BÀi giảng môn học: Kiểm soát ô nhiễm không khí ppt

56 1.7K 13
BÀi giảng môn học: Kiểm soát ô nhiễm không khí ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài giảng môn học Ô Nhiễm Không Khí Lớp Kỹ Thuật Môi Trường TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Môn học: KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Trang 1 Bài giảng môn học Ô Nhiễm Không Khí Lớp Kỹ Thuật Môi Trường Chương 1: KHÍ QUYỂN VÀ SỰ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ I.1.ĐẠI CƯƠNG VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ I.1.1.Đặc điểm của khí quyển Khối lượng của khí quyển vào khoảng 5x10 15 tấn, trong đó 99% nằm lớp dưới 30 km so với mặt đất do sức hút của lực trái đất. Bầu khí quyển thực sự không có giới hạn, tuy nhiên so với chiều dày của Trái Đất (đường kính Trái Đất khoảng 6500 km) thì nó lại như 1 lớp da rất mỏng bao quanh quả đất. I.1.1.1.Cấu trúc khí quyển Khí quyển là lớp không khí trên bề mặt trái đất được chia thành các tầng dựa trên sự biến thiên nhiệt độ theo chiều cao. (Gradien nhiệt độ) - Lớp khí quyển thấp nhất được gọi là tầng đối lưu (troposphere), nằm độ cao từ 0 đến 15 km so với mặt biển. Lớp này được đặc trưng bằng sự giảm nhiệt độ theo chiều cao (6,4 o C/km). Hầu như các hiện tượng khí quyển chi phối đặc điểm thời tiết đều xảy ra trên tầng đối lưu. Trên lớp đối lưu là tropopause, lớp này có đặc điểm là nhiệt độ không đổi theo chiều cao (-55 o C) - Tầng bình lưu (Statosphere) là tầng nằm trên tropopause, cách mặt đất khoảng 15- 50km, được đặc trưng bằng sự tăng nhiệt độ theo chiều cao. Thành phần không khí tại lớp bình lưu giống như thành phần không khí tại mực nước biển. Tuy nhiên, có 2 điểm khác biệt chính là: + Nồng độ hơi nước tại tầng bình lưu thấp hơn từ 1000 đến 10.000 lần (khoảng 2-3 ppm) + Nồng độ ozone cao hơn 1000 lần so với mực nước biển (10ppm). Tầng này có tên gọi là tầng ozone, có vai trò ngăn chặn tia cực tím từ mặt trời xuống trái đất. I.1.1.2.Thành phần không khí sạch-khô Không khí được cấu tạo từ nhiều khí khác nhau, trong đó thành phần chính là khí N 2 chiếm khoảng 78% thể tích, khí O 2 chiếm khoảng 21% thể tích, tiếp theo là Ar, khí CO 2 , ngoài ra còn có 1 số khí khác dạng vết. Trong không khí cũng luôn tồn tại 1 lượng hơi nước không cố định. Nồng độ các khí trong khí quyển thay đổi liên tục theo thời gian, không gian, vị trí địa lý (điều kiện phát thải, phát tán, quá trình sa lắng, biến đổi hoá học ) Bảng 1.1.Thành phần không khí sạch Khí Công thức Thành phần (ppm) Nitơ N 2 780,840 Oxy O 2 209,460 Argon Ar 9,340 Cacbon dioxit CO 2 315 Nêon Ne 18 Hêli He 5,2 Mêtan CH 4 1,0-1,5 Trang 2 Bài giảng môn học Ô Nhiễm Không Khí Lớp Kỹ Thuật Môi Trường Krypton Kr 1,1 Nitơ Oxyt N 2 O 0,5 Hydro H 2 0,5 Xenon Xe 0,08 I.1.2.Ô nhiễm không khí I.1.2.1.Ý nghĩa của không khí Không khí có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người. Trong một ngày một người cần khoảng 1,8-2,5 lít nước uống, 1,4 kg thức ăn nhưng cần một lượng không khí khoảng 14 kg tương đương 12m 3 không khí. Con người có thể không uống 2-4 ngày, không ăn 2 tuần nhưng không thể thiếu không khí trong vài phút. Người ta có thể đun sôi nước, nấu chín thức ăn để hạn chế ảnh hưởng do ô nhiễm nhưng họ phải thở không khí xung quanh ngay cả lúc không khí đó bị ô nhiễm. Chính vì vậy mà không khí có vai trò rất quan trọng đối với con người. Bảng 1.2.Nhu cầu không khí sinh hoá đối với con người Trạng thái lít/phút lít/ngày lb/ngày kg/ngày Nghỉ ngơi Lao động nhẹ Lao động nặng 7,4 28 43 10.600 40.400 62.000 26 98,5 152 12 45 69 Bảng 1.2 chỉ ra lượng không khí sạch một người cần để thở hàng ngày. Tùy vào trạng thái hoạt động mà nhu cầu không khí sạch sẽ thay đổi thích hợp. Từ các số liệu trên ta có thể tính được nhu cầu về không khí sạch hàng ngày cho một gia đình. I.1.2.2.Định nghĩa về ô nhiễm không khí Sự hiện diện trong khí quyển một hay nhiều chất ô nhiễm như bụi, khói, khí, chất bay hơi … làm thay đổi thành phần không khí sạch có tác hại tới sức khoẻ cộng đồng, có nguy cơ gây tác hại tới động thực vật, vật liệu. I.1.2.3.Quá trình ô nhiễm không khí Sự ô nhiễm không khí có thể tóm tắt như sau: Nguồn thải  chất ô nhiễm  Vào khí quyển  Nguồn tiếp nhận Nguồn gây ô nhiễm bao gồm các nguồn di động (tàu thuyền, ô tô, xe gắn máy, máy bay) và cố định (ống khói nhà máy, lỏ đốt chất thải) thải ra các chất ô nhiễm. Khí quyển là môi trường trung gian để vận chuyển chuyển hoá chất ô nhiễm. Nguồn tiếp nhận chất ô nhiễm là con người, động thực vật, vật liệu. I.1.2.4.Chất ô nhiễm không khí Trang 3 Bài giảng môn học Ô Nhiễm Không Khí Lớp Kỹ Thuật Môi Trường Chất gây ra ô nhiễm không khí là những chất có tác hại tới môi trường nói chung. Các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm chất thải có thể dạng rắn, lỏng hay khí và các dạng năng lượng như nhiệt độ, tiếng ồn. Trong môi trường tự nhiên luôn có yếu tố này, tuy nhiên, môi trường bị ô nhiễm nếu nồng độ các chất trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. Các chất ô nhiễm không khí gồm: • Bụi (có khả năng lắng, lơ lửng) • Muội than • Khói thải (CO x , NO x , SO x …) • Các hơi axit (HCl, HF, HNO 3 , H 2 SO 4 …) • Dung môi hữu cơ bay hơi (xăng, dầu, toluen, xylen, axeton …) Nồng độ của chất ô nhiễm không khí được biểu thị bằng một số cách sau: • Nồng độ khối lượng C p : là tỷ số giữa khối lượng chất ô nhiễm với khối lượng của không khí sạch (m a ) và khối lượng chất ô nhiễm (m p ) C p = m p /(m p + m a ) (1) • Nồng độ thể tích C v : là tỷ số giữa thể tích chất ô nhiễm với thể tích của không khí sạch (V a ) và thể tích chất ô nhiễm (V p ) C v = V p /(V p + V a ) (2) C ppm = C v . 10 6 (3) C(mg/m 3 ) = m p /(V p + V a ) (4) Ở 25 o C và 1 atm (1,0133 bars) C(mg/m 3 ) = (M p .C ppm )/24,45 (5) Ở 0 o C và 1 atm: C(mg/m 3 ) = (M p .C ppm )/22,4 (6) Trang 4 Bài giảng môn học Ô Nhiễm Không Khí Lớp Kỹ Thuật Môi Trường I.2.PHÂN LOẠI CÁC CHẤT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Có nhiều cách phân loại khác nhau về các chất ô nhiễm không khí I.2.1.Theo nguồn gốc phát sinh Theo nguồn gốc phát sinh các chất gây ô nhiễm khí có thể xếp thành 2 loại sau: - Các chất gây ô nhiễm sơ cấp: là những chất trực tiếp thoát ra từ các nguồn và tự chúng đã có đặc tính độc hại. Ví dụ: khí SO 2 , NO, H 2 S, NH 3 , CO, HF. - Các chất gây ô nhiễm thứ cấp: Bao gồm các chất được tạo ra trong khí quyển do tương tác hoá học giữa các chất gây ô nhiễm sơ cấp với các chất vốn là thành phần của khí quyển. Ví dụ: SO 3 , H 2 SO 4 , MeSO 4 Bảng 1.3.Phân loại các chất gây ô nhiễm không khí dạng khí Loại Chất gây ô nhiễm sơ cấp Chất gây ô nhiễm thứ cấp Hợp chất chứa lưu huỳnh SO 2 , H 2 S SO 3 , H 2 SO 4 ,MeSO 4 Hợp chất chứa nitơ NO, NH 3 NO 2 , HNO 3 Hợp chất chứa cacbon C 1 -C 5 các andehyde, xeton, axit hữu cơ Các oxit cacbon CO, CO 2 - Hợp chất halogen HF, HCl - I.2.2.Dựa vào trạng thái vật lý Dựa vào trạng thái vật lý các chất ô nhiễm được chia thành 3 nhóm: - Khí như SO 2 , NO, H 2 S, NH 3 , CO, NO 2 , SO 3 - Hơi (lỏng) như hơi dung môi hữu cơ - Bụi: các hạt như bụi, khói, thường có kích thước từ 0,1-100μm Dựa vào kích thước hạt chất ô nhiễm được chia thành phân tử (hỗn hợp khí-hơi) và aerosol (gồm các hạt rắn, lỏng). Aerosol được chia thành bụi, khói và sương. Bụi thô (Dust) : có chứa các hạt có kích thước từ 1 đến 200 μm. Chúng có khả năng sa lắng nhanh. Các hạt bụi có kích thước nhỏ thường có vai trò như 1 trung tâm súc tác cho các phản ứng hoá học xảy ra trong khí quyển. Khói nhiên liệu (Smoke) : sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu, là các hạt mịn có kích thước từ 0,01 đến 1 μm, thể dạng lỏng hay khí hay hỗn hợp, có thể có các màu khác nhau phụ thuộc vào bản chất nhiên liệu đốt. Khói hoá chất (fumes): là khói từ các quá trình bay hơi, ngưng tụ các quá trình sản xuất hoá chất, luyện kim là các hạt mịn có kích thước từ 0,1-1 μm, thể dạng lỏng hay khí hay hỗn hợp. Trang 5 Bài giảng môn học Ô Nhiễm Không Khí Lớp Kỹ Thuật Môi Trường Sương mù (mist): lá các hạt chất lỏng (nhiều loại) có kích thước nhỏ hơn 10 μm, ngưng tụ trong khí quyển. Sương mù (fog): là các hạt nước có kích thước nhỏ hơn 10 μm, ngưng tụ trong khí quyển. Sol khí (Aerosol): là các hạt khí rắn hay lỏng có kích thước nhỏ hơn 1 μm. Các hạt lơ lửng thường có kích thước từ 1 đến 10 μm, rất dễ bị sa lắng bởi trọng lực trong khí hạt lơ lửng thường có kích thước từ 0,1 đến 1 μm khó bị sa lắng hơn. Thành phần hoá học của các chất ô nhiễm dạng hạt (bụi) rất khác nhau và thay đổi phụ thuộc vào các điều kiện phát sinh (nguồn gốc), môi trường tồn tại Bụi từ đất cát, khoáng chất thường có các thành phần như Ca, Al, Ba, hợp chất Si. Trong bụi có chứa các kim loại nặng như Cu, Pb, Ca, Ni dù lượng rất nhỏ cũng làm tăng tính độc hại đối với sức khoẻ con người. Khói sinh ra do đốt dầu, than củi và khí thải từ các nhà máy thường chứa các hợp chất hữu cơ. Chất độc hại nhất sinh ra từ quá trình đốt cháy không hoàn toàn là nhóm các chất hữu cơ đa vòng (particulate policyclic organic matter - PPOM) là dẫn xuất của benz-α-pyren, một loại chất gây ung thư. Ô nhiễm vật lý sẽ bao gồm cả các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, độ rung, độ ồn, ánh sáng, tốc độ gió ), ô nhiễm chất phóng xạ. I.3. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG-KHÔNG KHÍ XUNG QUANH VÀ KHÍ THẢI Để giữ gìn môi trường trong lành, các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia đã xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường là nồng độ giới hạn hay tối đa của các chất ô nhiễm cho phép trong môi trường xung quanh hoặc được phép thải ra môi trường. Nồng độ tối đa cho phép của một chất thải nào đó được xây dựng dựa trên các cuộc thử nghiệm chất đó trên cơ thể của 1 số động vật như chuột, mèo và trên cơ thể của một số người tình nguyện. Các cuộc thử nghiệm được tiến hành trong một thời gian dài với sự giám sát chặt chẽ của các chuyên gia y học, sinh thái học. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt Nam đã được bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành năm 1995 gồm: STT Số hiệu tiêu chuẩn Tên tiêu chuẩn 1 TCVN 5937-1995 Chất lượng không khí-Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh 2 TCVN 5938-1995 Chất lượng không khí-Nồng độ tối đa cho phép của 1 số chất độc hại trong không khí xung quanh 3 TCVN 5939-1995 Chất lượng không khí-Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất Trang 6 Bài giảng môn học Ô Nhiễm Không Khí Lớp Kỹ Thuật Môi Trường vô cơ 4 TCVN5940-1995 Chất lượng không khí-Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với các chất hữu cơ Theo qui định mới sẽ thay thế các tiêu chuẩn bằng quy chuẩn tương đương sau: 1. QCVN 05: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; 2. QCVN 0: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng một số chất độc hại trong không khí xung quanh; 3. QCVN 19: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; 4. QCVN 20: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ; 5. QCVN 21: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học; 6. QCVN 22: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện; 7. QCVN 23: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng; Bảng 1.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; (µg/m 3 ) TT Thông số Trung bình 1 giờ Trung bình 8 giờ Trung bình 24 giờ Trung bình năm 1 SO 2 350 - 125 50 2 CO 30000 10000 5000 - 3 NO x 200 - 100 40 4 O 3 180 120 80 - 5 Bụi lơ lửng (TSP) 300 - 200 140 6 Bụi < 10 (PM10) - - 150 50 7 Pb - 1,5 0,5 Trang 7 Bài giảng môn học Ô Nhiễm Không Khí Lớp Kỹ Thuật Môi Trường Bảng - Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp QCVN 19: 2009/BTNMT TT Thông số Nồng độ C (mg/Nm 3 ) A B 1 Bụi tổng 400 200 2 Bụi chứa silic 50 50 3 Amoniac và các hợp chất amoni 76 50 4 Antimon và hợp chất, tính theo Sb 20 10 5 Asen và các hợp chất, tính theo As 20 10 6 Cadmi và hợp chất, tính theo Cd 20 5 7 Chì và hợp chất, tính theo Pb 10 5 8 Cacbon oxit, CO 1000 1000 9 Clo 32 10 10 Đồng và hợp chất, tính theo Cu 20 10 11 Kẽm và hợp chất, tính theo Zn 30 30 12 Axit clohydric, HCl 200 50 13 Flo, HF, hoặc các hợp chất vô cơ của Flo, tính theo HF 50 20 14 Hydro sunphua, H 2 S 7,5 7,5 15 Lưu huỳnh đioxit, SO 2 1500 500 16 Nitơ oxit, NO x (tính theo NO 2 ) 1000 850 17 Nitơ oxit, NO x (cơ sở sản xuất hóa chất), tính theo NO 2 2000 1000 18 Hơi H 2 SO 4 hoặc SO 3 , tính theo SO 3 100 50 19 Hơi HNO 3 (các nguồn khác), tính theo NO 2 1000 500 Để đánh giá chất lượng không khí đối với từng chất ô nhiễm riêng biệt chúng ta có thể dựa theo hệ số k. Hệ số k được tính như sau: k i = C i /C tcmt Ở đây C i là nồng độ chất ô nhiễm được đo tại vị trí i, C tcmt là tiêu chuẩn môi trường cho phép của chất ô nhiễm ngoài không khí. Phụ thuộc vào giá trị k i , chất lượng không khí được chia thành các loại sau: k i Loại chất lượng không khí <0.5 0.5<k i <1.0 1.0<k i <1.5 Rất sạch-Loại 1 Sạch-Loại 2 Ô nhiễm nhẹ-Loại 3 Trang 8 Bài giảng môn học Ô Nhiễm Không Khí Lớp Kỹ Thuật Môi Trường 1.5<k i <2.0 >2.0 Bị ô nhiễm-Loại 4 Bị ô nhiễm nặng-Loại 5 I.4.TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ I.4.1.Một số vụ ô nhiễm không khí trên thế giới Địa điểm, thời gian Hoàn cảnh Ô nhiễm Tác hại Thung lũng Meuse(Bỉ), 12-1930 Mùa đông, sương mù, thung lũng, yên tĩnh Bụi, SO x , CO, sương axit sunfuric Nhói ngực, 60 người chết Donora (Mỹ),11- 1948 Mùa đông, sương mù, lòng chảo Bụi, SO x , Co, sương axit sunfuric Nhói ngực, 22 người chết LosAngeles(Mỹ), hè 1951 Mùa hè, yên tĩnh, lòng chảo NO x , các chất oxi hoá, hydrocacbon 400 người chết, ngứa mắt dữ dội Luân Đôn (Anh),12- 1962 Mủa đông, sương mù, lòng chảo, không gió Bụi, SO x , CO, sương axit sunfuric Nhói ngực, 340 người chết Yokaichi (Nhật Bản) 6-1970 Mùa hè, sương mù, không gió SO x , H 2 S, sương axit sunfuric Bệnh nhân bị nhói ngực tăng cao Tokyo (Nhật Bản), 7-1970 Mùa hè, yên tĩnh NO x , các chất oxi hoá, hydrocacbon Bệnh nhân bị ngứa mắt dữ dội tăng cao, 11.540 người Bhopal (Ấn Độ), 1984 Liên Hiệp Sản Xuất Phân Bón Khí methyliso- cyanat Khoảng 2 triệu người bị nhiễm độc, 5000 người chết I.4.2.Tình hình ô nhiễm môi trường Việt Nam Ở Việt Nam thảm họa do ô nhiễm không khí rất may là chưa xảy ra, tuy nhiên cũng đã có nhiều vụ ô nhiễm môi trường đã xảy ra chủ yếu là do sản xuất công nghiệp gây ra như: Nhà máy COGIDO khu công nghiệp Biên Hoà 1 tỉnh Đồng Nai vào những năm 1994-1995 sản xuất giấy gây mùi hôi; Nhà máy hoá chất Thủ Đức quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh gây ô nhiễm môi trường do khí SO x vào các năm 1990-1992 đã bị đóng cửa. Nhiều cơ sở sản xuất khu vực Tân Bình TP. Hồ Chí Minh, khu Thượng Đình, Văn Điển-Hà Nội, khu hoá chất Việt Trì, nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, toả khói bụi bao trùm thị xã đến nay đã cải thiện; Nhà máy ximăng Hải Phòng gây ô nhiễm bụi cho cả khu vực thành phố … hàm lượng các chất ô nhiễm ở những nơi này cao gấp nhiều lần so với khu vực khác không có công nghiệp. Tình hình ô nhiễm giao thông TP. Hồ Chí Minh cũng như các thành phố khác qua các kết quả kiểm tra của nhiều cơ quan cho thấy hầu hết các điểm đo có hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Những khu đường gần khu vực giao thông có mức độ ô nhiễm cao Trang 9 Bài giảng môn học Ô Nhiễm Không Khí Lớp Kỹ Thuật Môi Trường gấp 10-20 lần tiêu chuẩn cho phép. Vào các giờ cao điểm tại các nút giao thông hàm lượng SO 2 , NO 2 , chì đo được cũng vượt tiêu chuẩn nhiều lần. Tuy nhiên các điểm xa khu vực giao thông nồng độ các chất ô nhiễm giảm đáng kể. Kết quả quan trắc ô nhiễm không khí một số tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ từ bảng 1.7- 1.11 Bảng 1.7. Nồng độ bụi trung bình của các địa phương các năm (mg/m 3 ) Năm Các khu vực quan trắc Đà Nẵng Dăklăc Đồng Nai BR-VT TP HCM 1996 0.90 0.92 0.95 0.54 0.54 1997 0.42 0.55 0.55 0.40 0.38 1998 0.39 0.61 0.44 0.38 0.35 1999 0.38 0.34 0.39 0.37 0.37 2000 0.38 0.44 0.41 0.43 0.40 Trung bình 0.49 0.57 0.55 0.42 0.41 TCVN 1995 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 Bảng 1.8 Nồng độ khí SO 2 trung bình của các địa phương các năm (mg/m 3 ) Năm Các khu vực quan trắc Đà Nẵng Dăklăc Đồng Nai BR-VT TP HCM 1996 0.100 0.080 0.16 0.090 0.160 1997 0.063 0.062 0.91 0.062 0.094 1998 0.062 0.054 0.092 0.055 0.078 1999 0.104 0.064 0.093 0.057 0.086 2000 0.087 0.140 0.0113 0.092 0.083 Trung bình 0.083 0.080 0.110 0.071 0.100 TCVN 1995 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Bảng 1.9 Nồng độ khí NO 2 trung bình của các địa phương các năm (mg/m 3 ) Năm Các khu vực quan trắc Đà Nẵng Dăklăc Đồng Nai BR-VT TP HCM 1996 0.020 0.026 0.060 0.020 0.060 1997 0.032 0.034 0.056 0.060 0.042 1998 0.052 0.035 0.058 0.043 0.048 1999 0.089 0.048 0.046 0.050 0.050 Trang 10 [...]... nồng độ các chất trên nhiều thời điểm vượt TCCP Trang 11 Bài giảng mơn học Ơ Nhiễm Khơng Khí Lớp Kỹ Thuật Mơi Trường Trang 12 Bài giảng mơn học Ơ Nhiễm Khơng Khí Lớp Kỹ Thuật Mơi Trường Chương 2: NGUỒN GỐC VÀ TÁC HẠI CỦA CÁC CHẤT GÂY Ơ NHIỄM KHƠNG KHÍ 2.1 PHÂN LOẠI CÁC NGUỒN Ơ NHIỄM KHƠNG KHÍ Có nhiều cách phân loại các nguồn gây ơ nhiễm khơng khí Một số cách phân loại thơng dụng được nêu dưới đây 2.1.1... đổi mơi trường Trang 35 Bài giảng mơn học Ơ Nhiễm Khơng Khí Lớp Kỹ Thuật Mơi Trường Chương 3: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHÍ THẢI Phương hướng hiệu quả và tiến bộ hiện nay để giảm thiểu chất thải là cải tiến, sáng lập các quá trình công nghệ không thải Tuy nhiên cho đến nay phương tiện chủ yếu để giải quyết khí thải ô nhiễm vẫn là các thiết bò, qui trình công nghệ xử lý khí thải cuối đường ống... thu được khí đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường và chất độc hại phải được xử lý triệt để Do đó xử lý khí thải được hiểu là một quá trình sản xuất mà nguyên liệu là khíô nhiễm, còn sản phẩm phải là khí sạch và chất ô nhiễm được thu dạng thành phẩm có thể ứng dụng trực tiếp hoặc làm nguyên liệu cho một quá trình công nghệ khác hay được chuyển về dạng không độc 3.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHÍ THẢI... hậu qủa do ơ nhiễm mơi trường mang lại - Tiến hành các biện pháp cần thiết để giải quyết vần đề ơ nhiễm - Xây dựng hệ thống các quy định pháp lý bảo vệ mơi trường Trang 26 Bài giảng mơn học Ơ Nhiễm Khơng Khí Lớp Kỹ Thuật Mơi Trường 2.4.2.Ảnh hưởng tới thời tiết và khí hậu nói chung Hiện tượng làm nhiễm bẩn thượng tầng khí quyển và sự thay đổi thời tiết khí hậu do các chất ơ nhiễm khơng khí gây nên là... ơ nhiễm mà trong q trình hố động thải vào mơi trường các tác nhân ơ nhiễm mơi trường khơng khí khác nhau về thành phần cũng như khối lượng Bảng 2.1 đưa ra các ví dụ về nguồn gây ơ nhiễm và tải lượng trung bình chất ơ nhiễm khí đặc trưng Bảng 2.1 Các chất ơ nhiễm chỉ thị và tải lượng trung bình ơ nhiễm khơng khí Nguồn ơ nhiễm Chất ơ nhiễm chỉ thị và tải lượng (kg/tấn sản phẩm) Bụi SOx -Chế biến hải sản... CÁC CHẤT Ơ NHIỄM KHƠNG KHÍ 2.3.1.Nguồn gốc, tác hại chung Các chất ơ nhiễm khơng khí chủ yếu là oxit cacbon, oxit lưu huỳnh, oxit nitơ, các hydrocacbon và bụi cơng nghiệp Các nguồn ơ nhiễm chính là vận tải, các ngành cơng nghiệp và các nhà máy nhiệt điện Theo thống kê của tổ chức bảo vệ sức khoẻ thế giới, mỗi năm thải Trang 18 Bài giảng mơn học Ơ Nhiễm Khơng Khí Lớp Kỹ Thuật Mơi Trường vào khí quyển... người chịu tác động của ơ nhiễm khơng khí rất lớn Bắt đầu từ những năm 90, khoảng nửa dân số của thế giới sống các thành phố (khoảng 900 triệu người) đã phải sống trong tình Trang 25 Bài giảng mơn học Ơ Nhiễm Khơng Khí Lớp Kỹ Thuật Mơi Trường trạng nguy hiểm do khơng khí bị ơ nhiễm bởi các loại khí độc hại như oxit lưu huỳnh, oxit nitơ và hơn 26 loại phân tử vàv các chất gây ơ nhiễm khác Ví dụ, ngày... giao thơng: khí thải xe cộ, tàu thuyền, máy bay - Ơ nhiễm do sinh hoạt: do đốt nhiên liệu phục vụ sinh hoạt, phục vụ vui chơi giải trí - Ơ nhiễm do q trình tự nhiên: bão, núi lửa, do sự phân hủy tự nhiên các chất hữu cơ gây mùi hơi thối bụi phấn hoa 2.1.3.Dựa vào đặc tính hình học - Điểm ơ nhiễm: ống khói nhà máy Trang 14 Bài giảng mơn học Ơ Nhiễm Khơng Khí Lớp Kỹ Thuật Mơi Trường - Đường ơ nhiễm: đường... nguồn ơ nhiễm từ q trình đốt là ngành cơng nghiệp hố chất, luyện kim Ví dụ, các nhà máy luyện kim đen thải khí có chứa bụi, SO 2 và oxit kim loại; nhà máy luyện kim màu thải khí bụi chứa SO 2, các khí flo và kim loại; nhà máy hố chất cơng nghiệp thải bụi chứa các chất vơ cơ, hữu cơ và các khí: CO 2, CO, NH3, SO2, NOx, HF, HCl, H2S và các khí khác KHí thải của cơng nghiệp khai thác và chế biến dầu khí chứa... chứng nhiễm độc được tóm tắt dưới đây: Nồng độ CO, ppm 50 100 250 500 1000 10.000 Triệu chứng Nhiễm độc nhẹ Nhiễm độ vừa phải, chóng mặt Nhiễm độc nặng, chóng mặt Buồn nơn, nơn, trụy Hơn mê Chết 5.Amoniac (NH3) Amoniac là một khí khơng màu, mùi hơi nên dễ phát hiện rò rỉ NH 3 là khí dễ tan trong nước, ít tan trong dầu Amoniac khơng ăn mòn thép, nhơm; tan trong nước gây ăn mòn kim loại Trang 21 Bài giảng . Bài giảng môn học Ô Nhiễm Không Khí Lớp Kỹ Thuật Môi Trường TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Môn học: KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ . Trang 1 Bài giảng môn học Ô Nhiễm Không Khí Lớp Kỹ Thuật Môi Trường Chương 1: KHÍ QUYỂN VÀ SỰ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ I.1.ĐẠI CƯƠNG VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ I.1.1.Đặc điểm của khí quyển Khối lượng của khí. 2 Ô nhiễm nhẹ-Loại 3 Trang 8 Bài giảng môn học Ô Nhiễm Không Khí Lớp Kỹ Thuật Môi Trường 1.5<k i <2.0 >2.0 Bị ô nhiễm- Loại 4 Bị ô nhiễm nặng-Loại 5 I.4.TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG

Ngày đăng: 28/03/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan