Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
41,22 KB
Nội dung
BÀI TÌM HIỂU.
Câu 1: Rào cảnkỹthuật mà hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thường gặp phải khi
nhập khẩu vào các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản.
Theo các tài liệu của Tổ chức Thương mại thế giới (Diễn đàn về thương mại và phát triển
của Liên hợp quốc - UNCTAD - từ năm 1994), thì có thể hiểu hệ thống các ràocản trong
thương mại gồm hai loại: ràocản thuế quan vàràocản phi thuế quan.
Rào cản thuế quan là loại ràocản phổ biến nhất và mang tính chất truyền thống trong
thương mại quốc tế, được xác định và phân loại trên cơ sở các mức thuế áp dụng đối với
hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu như thuế phi tối huệ quốc, thuế tối huệ quốc, thuế quan
ưu đãi phổ cập, thuế quan áp dụng đối với khu vực thương mại tự do, thuế quan ưu đãi
chuyên ngành Hiện nay, do loại hàng rào thuế quan có bản chất mâu thuẫn với tiến
trình tự do hoá thương mại, nên loại ràocản này có xu hướng ngày càng bị hạn chế trong
quan hệ thương mại.
Rào cản phi thuế quan bao gồm nhiều loại khác nhau, ví dụ: các biện pháp cấm; hạn
ngạch về số lượng hoặc giá trị được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong một thời kỳ
nhất định; giấy phép xuất - nhập khẩu; thủ tục hải quan; hàng ràokỹthuật trong thương
mại (TBT); các biện pháp vệ sinh động - thực vật (SPS); các quy định về thương mại
dịch vụ, về sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường; các quy định chuyên ngành về điều kiện
sản xuất, thử nghiệm, lưu thông và phân phối các sản phẩm; các ràocảnvề văn hoá; các
rào cản địa phương…
Trong đó, Theo Hiệp định về các ràocảnkỹthuật đối với thương mại (còn được gọi là
Hiệp định TBT) của WTO phân biệt 03 loại Ràocảnkỹthuật sau đây:
• Quy chuẩn kỹthuật (technical regulations) là những yêu cầu kỹthuật bắt
buộc áp dụng (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ).
• Tiêu chuẩn kỹthuật (technical standards) là các yêu cầu kỹthuật được chấp
thuận bởi một tổ chức đã được công nhận nhưng không có giá trị áp dụng bắt
buộc; và
• Quy trình đánh giá sự phù hợp (conformity assessment procedure) của một
loại hàng hoá với các quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Các nội dung thường được nêu trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật:
• Các đặc tính của sản phẩm (bao gồm cả đặc tính về chất lượng); hoặc
• Các quy trình và phương pháp sản xuất (PPMs) có ảnh hưởng/tác động đến
đặc tính của sản phẩm; hoặc
• Các thuật ngữ, ký hiệu; hoặc
• Các yêu cầu về đóng gói, ghi nhãn mác áp dụng cho sản phẩm…
- Hoa Kỳvà EU là 2 nước và khu vực áp dụng các ràocảnkỹthuật nhiều nhất so với các
nước khác trên thế giới, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế
giới từ cuối năm 2007, các nước đang phát triển trong đó EU là điển hình có xu hướng
tăng cường áp dụng các ràocản thương mại nhằm bảo hộ thị trường và sản xuất trong
nước dưới nhiều hình thức khác nhau.
Xuất khẩu vào EU:
- Hiện nay, rất nhiều mặt hàng chủ lực của nước ta đã có mặt tại thị trường châu Âu
như thực phẩm, dệt may, da giày, đỗ gỗ nội thất…
- từ năm 2005-2008, có khoảng 13 vụ việc của doanh nghiệp Việt Nam không tuân thủ
những thông số kỹthuậtvà tiêu chuẩn cơ bản khi xuất khẩu vào thị trường EU như đồ gỗ
nội thất, xe máy, thiết bị dùng ga, hàng may mặc, đồ chơi…
- Việt Nam xuất khẩu vào EU chủ yếu là các sản phẩm thô, hàng hóa thực phẩm như rau
quả, thủy sản…. nên sẽ gặp khó khăn theo hướng domino (một chuỗi phản ứng liên
hoàn): nếu một vài sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu về an toàn thực phẩm sẽ ảnh
hưởng dây chuyền tới hàng loạt sản phẩm khác. Mới đây một vài mặt hàng rau quả tươi
của Việt Nam không đảm bảo an toàn kiểm dịch thực vật mà EU đã muốn cấm toàn bộ
rau quả nhập khẩu (tươi, đóng hộp) từ Việt Nam.
- Được đánh giá là thị trường tiềm năng song Liên minh châu Âu (EU) cũng là khu vực có
quy định khắt khe về chất lượng đối với các sản phẩm rau quả nhập khẩu từ nước ta. Đây
là bài toán khó đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc kiểm soát an toàn vệ
sinh thực phẩm và kiểm dịch thực vật đối với hoạt động sản xuất rau quả. Những năm
qua, xuất khẩu ngành hàng rau quả nước ta đều tăng trưởng khá, trung bình khoảng 300
triệu USD/năm. Năm 2011, xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch kỷ lục 630 triệu USD, tăng
35,5% so với năm 2010, đưa nước ta lọt vào nhóm 5 quốc gia xuất khẩu rau quả lớn nhất
thế giới. Tuy nhiên, năm 2012, tăng trưởng chậm lại do vướng mắc các quy định về chất
lượng của các nước nhập khẩu, đạt xấp xỉ 829 triệu USD, chỉ tăng 33,4% so với năm
2011. Đối với thị trường EU, việc xuất khẩu gặp khó khăn do 5 loại rau, quả tươi là húng
quế, ớt, cần tây, mướp đắng và ngò gai vi phạm các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực
phẩm và kiểm dịch thực vật.
Theo kết quả khảo sát và phân tích của dự án điều tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong
nông sản thực phẩm của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn vừa công bố mới đây, 38% mẫu rau được phân tích có dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật, 28,5% vượt quá hàm lượng Nitrat cho phép, 100% vượt ngưỡng coliform cho phép,
46,8% quá mức E.coli cho phép. Điều này cho thấy nông dân nước ta sử dụng quá nhiều
thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất. Trong khi đó, EU là thị trường khó tính, yêu cầu
cao về chất lượng, toàn bộ lô hàng sẽ bị trả lại khi họ phát hiện ra 1 mẫu có dư lượng
thuốc. Tuy nhiên, các sản phẩm rau quả của nước ta lại chưa đáp ứng được đầy đủ về vấn
đề an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật. Thông tin thị trường còn hạn chế, nhất là các
quy định cụ thể đối với từng chủng loại mặt hàng nên khó khăn trong công tác dự tính,
dự báo. Sản phẩm rau quả áp dụng quy trình tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP)
còn ít. Quy mô sản xuất còn manh mún, thiếu đồng bộ về mục tiêu phát triển rau quả.
Việc bố trí các nhà máy chế biến rau quả chưa thực sự hợp lý.
ở nhóm sản phẩm nông - thủy sản XK vào thị trường EU, các biện pháp phi thuế có ý
nghĩa quan trọng trong khu vực nông nghiệp bao gồm các yêu cầu vềvệ sinh, kiểm dịch
(SPS), đóng gói, bao gì, khả năng truy soát nguồn gốc và thủ tục hải quan nghiêm ngặt.
Tiêu chuẩn do EU áp đặt được xếp vào hàng các tiêu chuẩn cao nhất trên thế giới và khó
đạt được nhất.
- Theo Vụ thị trường châu Âu, ngoài việc yêu cầu những mặt hàng gỗ phải thực hiện luật
nghề rừng (FLEGT), hải sản phải theo quy định IUU thì phía EU cũng đưa ra những yêu
cầu vềkỹ thuật, vệ sinh và chất lượng sản phẩm rất cao nên không phải doanh nghiệp nào
cũng đáp ứng được.
- Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
(Vasep), cho biết hiện EU đã công nhận Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản
(Nafiqad) đủ tiêu chuẩn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm để xuất vào EU. Tuy nhiên,
nếu không may một lô hàng thủy sản nào đó bị phía EU kiểm tra nhưng không đạt tiêu
chuẩn của họ thì ngay lập tức hàng bị trả về.
- Triển vọng XK vào EU của ngành dệt may cũng khá lạc quan, tuy nhiên, nếu doanh
nghiệp không vượt qua được các thách thức liên quan tới CSR và quyền lợi của người lao
động sẽ khó lòng tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này. Việc XK hàng dệt may
sang EU, Việt Nam gặp những khó khăn sau:
• Thứ nhất, do thị hiếu, phong cách tiêu dùng, ngôn ngữ, văn hoá kinh doanh của
mỗi nước, mỗi vùng khác nhau, trong khi đó hàng hoá vào thị trường EU lại
được lưu thông trên toàn bộ 27 nước. Như vậy, việc tạo ra một sản phẩm và
đưa sản phẩm vào được một nước và phải thích ứng với 26 nước còn lại là một
thách thức không nhỏ đối với các DN Việt Nam.
• Thứ hai, thị trường EU có nhiều quy định kỹthuật khá khắt khe với mục đích
bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường, mà cụ thể là “vướng” về quy
định sử dụng hoá chất (Reach) đã có hiệu lực từ năm 2009.
• Thứ ba, việc kiểm tra chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào nhằm giảm thiểu
những ràocảnkỹthuật khi xuất khẩu là thiếu vốn để đầu tư các trang thiết bị
kiểm tra hiện đại.
• Thứ tư, việc cập nhật các thông tin của các DN còn nhiều hạn chế cũng làm
tăng nguy cơ gặp phải rủi ro trong xuất khẩu. Ngoài ra, EU vẫn đang tìm mọi
cách để duy trì chính sách bảo hộ sản xuất nội khối…
Xuất khẩu vào Mỹ:
Hoa Kỳ được xem như thị trường quan trọng nhất của Việt Nam trong tương lai, đã mở ra
triển vọng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam trong vòng 10 năm tới như chiến lược xuất
khẩu của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2010 đã đề cập. Tỷ trọng xuất khẩu
sang Mỹ dự kiến tăng 15 – 20% vào năm 2010 so với 5 – 6% năm 2001. Việc ký kết
Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đã mở ra cánh cửa cho hàng hoá
của Việt Nam như thuỷ sản, dệt may, giầy dép, cà phê… thâm nhập vào thị trường Hoa
Kỳ. Tuy nhiên, hiện vẫn còn có nhiều ràocản đối với việc tăng cường mở rộng xuất khẩu
của Việt Nam vào thị trường này. Các rào cảnkỹthuật trong thương mại được sử dụng
trong hầu hết các ngành công nghiệp, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông nghiệp chế
biến. Các quy định về môi trường đối với các sản phẩm nông nghiệp trở nên phức tạp
hơn, mặc dù đã có những sáng kiến để làm giảm bớt các quy định khắt khe đang được
nhiều nước xem xét. Hiện nay một số lượng đáng kể các sản phẩm thuỷ sản của Việt
Nam đã bị trả lại ngay từ khi được nhập tại các cảng của Mỹ bởi vì chúng không phù hợp
với các quy định của Mỹ về yếu tố môi trường, an toàn thực phẩm v.v… đã gây ra nhiều
thiệt hại cho các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.
- Một trong những trở ngại khiến xuất khẩu của Việt Nam khó vào Hoa Kỳ đó là các rào
cản pháp luật vàkỹthuật đối với thương mại. Theo đánh giá chung, Hoa Kỳ được cho là
quốc gia có hệ thống luật pháp phức tạp và nhiều rào cảnkỹthuật đối với thương mại.
Trong những năm gần đây, doanh nghiệp Việt Nam thường gặp khó khăn về tiêu chuẩn
lao động và môi trường khi xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ; các vụ kiện chống bán phá
giá và chống trợ giá; hàng ràokỹthuậtvà an toàn thực phẩm. Bên cạnh thành công trong
xuất khẩu vào Hòa Kỳ thời gian qua, còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Trong đó nổi
lên việc các doanh nghiệp Việt Nam chưa tiếp cận toàn diện, hiểu biết cặn kẽ những quy
định về an toàn thực phẩm, dược phẩm khi xuất khẩu vào thị trường này. Để tăng xuất
khẩu vào thị trường Hòa Kỳ, việc nhanh chóng khắc phục những bất cập nói trên là yêu
cầu trước mắt và cũng là vấn đề xuyên suốt trong quá trình phát triển xuất khẩu của Việt
Nam.
- Theo ông David Lennarz, Nguyên chuyên gia kỹthuật Cơ quan quản lý an toàn thực
phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), Phó chủ tịch công ty Registrar Corp: các quy định của
FDA khá phức tạp rắc rối nếu ghi nhãn không đúng chỗ, xuống dòng không đúng hay dãn
chữ không đúng cũng có thể bị giữ hàng hóa. Quy cách ghi nhãn, hết sức quan trọng, là
một nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều hàng hóa không vào được Hoa Kỳ. Hàng năm,
qua thực tiễn của công ty Registrar Corp cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp đã mắc lỗi về
ghi nhãn dẫn đến hàng hóa không xuất khẩu vào được Hoa Kỳ. Điển hình là việc cố gắng
tránh sự cố về nhãn, các doanh nghiệp đã sao chép nhãn của người khác hoặc chỉ tuân
theo một phần của luật. Theo ông David Lennarz để xuất khẩu vào Hoa Kỳ ngoài năng
lực của doanh nghiệp cũng như có những mặt hàng chất lượng, trước tiên các doanh
nghiệp cần nắm được những quy định thực phẩm then chốt của FDA, cụ thể là về Luật
chống khủng bố sinh học; việc đăng ký, đại diện tại Hoa Kỳ, thông báo trước; ghi nhãn,
định dạng, ngôn ngữ; hệ thống phân tích và kiểm soát nguồn nguy hại (HACCP) và tiêu
chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMPs)
- Các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây qua Mỹ cho biết đang gặp khó khăn với Luật hiện
đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA) có hiệu lực từ đầu năm 2011, khiến việc nhập khẩu,
phân phối và tiêu thụ ở Mỹ gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù trước đó đã thực hiện đầy đủ
các quy định về thực phẩm nhập khẩu và được cấp phép nhập khẩu theo quy định của Bộ
Nông nghiệp Mỹ.
- Các ràocảnvềkỹ thuật, các tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường
sinh thái đều có ảnh hưởng không nhỏ đến việc XK hàng dệt may của Việt Nam sang
Mỹ.
• Quy định về nhãn mác: Hầu hết các sản phẩm sợi, dệt khi nhập khẩu Mỹ
đều phải được đóng dấu, niêm phong kín và ghi nhãn, nhãn mác phải ghi rõ
rang, không tẩy xóa và phải đảm bảo đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.
• Quy định về xuất xứ hàng hóa: Tờ khai xuất xứ hàng hóa phải được đính
kèm với bất kỳ lô hàng nhập khẩu nào và kết hợp với hải quan để quản lý
hạn ngạch nhập khẩu.
• Tiêu chuẩn về hàng dễ cháy: Ủy banvề an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ
sẽ giám sát việc NK nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn của luật về sản phẩm dệt
dễ cháy.
Xuất khẩu vào Nhật Bản:
- Tính hết 11 tháng đầu năm 2013, riêng kim ngạch thủy hải sản đã đạt 1,3 tỉ USD, trong
khi năm ngoái 1,05 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng 15%. Các mặt hàng rau quả cũng vậy, tốc
độ tăng trưởng xuất khẩu tăng khá. Tuy nhiên, nếu so với sự phát triển của nhu cầu thị
trường Nhật thì mức độ tăng trưởng hàng hóa xuất khẩu của VN vẫn chưa tương xứng,
chỉ mới chiếm khoảng 1,6% nhu cầu nhập khẩu của Nhật. Có nhiều lý do, trong đó có lý
do về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).
Đến nay, Nhật Bản gần như chưa có chống bánphá giá hay phòng vệ thương mại với
hàng hóa VN, nhưng ràocảnvề hàng ràokỹ thuật, ATVSTP lại khá cao, tất nhiên mục
đích của họ là bảo vệ người tiêu dùng. Năm rồi các doanh nghiệp VN, các hiệp hội nông,
lâm, thủy hải sản của VN đã rất cố gắng về vấn đề ATVSTP. Chẳng hạn với con tôm,
hàm lượng Ethoxyquin trong tôm nhập khẩu từ VN bị kiểm tra rất ngặt nghèo.
Vài tháng gần đây tình hình thủy sản nhập khẩu có hàm lượng hóa chất, kháng sinh vượt
ngưỡng cho phép đã giảm mạnh. Nếu như năm 2012 vi phạm về ATVSTP của VN tại thị
trường Nhật có 75 vụ, đến tháng 10-2013 chỉ còn 25 vụ. Đây là cố gắng rất lớn của doanh
nghiệp VN, giúp con tôm của VN và thủy hải sản nói chung có mức tăng trưởng khá.
Một tín hiệu vui nữa là cơ quan chức năng của Nhật Bản có thông báo đang xem xét và
sẽ nâng mức dư lượng Ethoxyquin trong tôm nhập khẩu từ VN từ 0,01ppm lên 0,2 ppm.
Nếu không có gì thay đổi, quy định mới này sẽ được áp dụng từ tháng 4-2014, cánh cửa
về ràocản sẽ được mở, khả năng đẩy mạnh con tôm vào thị trường Nhật năm mới sẽ
nhiều hơn bởi chỉ tiêu dư lượng chất này trong tôm vẫn đang là ràocản chính đối với tôm
VN.
- Nhật Bản là nhà nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ ba thế giới với trị giá nhập khẩu được
duy trì khá ổn định qua các năm. Trong năm 2009, tuy kinh tế thế giới rơi vào suy thoái
nhưng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng dệt may của Nhật vẫn đạt 31,07 tỷ USD, giảm nhẹ
1,9% so với năm 2008 và tăng 2,2% trong năm 2010, đạt 31,76 tỷ USD. Dự báo trong
năm 2011, trị giá nhập khẩu hàng dệt may của nước này đạt 32,17 tỷ USD, tăng 1,3% so
với năm ngoái. Việt Nam trở thành nhà cung cấp hàng dệt may lớn thứ 2 vào Nhật nhưng
thực tế thì kim ngạch xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng từ thị trường này. Kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật trong năm 2011 dự báo đạt 1,5 tỷ
USD, tăng 30% so năm 2010. Việt Nam hiện là đối tác lớn nhất của Nhật Bản trong khối
ASEAN với lượng hàng dệt may xuất khẩu chiếm 34,4% trong khối.
Hiệp định Đối tác kinh tế với Việt Nam – EPA là hàng dệt may Việt Nam xuất sang Nhật
Bản phải đạt tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn”. Hàng dệt may xuất sang Nhật phải được
sản xuất từ nguyên phụ liệu trong nước, hoặc của Nhật hoặc của các nước ASEAN. Hiện
nay, Nhận Bản đã đạt được tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn” đối với mặt hàng dệt may
trong EPA ở cả 6 nước ASEAN (Singapore, Malaysia, Philippines, Brunei, Indonesia,
Thái Lan) và các nước này đều đã được hạ thuế suất thuế xuất khẩu xuống 0%, VN
không thể cạnh tranh được với các nước này.
Hành trình để được hưởng ưu đãi từ EPA của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lại
không đơn giản, bởi ngành phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, nhất là
khi trên 80% nguồn nguyên phụ liệu được nhập khẩu này lại không được nhập từ Nhật và
ASEAN.
Theo các DN, Nhật Bản vẫn sử dụng vải đưa từ Nhật Bản sang để DN Việt Nam thực
hiện các hợp đồng gia công, DN không có nhiều vải được sản xuất từ trong nước. Hơn
nữa, thị trường Nhật Bản đòi hỏi chất lượng sản phẩm khá khắt khe. Ngoài ra, DN Việt
Nam cũng khó tăng mạnh sản phẩm chất lượng cao vào NB. Bởi vì, để chuyển đổi một
dây chuyền sản xuất, đòi hỏi DN phải đầu tư về vốn và thời gian. Lý do nữa, phân khúc
hàng giá rẻ tại Nhật Bản, hàng Việt Nam không thể cạnh tranh với sự thống trị của hàng
Trung Quốc.
- Thông tin từ Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Nafiqad), vừa có thêm một cơ
sở chế biến xuất khẩu thủy sản sang Nhật bị cơ quan chức năng nước này cảnh báo vi
phạm quy định an toàn thực phẩm về dư lượng hóa chất, kháng sinh.
Trong thời gian gần đây hai vấn đề nổi trội về chất lượng thủy sản xuất khẩu vào thị
trường Nhật Bản là nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Trifluraline và dư lượng kháng
sinh nhóm Quinolone:
• Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Trifluraline: Năm 2009, Mỹ và EU cảnh báo
lô hàng cá tra, basa Việt Nam có nhiễm Trifluraline, đến đầu năm 2010 Nhật
Bản cảnh báo 02 lô hàng cá tra Việt Nam nhiễm Trifluraline vượt ngưỡng
cho phép 10(ng/g). Trung tuần tháng 9 năm 2010 Nhật lại cảnh báo tôm Việt
Nam nhiễm Trifluraline. Theo thống kê xuất khấu thủy sản của Cục Quản lý
Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản năm 2010 chúng ta phát hiện 18 mẫu:
11 mẫu cá tra, 04 mẫu cá rô phi, 02 mẫu tôm sú, 01 mẫu cá lóc có chứa
kháng sinh Trifluraline vượt mức cho phép xuất khẩu.
Nguyên nhân của việc nhiễm Trifluraline trong các sản phẩm thủy sản: con
giống, sử dụng hóa chất diệt nấm, cải tạo ao nuôi; tuy nhiên sản phẩm thủy
sản Việt Nam nhiễm kháng sinh trên là từ đồng ruộng, với hàm lượng
Trifluraline rất cao được nông dân trộn vào lúa giống nhằm ức chế sự nảy
mầm của cỏ dại khi đó nước trong đồng ruộng được thải ra và dẫn vào hồ
nuôi gây sự nhiễm chéo rất khó kiểm soát, và tình trạng nuôi manh mún nhỏ
lẻ gần đồng ruộng làm cho việc kiểm soát chất lượng nước ao nuôi khó khăn
hơn nhiều.
• Dư lượng kháng sinh nhóm Quinolone: Quinolone là một trong năm nhóm
kháng sinh hạn chế sử dụng trong thực phẩm, mức cho phép hàm lượng tổng
Enro/Cipro trên hầu hết các thị trường nhập khẩu như: Mỹ, EU, Canada, là
50(ng/g). Riêng thị trường Nhật Bản đòi hỏi khắt khe hơn, Nhật nâng mức
cho phép của nhóm này lên 10(ng/g) cao gấp 05 lần mức chung của các nước
khác. Năm 2010, Nhật đã cảnh báo 28/678 lô hàng tôm nhập vào Nhật có
mức kháng sinh Quinolone vượt mức cho phép, chỉ tính riêng 6 tháng đầu
năm 2011 Nhật đã cảnh báo 81/286 lô hàng tôm nhập khẩu vào nước này.
Tuy nhiên, đều nằm dưới ngưỡng 50(ng/g). Đây là tình hình vô cùng tồi tệ
cho mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. Vị
thế con tôm Việt Nam đã mất dần tính chủ lực sau hai sự việc trên. Nhật có
những quy định rất khắt khe không chỉ về chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm mà còn các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái, đây là một trong
những rào cảnkỹthuật làm hạn chế khả năng xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam.
- Mặt hàng gạo Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn khi đẩy mạnh xuất khẩu vào Nhật Bản.
Ông Nguyễn Văn Tiến - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang
(ANGIMEX) - đơn vị dẫn đầu xuất khẩu gạo sang Nhật trong năm 2012 của Việt Nam,
cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2013, đơn vị này hầu như không thực hiện được việc
xuất khẩu gạo vào thị trường Nhật. Cũng theo ông Tiến, để được xuất khẩu gạo vào thị
trường Nhật, các doanh nghiệp phải vượt qua hơn 500 chỉ tiêu kiểm tra của cơ quan kiểm
soát chất lượng nước này.
- Hàng năm, Nhật Bản đều có kế hoạch hướng dẫn và giám sát thực phẩm nhập khẩu. Năm
nay, các biện pháp an toàn thực phẩm của Nhật Bản càng được thắt chặt. Đối với nông
sản nhập khẩu, Nhật Bản đang tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát các vi
sinh vật gây bệnh như Enterohemorrhagic, Escherichia coli, Salmonella (các loại vi
khuẩn gây bệnh đường ruột).
Đối với các đối tác xuất khẩu, Nhật Bản yêu cầu đẩy mạnh các biện pháp an toàn từ khâu
nuôi trồng, sản xuất, chế biến… Trường hợp cần thiết sẽ tiến hành kiểm tra thực địa.
Về thiết bị, cơ sở sản xuất, trình độ quản lý của cơ sở chế biến hàng xuất khẩu vào Nhật
Bản, nước này cũng có quy định phải đối chiếu với tiêu chuẩn quản lý vệ sinh của họ.
Theo đó, việc thu mua nguyên liệu phải minh bạch, rõ ràng về tình trạng sử dụng thuốc
thú y đối với động vật bằng cách ký hợp đồng với người sản xuất, người bán nhất định…
Trước những quy định khắt khe này, nhiều DN xuất khẩu nông sản Việt Nam (nhất là
thủy sản) vào Nhật Bản không vượt qua được ràocản chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Đến nay, Việt Nam đã có 25 DN xuất khẩu thủy sản vào Nhật bị kiểm soát đặc biệt. Một
số mặt hàng nông sản xuất khẩu khác (rau quả, gạo) cũng giảm lượng xuất khẩu do phải
chuẩn bị kỹ lưỡng về chất lượng khi xuất khẩu.
Rào cảnkỹthuật của các nước đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam là một sự cản trở lớn
trong việc xuất khẩu của nước ta. Không chỉ đối với những mặt hàng trên mà chúng ta
cần phải tăng chất lượng của tất cả các mặt hàng để đảm bảo được yêu cầu của các
nước.
Câu 2:Tìm hiểuvềbánphá giá.
Bán phá giá là một khái niệm cơ bản của thương mại quốc tế. Các sản phẩm bán vào
một thị trường với giá bán ở mức dưới giá thành sản xuất thì được xem là bánphá giá và
có thể phải chịu các cuộc điều tra và bị trừng phạt.
Bán phá giá là tổng hợp những biện pháp bán hạ giá một số mặt hàng xuất khẩu nào đó
để cạnh tranh nhưng có hiệu quả với những bạn hàng khác trên thị trường thế giới. Mục
tiêu là đánh bại đối thủ, chiếm lĩnh thị trường ngoài nước hoặc kiếm ngoại tệ khẩn cấp,
có khi cả mục tiêu chính trị.
Phân loại: gồm 2 loại:
- Bánphá giá chớp nhoáng ( Bánphá giá độc quyền ): là hình thức BPG xuất khẩu tạm
thời thấp hơn giá nội địa để tăng sức cạnh tranh, loại trừ đối thủ. Khi đã đạt được mục
đích thì mức giá sẽ được nâng lên ở mức giá độc quyền. Phá giá độc quyền là hành vi vi
phạm thô bạo nguyên tắc cạnh tranh vì bản chất của nó là hành vi nhằm độc quyền hóa.
PGĐQ làm hủy hoại cạnh tranh và là nguyên nhân trực tiếp gây ra những bất ổn về kinh
tế. PGĐQ chia làm 2 loại:
• Phá giá chiến lược: là hành vi BPG nằm trong một chiến lược cạnh tranh
tổng thể của nước XK.
• Phá giá cướp đoạt: là hành vi định giá thấp nhằm mục đích đẩy đối thủ cạnh
tranh vào tình trạng phá sản để giành vị trí độc quyền tại nước NK.
- Bánphá giá không độc quyền: biểu hiện các loại hình thức:
• Bánphá giá bền vững ( chính sách phân biệt về giá cả ) là xu hướng bán sản
phẩm trên thị trường thế giới với giá thấp hơn giá nội địa nhằm cực đại lợi
nhuận của nhà sản xuất – xuất khẩu.
• Bánphá giá không thường xuyên ( phá giá chu kì ) : là bán giá XK thấp để
tránh rủi ro của thị trường thế giới và giải quyết vấn đề khó khăn về tài chính
mà công ty đang cần giải quyết gấp. Đây là hình thức phá giá mà nhiều
doanh nghiệp sử dụng nhằm giải quyết hậu quả của việc sản xuất quá dư thừa
loại hàng hóa đó.
Ngoài ra, trên thực tế còn có 2 hình thức BPG khác:
• Bánphá giá đảo ngược ( BPG mở rộng thị trường ): là định giá đối với thị
trường nước ngoài cao hơn so với trong nước. Đây là việc nhà sản xuất bán
hàng hóa với giá cao ở trong nước nhằm hỗ trợ cho giá thấp ở thị trường XK.
• Bánphá giá qua lại: tạo ra sự chênh lệch về giá ( khi hàng hóa trong và ngoài
nước không có sự khác biệt về giá ), từ đó thương mại quốc tế sẽ xảy ra.
Các biện pháp chống bánphá giá:
- Biện pháo chống BPG là các biện pháp mà nước NK có thể sử dụng để chống lại hiện
tượng BPG của hàng NK ( sau khi có kết luận cuối cùng khẳng định có việc BPG gây
thiệt hại đáng kể ). Trong đa số các trường hợp, biện pháp chống BPG là áp đặt thuế
chống BPG với sản phẩm NK ( thuế phần trăm giá trị sản phẩm hoặc thuế cố định trên
đơn vị sản phẩm ). Còn có thể là các hạn ngạch NK hoặc kết hợp giữa hạn ngạch NK và
thuế chống BPG.
- Các biện pháp chống BPG đối với hàng NK được quy định trong luật BPG.
- Ở Việt Nam, theo điều 4 Pháp lệnh chống BPG của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội số
20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 có quy định:
Điều 4 : Các biện pháp chống bánphá giá:
1. Áp dụng thuế chống bánphá giá.
2. Cam kết về các biện pháp loại trừ bánphá giá của tổ chức, cá nhân sản
xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bánphá
giá với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán
phá giá của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bánphá giá
của Việt Nam đồng ý.
Các vụ kiện bánphá giá trên thế giới và Việt Nam:
- Theo số liệu của Ban thư kí WTO, từ năm 1995 đến hết năm 2004 trên thế giới đã tiến
hành 2647 cuộc điều tra về chống BPG, đứng đầu danh sách là Ấn Độ (399 vụ), Hoa Kỳ
(354 vụ), EU(303 vụ). Trong số 97 nước bị kiện, các nước đứng đầu là Trung Quốc (386
vụ), Hàn Quốc (94 vụ), Hoa kỳ (146 vụ),…Đối với Việt Nam, tính đến tháng 3/2006 đã
phải đối phó với 21 vụ kiện chống BPG, trong đó 13 vụ Việt Nam phải chịu thuế chống
BPG. EU khởi kiện Việt Nam nhiều nhất (8 vụ) với mức thuế cao nhất đến 93% đối với
mặt hàng Oxyde kẽm. Trong đó vụ kiện BPG cá basa, cá tra giữa Hiệp hội các nhà nuôi
cá catfish của Mỹ (CFA) và hiệp hội nuôi trồng và chế biến thủy sản của Việt Nam
(VASEP) là vụ kiện lớn nhất. Đáng chú ý là số lượng các cuộc điều tra chống BPG tăng
mạnh trong thời gian gần đây.
- 1 số vụ điều tra chống BPG trên thế giới:
• Trung Quốc điều tra chống bánphá giá đối với chất Chloroform
Nước điều tra: Trung Quốc
Nước bị điều tra: Cộng đồng châu Âu, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ
Sản phẩm bị điều tra: Chloroform
• EU điều tra chống bánphá giá đối với chất Para-cresol
Nước điều tra: Cộng đồng Châu âu (EC)
Sản phẩm bị điều tra: Chất para-cresol
Nước bị điều tra: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
• EU điều tra chống bánphá giá đối với khăn lạnh trải giường loại cotton
Nước điều tra : Cộng đồng Châu Âu (EC)
Sản phẩm bị điều tra : Khăn lanh trải giường loại cotton
Nước có sản phẩm bị điều tra : Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập
….
- 1 số vụ điều tra chống BPG liên quan tới Việt Nam:
• Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Ủy ban chống bánphá giá Australia thông báo
chính thức khởi xướng điều tra, áp dụng biện pháp chống bánphá giá đối với
mặt hàng máy biến thế nhập khẩu của Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Indonesia, Thái Lan và Việt Nam 29/07/2013.
Đây là vụ điều tra áp dụng biện pháp chống bánphá giá đầu tiên từ thị trường
Australia nhằm vào mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Một số thông tin về vụ việc:
- Hàng hóa bị điều tra: Máy biến thế gồm các mã HS: 850422 và 850423
- Giai đoạn điều tra: dự kiến từ 1/7/2012 - 31/6/2013
Kết luận sơ bộ:
Ngày 20/11/2013, Ủy ban Chống bánphá giá Australia đã công bố kết luận sơ
bộ khẳng định có bánphágiá. Theo đó, Ủy ban Chống bánphá giá Australia
sơ bộ kết luận rằng các nhà sản xuất/xuất khẩu của Việt Nam bánphá giá với
biên độ 3.4%. So với mức thuế sơ bộ đối với các nước/vùng lãnh thổ bị điều tra
khác như Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan (từ 5.3%-20%) thì mức thuế của Việt
Nam là thấp hơn. Ngoài 4 doanh nghiệp của Trung Quốc sơ bộ được kết luận
là có mức thuế suất không đáng kể, các doanh nghiệp khác của Trung Quốc bị
áp mức thuế từ 2,6%-35%.
Trong thời gian thực hiện quyết định sơ bộ, thuế chống bánphá giá tạm thời sẽ
được áp cho sản phẩm bị điều tra kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2013, nhằm đảm
bảo ngăn chặn những thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước của
Australia, trong khi vụ việc điều tra vẫn đang tiếp tục được tiến hành.
• Ngày 18/10/2012, Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã ra quyết định chính thức khởi
xướng điều tra chống bánphá giá đối với sản phẩm sợi nhập khẩu từ Việt
Nam, Malaysia, Ai Cập, Pakistan và Thái Lan.
[...]... Giai đoạn bị điều tra: Từ 01/01/2011 đến 31/12/2011 4 Sản phẩm bị điều tra có xuất xứ từ các nước: Malaysia, Pakistan, Thái Lan, Việt Nam và Ai Cập Ngày 03/09/2012, Braxin đã khởi xướng điềut ra chống bánphá giá đối với sản phẩm lốp xe đạp nhập khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc Một số thông tin chung của vụ việc: 1 Số hiệu điều tra: MDIC/SECEX 52272.000320/2012-13 2 Bên đệ đơn: nhà sản xuất Industrial... 4011.50.00 trong Biểu thuế quan (NCM/HS) Từ tháng 04/2007 đến tháng 9/2011: mức thuế nhập khẩu đối với sản phẩm này là: 16% Từ 15/09/2011 (được đưa vào Danh sách ngoại lệ thuế quan chung của Braxin): mức thuế nhập khẩu đối với sản phẩm này là: 35% 4 Giai đoạn điều tra phá giá: từ tháng 04/2011 đến tháng 03/2012 8.Giai đoạn điều tra thiệt hại: từ tháng 04/2007 đến tháng 03/2012 … ( Sưu tầm ở một số tài liệu)