lên.

Trang 29

đầu tư kém lợi nhuận không hiệu quả Và công ty đang làm ăn tốt hơn so vớicác năm cũ.

2.1.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty TNHHThương mại và Dịch vụ ô tô Việt Nguyên giai đoạn 2011-2013.

Bảng 2.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh rút gọn củacông ty TNHH thương mại và dịch vụ Việt Nguyên, giai đoạn 2011-2013.

Đơn vị: Triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011(%) 2013/2012(%)

Trang 30

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh rút gọn của công tyTNHH Thương mại và Dịch vụ ô tô Việt Nguyên giai đoạn 2011-2013.

Qua biểu đồ trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty cónhiều biến động Cụ thể là:

Từ năm 2011-2013, tình hình kinh doanh khó khăn do ảnh hưởng củakhủng hoảng kinh tế kéo dài, nhu cầu mua sản phẩm từ người tiêu dùng giảmđi đáng kể Tình hình kinh doanh của Việt Ngun cũng ít nhiều ảnh hưởngvà cạnh tranh khó khăn với các đối thủ cạnh tranh lớn Tuy nhiên công ty vẫnđạt được những kết quả kinh doanh rất khả quan do.

Doanh thu: tăng qua các năm, chủ yếu là tăng doanh số bán ô tô và cungcấp dịch vụ trong nước, cũng như cho thuê ô tô đối với khách hàng, đi kèmvới chính sách hợp lý của lãnh đạo cơng ty

Giá vốn hàng bán của công ty: qua các năm tăng nhẹ qua các năm vàtăng mạnh nhất vào năm 2013 là do: Bên cạnh sự tăng lên của doanh thu,công ty đang đối mặt với tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát tăng, dẫn đếnđầu vào của các sản phẩm tăng Vì vậy cơng ty cần chú trọng quản lý giá cảcủa đầu vào, đồng thời tìm thêm các nhà cung cấp mới để đảm bảo nguồnhàng, cũng như hạ thấp chi phí có thể.

Chi phí : thay đổi đáng kể qua các năm từ năm 2011-2012 giảm, từ năm2012-2013 tăng là do: năm 2012 công ty đã tổ chức quản lý tốt tổ chức bộmáy của công ty, dẫn đến giảm được chi phí Tuy nhiên đến năm 2013 chi phínày lại tăng, đó là do cơng ty đang tiến hành mở rộng kinh doanh, đòi hỏi sựquản lý rộng rãi và kiểm soát chặt chẽ hơn để tránh gây tổn thất, lãng phí.

Trang 31

nên quá chủ quan, mà phải cần tiếp tục cố gắng phát huy tốt kết quả này, vànên có các chính sách phù hợp để giảm thêm chi phí.

Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng qua các năm nguyên nhân chính doTổng doanh thu tăng mạnh hơn tổng chi phí tăng Bên cạnh đó là các chínhsách tận dụng tốt nguồn tiền của công ty, đi ngược lại với thị trường ô tôtrong nước, giúp công ty làm ăn tốt.

Qua việc phân tích trên ta thấy tuy cơng ty ln có doanh thu, lợi nhuậnđạt mức dương, nhưng so sánh giữa các năm thì tuy doanh thu có tăng lên,nhưng kèm theo đó là các chi phí cũng tăng theo Vì vậy, cơng ty cần cónhững chính sách phù hợp để giảm thiểu các khoản chi phí và tăng doanh thu,lợi nhuận của công ty lên hơn nữa Đồng thời cơng ty cũng nên có chính sáchkhuyến khích thanh toán của người bán để tận dụng nguồn tiền một cáchhợplý.

2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu.

Trong quá trình thực tập tại công ty, bản thân e cũng đã tìm hiểu về quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và lựa chọn đề tài quản trịhàng tồn kho của công ty để nghiên cứu Em đã thu thập được các dữ liệu củacông ty trong giai đoạn 2011-2013 như: báo cáo tài chính của cơng ty, báocáo kết quả hoạt động kinh doanh, cơ cấu hàng tồn kho của công ty và nhữngtài liệu liên quan đến công tác quản trị hàng tồn kho của công ty.

Sau khi thu thập được các dữ liệu thứ cấp như các báo cáo về tình hìnhtài sản – nguồn vốn, về tình hình kinh doanh của cơng ty, sẽ tiến hành thốngkê các số liệu có liên quan tới hoạt động quản trị hàng tồn kho như: hàng tồnkho, tài sản ngắn hạn, tổng tài sản, doanh thu, chi phí, lợi nhuận…

Các số liệu sau khi được thống kê sẽ được kết hợp với các lý luận đã nêuở chương 1 để đưa ra những phân tích, nhận xét về hoạt động quản trị hàngtồn kho của công ty, phân tích thực trạng quản trị hàng tồn kho của công ty.

Trang 32

tại và nguyên nhân của nó, từ đó làm cơ sở đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho của cơng ty.

2.3 Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị hàng tồn kho của côngty TNHH Thương mại và Dịch vụ ô tô Việt Nguyên giai đoạn 2011-2013.

2.3.1 Tình hình hàng tồn kho của cơng ty

Đối với doanh nghiệp, hàng tồn kho đóng vai trị quan trọng trong côngtác hoạch định mục tiêu phát triển của doanh nghiệp Đối với công ty TNHHThương mại và Dịch vụ ơ tơ Việt Ngun thì lượng hàng tồn kho của cơng tycịn thể hiện sự tăng trưởng và phát triển của chính cơng ty.

Bảng 2.3: Bảng cơ cấu hàng tồn kho trong tổng tài sản của công ty TNHHThương mại và Dịch vụ ô tô Việt Nguyên giai đọan 2011-2013.

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Sô tiền Tỉ trọng(%) Số tiềnTỉ trọng(%) Số tiềnTỉ trọng(%)Tổng tài sản 5.440,5 100 5.097,7 100 3.257,7 100Tài sản ngắn hạn 5.308,4 97 4.888,9 96 2.972,3 91Hàng tồn kho 2.895,8 53 2.144,2 42 1.029,9 32 (Trích nguồn: Phịng kế toán)

Trang 33

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ biến động hàng tồn kho trong tổng tài sản của công tygiai đoạn 2011-2013.

Qua bảng trên ta thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tàisản của công ty Qua đó thấy được quản trị hàng tồn kho rất quan trọng đốivới doanh nghiệp Hàng tồn kho của công ty đang giảm dần qua các năm,năm 2011 là chiếm 53% trong tổng tài sản, đến năm 2012 giảm còn 42% vàđến năm 2013 giảm xuống còn 32%, hàng tồn kho này giảm do công ty đãđưa ra nhiều chính sách thích hợp, kích thích việc đẩy mạnh hàng hóa ra khỏikho và cũng là do cơng ty đã có những thay đổi trong các chính sách về nhậphàng Hàng tồn kho chủ yếu của công ty là ô tơ Sở dĩ sự giảm hàng tồn kho làdo chính sách của cơng ty có nhiều sự thay đổi, tuy nhiên các nhà quản lý củacông ty cũng cần phải cân nhắc vì ln có sự đánh đổi giữa rủi ro và lợinhuận Lượng hàng tồn kho của công ty khơng đủ cũng có thể khiến cơng tymất đi doanh thu, mất đi khách hàng vì khơng đáp ứng đủ được nhu cầu.Nhưng có quá nhiều hàng tồn kho cũng khơng tốt vì nó có thể gia tăng nhiềuchi phí như chi phí kho bãi, chi phí bảo dưỡng… Do đó các nhà quản trị củacơng ty cần có chính sách giúp duy trì mức độ tồn kho phù hợp với tình hìnhcủa cơng ty, phù hợp với tình hình thị trường.

2.3.2 Quy trình quản trị hàng tồn kho của công ty

Hiện tại công ty chưa chưa sử dụng mô hình quản trị hàng tồn kho Cácquyết định dự trữ hàng hóa của cơng ty phụ thuộc vào các đơn đặt hàng cũngnhư nghiên cứu các yêu cầu của thị trường.

a Quản trị mua hàng.

Trang 34

phiếu yêu cầu mua hàng và chuyển cho Giám Đốc ký duyệt Việc đặt hàngcủa cơng ty có thể được thực hiện qua điện thoại hoặc đơn đặt hàng.

Đối với việc đặt hàng qua điện thoại, vì khơng có chứng từ ban đầuluôn chuyển giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp nên tiềm ẩn khơng ít rủi ronhư hàng hóa nhận được không đúng yêu cầu về mẫu mã, quy cách, chủngloại… và các điều kiện giữa hai bên như thời gian giao hàng, thời gian thanhtốn và các chi phí có liên quan đến q trình bốc dỡ, vận chuyển Tuy nhiên,cách thức này lại tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp Chính vìvậy, để khắc phục những hạn chế trên, công ty chỉ sử dụng cách thức này khinhà cung cấp là đối tác lâu dài, tin cậy và hàng hóa đặt mua khơng phức tạpvề mặt kỹ thuật… Đến thời điểm nhận hàng, nhà cung cấp sẽ chuyển hàngđến tận nơi cho doanh nghiệp.thủ kho kiểm tra và đối chiếu với phiếu muahàng, sau đó tiến hành nhập kho hàng hóa, lập phiếu nhập kho và chuyểnchứng từ mua hàng cho kế toán để hạch toán.

Đối với trường hợp lập đơn đặt hàng để gửi cho nhà cung cấp, thườnglà những đơn có giá trị lớn, hàng hóa phức tạp về mặt kỹ thuật như các loại xecontainer, ô tô, xe máy, xe chuyên dụng… khi có nhu cầu, phịng kinh doanhsẽ lập đơn, ghi rõ chủng loại, số lượng, chất lượng, mẫu mã, quy cách hànghóa, giá cả, phương thức vận chuyển, thời gian, địa điểm nhận hàng, tên vàđịa chỉ nhà cung cấp… và trình lên giám đốc ký duyệt Đơn đặt hàng được lậpthành hai bản: một bản gửi tới nhà cung cấp, một bản để lưu lại tại phòngkinh doanh Đến thời hạn giao hàng đã ký kết trong hợp đồng, nhà cung cấpsẽ vận chuyển hàng đến tại kho cho doanh nghiệp Công ty cử người kiểm travà nhận hàng khi hàng hóa được giao đúng tiêu chuẩn như trên hợp đồng.Sauđó, kế tốn sẽ tiến hành hạch tốn cho lô hàng.

Trang 35

Khi hàng về đến kho, thủ kho kiểm tra sự khớp đúng giữa số hàng thựcnhận với số hàng trong đơn đặt hàng và nhập phiếu nhập kho, gồm 2 liên:Liên 1 lưu tại kho, liên 2 chuyển lên phịng kế tốn cùng với GTGT do bênbán chuyển đến, hóa đơn vận chuyển (nếu có) Kế tốn đối chiếu hàng hóagiữa hóa đơn và phiếu nhập kho để tiến hành hạch toán nghiệp vụ.

Biện pháp quản trị từng loại hàng tồn kho trong công ty: Đối với các loạixe (ô tô, container, xe chuyên dụng…).

Do có giá trị hàng lớn, nên trước khi nhập kho thì phải có cán bộ amhiểu về mặt hàng để kiểm tra chất lượng, mẫu mã, sau đó mới tiến hành nhậpkho.

Số lượng nhập hàng không lớn, thường nhập hàng về dựa trên đơn đặthàng của khách hàng.

Cơ sở vật chất tốt: có các thiết bị phịng cháy chữa cháy, huấn luyện, đàotạo nhân viên cách bảo quản, phòng cháy chữa cháy khi có hỏa hoạn xảy ra.

Nhân viên trơng coi, quản lý kho có phẩm chất tốt, bảo vệ được tài sảncủa doanh nghiệp.

2.3.3 Đánh giá hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho của công ty

2.3.3.1 Đối với việc lập kế hoạch tồn kho của công ty.

Trang 36

Công ty đưa ra quy mô tồn kho chỉ dựa vào lượng hàng tồn kho vàlượng bán ra của kỳ trước, ít có sự tìm hiểu về thị trường nên quy mô tồn khođưa ra là chưa phù hợp.

Về cơng tác tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp: cơng ty ln đánh giámức tín nhiệm của nhà cung cấp qua các mặt như: khả năng tài chính của nhàcung cấp, nhãn hiệu sản phẩm, uy tín trên thị trường trong và ngồi nước củanhà cung cấp… Tuy nhiên, công tác mua hàng của công ty chủ yếu dựa trênmối quan hệ làm ăn lâu dài, những nhà cung cấp truyền thống Việc này mangđến ưu thế cho công ty về giá, được ưu tiên mua hàng Tuy nhiên cũng gặpphải khơng ít khó khăn như dễ bị ép giá do chỉ mua của một nhà cung cấp.

Về cơng tác tính giá trị tồn kho và hoạch định chi phí: cơng ty áp dụngphương pháp nhập trước xuất trước để tính giá trị hàng tồn kho Phương phápnày giúp cho cơng ty có thể tính ngay được giá trị sản phẩm xuất kho từnglần, do vậy đảm bảo cung cấp cho việc quản lý Tuy nhiên, do thị trường biếnđộng, giá cả sản phẩm cũng thay đổi, việc ghi chép theo phương pháp này làmcho doanh thu khơng phù hợp với những khoản chi phí hiện tại.

2.3.3.2 Đối với việc thực hiện kế hoạch tồn kho

Về cơng tác xuất – nhập kho hàng hóa: vì hàng hóa của cơng ty chủ yếulà ơ tơ, số lượng thì ít nhưng giá trị thì lại rất lớn nên công ty rất chú trọng vàlàm khá tốt công tác này Công ty thường xuyên theo dõi và kiểm tra việcgiao hàng, nhập hàng vào kho về số lượng, thời điểm và các điều kiện trongmua hàng rất cụ thể.

Trang 37

tra, bảo dưỡng sản phẩm Các công tác này cho thấy công ty đặc biệt quantâm đến chất lượng sản phẩm, tạo được uy tín trên thị trường.

Trang 38

Bảng 2.4: Bảng đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn kho của công tyTNHH Thương mại và Dịch vụ ô tô Việt Nguyên giai đoạn 2011-2013.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêuNăm 2011Năm 2012Năm 20132012/2011(%)2013/2012(%)

Doanh thu 12.125,6 13.428,3 14.944,4 10,7 11,3Giá vốn hàng bán 7.382,8 7.527,4 8.190,1 2 8,8Tồn kho đầu kỳ 2.895,8 2.144,2 -26Tồn kho cuối kỳ 2.895,8 2.144,2 1.029,9 -26 -52Tồn kho trung bìnhnăm 1.447,9 2.520 1.587,1 74 -37Hệ số vòng quayHàng tồn kho (lần) 5,1 3 5,2 -41,2 73,3Số ngày bình qncủa 1 vịng quayhàng tồn kho (ngày) 71 120 69 70 -42,3(Nguồn: Phòng kế tốn)

Qua bảng phân tích các chỉ tiêu hàng tồn kho ta có thể thấy:

Trang 39

Mức tăng hay giảm của doanh thu (hay giá vốn hàng bán) và của hàngtồn kho ảnh hưởng đến hệ số vịng quay hàng tồn kho của cơng ty Khi doanhthu tăng (mức tồn kho khơng đổi) làm cho số vịng quay này tăng theo, tức làmức độ tiêu thụ hàng của doanh nghiệp tăng Ngược lại, khi doanh thu giảm(mức tồn kho khơng đổi) thì số vịng quay hàng tồn kho sẽ giảm, cho thấymức tiêu thụ hàng của doanh nghiệp đang báo động, doanh nghiệp cần cóbiện pháp khắc phục tình trạng này.

Khi doanh thu hay giá vốn hàng bán không biến động, mà mức tồn khotăng qua các năm, cho thấy doanh nghiệp kinh doanh đang bị trì trễ, cần phảicó biện pháp khắc phục tình trạng này.

Số ngày bình qn của vịng quay hàng tồn kho cũng khác nhau rất lớngiữa các năm Năm 2011 có số ngày bình qn của một vịng quay là 70 ngày,tức là cứ bình quân 70 ngày thì doanh nghiệp bán hết lượng hàng hóa trongkho và nhập lượng hàng mới về Năm 2012, với mức tồn kho trung bình khácao nên trung bình cứ 120 ngày thì doanh nghiệp tiêu thụ hết lượng hàng tồnkho và nhập hàng mới Tương tự, năm 2013 cứ trung bình 70 ngày cơng tytiêu thụ hết lượng hàng trong kho và tiến hành đặt hàng mới.

Nhìn chung tốc độ vịng quay hàng tồn kho trong công ty khá chậm Tuynhiên, là một công ty kinh doanh về thương mại và dịch vụ ô tô, thì đây cũngkhơng phải là điều ngạc nhiên.Trong tình hình kinh tế thị trường khó khan,nhu cầu của khách hàng cũng hạn chế, các sản phẩm của công ty lại có giáthành cao nên tốc độ tiêu thụ hàng hóa trung bình trong năm là chậm.

Trang 40

Thông thường với tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối quan ngại ítnhiều đối với các nhà đầu tư, do tính chất tồn lâu, chơn vốn, chi phí phát sinhthêm của nó, hay nói cách khác, nếu để hàng tồn kho q lâu thì nó sẽ ảnhhưởng khơng tốt tới quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, do doanh nghiệpsẽ phải tốn chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hay cải tiến hàng hư hỏng Do vậy,doanh nghiệp cần có phương pháp kinh doanh đổi mới, có chính sách bánhàng hữu dụng hơn, để cải thiện tình hình quản trị hàng tồn kho tốt hơn.

Bảng 2.5: Bảng đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năngthanh tốn nhanh của cơng ty giai đoạn 2011-2013.

Đơn vị: Triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2011Năm 2012Năm 20132012/20112013/2012

Tài sản ngắn hạn5.308,44.888,92.972,3-8%-39,20%

Hàng tồn kho 2.895,8 2.144,2 1.029,9 -26% -52%Nợ ngắn hạn 1.326,2 1.625,1 987,2 22,5% -39,3%Khả năng thanh toán

ngắn hạn (lần)

4 3 3 -25% 0Khả năng thanh toán

nhanh(lần)

1,8 1,7 1,9 -5,6% 11.8%

(Nguồn: Phòng kế toán)

Ngày đăng: 16/02/2023, 09:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN