Ngânhàng:rủiromangtiềnđổilấygiấy
Khi cho vay mà tài sản bảo đảm là hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm do ngân hàng
khác phát hành, ngân hàng cho vay sẽ phải lập một thông báo phong tỏa giấy tờ có
giá và gửi đến ngân hàng phát hành để yêu cầu xác nhận 3 vấn đề: sổ tiết kiệm có
thật hay không; ngân hàng phát hành hiện đã phong tỏa, xác nhận phong tỏa giấy
tờ này chưa và xác nhận sẽ phối hợp, ưu tiên xử lý giấy tờ có giá để thu hồi nợ cho
ngân hàng cho vay. Bởi vậy, để thành công trong thủ đoạn làm giả giấy tờ có giá,
kẻ phạm tội thường nhằm vào việc bỏ sót, lơ là khâu thẩm định nguồn gốc giấy tờ
có giá của ngân hàng cho vay.
Có ngân hàng nhận được hồ sơ đề nghị cho vay vốn của một khách hàng mà tài
sản bảo đảm là hợp đồng tiền gửi tại một ngân hàng khác. Đáng chú ý là khách
hàng đã chuẩn bị sẵn bản xác nhận của ngân hàng phát hành hợp đồng tiền gửi và
giải thích: “nhờ người nhà làm trong ngân hàng chuẩn bị cho nhanh”. Thấy hồ sơ
đầy đủ, ngân hàng cho vay chấp thuận giải ngân mà không kiểm tra lại với ngân
hàng phát hành. Chỉ đến khi nợ quá hạn, tiến hành xử lý tài sản bảo đảm thì ngân
hàng cho vay mới phát hiện ra khách hàng không có hợp đồng tiền gửi tại ngân
hàng bên kia, xác nhận của ngân hàng phát hành là giả.
Một trường hợp khác, lợi dụng thực tế ngân hàng cần huy động vốn và DN có vốn
cần gửi với lãi suất cao, nên một số đối tượng đã lừa đảo cả hai thông qua một
dạng hợp đồng tiền gửi giả rất tinh vi. Đối tượng lừa đảo đóng vai ngân hàng mời
chào DN, đồng thời đóng vai DN muốn gửi vốn ngân hàng. Nội dung giao dịch là
thật, nhưng hợp đồng tiền gửi được ký là giả. Sau đó, DN gửi tiền thật vào ngân
hàng thông qua kênh thanh toán liên ngân hàng, đến hạn ngân hàng trả lại gốc, lãi
trong, lãi ngoài hợp đồng.
Đến lần giao dịch thứ hai, kẻ lừa đảo xuất chiêu trong vai trò DN đề nghị tiếp tục
gửi vốn với điều kiện ngân hàng phải cho vay lách luật dưới hình thức ủy thác đầu
tư cho một bên thứ ba và lập văn bản bảo đảm bằng tiền gửi. Việc gửi vốn sau đó
thực hiện như lần thứ nhất, trong khi DN có tiền không hay biết thông tin trên.
Đến hạn nhận lại tiền, DN đến đòi thì ngân hàng và DN mới phát hiện ra toàn bộ
hợp đồng tiền gửi là giả, mặc dù giao dịch gửi vốn là thật và điều quan trọng nhất,
tài sản bảo đảm đã không cánh mà bay cùng tiền ủy thác của ngân hàng.
Sở dĩ hành vi làm giả giấy tờ của nhóm đối tượng trót lọt có nguyên nhân từ việc
bỏ sót quy trình nghiệp vụ thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng và lách luật
của ngân hàng. Nếu ngân hàng thực hiện giao dịch cho vay với đầy đủ quy trình
thẩm định phương án, mục đích vay, khách hàng, tài sản bảo đảm…, thì sẽ phát
hiện hành vi lừa đảo của nhóm đối tượng nói trên.
Rủiro từ tiền lệ chưa được công nhận
Bên cạnh các vụ giấy tờ giả dẫn đến mất tiền, còn nhiều nguy cơ rình rập hầu bao
của ngân hàng như rủirogiấy tờ có giá không chuyển đổi được thành tiền. Có
ngân hàng cho vay và nhận tài sản bảo đảm là sổ tiết kiệm của ngân hàng khác.
Quy trình, thủ tục đã được thực hiện đầy đủ, ngân hàng phát hành xác nhận ưu tiên
xử lý sổ tiết kiệm cho ngân hàng cho vay. Tuy nhiên, khi khoản nợ quá hạn, ngân
hàng cho vay yêu cầu xử lý sổ tiết kiệm để thu hồi nợ thì ngân hàng phát hành cho
biết, đã xử lý sổ tiết kiệm đó để thu hồi một khoản nợ khác mà khách hàng nợ
chính ngân hàng phát hành.
Vụ việc này khiến các ngân hàng “vỡ” ra nhiều điều. Hóa ra, việc xác nhận vào
thông báo phong tỏa hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm chỉ là thông lệ của giới ngân
hàng và không xuất hiện trong các quy định của pháp luật. Trong vòng 10 năm
qua, các ngân hàng đã xây dựng được tiền lệ khá tốt bằng uy tín của mình và duy
trì hoạt động cho vay với tài sản bảo đảm là số tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi dựa
trên xác nhận của ngân hàng phát hành. Tuy nhiên, khi phát sinh tranh chấp, do
trách nhiệm cụ thể của việc xác nhận phong tỏa này không được pháp luật quy
định, nên về cơ bản, ngân hàng phát hành không có trách nhiệm trả số tiền trong
sổ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi đó cho ngân hàng cho vay
. Ngân hàng: rủi ro mang tiền đổi lấy giấy Khi cho vay mà tài sản bảo đảm là hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm do ngân hàng khác phát hành, ngân hàng cho vay sẽ phải lập. Rủi ro từ tiền lệ chưa được công nhận Bên cạnh các vụ giấy tờ giả dẫn đến mất tiền, còn nhiều nguy cơ rình rập hầu bao của ngân hàng như rủi ro giấy tờ có giá không chuyển đổi được thành tiền. . DN gửi tiền thật vào ngân hàng thông qua kênh thanh toán liên ngân hàng, đến hạn ngân hàng trả lại gốc, lãi trong, lãi ngoài hợp đồng. Đến lần giao dịch thứ hai, kẻ lừa đảo xuất chiêu trong