“Nhữngnhàbăngyếukémđãđược
kiểm soát”
tái cấu trúc ngân hàng được tiến hành toàn diện trên các mặt về tài chính,
hoạt động và quản trị với lộ trình phù hợp với từng ngân hàng. Mọi tổ chức
tín dụng đều phải xây dựng phương án cơ cấu lại để báo cáo Ngân hàng Nhà
nước và chịu sự giám sát thực hiện.
Ông Bình cho biết, nguyên tắc xử lý các tổ chức tín dụng yếukém về cơ bản
theo trình tự trước hết bảo đảm khả năng chi trả của nhà băng, áp dụng các
biện pháp kiểm soát, giám sát thích hợp, thực hiện sáp nhập, hợp nhất tự
nguyện hoặc bắt buộc (khi cần thiết) và cơ cấu lại tài chính, quản trị, hoạt
động. Theo đó, một số giải pháp sẽ được triển khai như, tăng tính minh bạch
trong hoạt động ngân hàng thông qua việc áp dụng cơ chế mới về công bố
thông tin; đẩy mạnh niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần
trên thị trường chứng khoán; tăng tính đại chúng.
Ngoài ra, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước là cổ đông hoặc có
vốn góp tại các tổ chức tín dụng phải có kế hoạch thoái vốn đầu tư và chấm
dứt kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng; hạn chế sự chi phối, thao túng của
cổ đông lớn đối với ngân hàng thương mại cổ phần. Song song đó phải nâng
cao các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản trị, kinh nghiệm công tác và
trình độ chuyên môn đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt của
các ngân hàng. Cuối cùng là triển khai các quy trình, chính sách kinh doanh
nội bộ lành mạnh.
Một số tổ chức tín dụng đã và đang tiến hành sáp nhập, hợp nhất theo
nguyên tắc tự nguyện, đồng thời triển khai các giải pháp cơ cấu lại tài chính,
hoạt động và quản trị sau sáp nhập, hợp nhất.
Trong tương lai gần, thị trường sẽ tiếp tục chứng kiến các giao dịch sáp
nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng trên cơ sở tự nguyện với sự
giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước. Ông Bình cũng tin tưởng rằng,
chủ trương cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng sẽ đạt được mục tiêu đã
đề ra. Hệ thống các tổ chức tín dụng ngày càng hoạt động an toàn, hiệu quả
và bền vững hơn nhằm góp phần thiết thực vào thực hiện tái cấu trúc nền
kinh tế.
Trong khi đó, theo một chuyên gia tài chính - ngân hàng, sở dĩ các nhàbăng
khó có thể cắt giảm thêm chi phí đầu vào so với trần huy động 12%/năm, dù
trần lãi suất cho vay ra được chính thức áp dụng 15%/năm, là do lãi suất tiết
kiệm đang dần mất tính hấp dẫn đối với người dân. Khi TTCK đang có dấu
hiệu hồi phục, bất động sản giảm xuống mức phù hợp và vàng được xem là
kênh đầu tư an toàn thì kênh tiết kiệm sẽ giảm dần vị thế.
Lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng gần đây cũng liên tục giảm
mạnh, kể cả với kỳ hạn ngắn (1 tháng), lãi suất cho vay giữa các ngân hàng
chỉ còn 5%/năm. Nhưng theo lãnh đạo một nhàbăng lớn, khó có thể kiếm
được lợi nhuận từ việc kinh doanh vốn trên thị trường liên ngân hàng trong
bối cảnh hiện nay. Điều này dẫn đến tình trạng nguồn vốn khả dụng tiếp tục
dôi dư, song không thể đẩy mạnh cho vay ra khi DN ngại gõ cửa ngân hàng.
Còn đối với cá nhân, dù các nhàbăngđã ra sức tiếp thị vốn vay, hỗ trợ
khách hàng có nhu cầu về nhà ở, nhưng với mức lãi suất 17 - 18%/năm hiện
nay, đa số khách hàng cá nhân cũng đều e ngại.
. “Những nhà băng yếu kém đã được kiểm soát” tái cấu trúc ngân hàng được tiến hành toàn diện trên các mặt về tài chính, hoạt động. Ngân hàng Nhà nước và chịu sự giám sát thực hiện. Ông Bình cho biết, nguyên tắc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém về cơ bản theo trình tự trước hết bảo đảm khả năng chi trả của nhà băng, áp. ra khi DN ngại gõ cửa ngân hàng. Còn đối với cá nhân, dù các nhà băng đã ra sức tiếp thị vốn vay, hỗ trợ khách hàng có nhu cầu về nhà ở, nhưng với mức lãi suất 17 - 18%/năm hiện nay, đa số khách