1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Soạn bài Văn bản lớp 10 - văn mẫu

3 67,4K 162

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 10,31 KB

Nội dung

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Khái niệm văn bản Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nó  thường gồm nhiều câu và là một chỉnh thể về mặt nội dung và hình thức. 2. Các đặc điểm của văn bản - Văn bản bao giờ […] suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn chiếc lược ngà, Csuy nghĩ của em về đức tính tự tin, hien tai la nguyen khi cua quoc gia, soạn lòng yêu nước, Van mau bai rung xa nu, ta ve mua xuan, bai van chung jminh cau tuc ngu that bai la me thanh conh, phan tich doan tholop lop may cao cung nho nhatrang giang cua huy can, giải thích câu tuc ngữ có chí thì nên, Bai văn ta canh mua hè

Trang 1

I KIẾN THỨC CƠ BẢN

1 Khái niệm văn bản

Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Nó thường gồm nhiều câu và

là một chỉnh thể về mặt nội dung và hình thức

2 Các đặc điểm của văn bản

- Văn bản bao giờ cũng tập trung nhất quán vào một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn

- Các câu trong văn bản có sự liên kết với nhau chặt chẽ bằng các liên từ và liên kết về mặt nội dung Đồng thời, cả văn bản còn phải được xây dung theo một kết cấu mạch lạc, rõ ràng

- Mỗi văn bản thường hướng vào thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định

- Mỗi văn bản có những dấu hiệu hình thức riêng biểu hiện tính hoàn chỉnh về mặt nội dung: thường mở đầu bằng một tiêu đề và có dấu hiệu kết thúc phù hợp với từng loại văn bản

3 Các loại văn bản thường gặp

Dựa theo lĩnh vực và chức năng giao tiếp, người ta phân biệt các loại văn bản sau :

- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (thư, nhật kí…)

- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, tuỳ bút,…)

- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học (sách giáo khoa, tài liệu học tập, bài báo khoa học, luận văn, luận án, công trình khoa học,…)

- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ (đơn, giấy khai sinh, giấy uỷ quyền,…) Các loại văn bản này thường có mẫu biểu quy định sẵn về hình thức

II RÈN KĨ NĂNG

1 Các văn bản (1), (2), (3) được người đọc (người viết) tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Các văn bản ấy là phương tiện để tác giả trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng tình cảm… với người đọc Có văn bản gồm một câu, có văn bản gồm nhiều câu, nhiều đoạn liên kết chặt chẽ với nhau ; có văn bản bằng thơ, có văn bản bằng văn xuôi

2 Văn bản (1) đề cập đến một kinh nghiệm trong cuộc sống (nhất là việc giao kết bạn bè), văn bản (2) nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, văn bản (3) đề cập tới một vấn đề chính trị (kêu gọi mọi người đứng lên chống Pháp) Các vấn đề này đều được triển khai nhất quán trong từng văn bản Văn bản (2) và (3) có nhiều câu nhưng chúng có quan hệ ý nghĩa rất rõ ràng và được liên kết với nhau một cách chặt chẽ (bằng ý nghĩa hoặc bằng các liên từ)

3 Ở văn bản (2), mỗi cặp câu lục bát tạo thành một ý và các ý này được trình bày theo thứ tự “sự việc” (hai sự so sánh,ví von) Hai cặp câu này vừa liên kết với nhau bằng ý nghĩa, vừa liên kết với nhau bằng phép lặp từ (“thân em”) Ở văn bản (3), dấu hiệu về sự mạch lạc còn được nhận ra qua hình thức kết cấu 3 phần : Mở bài, thân bài và kết bài

- Mở bài : Gồm phần tiêu đề và câu “Hỡi đồng bào toàn quốc!”

- Thân bài : tiếp theo đến “… thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”

- Kết bài : Phần còn lại

Trang 2

4 Mục đích của việc tạo lập văn bản (1) là nhằm cung cấp cho người đọc một kinh nghiệm sống (ảnh hưởng của môi trường sống, của những người mà chúng ta thường xuyên giao tiếp đến việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân) ; văn bản (2) nói lên sự thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến (họ không tự quyết định được thân phận và cuộc sống tương lai của mình mà phải chờ đợi vào sự rủi may) ; mục đích của văn bản (3) là kêu gọi toàn dân đứng lên chống lại cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp

5 Văn bản (3) là một văn bản chính luận được trình bày dưới dạng “lời kêu gọi” Thế nên, nó có dấu hiệu

hình thức riêng Phần mở đầu của văn bản gồm tiêu đề và một lời hô gọi (Hỡi đồng bào toàn quốc !) để

dẫn dắt người đọc vào phần nội dung, để gây sự chú ý và tạo ra sự “đồng cảm” cho cuộc giao tiếp

Phần kết thúc là hai khẩu hiệu (cũng là hai lời hiệu triệu) để khích lệ ý chí và lòng yêu nước của “quốc dân đồng bào”

6 – Văn bản (1) nói đến một kinh nghiệm sống, văn bản (2) nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội

cũ, văn bản (3) đề cập đến một vấn đề chính trị

- Ở các văn bản (1) và (2) chúng ta thấy có nhiều các từ ngữ quen thuộc thường sử dụng hàng ngày (mực, đèn, thân em, mưa sa, ruộng cày…) Văn bản (3) lại sử dụng nhiều từ ngữ chính trị (kháng chiến, hòa bình, nô lệ, đồng bào, Tổ quốc…).

- Nội dung của văn bản (1) và (2) được thể hiện bằng những hình ảnh giàu tính hình tượng Trong khi đó, văn bản (3) lại chủ yếu dùng lí lẽ và lập luận để triển khai các khía cạnh nội dung

Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể khẳng định : văn bản (1) và (2) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, văn bản (3) thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận

7 a) Phạm vi sử dụng của các loại văn bản:

- Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật

- Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị

- Các bài học môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học

- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong giao tiếp hành chính

b) Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loại văn bản

Văn bản (2) nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc Văn bản (3) nhằm kêu gọi, hiệu triệu toàn dân đứng lên kháng chiến Các văn bản trong SGK nhằm truyền thụ các kiến thức khoa học ở nhiều lĩnh vực Văn bản đơn từ và giấy khai sinh nhằm trình bày, đề đạt hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng liên quan giữa

cá nhân với các tổ chức hành chính

c) Về từ ngữ

- Văn bản (2) dùng các từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh và liên tưởng nghệ thuật

- Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị xã hội

- Các văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học

- Văn bản đơn từ hoặc giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính

d) Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản :

Trang 3

- Văn bản (2) có kết cấu của ca dao, sử dụng thể thơ lục bát.

- Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ ràng mạch lạc

- Mỗi văn bản trong SGK cũng có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ với các phần, các mục…

- Đơn và giấy khai sinh, kết cấu và cách trình bày đều theo mẫu thường được in sẵn chỉ cần điền vào đó các nội dung

Ngày đăng: 26/03/2014, 17:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w