TIA A Phương pháp giải 1 Tia Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O, còn gọi là một nửa đường thẳng gốc O Khi đọc (hay viết) tên một tia, phải đọc (hay[.]
Trang 1TIA A Phương pháp giải
1 Tia
Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O, còn gọi là một nửa đường thẳng gốc O
Khi đọc (hay viết) tên một tia, phải đọc (hay viết) tên gốc trước
Ví dụ: Tia Ox
Tia Ox khơng bị giới hạn về phía x
2 Hai tia đối nhau
Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành một đường thẳng xy gọi là hai tia đối nhau
Nhận xét: Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau 3 Hai tia trùng nhau
Hai tia trùng nhau có cùng gốc và có một điểm chung khác gốc
Ví dụ: Điểm A thuộc tia Ox thì hai tia Ox và OA trùng nhau
Chú ý: Hai tia không trùng nhau còn được gọi là hai tia phân biệt B Các dạng toán
Dạng 1: Nhận biết tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau
Ví dụ 1: Trên một đường thẳng lấy các điểm A, B, C sao cho điểm B nằm giữa A
Trang 2Lời giải:
Tia BA, BC là hai tia đối nhau Tia AB, AC là hai tia trùng nhau Tia CB, CA là hai tia trùng nhau
Ví dụ 2: Trên tia Ox lấy 2015 điểm khác điểm O Có bao nhiêu tia trùng với tia Ox
trong hình vẽ?
Lời giải:
Trên tia Ox có 2015 điểm khác điểm O thì có 2015 tia trùng với tia Ox
Dạng 2: Nhận biết điểm nằm giữa hai điểm cịn lại
Ví dụ 3: Trên đường thẳng xy lấy điểm O Lấy điểm A trên tia Ox, điểm B trên tia
Oy (A và B khác điểm O)
1 Trong ba điểm O, A và B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
2 Lấy điểm M nằm giữa O và A Giải thích vì sao điểm O nằm giữa hai điểm M và B
Lời giải:
1 Hai tia Ox, Oy đối nhau Điểm A thuộc Ox, điểm B thuộc Oy suy ra hai tia OA, OB đối nhau do đó điểm O nằm giữa hai điểm A và B
2 Điểm M nằm giữa hai điểm O và A nên hai tia OA và OM trùng nhau (1) Mặt khác, hai tia OA và OB đối nhau (2) nên từ (1) và (2) suy ra OM, OB đối nhau
Do đó điểm O nằm giữa hai điểm M và B
C Bài tập tự luyện
Trang 31 Hai tia đối nhau thì nằm trên cùng một đường thẳng 2 Hai tia cùng nằm trên cùng một đường thẳng thì đối nhau 3 Hai tia chung gốc thì trùng nhau
4 Hai tia phân biệt là hai tia khơng có điểm chung
Lời giải:
1 Đúng, do hai tia đối nhau tạo thành một đường thẳng 2 Sai, do thiếu yếu tố chung gốc
3 Sai, do thiếu yếu tố thẳng hàng 4 Sai, có thể chung gốc
Bài 2: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng khẳng định nào sai?
1 Nếu M, N, P thẳng hàng thì hai tia NM và NP đối nhau 2 Nếu M, N, P thẳng hàng thì hai tia MN, MP trùng nhau
3 Hai tia MN và MP đối nhau nếu M, N, P thẳng hàng và M nằm giữa N và P 4 Nếu M, N, P khơng thẳng hàng thì tia PN, PM là hai tia không đối nhau,
cũng không trùng nhau
Lời giải:
1 Sai, do chưa biết được điểm nào nằm giữa trong ba điểm M, N, P 2 Sai, do chưa biết được điểm nào nằm giữa trong ba điểm M, N, P 3 Đúng, theo định nghĩa
4 Đúng, theo định nghĩa
Bài 3:Vẽ đường thẳng xy lấy điểm O bất kì trên xy rồi lấy điểm A thuộc tia Ox,
điểm B thuộc tia Oy
1 Kể các tia đối nhau gốc O 2 Kể các tia trùng nhau gốc A
3 Hai tia Ax, By có là hai tia trùng nhau khơng? Có là hai tia đối nhau khơng? 4 Trong ba điểm A, B, O điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
Trang 41 Tia đối nhau gốc O là: Tia Ox và tia Oy
2 Tia trùng nhau gốc A: Tia AO, tia AB, Tia Ay
3 Tia Ax, tia By không trùng nhau, cũng không đối nhau 4 Trong ba điểm A, B, O điểm O nằm giữa hai điểm A và B
Bài 4: Lấy ba điểm M, N, P không thẳng hàng Vẽ các tia MP, MN
1 Vẽ tia Mx cắt đường thẳng NP tại điểm A nằm giữa N, P
2 Vẽ tia My cắt đường thẳng NP tại điểm B không nằm giữa N, P
Lời giải:
Bạn có thể vẽ hình như sau
Bài 5: Vẽ hình theo các diễn đạt sau:
Vẽ hai tia phân biệt Ox và Oy chung gốc nhưng không đối nhau, không trùng nhau
Vẽ đường thẳng aa cắt hai tia Ox, Oy theo thứ tự tại A, B ( khác điểm O) Vẽ điểm C nằm giữa hai điểm A và B, sau đó vẽ tia OC
Kể tên các tia trong hình vẽ
Lời giải:
Bạn có thể vẽ hình như sau: