1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Hà Nội

80 3K 28
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 754,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Hà Nội

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước nóichung và Công ty Điện lực TP Hà Nội nói riêng đang đứng trước rất nhiềuvấn đề khó khăn Huy động vốn kinh doanh và sử dụng hiệu quả vốn kinhdoanh là vấn đề quan trọng, nổi lên hàng đầu trong các doanh nghiệp hiệnnay

Muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh, điều cần thiết trước tiên củabất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải là vốn Đồng vốn có ý nghĩa vô cùngquan trọng đối với sự tồn tại và quá trình hoạt động của một doanh nghiệp,của cả toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung Tuy nhiên, vốn chỉ là điềukiện tiên quyết để đưa một doanh nghiệp đi vào sản xuất kinh doanh, tạođiều kiện ban đầu để doanh nghiệp tiến hành hoạt động trong thị trường.Còn việc doanh nghiệp đó có tồn tại được hay không, có phát triển được haykhông lại phụ thuộc vào việc nó có được sử dụng hiệu quả hay không, cụ thể

là phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng đồng vốn, trình độ sử dụng đồng vốn củatừng doanh nghiệp

Vấn đề này chỉ được giải quyết thông qua việc thực hiện các biện pháp đểđổi mới cơ chế quản lý vốn và thực hiện sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạtđộng kinh doanh của các doanh nghiệp Bên cạnh đó phải hoàn thiện các chỉtiêu, phương pháp phân tích về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh để có đánhgiá đúng thực chất tình hình sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệpnói chung và Công ty Điện lực Hà Nội nói riêng

Vì vậy, là một sinh viên thực tập tại Công ty Điện lực TP Hà Nội, tôi đãlựa chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công tyĐiện lực Hà Nội’’ đưa ra những vấn đề nghiên cứu về cơ sở lý luận và thựctiễn đối với vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các

Trang 2

đề tốt nghiệp Từ đó đưa ra những phương án để định hướng cho Công tyĐiện lực TP Hà Nội trong việc chọn và thực hiện những chính sách, biệnpháp thích hợp nhất cho việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn kinhdoanh trong nền kinh tế thị trường.

Cụ thể mục đích nghiên cứu của đề tài bao gồm:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về vốn kinh doanh, hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh trong doanh nghiệp

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhcủa Công ty Điện lực TP Hà Nội trong những năm qua thông qua phân tíchcác chỉ tiêu, phương pháp nghiên cứu khác nhau Từ đó nêu lên những ưunhược điểm trong việc huy động vốn, quản lý vốn, sử dụng vốn và xác địnhđược các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Côngty

- Đưa ra giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh của Công ty Điện lực TP Hà Nội trong thời gian tới

Đề tài này gồm 3 chương

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.

Chương 2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Thàn Phố Hà Nội.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Hà Nội

Trang 3

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ

SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm

Để hiểu rõ về vốn kinh doanh, trước hết phải hiểu về vốn nói chung Đã

có rất nhiều quan điểm khác nhau về vốn:

- Một số nhà kinh tế học cho rằng: “Vốn với ý nghĩa là phần số lượngsản phẩm tạm thời phải hi sinh tiêu dùng hiện tại của Nhà đầu tư để đẩymạnh sản xuất, tăng tiêu dùng trong tương lai” Quan điểm này chưa đápứng được các yêu cầu về quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

- Một số quan điểm khác lại cho rằng: “Vốn bao gồm các yếu tố kinh

tế được bố trí để sản xuất hàng hoá, dịch vụ như tài chính vô hình, hữu hình,các kiến thức về kinh tế, trình độ quản lý,… được tích luỹ” Quan điểm này

có ý nghĩa trong việc khai thác hiệu quả sử dụng vốn theo cơ chế thị trường

- Xét theo mục tiêu kinh doanh,cho rằng: “ Vốn là giá trị đem lại

thặng dư” (Mác-ăngghen Tuyển tập) Quan điểm này chỉ ra mục tiêu của

việc sử dụng vốn, chỉ ra mục tiêu của quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh

Các quan điểm trên thể hiện được vai trò, tác dụng của vốn trong nhữngđiều kiện cụ thể Nhưng hiện nay, với cơ chế thị trường thì các quan điểmnày chưa đáp ứng được yêu cầu

Vì vậy, định nghĩa về vốn trong giai đoạn hiện nay là: “Vốn là một phần

Trang 4

nhân, tổ chức bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm mục đích kiếmlợi ích kinh tế và lợi ích xã hội” Như vậy, có thể nói vốn là toàn bộ tiềm lựckinh tế của doanh nghiệp, là toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp đó mang vàođầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được một lợi nhuận nàođó.

Từ đó ta có định nghĩa về vốn kinh doanh: Vốn kinh doanh là số vốndoanh nghiệp đang trực tiếp sử dụng vào mục đích kinh doanh

1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các loại sau: vốn cốđịnh, vốn lưu động, và vốn đầu tư tài chính

a Vốn cố định của doanh nghiệp

Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của một doanhnghiệp, là lượng giá trị ứng trước nằm trong tài sản cố định (TSCĐ) củadoanh nghiệp Bộ phận nguồn vốn này có tốc độ chu chuyển chậm, thườnggắn liền với hình thái tư liệu sản xuất của doanh nghiệp, thể hiện giá trị củanhững tài sản có giá trị lớn, khấu hao chậm, giá trị chuyển dịch từng phầnvào giá trị hàng hoá qua các chu kỳ sản xuất

Nguồn vốn cố định của doanh nghiệp bao gồm: Vốn chủ sở hữu( thườngchiếm tỷ trọng lớn nhất), vốn vay trung và dài hạn Nguồn vốn cố định củadoanh nghiệp thường chiếm tỉ trọng lớn và có vai trò hết sức quan trọngtrong quá trình đầu tư ban đầu, đổi mới công nghệ của mỗi doanh nghiệp,đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất

b Vốn lưu động của doanh nghiệp

Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, là lượng giátrị ứng trước nằm trong tài sản lưu động(TSLĐ) của doang nghiệp Bộ phậnnguồn vốn này có tốc độ chu chuyển cao hơn vốn cố định, thể hiện giá trị

Trang 5

của những tài sản dùng trong sản xuất và lưu thông, và giá trị chuyển hếtmột lần vào giá trị hàng hoá Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh và bánhàng thu tiền thì số vốn này được thu hồi toàn bộ và tiếp tục vận động theomột chu kỳ sản xuất mới Vốn lưu động mà doanh nghiệp sử dụng bao gồmNguồn vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm: Vốn chủ sở hữu, vốnvay ngắn hạn (chiếm tỷ lệ lớn nhất) và các khoản nợ phải trả Tuy vốn lưuđộng chiếm tỷ trọng không lớn nhưng có vai trò rất quan trọng trong việcđảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục.

c Vốn đầu tư tài chính

Vốn đầu tư tài chính của doanh nghiệp có thể là tiền hoặc là tài sản.Khoản vốn đầu tư này thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên doanh nghiệpphải theo dõi chi tiết từng loại vốn góp cho đến khi thu hồi vốn Những tàisản mà doanh nghiệp dùng để đầu tư đều được đánh giá lại giá trị, khoảnchênh lệch do đánh giá lại và những chi phí trong quá trình đầu tư cũngđươc theo dõi chi tiết theo từng loại

1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của vốn đối với sản xuất kinh doanh

Vốn có vai trò và ý nghĩa to lớn không những đối với quá trình hìnhthành doanh nghiệp mà nó còn có vai trò quyết định đối với sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp

Trong quá trình hình thành doanh nghiệp, nguồn vốn ban đầu có ý nghĩa

về mặt pháp lý nhằm đảm bảo đủ điều kiện cho một doanh nghiệp đượcphép thành lập và đi vào hoạt động, và vốn ban đầu cũng là nguồn vốn đểđầu tư mua sắm trang thiết bị, nhà xưởng sản xuất, thuê nhân công và cácđiều kiện khác để tiến hành sản xuất

Trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, nguồn vốn có ý nghĩa rất

Trang 6

định đến năng lực cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp trên thị trườngcạnh tranh sản xuất hàng hoá.

Ngoài ra, trong quá trình sản xuất kinh doanh, quan hệ bạn hàng, kêu gọivốn đầu tư, thì điều mà nhà đầu tư quan tâm nhất là số vốn của doanh nghiệp

và tình hình tài chính của doanh nghiệp (tình hình sử dụng vốn của doanhnghiệp)

Bên cạnh đó thì vấn đề quản lý vốn, sử dụng vốn sao cho có hiệu quả caonhất cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp Bố trí,cân đối tỷ trọng giữa vốn cố định và vốn lưu động đảm bảo cho doanhnghiệp đủ nguồn vốn lưu động để khai thác sử dụng hết năng lực sản xuấtcủa vốn cố định, đồng thời đảm bảo được mức khấu hao hanh nhất của tàisản cố định và các tài sản khác thuộc nguồn vốn cố định

Như vậy sử dụng và khai thác nguồn vốn có hiệu quả có ý nghĩa bảo toàn

và phát triển nguồn vốn sản xuất kinh doanh, nâng cao toàn bộ hiệu quả sảnxuất kinh doanh, tăng lợi nhuận và đảm bảo cho sự tồn tại và phát triểndoanh nghiệp, cho năng lực cạnh tranh trên thị trường

1.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn

“Vốn kinh doanh là một yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh Do vậyhiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng không thể tách rời hiệu quả kinhdoanh nói chung của doanh nghiệp” Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh, trước hết chúng ta cần khái quát qua về hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung là một chỉ tiêu chất lượng tổnghợp phản ánh trình dộ quản lý quá trình sản xuất kinh doanh và cũng làphạm trù kinh tế gắn với sản xuất hàng hoá Chỉ trong nền sản xuất hàng hoángười ta mới đề cập và quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngược

Trang 7

lại, sản xuất hàng hoá có phát triển hay không là nhờ hiệu quả sản xuất kinhdoanh cao hay thấp.

Về bản chất, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phảnánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết

quả lợi ích cao nhất với chi phí thấp nhất (Nguyễn Quang Quynh, Phân tích kinh tế hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê 1991,Tr 240- Tr 248).

Như vậy có hai yếu tố để xác định hiệu quả kinh doanh:

Thứ hai: Kết quả về lợi ích kinh tế

Nguồn lực và chi phí mà doanh nghiệp bỏ vào sản xuất kinh doanh cónhiều loại kết quả khác nhau Có kết quả phù hợp với mục tiêu kinh doanh,

có kết quả nằm ngoài mục đích kinh doanh, thậm chí đi ngược lại chỉ tiêunày Ở đây kết quả là kết quả hữu ích đối với doanh nghiệp và toàn bộ nềnkinh tế

Như vậy, hiệu quả kinh doanh là đại lượng so sánh kết quả với chi phí vànguồn nhân lực Chỉ tiêu hiệu quả này là một tỷ số so sánh để phản ánh chấtlượng về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tiêu chuẩn củachỉ tiêu này là tối đa hoá kết quả lợi ích hay tối thiểu hoá chi phí dựa trêncác điều kiện về nguồn lực xác định

Trở lại với vấn đề hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, có các quan niệm

Trang 8

Trong cơ chế bao cấp, có quan niệm như sau, hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh và hiệu quả kinh doanh là một Vì theo họ, các nguồn lực về lao động,thiết bị, nguyên liệu có được đều thông qua số vốn mà ngân sách cấp chodoanh nghiệp Vì vậy việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn là không cần thiết

vì đã có phân tích hiệu quả kinh doanh Do vậy, chỉ phân tích hiệu quả kinhdoanh không thể đi sâu vào phân tích các nhân tố tác động cụ thể nhưTSCĐ, TSLĐ…

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, thị trường chi phối mọi hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp, vai trò của vốn kinh doanh được đề cập đếnmột cách đầy đủ hơn Và hiệu quả sử dụng vốn chỉ là một mặt của hiệu quảkinh doanh, nhưng không phải là hiệu quả kinh doanh vì vốn kinh doanh chỉ

là một yếu tố của quá trình kinh doanh

Khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh không thể nói đã sử dụngvốn có kết quả tốt nhưng lại lỗ Mà hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thểhiện hai mặt: phải bảo toàn được vốn kinh doanh và tạo ra được kết quả tốttheo mục đích kinh doanh của doanh ngiệp Kết quả lợi ích tạo ra do sử dụngvốn kinh doanh phải đáp ứng được lợi ích của doanh nghiệp, nhà đầu tư ởmức độ cao nhất đồng thời nâng cao được lợi ích xã hội, và đây là mục tiêukinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh đó cần phải đề cập đến vấn đề thờigian sử dụng vốn ngắn hay dài

Từ sự phân tích trên, bản chất và các tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh của doanh nghiệp đươc hiểu như sau:

“Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là chỉ tiêu biểu hiện một mặt về hiệuquả kinh doanh Phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn kinh doanh củadoanh nghiệp trong việc tối đa hoá lợi ích, tối thiểu hoá vốn kinh doanh bỏ

Trang 9

ra và thời gian sử dụng nó theo các điều kiện về nguồn lực xác định phù hợpvới mục tiêu kinh doanh”.

1.2.2 Sự cần thiết phải phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc nâng cao hiệu quả sử dụngvốn nói chung và vốn kinh doanh nói riêng là hết sức cần thiết đối với mỗidoanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh để thực hiện tối đa hoá lợinhuận Bởi mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu hướng tới của bất kỳ doanhnghiệp nào Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi tạo ra lợinhuận nhiều thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được Có nhiềubiện pháp để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Nhưng trong điều kiện nềnkinh tế hiện nay, tình trạng thiếu vốn xảy ra phổ biến, huy dộng vốn gặpnhiều khó khăn Bên cạnh đó thị trường lại cạnh tranh gay gắt Như vậynâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề rất quan trọng để nâng cao lợinhuận cho doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh còn tạo cơ hội cho doanhnghiệp phát triển sản xuất Vì khi đó sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư

và ngày càng mở rộng phát triển và thu được kết quả kinh doanh cao Và từ

đó sẽ đảm bảo tính an toàn về mặt tài chính cho doanh nghiệp Ngoài ra nócòn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực cho toàn bộ nền kinh tế.Tất cả các ngành sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thì sẽ tăng sản phẩmquốc dân, kích thích đầu tư, nâng cao thu nhập cho người lao động, gópphần tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững Đặc biệt là nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn kinh doanh là điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nướcngoài, tạo ra bước phát triển cho nền kinh tế

Trang 10

Như vậy ta đã thấy rõ tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh Nên việc phân tích, đánh giá chỉ tiêu này là tất yếu kháchquan đối với mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Mỗi doanhnghiệp đều phải quan tâm đến vấn đề thiết yếu này, phải căn cứ vào thựctrạng để từ đó xác định mức quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệpmột cách tốt nhất Việc phân tích vấn đề này là cần thiết và phải đi trước mộtbước đối với việc đưa ra các quyết định quản lý của các doanh nghiệp Đồngthời qua đó để kiểm tra giám sát, quá trình thực hiện những mục tiêu kinh tế

xã hội mà yêu cầu sử dụng vốn kinh doanh đề ra

1.2.3 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

a Chỉ tiêu phân tích tổng quát

Chỉ tiêu tổng quát phán ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:

Hệ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh càng cao vàngược lại

b Chỉ tiêu chung phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

 Chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất của đồng vốn kinh doanh:

Trang 11

DT : Doanh thu

V : Vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này có thể cho thấy từng loại vốn như: toàn bộ vốn kinh doanh,vốn cố định, vốn lưu động, vốn chủ sở hữu hay tỷ suất từng loại vốn tính chotừng đơn vị sản lượng hay doanh thu Nó phản ánh cứ mỗi đồng vốn bỏ ra sẽtạo ra bao nhiêu đồng sản lượng hay doanh thu Nhưng chỉ tiêu này khôngđáp ứng được mục tiêu của nhà đầu tư và không thấy rõ lợi ích của doanhnghiệp

 Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của đồng vốn:

Là những chỉ tiêu quan trọng nhất đối với doanh nghiệp và các nhà đầutư

Trong đó: Hsl : Sức sinh lời của vốn inh doanh;

Ltt,st : Lợi nhuận trước thuế, sau thuế;

V : Vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của đồng vốn mà doanh nghiệp bỏ

ra để kinh doanh Nhà đầu tư hay nhà quản lý doanh nghiệp đều rất quan tâmđến chỉ tiêu này, nhưng chỉ tiêu này cũng có hạn chế nhất định: như nhấnmạnh quá đến lợi ích trực tiếp của doanh nghiệp trong từng kỳ hạn ngắn màkhông thấy hiệu quả sử dụng vốn của toàn bộ dự án cũng như đối với nềnkinh tế

 Chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi vốn đầu tư:

Ltt,st

=

V

HslSức sinh lời của vốn

kinh doanh = Lợi nhuận trước thuế, sau thuếVốn kinh doanh

Trang 12

Để biết được khả năng thu hồi vốn đầu tư, doanh nghiệp quan tam tớithời gian thu hồi vốn đầu tư và hệ số hoàn vốn.

Thời gian thu hồi vốn đầu tư là chỉ tiêu phản ánh thời gian cần thiết để bùđắp hoàn toàn số vốn bỏ ra dựa vào thu nhập ròng và khấu hao

Hệ số hoàn vốn cho thấy mức độ thu hồi vốn bình quân hàng năm đối vớivốn kinh doanh với giả thiết lợi nhuận sau thuế được dùng để hoàn vốn Tóm lại, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp,cần sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau Nhưng trong mỗi doanh nghiệp có cơchế hoạt động khác nhau nên các chỉ tiêu được sử dụng khác nhau

1.3 Các phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc phân tích,đánh giá hoạt động kinh tế và sử dụng vốn luôn phải đi trước việc đề ra cácquyết định về quản lý Thông qua phân tích các yếu tố riêng lẻ để đi đếnphát hiện tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu, để từ đó đưa ra các quyếtđịnh quản lý của doanh nghiệp

Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, doanh nghiệp phải dựatrên hai yêu cầu: phải có chỉ tiêu phân tích phù hợp và phương pháp phântích khoa học Với hạn chế của đề tài và sự hiểu biết, có thể đưa ra một vàiphương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh như sau

1.3.1 Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu( H vsh )

Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao

=

Hệ số hoàn

Vốn kinh doanhLợi nhuận sau thuế + Khấu hao (KH)Thời gian thu hồi vốn

đầu tư (T) =

Trang 13

Chỉ tiêu này phản ánh toàn diện trên góc độ lợi ích doanh nghiệp, và chịutác động của nhiều chỉ tiêu khác có liên quan.

Công thức:

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu phản ánh trình độ sử dụng vốncủa doanh nghiệp, nó cho biêt cứ một đồng vốn của chủ đầu tư vào sản xuấtkinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Để phân tích chỉ tiêu này ta có thể thực hiện như sau:

Bước 1: Đánh giá khái quát thông qua so sánh HVSH0 và HVSH1

Tong đó: HVSH0 là hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu năm trước;

HVSH1 là hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu năm tại;

Do lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu không cùng thời điểm so sánhnên phải quy đổi về cùng một thời điểm so sánh Có nhiều cách để quy đổi,

ta có thể thực hiện như sau

Đối với vốn chủ sở hữu, giả sử lãi suất của vốn kinh doanh là r

Ta có, giá trị hiện tại của vốn tại thời điểm đầu tư là Pv = Vo, thì giá trịtương lai là Fv = Vo(1+r)i

Khi đó, Pv = Vi,thì Fv = Vi (1+r)i

Từ đó ta thấy:

Đối với lợi nhuận sau thuế, xác định tương tự:

Doanh thu hàng năm là (Bi), chi phí hàng năm là (Ci)

Hvsh Lợi nhuận sau thuế(Lst)

Trang 14

Lãi ròng hàng năm là Bi – Ci thì giá trị hiện tại của lợi nhuận sau thuế từnăm đầu tiên đến năm thứ i là:

Giá trị tương lai của lợi nhuận sau thuế:

Trong đó, NPV: giá trị hiện tại của lợi nhuận sau thuế;

NFV: giá trị tương lai của lợi nhuận sau thuế

Bước 2: Phân tích sự tăng giảm chỉ tiêu hiệu quả dưới tác động của các

nhân tố

Sự ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu hiệu quả được thể hiện thôngqua biểu hiện trong công thức sau:

Ta có công thức tổng hợp biểu hiện bằng ký hiệu:

: Là tỷ lệ LN sau thuế trên một đồng doanh thu (HL)

: Là sức sản xuất của vốn kinh doanh (Hsx)

: Là tỷ lệ nghịch đảo của kết cấu vốn kinh doanh (Hkc)

LN sau thuế(Lst )

Doanh thu(DT)

Doanh thu(DT)Vốn kinh doanh(V)

LN sau thuế(Lst)Vốn kinh doanh(V)

DT

Lst

DTV

Trang 15

: Là hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (Hsl(VSH))

Trong đó: Lst: Lợi nhuận sau thuế;

Trong đó, Hsl(VSH): Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu;

HL : Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên một đồng doanh thu;

Hsx : Sức sản xuất vốn kinh doanh;

Hkc : Tỷ lệ nghịch đảo của kêt cấu vốn kinh doanh

Sau đó so sánh chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu giữa các kỳnghiên cứu( kỳ gốc và kỳ nghiên cứu)

1.3.2 Phân tích thời gian thu hồi vốn từ lợi nhuận, khấu hao

Trong cơ chế thị trường, thời gian thu hồi vốn (T) được xác định có tínhđến yếu tố thời gian của tiền Giả thiết rằng lợi nhuận sau thuế và khấu haothu hồi hàng năm đươc dùng để bù đắp nguồn vốn đã bỏ ra đầu tư Giá trịvốn còn lại được thu hồi tiếp tục gia tăng theo thời gian với lãi suất r và tiếptục được thu hồi bằng nguồn khấu hao và lợi nhuận năm sau

Gọi số vốn ban đầu là V

Trang 16

Số vốn còn lại ở năm thứ i tiếp tục thu hồi là Vi.

Pi là tổng LN sau thuế và khấu hao năm thứ i

Vi= Vi-Pi là số vốn còn lại sau khi thu hồi năm thứ i

Ta có: V(i+1)= ΔVVi(1+r)

Số vốn còn lại ở năm i+1: ΔVV(i+1) = V(I+1)-P(i+1)

Cứ tiếp tục như thế đến khi ΔVVi → 0 thì i → t

t : là thời gian cần thiết để thu hồi toàn bộ vốn đầu tư của doanh nghiệp

có tính đến yếu tố thời gian của tiền tệ

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Vốn nói chung là yếu tố vô cùng quan trọng đến toàn bộ quá trình sảnxuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng vốn là tiêu chuẩn

để đánh giá doanh nghiệp hoạt động, sử dụng vốn có đem lại kết quả caonhất hay không Và để nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệpphải nghiên cứu và nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sửdụng vốn, mức độ tác động để từ đó có phương án sử dụng vốn một cáchhiẹu quả nhất

Vốn kinh doanh là một bộ phận quan trọng trong vốn của doanh nghiệp.Vốn kinh doanh được hình thành từ nhiều nguồn, tồn tại dưới nhiều hìnhthức Chu kỳ vận động của vốn kinh doanh chịu tác động của nhiều nhân tố,ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Vì vậy vớiviệc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thì xác định nhân tố ảnhhưởng đến nó cũng là vấn đề rất cần thiết Và các nhân tố ảnh hưởng đếnhiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được xác định gồm các nhân tố chủ yếusau:

Trang 17

Sản phẩm và chu kỳ của sản phẩm

Sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là yếu tố có ảnh hưởng

to lớn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Và chu kỳsản xuất của mỗi sản phẩm có đặc tính khác nhau là khác nhau, nên vốn đầu

tư cho sản phẩm cũng có sự khác nhau về số lượng và cơ cấu

Với loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài thì đồng vốn đầu tư có òng chuchuyển vốn lớn, tốc độ chu chuyển chậm Do vậy cần phải tính toán chínhxác nhu cầu vốn trong từng giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của sảnphẩm, vì đây là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cap hiệu quả sửdụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng, đặc biệt

là hiệu quả sử dụng vốn cố định

Với sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn, việc nâng cao hiệu quả sử dụngvốn lưu động, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn là yếu tố quan trọng đểnâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Do vậy, cần phải nắm được đặc tính của sản phẩm, chu kỳ sản xuất củasản phẩm đó để lập kế hoạch về vốn, như cần tăng hay giảm vốn cố định,vốn lưu động để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Tóm lại là phải xác địnhnhu cầu về vốn một cách hợp lí và đúng đắn để đảm bảo cho doanh nghiệphoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệuquả kinh tế cao Nhờ đó hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được nâng cao

Trình độ tổ chức quản lý vốn trong doanh nghiệp

Do đặc điểm của vốn kinh doanh là vừa tham gia vào nhiều chu kỳ củasản xuất kinh doanh(VCĐ), vừa chuyển hết giá trị một lần vào một chukỳ(VLĐ) Vì vậy việc tính đúng, tính đủ, trích lập kịp thời và thực hiện chặtchẽ sẽ tránh được tình trạng mất mát, chiếm dụng, sử dụng sai mục đích là

Trang 18

biện pháp đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý vốn kinh doanh củadoanh nghiệp.

Hơn nữa, nói trên một khía cạnh khác thì trình độ tổ chức sản xuất, tổchức quản lý của doanh nghiệp xét sâu xa cũng chính là trình độ sử dụngvốn và do đó hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc rất nhiều vào nó Và trongđiều kiện nguồn lực có hạn thì việc tổ chức, phân phối nó một cách hợp lýchính là con đường duy nhất để nâng cao hiệu quả sử dụng nó

Mặt khác vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng khá lớn, do vậy việc quản lýphải được thực hiện theo quy định hiện hành

Cơ cấu vốn đầu tư

Doanh nghiệp là nơi tập trung các nhân tố như vốn, lao động và sử dụng

nó vào hoạt động sản xất kinh doanh của doanh nghiệp Vốn nói chung vàvốn kinh doanh nói riêng là một nguồn lực quan trọng và có hạn đối với mỗidoanh nghiệp Việc bố trí vốn hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh củangành nghề cụ thể trong doanh nghiệp là nhân tố góp phần tăng hiệu quả sảnxuất cũng như hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Mặt khác, cơ cấu vốn tác động đến thu nhập của doanh nghiệp Cácdoanh nghiệp có khả năng tài chính cao thường sử dụng tỷ lệ nợ vay lớnhơn, nhưng doanh nghiệp phải luôn đương đầu với rủi ro về tài chính do sửdụng tỷ lệ nợ vay cao Nên để đáp ứng mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản củachủ sở hữu, doanh nghiệp cần phải thiết lập được cho mình một cơ cấu vốntối ưu Cơ cấu vốn tối ưu sẽ không ngừng đảm bảo cho nguồn vốn cho sảnxuất mà còn giảm được chi phí sử dụng vốn, từ đó nâng cao hiệu quả sửdụng vốn cho doanh nghiệp trong đó có vốn kinh doanh Do vậy tuỳ thuộcvào mô hình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp để xác định cơ cấuvốn một cách tối ưu nhất tại những thời điểm nhất định Và trên cơ sở đã xác

Trang 19

định được cơ cấu vốn và nhu cầu vốn doanh nghiệp luôn cần phải chú ý tìmkiếm, huy động nguồn tài trợ cho hoạt động của doanh.

Và khoa học công nghệ cũng có ảnh hưởng đến chỉ tiêu này Tiến bộkhoa học kỹ thuật sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất, giảm chi phí, nângcao chất lượng sản phẩm…từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanhnghiệp

Hơn nữa, đặc trưng cơ bản của nền kinh tế nước ta là nền kinh tế vậnđộng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng

Xã hội Chủ nghĩa Cho nên cơ chế quản lý của nhà nước có ảnh hưởngkhông nhỏ đến quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Do đómuốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh không thể không quan tâmđến yếu tố này Các chủ trương, chính sách, hệ thống pháp luật của Nhànước đề racó tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 20

Nếu những chủ trương chính sách này phù hợp sẽ tạo hậu thuẫn cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh, nâng cao lợi nhuận, và góp phần nâng cao hiệuquả sử dụng vốn nói chung cho doanh nghiệp Và bất kỳ sự thay đổi nàotrong cơ chế, chính sách, pháp luật cũng ảnh hưởng rất lớn tới mọi hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời mỗi doanh nghiệp phải linh hoạt,nhanh nhạy trong việc nắm bắt sự thay đổi của cơ chế và vận dụng nó vàosản xuất kinh doanh cũng như quản lý vốn một cách kịp thời và hiệu quả.Ngoài các nhân tố trên, vấn đề sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh còn chịuảnh hưởng của nhiều nhân tố khác.

Chương 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG

TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Khái quát chung về Công ty Điện lực Hà Nội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tổng công ty Điện lực Việt Nam thuộc Bộ Công Nghiệp, là cơ quan quản

lý Nhà nước về hoạt động trong các lĩnh vực chính là sản xuất, truyền tải vàkinh doanh điện năng trong cả nước Dưới Tổng Công ty là các công ty vànhà máy

Công ty Điện lực Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hoạch toán độclập, là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam Và đượcthành lập theo quyết định số 381 – NL/TCCB–LĐ ngày 08/07/1995 của Bộtrưởng Bộ Năng Lượng (nay là BỘ Công nghiệp) Công ty Điện lực Hà Nội

Trang 21

là một đơn vị giữ vai trò chủ chốt trong việc cung ấp điện năng đối với sựphát triển chính trị, kinh tế - văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, cũng nhưđời sống sinh hoạt của Thành phố và nhân dân Thủ đô.

Tiền thân của Công ty Điện lực Hà Nội-Nhà máy đèn Bờ Hồ được khởicông xây dựng vào tháng 1 năm 1895, với quy mô nhỏ, tổng số vốn đầu tưban đầu là 3 triệu Pranc Nhà máy do người Pháp xây dựng nhằm phục vụcho người Châu Âu ở Bắc kỳ Nhà máy được xây dựng và phát ra dòng điệnđầu tiên đánh dấu một sự kiện trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội lúcbấy giờ với hai tổ máy phát điện một chiều công suất 500kw

Năm 1903 đặt thêm một máy phát điện đưa công suất nhà máy lên800kw

Năm 1922 nhà máy được lắp thêm môt máy phát điện của Thụy Sỹ vớicông suất 1000kw

Năm 1932 xưởng phát điện Yên Phụ được hoàn thành Năm 1933 Hà Nội

và các tỉnh lân cận đã được cung cấp dòng điện xoay chiều bởi trạm và lướiđiện 35kv do người Pháp xây dựng

Từ năm 1954 đến 1964, ngành điện được ưu tiên phát triển, lưới điện HàNội được toả về các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, VĩnhPhúc, Hà Đông và trở thành trung tâm phân phối điện các tỉnh châu thổSông Hồng Điện Hà Nội thực sự góp phần vào sự nghiệp xây dựng XHCN

ở miền Bắc nói chung và phát triển kinh tế ở Hà Nội nói riêng

Từ năm 1965 đến 1975, trạm điện, cột điện là mục tiêu huỷ diệt của đếquốc Mỹ Năm 1975 đến 1985, đất nước được thống nhất, ngành điện bắt tayvào phục hồi, củng cố và phát triển lưới điện nhằm đáp ứng yêu cầu về điệncho sự phát triển của Thủ đô

Trang 22

Từ năm 1984, lưới điện Hà Nội bắt đầu được cải tạo với quy mô lớn nhờ

sự giúp đỡ của Liên Xô

Sau năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với toàn ngànhđiện, Công ty Điện lực Hà Nội đã kịp thời chuyển minh theo cơ chế mới,củng cố lưới điện,cấp điện an toàn liên tục đáp ứng nhu cầu chính trị, kinh

tế, văn hoá, xã hội của Thủ đô

Từ khi trở thành công ty hoạch toán độc lập từ tháng 4 năm 1995 đếnnay, cùng với tiến trình đổi mới quản lý kinh tế của nhà nước, Công ty Điệnlực thành phố Hà Nội chuyển sang một giai đoạn mới: kinh doanh điện năngtheo cơ chế thị trường, coi khách hàng là người bạn đồng hành, là động lực

phát triển Công ty Điện lực Hà Nội đã thực hiện chương trình nâng cao trách nhiệm phục vụ khách hàng của Tổng Công ty điện lực Việt Nam Mục

tiêu của công ty là thoả mãn mọi yêu cầu cung cấp điện năng cho kháchhàng với chất lượng cung cấp cao, dịch vụ cung cấp hoàn hảo Lợi nhuậnkhông phải là mục tiêu duy nhất, mà còn là mục tiêu xã hội

Hiện nay Công ty Điện lực Hà Nội có tên giao dịch đối ngoại là ”HanoiPower company”

Số giấy phép: 83/GP-BVHTT, cấp ngày 13/03/2003

Có trụ sở tại: 69 Đinh Tiên Hoàng - Hoàn Kiếm - Hà Nội

Điện thoại: 844 2200898

Fax: 844 2200899

Trang tin điên tử: www.hanoipc.evn.com.vn

Công ty có mối quan hệ chặt chẽ với Tổng Công ty va các Điện lực trongThành phố và luôn nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụcung cấp, nâng cao uy tín nghề nghiệp của mình, từ đó nâng cao kết quảkinh doanh của Công ty

Trang 23

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Công ty điện lực Hà Nội thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, là mộtđơn vị giữ vai trò chủ chốt trong việc cung cấp điện năng đối với sự pháttriển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, đời sống sinhhoạt của Thủ đô

a Chức năng của Công ty

Công ty chịu trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện từ cấp điện áp 0.4

kV đến 110kV, đang trực tiếp vận hành và quản lý 17 trạm 110kV với tổngcông suất 1413 MVA Hiện nay có đến 800000 khách hàng mua điện củacông ty, đặc biệt là Công ty Điện lực Hà Nội thay mặt Ngành Điện cả nướcphục vụ cung cấp điện cho mọi hoạt động, chính trị, ngoại giao của đất nướcdiễn ra ở Thủ đô Tính đến nay Công ty Điện lực TP Hà Nội được Đảng,Nhà nước tặng thưởng 23 Huân chương cùng nhiều huy chương và bằngkhen khác

Công ty chịu trách nhiệm quản lý và vận hành lưới điện, thực hiện kinhdoanh bán điện cho các cơ sở sản xuất, các tổ chức, các hộ tiêu dùng trongthành phố Hà Nội Do vậy, Công ty bao gồm các chức năng sau:

- Truyền tải và phân phối điện năng;

- Tổ chức kinh doanh điện năng trong toàn quốc;

- Khảo sát, sửa chữa điện và thiết bị điện;

- Xây lắp điện;

- Sản xuất phụ kiện và thiết bị điện;

- Xuất nhập khẩu vật tư và thiết bị điện;

- Các dịch vụ khác liên quan đến ngành điện

b Nhiệm vụ của Công ty

Trang 24

Để thực hiện tốt các chức năng, mục tiêu hoạt động trên, Công ty có cácnhiệm vụ sau:

- Tổ chức tốt kế hoạch hóa:

Lập kế hoạch phát triển lưới điện trên địa bàn;

Kế hoạch điện năng thương phẩm, kế hoạch cung ứng điện cho các thànhphần kinh tế và địa phương;

Kế hoạch cải tạo nâng cấp lưới điện phân phối;

Kế hoạch kinh doanh mua bán điện

- Quản lý chặt chẽ khách hàng, điện năng thương phẩm;

- Tổ chức tốt công tác cán bộ, lao đông tiền lương;

- Tổ chức tốt công tác quản lý lưới diện trên địa bàn hoạt động, đảm bảocung cấp diện an toàn,liên tục và chất lượng;

- Thực hiện tốt nghĩa vụ ngân sách nhà nước, như nộp các khoản thuế thunhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, và các loại thuế khác

2.1.3 Bộ máy quản lý của Công ty

Công ty Điện lực Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước hoạch toán độc lập,trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam Do vậy, cũng như các doanhnghiệp Nhà nước khác, bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức chặt chẽ,

có khoa học và năng, các xưởng đội quản lý lưới điện, và các Điện lực theotừng địa bàn quận, huyện có hệ thống theo mô hình chức năng gồm có BanGiám đốc, các phòng ban chức Nhờ mô hình quản lý sản xuất đó nên bộmáy quản lý của Công ty hoạt động tương đối nhịp nhàng, tạo điều kiệnthuận lợi để các đơn vị sản xuất trực tiếp hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuấtkinh doanh được giao và đồng thời làm tốt chức năng tham mưu cho lãnhđạo Công ty

Trang 25

Và cơ cấu Công ty được tổ chức gồm các bộ phận như sau:

Ban Giám đốc :

Ban Giám đốc là bộ phận quản lý cao nhất trong Công ty, gồm có 4thành viên: 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc kĩ thuật vận hành, 1 Phó Giám đốckinh doanh điện, 1 Phó Giám đốc đầu tư xây dựng

Giám đốc Công ty vừa là người đại diện cho Nhà nước vừa đại diện chocán bộ công nhân viên chức trong công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật

về toàn bộ hoạt động của Công ty Là người có quyền quyết định mọi hoạtđộng sản xuất trong công ty, ủy quyền trách nhiệm cho phó giám đốc và cóthể trực tiếp chỉ đạo thông qua các trưởng phòng

Phó Giám đốc có trách nhiệm tư vấn cho Giám đốc về việc điều hànhhoạt động của Công ty, cũng như trực tiếp điều hành chỉ đạo một số lĩnh vựchoạt động của Công ty theo sự uỷ quyền của Giám đốc

Các phòng ban chức năng :

Các phòng ban được tổ chức theo yêu cầu của quản lý sản xuất kinhdoanh, chịu sự lãnh đạo của Ban Giám đốc, đảm bảo cho mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh của Công ty được liên tục Gồm có 16 phòng chức năng,mỗi phòng ban đều có Trưởng phòng, Phó phòng và các nhân viên Mỗiphòng ban đều có chức năng chung là tham mưu, đề xuất giúp Giám đốctrong quản lý theo từng chức năng; đồng thời tổ chức thực hiện hướng dẫn,kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch theo từng tháng, quý, năm.Ngoài ra mỗi phòng đều có các chức năng riêng

Các Điện lực và các Trung tâm - Xí nghiệp - xưởng đội:

Do tính chất đặc thù kinh doanh của ngành điện là quản lý lưới điện theokhu vực, nên Công ty đã phân cấp cho 14 Điện lực và các xưởng đội trực

Trang 26

tiếp hoạt động quản lý, kinh doanh bán điện hay giải quyết các sự cố trênlưới điện.

14 Điện lực bao gồm có 9 điện lực nội thành và 5 điện lực ngoại thành.Các Điện lực được phân cấp quản lý và vận hành lưới điện thuộc địa phậnquận huyện Điện lực là nơi tiếp nhận và giải quyết các nhu cầu xin cấp điệncủa khách hàng, có nhiệm vụ tổ chức quản lý tốt công tác vận hành lướiđiện, thực hiện tốt việc cấp điện lực liên tục, an toàn có chất lượng

Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty:

Trang 27

Phũng Vật tư

Phũng

Kế hoạch

Phũng

tổ chức lao động

Phũng Tài chớnh

kế toỏn

Phũng Thanh tra

Phũng Bảo vệ -Quõn sự

Phũng KTĐN

và XNK

Phũng thi đua tuyờn truyền

PHể GIÁM ĐỐC KINH DOANH

Phũng Kinh donh điện

Phũng Quản lý điện nụng thụn

Trung tâm máy tính

PHể GIÁM ĐỐC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Phũng quản lý

dự ỏn

Phũng quản lý đầu tư xõy dựng

Trung tõm thiết kế điện

Xớ nghiệp Xõy lắp điện

Giám đốc

14 Điờn lực Quận, Huyện

Phũng Quản lý đấu thầu

Trang 28

2.1.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh, tài chính của Công ty

Điện lực là ngành sản xuất công nghiệp quan trọng của nền kinh tế quốc dân,tất cả mọi ngành sản xuất trong nền kinh tế đều cần có lưới điện để hoạt độngsản xuất và phát triển Do vậy, sản xuất điện phải đi trước các ngành kinh tế khácmột bước, và yêu cầu cung cấp điện đầy đủ, ổn định, liên tục và an toàn được đặtlên hàng đầu

a Quy trình hoạt động sản xuất của ngành điện và tinh chất sản phẩm điện năng

Quy trình hoạt động của ngành điện

Quy trình hoạt động sản xuất chính của ngành điện bao gồm từ sản xuất điện,truyền tải và phân phối điện, là từ khi phát điện, quá trình truyền tải điện và đếntận nơi tiêu thụ điện Đây là một quá trình khép kín, có tác động qua lại trực tiếpvới nhau, phải nằm trong một hệ thống thống nhất, phải diễn ra liên tục Tínhthống nhất cao độ này thể hiện trong mối quan hệ phụ thuộc giữa công suất, khảnăng cung ứng điện với nhu cầu tiêu thụ điện Nếu mối quan hệ này mất cân đốithì sẽ xảy ra tình trạng thiếu điện hoặc lãng phí nguồn cấp Do vậy việc đảm bảotính cân đối cho mối quan hệ trên đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của ngànhđiện

Quy trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện:

Phân phối điện Các trạm biến áp

Tiêu thụ điện Các tổ chức, cá nhân

Trang 29

Sản phẩm của ngành sản xuất điện không phải là hiện vật như các ngành sảnxuất khác, mà sản phẩm của nó dưới dạng năng lượng Thời gian sản xuất ra điện

và tiêu dùng điện là xảy ra đồng thời và liên tục, chính vì vậy ngành điện không

có sản phẩm tồn kho, không có bán thành phẩm, không có sản phẩm dở dangnhư các ngành sản xuất khác Nhưng trong quá trình truyền tải điện năng, sảnphẩm điện lại bị hao hụt, mất đi một phần gọi là tổn thất điện

Các nhà máy sản xuất điện như các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện đảm nhậnviệc sản xuất ra điện Sản phẩm của nhà máy điện là sản phẩm điện sản xuất ratrừ đi lượng điện dùng để sản xuất ra điện của nhà máy Sản lượng điện này gọi

là điện thanh cái Để đưa điện sản xuất ra đến người tiêu dùng, các nhà máy phảithông qua hệ thống truyền tải điện, phân phối điện Chức năng này do các Công

ty truyền tải điện, Công ty điện lực thực hiện Hệ thống truyền tải điện bao gồm:cột, đường dây cao thế, hệ thống điện trung thế, các trạm biến thế điện và mạnglưới điện hạ thế Hệ thống truyền tải điện đi càng xa, càng mở rộng thì sản phẩmđiện càng hao hụt ở nhiều đường dây và trạm biến áp Sản lượng điện của hệthống truyền tải phân phối đến người tiêu dùng gọi là điện thương phẩm Điệnthương phẩm bằng điện thanh cái của các nhà máy phát điện trừ đi sản lượngđiện hao hụt trên hệ thống truyền tải và phân phối điện

Để thấy được phần nào sự phát triển của Công ty về sản lương điện cung cấp,chúng ta có thể theo dõi sự thay đổi của sản lượng điện thương phẩm các nămqua biểu đồ sau:

Điện thanh cái

Sản lượng điện do nhà máy sản xuất ra

Sản lương điện dùng để sản xuất

Trang 31

Biểu đồ 2.1.2:

Qua biểu đồ 2.1.1: ta thấy tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm thườngxuyên biến động, năm 1995 tốc độ tăng trưởng cao nhưng sau đó giảm dần vàthấp nhất là năm 1999 Năm 2002 lại tăng lên khá cao, nhưng năm 2003 và năm

2004 lai giảm xuống

Qua biểu đồ2.1.2: ta thấy tuy tốc độ tăng trưởng điện năng các năm tăng giảmliện tục, nhưng sản lượng điện thương phẩm luôn tăng lên qua các năm Cụ thể,năm 2004 tăng 327,93 trKwh (tương ứng với 10%) so với 2003 Và theo số liêuthống kê mới đây thì sản lượng điện thương phẩm năm 2005 tăng 10,8% so vớinăm 2004 Điều này thể hiện Công ty đang có chính sách đầu tư đúng đắn vàđang đi đúng hướng từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thị trường

b Các dịch vụ về điện và thị trường của Công ty

Các dịch vụ về điện

Trang 32

Hoạt động chính của Công ty là kinh doanh điện năng và vận hành lưới điệnphân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội Ngoài ra, Công ty còn cung cấp chocác khách hàng các dịch vụ khác có liên quan như:

- Xây dựng đường dây và trạm biến áp cho khách hàng

- Cam kết cấp điện, thẩm định hồ sơ thiết kế các công trình điện theo yêu cầucủa khách hàng

- Thiết kế các công trình điện

- Giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị các công trình xây dựng đườngdây và trạm theo yêu cầu của khách hàng

- Nhận sửa chữa, bảo dưỡng, thí nghiệm các thiết bị điện; nhận lắp đặt, tư vấnthiết kế điện

- Các dịch vụ về điện khác

Thị trường của Công ty

Điện năng là dạng hàng hoá đặc biệt với các đặc điểm riêng có của nó, là loạihàng hoá không thể thiếu được trong mọi quá trình hoạt động kinh tế xã hội Vàkhách hàng của ngành điện vô cùng đa dạng và phong phú

Công ty Điện lực Hà Nội chịu trách nhiệm quản lý và kinh doanh bán điệntrên địa bàn Thành phố Hà Nội, bao gồm 14 quận, huyện Đối tượng cung ứngđiện gồm hơn 800000 khách hàng tiêu thụ điện thuộc mọi thành phần kinh tế vàhoạt động trong các lĩnh vực khác nhau

- Khách hàng của Công ty thuộc các thành phần kinh tế:

- Hộ gia đình

- Cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp

Trang 33

Khách hàng của Công ty hoạt động trong các lĩnh vực:

và tiêu dùng 50,48%

Có thể thấy rõ sự chêch lệch này qua biểu đồ cơ cấu tiêu thụ điện năng củacác nhóm lĩnh vực hoạt động khác nhau và số lượng khách hàng của Công tytrong các năm qua như sau

Biểu đồ 2.1.3:

Biểu đồ cơ cấu tiêu thụ điện năng

Trang 34

Biểu đồ 2.1.4:

Biểu đồ số lượng khách hàng

Hiện nay, tuy chưa có số liệu thống kê nhưng số lượng khách hàng đã tăng lênrất nhiều, có khoảng trên 800000 khách hàng đang sử dụng dịch vụ về điện của

Trang 35

Công ty Đặc biệt, thị trường điện cạnh tranh nội bộ đã trải qua một thời gianchuẩn bị khá kỹ lưỡng, đầu tháng 1 vừa qua đã chính thức đi vào vận hành thíđiểm Đây là bước đi ban đầu nhằm mục đích rút kinh nghiệm, tìm ra vấn đềchưa phù hợp với thực tế để bổ sung, hoàn chỉnh cho thị trường phát điện cạnhtranh chính thức trong tương lai gần Do vậy, Công ty Điện lực Hà Nội luônkhông ngừng tìm mọi biệp pháp nâng cao trình độ cán bộ, kỹ sư, công nhântrong toàn công ty để từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng và mởrộng thị trường hoạt động.

c Đặc điểm của công tác Kế toán

Bộ máy tổ chức quản lý được tổ chức theo mô hình trực tuyến, đươc thể hiện

rõ trên sơ đồ Tại Công ty, phòng Tài chính Kế toán đặt dưới sự điều hành trựctiếp của Giám đốc Phòng Tài chính Kế toán gồm: Trưởng phòng, 2 phó phòng

và 20 kế toán viên Và Công ty áp dụng hình thức kế toán vừa phân tán vùa tậptrung

Đặc điểm cơ bản của công tác kế toán tạiCông ty:

Trang 36

toán được kịp thời hơn và đáp ứng được yêu cầu quản lý Tuy nhiên các

số liệu đều phải in ra sổ sách hàng tháng theo đúng chế độ

d Khái quát thực trạng tài chính của Công ty

Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty

Biểu 1: Bảng cân đối kế toán của Công ty ngày 31/12/2005, 2006

Trang 37

Đơn vị : trđ

TÀI SẢN 31/12/2004 31/12/2005 31/12/06 A- Tài sản ngắn hạn 829.143 920.032 1.259.319

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 2.189.470 2.401.050 2.771 978 NGUỒN VỐN

(Báo cáo tài chính năm – Công ty Điện lực Hà Nội)

Qua số liệu từ bảng cân đối trên ta thấy, tổng tài sản của Công ty qua các năm

là tăng lên Năm 2005 tăng lên 2.401.050 – 2.189.470 = 211.580 trđ (tăng 9,7%)

so với năm 2004; năm 2006 tăng lên 2.771.978 – 2.401.050 = 370.928 trđ (tăng15,45%) so với năm 2005 Điều này chứng tỏ Công ty đã không ngừng mua sắmtài sản nhằm ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh cho Công ty Cả TSCĐlẫn TSLĐ đều tăng lên, trong đó TSCĐ thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổngtài sản, và tỷ lệ này có giảm qua các năm Năm 2004 chiếm 62,13%, năm 2006

Trang 38

đã giảm xuống chỉ còn 54,56% Cùng đó là sự tăng lên của TSLĐ, năm 2006 đạt45,44% tổng tài sản.

Công ty Điện lực thành phố Hà Nội là một doanh nghiệp thuộc sở hữu củaNhà nước nên nguồn vốn của Công ty gồm các nguồn vốn kinh doanh sau:Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước; Nguồn vốn Tổng Công ty cấp; Nguồn vốn tự

bổ sung từ lợi nhuận kinh doanh để lại; Nguồn vốn khác

Các quỹ của Công ty được trích lập và sử dụng theo quy định hiện hành đốivới công ty Nhà nước theo Thông tư 33/2005/TT-BTC ngày 29/04/2005 của BộTài chính Bao gồm quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khenthưởng phúc lợi

Cũng như tài sản, tổng nguồn vốn cũng tăng lên tương ứng Trong đó nợ phảitrả tăng lên, vốn chủ sở hữu cũng tăng lên Theo kết quả trên cho thấy tỷ trọng

nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn Năm

2004 nợ phải trả chiếm 60,19%, năm 2005 tỷ lệ này giảm xuống còn chiếm59,25%, năm 2006 tỷ lệ này lại tăng lên và chiếm 63,97% tổng nguồn vốn củaCông ty

Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006

Đơn vị: trđ

Trang 39

5 Lợi nhuận sau thuế 49,752 57,081 33,022 7,329 14.73 -24,059 -42.15

( Nguồn: báo cáo tài chính sau kiểm toán)

Qua biểu 2 ta thấy, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty là tương đốikhả quan Nó được thể hiện ở các chỉ tiêu sau:

 Doanh thu :

Năm 2005, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty đạt3.560.905 trđ (tăng 11,35%) và năm 2006 tăng lên 3.992.402trđ (tăng 12,12% sovới năm 2005) Cụ thể:

Trang 40

- Doanh thu bán điện đạt 3.522.181 trđ đạt 98,91%, chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong tổng doanh thu.

- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm khác đạt 31.314 trđ tương đương với 0,88%

- Nhượng bán vật tư hàng hoá đạt 7.410 trđ tương ứng với 0,21%

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng lên như trên.Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu bán điện tăng lên Cụ thể, doanh thu bánđiện tăng 367.257 trđ tương ứng với 11,64%; doanh thu tiêu thụ sản phẩm khácgiảm đi 5.768 trđ tưong ứng với 15,55%; doanh thu nhượng bán vật tư, hàng hoácũng tăng lên 1.542 trđ tương ứng với 26,67% Tuy tốc độ tăng của doanh thubán điện thấp hơn tốc độ giảm của doanh thu tiêu thụ sản phẩm khác nhưngdoanh thu bán điện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ, chiếm tới hơn 98%, do vậy mà doanh thu nói chung là tăng lên.Công ty còn có doanh thu từ hoạt động tài chính, nhưng doanh thu này giảm

đi so với năm 2004 là 3.569 trđ tương ứng với 43,08%, nhưng cũng tăng lên vàonăm 2006, đã tăng lên 6.607 trđ(tăng 140,00%) Doanh tu thừ hoạt động tàichính chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu nên không ảnh hưởng quá lớn tớitốc độ tăng của doanh thu bán điện

 Chi phí:

Giá vốn hàng bán của Công ty năm 2005 tăng lên 329.367 trđ tương ứng với11,24% Năm 2006 tăng lên 3.714.793 trđ, tức tăng 453.753 trđ tương ứngvới13,92% so với năm 2005 Bên cạnh đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lýdoanh nghiệp lại giảm đi vào năm 2005 là 2.498 trđ (2,96%), 34068 trđ(28,95%) Nhưng năm 2006 các khoản chi phí này đều tăng lên Điều này là hợp

lý đối với sự giảm doanh thu từ hoạt động khác vào năm 2005 và tăng lên vào

Ngày đăng: 17/12/2012, 09:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. Mạng của Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn/index.htmlwww.mof.gov.vn Link
1. Tài chính doanh nghiệp- PGS Võ Thành Hiệu (c.b)- NXB Tà chính TP. Hồ Chí Minh, 1997 Khác
2. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh- Phạm Thị Gái (c.b), Nguyễn Năng Phúc, Nguyễn Văn Công, Nguyễn Minh Phương- NXB Thống kê, 2001 Khác
3. Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp- Nguyễn Thế Khải- NXB Tài chính, 2003 Khác
4. Phân tích hoạt động kinh doanh, chủ biên TS Phạm Văn Được, Đặng Kim Cương, Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2001 Khác
5. Thị trường chứng khoán- Phân tích và chiến lược, chủ biên NoLy Trần Hồ (biên dịch), Nhà xuất Thống kê 2004 Khác
6. Phân tích tài chính trong các công ty cổ phần ở Việt Nam- Nguyễn Năng Phúc- NXB Tài Chính 2004 Khác
8. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Công ty Điện lực TP. Hà Nội Khác
9. Báo cáo công tác sản xuất kinh doanh, báo cáo ta chính sau kiểm toán các năm 2004, 2005,2006 Khác
10. Luật Điện lực- Vụ công tác lập pháp- NXB tư pháp, Hà Nội 2005 Khác
11. Điều chỉnh quy hoạch phát triển Điện lực TP. Hà nội giai đoạn 2006- 2010 có xét đến năm 2015 (báo cáo tóm tắt)- Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Viên năng lượng- năm 2005 Khác
12. Phân tích kinh tế hoạt động kinh doanh- Nguyễn Quang Quynh- NXB Thống kê, 1991- Trang 240-248Mạng internet Khác
13. Mạng của Tổng công ty điện lực Việt Nam: www.EVN.com.vn Khác
14. Mạng của Công ty Điện lực 3: www.PC3.evn.com.vn Khác
15. Mạng của Công ty Điện lực TP. Hà Nội: www.hanoipc.evn.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Hà Nội
Sơ đồ 1 (Trang 27)
A- Tài sản ngắn hạn 829.143 920.032 1.259.319 - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Hà Nội
i sản ngắn hạn 829.143 920.032 1.259.319 (Trang 36)
Biểu 1: Bảng cõn đối kế toỏn của Cụngty ngày 31/12/2005, 2006 - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Hà Nội
i ểu 1: Bảng cõn đối kế toỏn của Cụngty ngày 31/12/2005, 2006 (Trang 36)
Biểu 1: Bảng cân đối kế toán của Công ty ngày 31/12/2005, 2006 - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Hà Nội
i ểu 1: Bảng cân đối kế toán của Công ty ngày 31/12/2005, 2006 (Trang 36)
Qua số liệu từ bảng cõn đối trờn ta thấy, tổng tài sản của Cụngty qua cỏc năm là tăng lờn - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Hà Nội
ua số liệu từ bảng cõn đối trờn ta thấy, tổng tài sản của Cụngty qua cỏc năm là tăng lờn (Trang 37)
Bảng 2: Bỏo cỏo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005,2006 - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Hà Nội
Bảng 2 Bỏo cỏo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005,2006 (Trang 38)
Bảng 2 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006 - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Hà Nội
Bảng 2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006 (Trang 38)
Qua bảng ta thấy tỡnh hỡnh đầu tư sử dụng vốn kinh doanh của Cụngty là khỏ tốt. Tỡnh hỡnh đú được thể hiện qua cỏc chỉ tiờu: - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Điện lực Hà Nội
ua bảng ta thấy tỡnh hỡnh đầu tư sử dụng vốn kinh doanh của Cụngty là khỏ tốt. Tỡnh hỡnh đú được thể hiện qua cỏc chỉ tiờu: (Trang 56)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w