TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP LUẬT HIẾN PHÁP 1
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬTo0o
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
LUẬT HIẾN PHÁP 1
Biên soạn: CN Đinh Thanh Phương
Lưu hành nội bộ
Năm 2009
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật của nước ta Hiến phápchi phối và ảnh hưởng đến tất cả các ngành luật khác Vì lẽ đó môn học Luật Hiến phápgiữ vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình đạo tào cử nhân luật Thông qua mônhọc này người học sẽ nắm bắt được những vấn đề cơ bản nhất được quy định trong Hiếnpháp Việt Nam Những kiến thức được cung cấp trong môn học Luật Hiến pháp sẽ tạonền tảng cho người học có thể dễ dàng tìm hiểu các môn học luật chuyên ngành khác.Môn học Luật Hiến pháp được chia thành hai học phần Luật Hiến pháp 1 và Luật Hiếnpháp 2 Học phần Luật Hiến pháp 1 liên quan đến những vấn đề lý luận và lịch sử về hiếnpháp cùng với những quy định trong các chương đầu của Hiến pháp Việt Nam Học phầnLuật Hiến pháp 2 sẽ tập trung vào các quy định của pháp luật nước ta về tổ chức và hoạtđộng của bộ máy nhà nước
Để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên hệ đào tạo từ xa, tài liệu này được biên soạnmột cách cô đọng và ngắn gọn nhằm giúp sinh viên có thể tự nghiên cứu môn học Tuynhiên, cũng cần phải nói rằng Luật Hiến pháp là môn học nghiên cứu về nhà nước và việc
tổ chức quyền lực nhà nước, cho nên, sẽ có những vấn đề mang tính trừu tượng và phứctạp Do đó, đòi hỏi sinh viên phải thật sự nỗ lực và tập trung trong khi nghiên cứu mônhọc này cũng như việc liện hệ với giáo viên là điều cần thiết
Mặc dù đã có nhiều cố gắng của người biên soạn, song tài liệu cũng không tránh khỏinhững thiếu sót Kính mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn sinh viên
NGƯỜI BIÊN SOẠN
Trang 3KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔN HỌC
Môn học Luật Hiến pháp 1 bao gồm các khối lượng kiến thức cơ bản nhất về ngànhluật Hiến pháp như đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và quan hệ pháp luậtHiến pháp Bên cạnh đó, môn học cũng cung cấp các kiến thức về nguồn gốc ra đời cũngnhư các giai đoạn phát triển của Hiến pháp trên phạm vi thế giới và ở Việt Nam; các quyđịnh về thể chế chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa, giáo dục, khoa học côngnghệ, an ninh, quốc phòng, ngoại giao của nước ta; các quy định về quốc tịch Việt Namcũng như quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam; các quy định của pháp luật
về các cấp hành chính lãnh thổ của nước ta
MỤC TIÊU MÔN HỌC
Nhằm giúp sinh viên có được những hiểu biết về tổ chức quyền lực của Nhà nước ViệtNam, các chính sách của Nhà nước Việt Nam về kinh tế, văn hoá, giáo dục, …hiểu đượcnhững quyền và nghĩa vụ hiến định của công dân Việt Nam Đây là những kiến thức vôcùng quan trọng tạo điều kiên cho sinh viên nghiên cứu các học phần chuyên ngành khác
YÊU CẦU MÔN HỌC
Để học tốt môn học này yêu cầu sinh viên phải có được những kiến thức cơ bản vềnhà nước và pháp luật trong học phần Lý luận chung về nhà nước và pháp luật Ngoài ra,bên cạnh việc nghiên cứu Tập bài giảng và các văn bản pháp luật thì tất yếu sinh viên phảicập nhật các thông tin thời sự về chính trị của nước ta
CẤU TRÚC MÔN HỌC
Môn học được chia thành 11 chương Cụ thể như sau:
Chương 1 Luật Hiến pháp – ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam
1 Đối tượng điều chỉnh của luật Hiến pháp
2 Phương pháp điều chỉnh của luật Hiến pháp
3 Quy phạm pháp luật Hiến pháp
4 Quan hệ pháp luật Hiến pháp
5 Nguồn của luật Hiến pháp
6 Hệ thống luật Hiến pháp Việt Nam
Chương 2 Khoa học luật Hiến pháp và môn học luật Hiến pháp
1 Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật Hiến pháp
2 Phương pháp nghiên cứu của khoa học luật Hiến pháp
3 Mối quan hệ giữa khoa học luật Hiến pháp với các ngành khoa học pháp
lý khác
Trang 44 Những cơ sở lý luận của khoa học luật Hiến pháp
5 Môn học luật Hiến pháp
Chương 3 Những vấn đề lý luận về Hiến pháp
1 Nguồn gốc và bản chất của Hiến pháp
2 Sự phát triển của Hiến pháp
3 Phân loại hiến pháp
4 Đặc trưng cơ bản của Hiến pháp
Chương 4 Lịch sử lập hiến Việt Nam
1 Tư tưởng lập hiến trước Cách mạng tháng Tám 1945
2 Các Hiến pháp Việt Nam
3 Tư tưởng xuyên suốt lịch sử lập hiến Việt Nam
Chương 5 Chế độ chính trị
1 Khái niệm chế độ chính trị
2 Bản chất và nguồn gốc quyền lực của nhà nước Việt Nam
3 Hình thức chính thể của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
4 Hình thức cấu trúc của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
5 Hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chương 6 Chế độ kinh tế
1 Khái niệm chế độ kinh tế
2 Chính sách kinh tế của Nhà nước ta
3 Chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế
4 Chính sách lao động, phân phối và tiêu dùng
5 Chế độ quản lý nhà nước về kinh tế
Chương 7 Chính sách văn hoá – xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ
1 Cơ sở xã hội của nhà nước và chính sách văn hoá xã hội
2 Nội dung chính sách văn hoá – xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệcủa nước ta
Chương 8 Chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh quốc gia
1 Chính sách đối ngoại của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2 Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa (chính sách quốc phòng, an ninh)
Chương 9 Quốc tịch Việt Nam
1 Khái niệm
2 Các nguyên tắc xác định quốc tịch
Trang 53 Những vấn đề cơ bản của pháp luật quốc tịch Việt Nam
Chương 10 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
1 Khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
2 Các nguyên tắc cơ bản của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bảncủa công dân
3 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 1992
Chương 11 Tổ chức hành chính lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1 Khái niệm cấu trúc hành chính – nhà nước
2 Hình thức cấu trúc nhà nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam
3 Phân chia hành chính lãnh thổ
Trang 6NỘI DUNG Chương 1 LUẬT HIẾN PHÁP – NGÀNH LUẬT ĐỘC LẬP TRONG
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
A NỘI DUNG CƠ BẢN
- Hiến pháp là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì có đối tượng điềuchỉnh riêng và phương pháp điều chỉnh riêng
- Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp: “Là những quan hệ cơ bản nhất, quan trọng nhất, gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ an ninh - quốc phòng, chính sách ngoại giao, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và những nguyên tắc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước.”
- Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp: phương pháp định nghĩa bắt buộc, quyền uy.
- Đặc điểm của quy phạm pháp luật Hiến pháp: Phần lớn các quy phạm của luật Hiếnpháp được ghi nhận trong đạo luật cơ bản và các quy phạm pháp luật luật Hiến pháp chủyếu chỉ có phần quy định hoặc giả định và quy định, rất ít các quy phạm pháp luật luậtHiến pháp có thêm phần chế tài
- Quan hệ pháp luật Hiến pháp bao gồm:
+ Chủ thể: Nhân dân, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các cơ quannhà nước, các tổ chức xã hội, các đại biểu dân cử, công dân Việt Nam, những người cóchức trách trong cơ quan nhà nước các tổ chức xã hội, người nước ngoài và người khôngquốc tịch cư trú trên lãnh thổ Việt Nam
+ Khách thể: Là những gì mà các bên trong quan hệ pháp luật luật Hiến pháp mongmuốn đạt được
+ Nội dung: Là tổng thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luậtluật Hiến pháp
B CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Hiến pháp là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì:
a Có đối tượng điều chỉnh riêng
b Có phương pháp đièu chỉnh riêng
c Có đối tượng điều chỉnh riêng và phương pháp đièu chỉnh riêng
d Hiến pháp chi phối các ngành luật khác
2 Trong các chủ thể sau thì chủ thể nào là chủ thể đặc biệt trong quan hệ pháp luậtHiến pháp?
a Nhân dân
b Đại biểu Quốc hội
Trang 7c Chủ tịch nước
d Đảng Cộng sản Việt Nam
3 Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là:
a Tất cả các quan hệ xã hội
b Các quan hệ xã hội liên quan đến Nhà nước
c Các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất liên quan đến việc tổ chứcquyền lực nhà nước
d Các quan hệ xã hội có một bên trong quan hệ là cơ quan nhà nước
4 Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là:
a Bình đẳng thỏa thuận
b Mệnh lệnh hành chính
c Định nghĩa bắt buộc quyền uy
d Tất cả các phương pháp trên
5 Nhận định nào sau đây đúng?
a Tất cả các quy phạm pháp luật luật Hiến pháp đều được chứa đựng trong đạoluật Hiến pháp
b Tất cả các quy phạm pháp luật luật Hiến pháp không có phần chế tài
c Quy phạm pháp luật luật Hiến pháp được chứa đựng trong nhiều văn bản quyphạm pháp luật khác nhau
d Mọi quy phạm pháp luật luật Hiến pháp đều có đầy đủ các thành phần giả định,quy định và chế tài
C TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001);
2 Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, trường Đại học luật Hà Nội, 2008;
3 Tập bài giảng Luật Hiến pháp Việt Nam phần 1, khoa Luật, trường Đại học Cần
Thơ
Chương 2 KHOA HỌC LUẬT HIẾN PHÁP VÀ MÔN HỌC LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM
A NỘI DUNG CƠ BẢN
- Khoa học luật Hiến pháp nghiên cứu các quy phạm về việc tổ chức quyền lực nhà nước,
sự hình thành và phát triển của các quy phạm, các tri thức về việc tổ chức quyền lực nhà
Trang 8nước, về mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, về chính việc tổ chức và hoạt động của
bộ máy Nhà nước
- Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật Hiến pháp là những mối quan hệ có liên quan
đến việc tổ chức nhà nước tức là đối tượng điều chỉnh của luật Hiến pháp
- Phương pháp nghiên cứu của khoa học luật Hiến pháp: Phương pháp duy vật biện
chứng, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích theo hệ thống - chức năng, phươngpháp lịch sử, phương pháp thống kê
- Những cơ sở lý luận của khoa học luật Hiến pháp:
+ Những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật;
+ Những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam;
+ Những quan điểm của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta;
+ Quan điểm của các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế trong việc quản lý nhànước, quản lý xã hội, về dân chủ xã hội chủ nghĩa…
B CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất do Quốc hội ban hành là:
a Đạo luật Hiến pháp
b Ngành luật Hiến pháp
c Khoa học luật Hiến pháp
d Môn học luật Hiến pháp
2 “Bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật được chứa đựng trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau có đối tượng điều chỉnh riêng và phương pháp điều chỉnh riêng…” Đây là khái niệm của:
a Đạo luật Hiến pháp
b Ngành luật Hiến pháp
c Khoa học luật Hiến pháp
d Môn học luật Hiến pháp
3 “Bao gồm tổng thể các tri thức, các quan điểm khoa học về việc tổ chức quyền lực nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước,…” Đây là khái niệm của:
a Đạo luật Hiến pháp
b Ngành luật Hiến pháp
c Khoa học luật Hiến pháp
d Môn học luật Hiến pháp
Trang 9C TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001);
2 Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, trường Đại học luật Hà Nội, 2008;
3 Tập bài giảng Luật Hiến pháp Việt Nam phần 1, khoa Luật, trường Đại học Cần
Thơ
Chương 3 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIẾN PHÁP
A NỘI DUNG CƠ BẢN
- Hiến pháp – đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của một quốcgia ra đời trong các cuộc cách mạng tư sản
- Bản chất của Hiến pháp là mang tính giai cấp, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
- Các giai đoạn phát triển của Hiến pháp tư sản:
+ Giai đoạn đầu khi giai cấp tư sản mới giành chiến thắng
+ Giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Mười Nga (1917)
+ Giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
- Sự ra đời và phát triển của Hiến pháp xã hội chủ nghĩa
- Phân loại Hiến pháp:
+ Căn cứ vào hình thức: Hiến pháp thành văn và bất thành văn
+ Căn cứ vào nội dung: Hiến pháp cổ điển và hiện đại
+ Căn cứ vào thủ tục ban hành: Hiến pháp nhu tính và cương tính
+ Căn cứ vào bản chất của Hiến pháp: Hiến pháp tư sản và xã hội chủ nghĩa
- Đặc trưng cơ bản của Hiến pháp:
+ Hiến pháp là văn bản tuyên bố long trọng quyền dân chủ của công dân
+ Hiến pháp - văn bản tổ chức quyền lực nhà nước
+ Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nhà nước
B CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Nhận định nào sau đây đúng ?
a Hiến pháp-đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất có nguồn gốc từ các quy định củacác hoàng đế La mã cổ đại
b Chỉ ở những quốc gia nào cách mạng tư sản thành công thì Hiến pháp mới đượcban hành
c Hiến pháp chỉ được ban hành ở những quốc gia có cách mạng tư sản khôngthành công
Trang 10d Hiến pháp -đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất ra đời trong các cuộc cách mạng
C TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001);
2 Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, trường Đại học luật Hà Nội, 2008;
3 Tập bài giảng Luật Hiến pháp Việt Nam phần 1, khoa Luật, trường Đại học Cần
Thơ
Chương 4 LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM
A NỘI DUNG CƠ BẢN
- Trước cách mạng tháng Tám 1945 tồn tại hai khuynh hướng chính trị chủ yếu trong thờigian này là khuynh hướng xây dựng nhà nước quân chủ lập hiến và chủ trương giành độclập, tự do cho dân tộc, tiếp đó sẽ xây dựng Hiến pháp của Nhà nước độc lập
Trang 11- Hiến pháp 1946 được thong qua tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I ngày 9 tháng 11 năm1946.
- Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội khóa I kỳ họp thứ 11 ngày 31/12/1959 thông qua
- Hiến pháp 1980 được Quốc hội khóa VI kỳ họp thứ 7 ngày 18/12/1980 thông qua
- Hiến pháp 1992 được Quốc hội khóa 8 thông qua ngày 15/4/1992 Hiến pháp 1992 đượcQuốc hội khóa 10 sửa đổi, bổ sung năm 2001
- Những tư tưởng xuyên suốt lịch sử lập hiến Việt Nam:
+ Nhà nước ta là Nhà nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời
+ Các Hiến pháp của nước ta đều khẳng định bản chất Nhà nước ta là Nhà nướccủa dân, do dân và vì dân
+ Việc tổ chức quyền lực Nhà nước theo nguyên tắc tập quyền
+ Việc tổ chức quyền lực nhà nước luôn luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộngsản
+ Càng ngày Hiến pháp Việt Nam càng thể hiện xu thế có tính quy luật, mở rộngquyền dân chủ của nhân dân
B CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Bản Hiến pháp hiện hành của nước ta là Hiến pháp năm:
a 1980
b 1992
c 2001
d 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001
2 Hiến pháp do chủ thể nào công bố?
4 Điều luật nào trong Hiến pháp 1992 thể hiện tư tưởng: “Bản chất Nhà nước ta làNhà nước của dân, do dân và vì dân”
5 Điều luật nào trong Hiến pháp 1992 thể hiện tư tưởng: “Việc tổ chức quyền lực nhànước luôn luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản”
Trang 12C TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001);
2 Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, trường Đại học luật Hà Nội, 2008;
3 Tập bài giảng Luật Hiến pháp Việt Nam phần 1, khoa Luật, trường Đại học Cần
Thơ
Chương 5 CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
A NỘI DUNG CƠ BẢN
- Chế độ chính trị bao gồm: Bản chất và nguồn gốc của quyền lực nhà nước, hình thức
- Hình thức cấu trúc: Đơn nhất và liên bang
- Hệ thống chính trị của nước ta bao gồm:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị
+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giữ vai trò trung tâm của hệthống chính trị
+ Mật trận tổ quốc Việt Nam và các thành viên giữ vai trò thực hiện và phát huydân chủ
B CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Hãy cho biết bản chất và nguồn gốc của quyền lực nhà nước của Nhà nước ta? Nêu
Trang 13a Liên bang
b Liên minh
c Liên hiệp
d Đơn nhất
4 Hãy cho biết nhận định nào sau đây sai?
a Đảng lãnh đạo bằng cách đề ra các chủ trương, đường lối, chính sách
b Đảng lãnh đạo bằng cách ban hành pháp luật
c Đảng lãnh đạo bằng sự gương mẫu của các Đảng viên
d Đảng lãnh đạo bằng phương pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục khôngcưỡng chế
5 Tổ chức nào sau đây giữ vai trò đoàn kết dân tộc?
a Đảng Cộng sản Việt Nam
b Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
c Mặt trận tổ quốc Việt Nam
d Liên đoàn lao động Việt Nam
C TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001);
2 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam năm 1999;
3 Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, trường Đại học luật Hà Nội, 2008;
4 Tập bài giảng Luật Hiến pháp Việt Nam phần 1, khoa Luật, trường Đại học Cần
Thơ
Chương 6 CHẾ ĐỘ KINH TẾ
A NỘI DUNG CƠ BẢN
- Chế độ kinh tế bao gồm: Chính sách phát triển nền kinh tế; chế độ sở hữu; chính sáchlao động, phân phối và tiêu dùng; chính sách quản lý nền kinh tế
- Chính sách phát triển nền kinh tế: Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủnghĩa
- Chế độ sở hữu:
+ Các hình thức sở hữu: Sở hữu nhà nước (sở hữu toàn dân), sở hữu tập thể, sở hữu
tư nhân