TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP LUẬT HIẾN PHÁP 2
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬTo0o
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
LUẬT HIẾN PHÁP 2
Biên soạn: CN Đinh Thanh Phương
Lưu hành nội bộ
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật của nước ta Hiến phápchi phối và ảnh hưởng đến tất cả các ngành luật khác Vì lẽ đó môn học Luật Hiến phápgiữ vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình đạo tào cử nhân luật Thông qua mônhọc này người học sẽ nắm bắt được những vấn đề cơ bản nhất được quy định trong Hiếnpháp Việt Nam Những kiến thức được cung cấp trong môn học Luật Hiến pháp sẽ tạonền tảng cho người học có thể dễ dàng tìm hiểu các môn học luật chuyên ngành khác.Môn học Luật Hiến pháp được chia thành hai học phần Luật Hiến pháp 1 và Luật Hiếnpháp 2 Học phần Luật Hiến pháp 1 liên quan đến những vấn đề lý luận và lịch sử về hiếnpháp cùng với những quy định trong các chương đầu của Hiến pháp Việt Nam Học phầnLuật Hiến pháp 2 sẽ tập trung vào các quy định của pháp luật nước ta về tổ chức và hoạtđộng của bộ máy nhà nước
Để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên hệ đào tạo từ xa, tài liệu này được biên soạnmột cách cô đọng và ngắn gọn nhằm giúp sinh viên có thể tự nghiên cứu môn học Tuynhiên, cũng cần phải nói rằng Luật Hiến pháp là môn học nghiên cứu về nhà nước và việc
tổ chức quyền lực nhà nước, cho nên, sẽ có những vấn đề mang tính trừu tượng và phứctạp Do đó, đòi hỏi sinh viên phải thật sự nỗ lực và tập trung trong khi nghiên cứu mônhọc này cũng như việc liện hệ với giáo viên là điều cần thiết
Mặc dù đã có nhiều cố gắng của người biên soạn, song tài liệu cũng không tránh khỏinhững thiếu sót Kính mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn sinh viên
NGƯỜI BIÊN SOẠN
Trang 3KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔN HỌC
Môn học Luật Hiến pháp 2 bao gồm các nội dung về tổ chức và hoạt động của các cơquan nhà nước trong bộ máy nhà nước của nước ta Trong học phần này sinh viên sẽ tìmhiểu các vấn đề về hệ thống cơ quan nhà nước cũng như các nguyên tắc tổ chức và hoạtđộng của bộ máy nhà nước; tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt độngbầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; các quy định về tổ chức
và hoạt động của Quốc hội, Chủ Tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhândân, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
MỤC TIÊU MÔN HỌC
Mục tiêu của môn học là nhằm giúp cho người học nắm được con đường đường hìnhthành, cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động của các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhànước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
YÊU CẦU MÔN HỌC
Để học tốt môn học này yêu cầu sinh viên phải có được những kiến thức cơ bản vềnhà nước và pháp luật trong học phần Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, nắm vữngnội dung của học phần Luật Hiến pháp 1 Ngoài ra, bên cạnh việc nghiên cứu Tập bàigiảng và các văn bản pháp luật thì tất yếu sinh viên phải cập nhật các thông tin thời sự vềchính trị của nước ta
CẤU TRÚC MÔN HỌC
Môn học được chia thành 7 chương Cụ thể như sau:
Chương 1 Khái quát về bộ máy nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1 Khái niệm và đặc điểm của bộ máy nhà nước
2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
3 Hệ thống các cơ quan nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam
4 Sự phát triển của bộ máy nhà nước nước Việt Nam qua các bản hiếnpháp
Chương 2 Chế độ bầu cử
1 Khái niệm chế độ bầu cử
2 Các nguyên tắc bầu cử
3 Quyền bầu cử và quyền ứng cử
4 Các quy định về số đại biểu, đơn vị bầu cử và khu vực bỏ phiếu
5 Các tổ chức phụ trách bầu cử
Trang 46 Trình tự bầu cử và kết quả bầu cử
7 Việc bầu cử thêm, bầu cử lại và bầu cử bổ sung
8 Việc bãi nhiệm đại biểu
Chương 3 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1 Khái quát về sự ra đời và phát triển của Quốc hội nước ta
2 Vị trí, tính chất và chức năng của Quốc hội
3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội
4 Cơ cấu tổ chức của Quốc hội
5 Kỳ họp Quốc hội
6 Đại biểu Quốc hội
Chương 4 Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1 Vị trí của Chủ tịch nước Việt Nam qua các bản Hiến pháp
2 Thẩm quyền của Chủ tịch nước
3 Việc bầu cử chủ tịch nước và phó chủ tịch nước
Chương 5 Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1 Vị trí, tính chất pháp lý của Chính phủ
2 Nghĩa vụ, quyền hạn của Chính phủ
3 Cơ cấu, tổ chức của Chính phủ
4 Các hình thức hoạt động của Chính phủ
Chương6 Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
A Sơ lược về quá trình phát triển phát triển của chế định Hội đồng nhândân và Ủy ban nhân dân
B Hội đồng nhân dân
1 Vị trí, tính chất pháp lý của Hội đồng nhân dân
2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân
3 Cơ cấu, tổ chức của Hội đồng nhân dân
4 Hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân
5 Đại biểu Hội đồng nhân dân
C Uỷ ban nhân dân
1 Vị trí, tính chất pháp lý của Uỷ ban nhân dân
2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân
3 Cơ cấu, tổ chức của Uỷ ban nhân dân
4 Các hình thức hoạt động của Uỷ ban nhân dân
Trang 5Chương 7 Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
A Toà án nhân dân
1 Vị trí pháp lý, vai trò của Toà án nhân dân
2 Những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân
3 Cơ cấu tổ chức của hệ thống Toà án nhân dân
4 Các Toà án quân sự
B Viện kiểm sát nhân dân
1 Vị trí pháp lý, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân
2 Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
Trang 6NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
A NỘI DUNG CƠ BẢN
- Bộ máy nhà nước là một tổng thể (hệ thống) các cơ quan nhà nước có tính chất, vị trí,
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất vì được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, qua đó thực hiện các chức năng cơ bản của Nhà nước.
- Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc tập trung dân chủ: Đó là sự kết hợp giữa tập trung và dân chủ + Nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa: Quyền lực nhà nước tập trung vào
nhân dân, nhân dân trao quyền lực cho các cơ quan đại diện là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
+ Nguyên tắc bình đẳng dân tộc: “Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam” (Điều 5 Hiến pháp 1992 (2001)).
+ Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: Nội dung của nguyên tắc là mọi cá
nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật.
+ Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Đảng cộng
sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành với quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (Điều 4 Hiến pháp 1992 (2001)).
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ bộ máy nước ta được chia thành bốn hệ thống cơ quan:
+ Cơ quan quyền lực: Quốc hội và Hội đồng nhân các cấp
+ Cơ quan hành chính: Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp
+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân các cấp
+ Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân các cấp
B CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu sự lãnh đạo và chịu trách nhiệm trước Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhândân cấp huyện Quy định trên thể hiện nguyên tắc nào trong các nguyên tắc tổ chức vàhoạt động của bộ máy nhà nước nước ta?
a Nguyên tắc tập trung dân chủ
b Nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa
Trang 7c Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
d Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Một trong những đặc trưng thể hiện rằng cơ quan nhà nước mang quyền lực nhànước là:
a Có quyền tuyển dụng công chức
b Có quyền ban hành văn bản pháp luật đề ra các quy định có tính bắt buộc chung
5 Điểm giống nhau giữa nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa và nguyên tắc tập
quyền phong kiến là:
a Đều là sự tập trung quyền lực vào bộ máy nhà nước
b Đều là sự tập trung quyền lực vào cá nhân đứng đầu nhà nước
c Đều là sự tập trung quyền lực, không có sự phân quyền
d Quyền lực tập trung vào các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp
6 Cơ chế trực thuộc hai chiều (song trùng trực thuộc) thể hiện rõ nhất trong tổ chức vàhoạt động của cơ quan nào?
Trang 8a Nguyên tắc tập trung dân chủ
b Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật
c Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
d Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
C TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001);
2 Tập bài giảng Luật Hiến pháp Việt Nam phần 2, khoa Luật, trường Đại học Cần
Thơ
Chương 2 CHẾ ĐỘ BẦU CỬ
A NỘI DUNG CƠ BẢN
- Bầu cử là việc lựa chọn người đại diện bằng cách bỏ phiếu.
- Chế độ bầu cử được hiểu là một chế định quan trọng nằm trong hệ thống ngành luật
hiến pháp, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến bầu cử, quyền ứng cử và các qui trình để tiến hành bầu cử từ lúc lập danh sách cử tri cho đến khi xác định kết quả bầu cử.
- Bầu cử được tiến hành theo bốn nguyên tắc:
- Quyền bầu cử bao gồm quyền bỏ phiếu và quyền đề cử (Các trường hợp không thực
hiện được quyền bầu cử quy định tại điều 23 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội 1997 (2001)).
- Quyền ứng cử bao gồm tự ra ứng cử và chấp nhận sự đề cử (Các trường hợp không
thực hiện được quyền ứng cử quy định tại điều 29 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội 1997 (2001)).
- Các tổ chức phụ trách bầu cử trong kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội bao gồm:
+ Hội đồng bầu cử phụ trách bầu cử trên phạm vi cả nước;
+ Ủy ban bầu cử phụ trách bầu cử trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trungương;
Trang 9+ Ban bầu cử phụ trách bầu cử ở đơn vị bầu cử;
+ Tổ bầu cử phụ trách bầu cử ở khu vực bỏ phiếu
- Cuộc bỏ phiếu được tiến hành vào ngày chủ nhật từ 7 giờ đến 19 giờ
- Nếu trong cuộc bầu cử đầu tiên, số người trúng cử chưa đủ số đại biểu qui định cho đơn
vị bầu cử thì phải tổ chức bầu cử thêm.
- Ở đơn vị bầu cử nào nếu số cử tri đi bầu chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách hoặc có vi phạm pháp luật nghiêm trọng làm sai lệch kết quả bầu cử thì tổ chức bầu cử lại.
- Trong nhiệm kỳ, nếu đơn vị bầu cử nào có khuyết đại biểu thì có thể tiến hành bầu cử
bổ sung.
B CÂU HỎI ÔN TẬP
1 “Bầu cử mang tính toàn dân và toàn diện” Nhận định trên thể hiện nguyên tắc nào
trong các nguyên tắc bầu cử?
a Nguyên tắc trực tiếp
b Nguyên tắc bình đẳng
c Nguyên tắc phổ thông
d Nguyên tắc bỏ phiếu kín
2 Trường hợp nào sau đây không được thực hiện quyền bầu cử?
a Người chưa được xóa án tích
b Người đang bị quản chế hành chính
c Quân nhân
d Người đang bị tạm giam
3 Giả sử tỉnh Vĩnh Long có dân số là 800.000 người Hỏi số lượng đại biểu Hội đồngnhân dân của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long là bao nhiêu đại biểu?
Trang 105 Đơn vị bầu cử số 3 Số ứng cử viên: 05 Bầu lấy 03 Kết quả chỉ có 02 ứng cử viênđạt trên 50% số phiếu hợp lệ Trong trường hợp này sẽ tiến hành:
a Bầu cử thêm
b Bầu cử lại
c Bầu cử bổ sung
d Bầu cử vòng hai
C TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001);
2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội 1997 (2001)
3 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2004
4 Tập bài giảng Luật Hiến pháp Việt Nam phần 2, khoa Luật, trường Đại học Cần
Thơ
Chương 3 QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
A NỘI DUNG CƠ BẢN
- Quốc hội bao gồm các đại biểu Quốc hội do nhân dân cả nước bầu ra đại diện cho nhân
dân
- Tính chất pháp lý: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất.
- Vị trí pháp lý: Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất.
- Chức năng: Quốc hội có ba chức năng:
+ Chức năng lập hiến và lập pháp: Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật
và sửa đổi luật;
+ Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: Quốc hội quyết định
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; quyết định chính sách tài chính,tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sáchtrung ương; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế,…
+ Chức năng giám sát tối cao: Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
1 Xem xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội,Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
2 Xem xét báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình thi hànhHiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
3 Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường
vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghịquyết của Quốc hội;
Trang 114 Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủtướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh ánToà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
5 Thành lập Uỷ ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định và xem xétbáo cáo kết quả điều tra của Uỷ ban
- Cơ cấu tổ chức của Quốc hội bao gồm các cơ quan sau:
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội;
+ Hội đồng dân tộc;
+ Ủy ban pháp luật;
+ Uỷ ban tư pháp;
+ Uỷ ban kinh tế;
+ Uỷ ban tài chính, ngân sách;
+ Uỷ ban quốc phòng và an ninh;
+ Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;
+ Uỷ ban về các vấn đề xã hội;
+ Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường;
+ Uỷ ban đối ngoại
- Hoạt động của Quốc hội: Quốc hội hoạt động thông qua các hình thức sau:
+ Kỳ họp: Mỗi năm họp định kỳ hai lần;
+ Thông qua hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
+ Thông qua hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
+ Thông qua hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và chính các đại biểu Quốchội
- Nhiệm kỳ của Quốc hội: 5 năm
- Đoàn đại biểu Quốc hội: Các đại biểu Quốc hội được bầu trong một tỉnh hoặc thành
phố trực thuộc Trung ương hợp thành Đoàn đại biểu Quốc hội
- Đại biểu Quốc hội: Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của
nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện chonhân dân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốchội
B CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Cơ quan quyền lực nhà nước là:
a Cơ quan dân cử
b Cơ quan đại diện
Trang 12b Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
b Kiểm tra và giám sát các hoạt động tư pháp
c Giám sát tối cao
d Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
5 Chủ thể nào sau đây không có quyền triệu tập kỳ họp bất thường của Quốc hội?
a Ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội
b Chủ tịch nước
c Thủ tướng Chính phủ
d Ủy ban thường vụ Quốc hội
6 Nhận định nào sau đây đúng?
a Bỏ phiếu tín nhiệm sẽ được tiến hành bất kỳ lúc nào khi có đề nghị của mộttrong các chủ thể sau: ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội; Ủy ban thường vụ Quốc hội,Hội đồng dân tộc; một trong các Ủy ban của Quốc hội
b Người bị bỏ phiếu tín nhiệm là những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầuhoặc phê chuẩn
c Người bị bỏ phiếu tín nhiệm sẽ không còn giữ chức vụ nữa nếu không được quánửa tổng số đại biểu Quốc hội tín nhiệm
Trang 13d Người bị bỏ phiếu tín nhiệm không có quyền trình bày ý kiến của mình trướcQuốc hội.
7 Số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách theo quy định của pháp luật hiện hành:
a Ít nhất 15% tổng số đại biểu Quốc hội
b Ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội
c Ít nhất 25% tổng số đại biểu Quốc hội
d Ít nhất 30% tổng số đại biểu Quốc hội
8 Theo quy định của bản Hiến pháp nào thì Quốc hội được gọi là Nghị viện nhândân?
a Hiến pháp 1946
b Hiến pháp 1959
c Hiến pháp 1980
d Hiến pháp 1992
C TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001);
2 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2002;
3 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội 2003;
4 Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2002;
5 Tập bài giảng Luật Hiến pháp Việt Nam phần 2, khoa Luật, trường Đại học Cần
Thơ
Chương 4 CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỈU NGHĨA VIỆT NAM
A NỘI DUNG CƠ BẢN
- Hiến pháp 1946: Chủ tịch nước vừa đứng đầu Nhà nước vừa đứng dầu Chính phủ
- Hiến pháp 1959: Chủ tịch nước có quyền triệu tập hội nghị chính trị đặc biệt
- Hiến pháp 1980: Hội đồng nhà nước là chủ tịch nước tập thể vừa là cơ quan thường trựccủa Quốc hội
- Theo quy định hiện hành: Chủ tịch nước do Quốc hội bầu, có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳcủa Quốc hội
- Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước trong các hoạt động đốinội và đối ngoại
- Chủ tịch nước là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia