1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hợp tác quan hệ của việt nam trong quá trình xúc tiến hoạt động du lịch

121 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 2,71 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ (15)
    • 1.1. H ỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH (0)
      • 1.1.1 Khái niệm về hợp tác quốc tế và hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch (15)
      • 1.1.2. Nội dung của hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch tại Việt Nam (22)
    • 1.2. C ÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG XÚC TIẾN (0)
      • 1.2.1. Các yếu tố bên ngoài (26)
      • 1.2.2. Các yếu tố bên trong (29)
    • 1.3. Đ IỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG XÚC TIẾN DU LỊCH (0)
      • 1.3.1. Điều kiện về cơ chế, chính sách (31)
      • 1.3.2. Điều kiện về nguồn lực tự nhiên (33)
      • 1.3.3. Điều kiện về nguồn nhân lực (33)
    • 1.4. K INH NGHIỆM HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA (0)
      • 1.4.1 Kinh nghiệm của Ma-lai-xi-a (35)
      • 1.4.2 Kinh nghiệm của Thái Lan (42)
      • 1.4.3. Kinh nghiệm của Xin-ga-po (45)
      • 1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Ngành Du lịch Việt Nam (48)
    • 1.5. T IỂU KẾT (49)
  • CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH CỦA VIỆT NAM (0)
    • 2.1. K HÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN CỦA DU LỊCH V IỆT N AM (0)
      • 2.1.1. Khái quát về du lịch Việt Nam (50)
      • 2.1.2. Đặc điểm của hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam (52)
    • 2.2. T HỰC TRẠNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH CỦA V IỆT (0)
      • 2.2.1. Các chủ thể tham gia (58)
      • 2.2.2. Các hình thức đã triển khai (59)
      • 2.2.3. Một số kết quả trong công tác hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch (72)
    • 2.3. P HÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH CỦA V IỆT N AM (0)
      • 2.3.1 Điểm mạnh (80)
      • 2.3.2. Điểm yếu (85)
      • 2.3.3. Cơ hội (88)
      • 2.3.4. Thách thức (90)
    • 2.4. T IỂU KẾT (90)
  • CHƯƠNG 3:ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG XÚC TIẾN DU LỊCH (0)
    • 3.1. Đ ỊNH HƯỚNG CỦA HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG XÚC TIẾN DU LỊCH TRONG THỜI GIAN TỚI 80 (0)
      • 3.1.2. Định hướng hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch (96)
    • 3.2. M ỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH (0)
      • 3.2.1. Cải cách quy trình xúc tiến và xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế cụ thể (98)
      • 3.2.2. Lựa chọn hình thức và nội dung, đối tác cụ thể, phù hợp trong hợp tác quốc tế về xúc tiến phát triển du lịch (99)
      • 3.2.3. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hợp tác quốc tế (100)
      • 3.2.4. Xây dựng cơ chế, chính sách trong hợp tác quốc tế về phát triển du lịch thông thoáng, phù hợp (101)
      • 3.2.5. Hoàn thiện và nâng cao năng lực cho hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch (102)
      • 3.2.6. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trong xúc tiến du lịch (103)
    • 3.3. M ỘT SỐ KIẾN NGHỊ , ĐỀ XUẤT (104)
      • 3.3.1. Đề xuất với Chính phủ (104)
      • 3.3.2. Đề xuất với ngành du lịch (105)
      • 3.3.3. Đề xuất với các địa phương và với doanh nghiệp (108)
    • 3.4. T IỂU KẾT (108)
  • KẾT LUẬN (110)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

C ÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG XÚC TIẾN

- Bước 6: Tổ chức thực hiện

Việc tổ chức thực hiện là các đầu mối tiến hành thực hiện các bước đã xác định theo kế hoạch đã định, bao gồm: Xác định thị trường mục tiêu và đối tượng thị trường; Lập kế hoạch hợp tác quốc tế trong xúc tiến theo phương án đã lựa chọn; Tổ chức thực hiện theo quy trình đã định.

- Bước 7: Tổng kết, đánh giá Đây là bước tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả mối quan hệ hợp tác, đồng thời là hoạt động quan trọng và cần thiết để nhìn lại toàn bộ quy trình đã tổ chức thực hiện, rút kinh nghiệm và làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch hoạt động hợp tác tiếp theo.

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch

1.2.1 Các yếu tố bên ngoài

Hiện nay, quan hệ quốc tế có vai trò rất lớn và chi phối đến mọi ngành, lĩnh vực và cuộc sống của con người, các chủ thể, “Quan hệ quốc tế là nơi chứa đựng những lợi ích cơ bản của quốc gia và con người như tồn tại và phát triển Quan hệ quốc tế là hoạt động chức năng của quốc gia và con người” [5,tr.8] Hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch tổ chức tốt hay không phụ thuộc phần nào vào yếu tố quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia liên quan, là thị trường mục tiêu Thông qua quan hệ quốc tế, các quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế và thương mại được thiết lập sẽ là cơ sở và tiền đề cần thiết cho việc tổ chức thực hiện được hoạt động này.

Bên cạnh đó, thông qua quan hệ quốc tế mà cụ thể là quan hệ ngoại giao, việc tham gia các tổ chức quốc tế về thương mại, du lịch, các quan hệ thương mại du lịch sẽ tạo những cơ hội tốt cho việc tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch Nếu không có những mối quan hệ này, hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch sẽ bị hạn chế hơn cả về quy mô và hình thức tổ chức.

Một ví dụ điển hình cho tác động của quan hệ quốc tế đối với phát triển du lịch là qui định miễn thị thực nhập cảnh của Việt Nam đối với một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc … thông qua nghị định thư Điều này, góp phần tạo cơ hội cho hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch của Việt Nam tại các quốc gia này được thông thoáng, dễ dàng hơn Lượng khách du lịch từ các quốc gia này đến Việt Nam cũng ngày càng tăng.

1.2.1.2 Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ

Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, công nghệ, ngành du lịch cũng như các hoạt động kinh tế, xã hội khác đều chịu tác động sâu sắc Các hoạt động để xúc tiến du lịch hiệu quả đều dựa vào khoa học, kỹ thuật mà chủ yếu là công nghệ thông tin Công nghệ thông tin phát triển khiến cho việc trao đổi, cung cấp thông tin về quá trình hợp tác được diễn ra nhanh chóng, kịp thời Đặc biệt, hiện nay thông qua các công cụ trực tuyến trên Internet đã giải quyết được nhiều khó khăn của các phương tiện quảng cáo truyền thống, đó là thời gian và chi phí Đây là phương tiện không thể thiếu trong bất cứ quá trình thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác nào trong xúc tiến du lịch, mang lại hiệu quả cao trong việc tiết kiệm thời gian và tiết kiệm chi phí Bên cạnh đó, thông qua Internet, chúng ta có thể tìm kiếm được nhiều cơ hội hợp tác thông qua các công cụ trực tuyến của nó như: các website,trang blog, báo điện tử, Thông qua đó, chúng ta có thể quảng bá, tuyên truyền hình ảnh du lịch của đất nước mình, xây dựng cộng đồng trên mạng nhằm tăng cường các mối quan hệ hợp tác.

Khoảng cách địa lý đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch Khoảng cách địa lý sẽ liên quan đến việc tổ chức các công việc hậu cần để chuẩn bị cho triển khai các hợp tác.

Ví dụ như: nếu khoảng cách địa lý là lớn sẽ ảnh hưởng đến kinh phí thực hiện Kinh phí thực hiện của đoàn công tác sẽ gia tăng nếu có những cách trở về mặt địa lý vì: hành trình di chuyển sẽ dài hơn, tiền phí vé cho các phương tiện chuyên chở sẽ gia tăng, các phụ phí như ăn, ở… cũng gia tăng do thời gian kéo dài Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý lớn ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên tham gia đoàn công tác do những thay đổi về điều kiện khí hậu, giờ sinh học Có thể nói, yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô của chương trình xúc tiến, các mặt nội dung và cả hình thức tổ chức các hoạt động cụ thể.

1.2.1.4 Các yếu tố khách quan khác

Do du lịch là một ngành dễ chịu tác động từ các yếu tố khác như: biến đổi khí hậu, bất ổn chính trị, khủng bố, khủng hoảng tài chính … Đây là những yếu tố bất khả kháng Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp gây ra những thảm họa thiên nhiên vô cùng tàn khốc như: Thảm họa động đất,song thần Ấn Độ Dương năm 2004 tàn phá các cộng đồng dân cư sinh sống ven biển ở In - đô - nê - xia, Sri Lan ka , Ấn Độ , Thái Lan gây ra những thiệt hại về kinh tế rất lớn cho các quốc qia bị ảnh hưởng …, hay gần đây hơn là thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản năm 2012 Vấn đề bất ổn chính trị cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến du lịch: Thái Lan là một điển hình, vốn là một quốc gia có ngành công nghiệp du lịch phát triển trong khu vực, nhưng những bất ổn chính trị trên chính trường Thái Lan từ cuối năm 2013 đến năm 2014 đã làm ngành Du lịch Thái Lan lao đao Các cuộc biểu tình chống chính phủ, tình trang thiết quân luật ở đây đã ảnh hưởng lớn đến du lịch nước này Nhiều quốc gia đã đưa ra cảnh báo cho công dân của họ không nên du lịch tại đây…

Qua các phương tiện thông tin đại chúng, những yếu tố khách quan này sẽ có tốc độ lan tỏa rất nhanh và ảnh hưởng đến định hướng, chính sách của Ngành Du lịch các quốc gia Những yếu tố này sẽ góp phần làm ảnh hưởng đến các hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch.

1.2.2 Các yếu tố bên trong

1.2.2.1.Luật pháp và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và các ngành Đối với các ngành kinh tế, xã hội của một quốc gia, luật pháp và chủ trương chính sách của nhà nước, của ngành luôn đóng vai trò then chốt và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hoạt động hoạt động của ngành Kinh phí được cấp, thị trường được phép tổ chức, chủ trương miễn thị thực du lịch, đó là những yếu tố có thể tạo nên những hiệu ứng mạnh mẽ tạo điều kiện cho hoạt động xúc tiến du lịch nói chung và hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch nói riêng được thực hiện hiệu quả hơn.

Việc triển khai hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch chịu sự chi phối của luật pháp trong nước và nước ngoài Bên cạnh đó, do Ngành Du lịch chịu tác động của nhiều ngành, bao gồm: Ngoại giao, Giao thông vận tải, An ninh quốc phòng, Kinh tế, Thương mại, Xây dựng … do đó, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các ngành có vai trò đặc biệt quan trọng trong hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch.

Trong quá trình triển khai hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch, đòi hỏi các cán bộ làm công tác xúc tiến cần phải thận trọng, có những nghiên cứu kỹ lưỡng về luật pháp nước sở tại trong triển khai hợp tác, trong lời nói khi đàm phán hay trong các quảng cáo tại các hội chợ, triển lãm, diễn đàn…

1.2.2.2 Năng lực của chủ thể tổ chức

Năng lực của chủ thể tổ chức hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch thể hiện ở năng lực về tài chính, về nguồn nhân lực, trong mối quan hệ với các chủ thể tại nơi diễn ra hoạt động xúc tiến du lịch.

Tài chính sẽ quyết định nội dung, cách thức tổ chức và các phương tiện hoặc thị trường dự định sẽ tiến hành tổ chức các hoạt động trên đây. Việc xác định kinh phí dành cho hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch là nhân tố quyết định trong việc triển khai cũng như quy mô của các chương trình hợp tác Kinh phí dành cho các mối quan hệ hợp tác này ở một số quốc gia có thể được tính dựa trên phần trăm doanh thu từ du lịch, tức là được xây dựng dựa vào một tỷ lệ phần trăm trên doanh thu dự kiến trong thời kỳ đó; xác định khả năng theo tài chính, tức là một khoản kinh phí nhất định trên khả năng tài chính của chủ thể; theo mục tiêu và nhiệm vụ thực hiện và theo cạnh tranh, tức là dựa trên ngân sách của đối thủ cạnh tranh của chủ thể.

Đ IỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG XÚC TIẾN DU LỊCH

sự phát triển kinh tế, xã hội.

Ngành Du lịch kể từ khi hình thành đã gắn liền với văn hóa và trong quá trình du lịch chính những người làm du lịch hay khách du lịch cũng góp phần tạo ra những đặc thù văn hóa riêng là các hành vi ứng xử trong du lịch. Giữa du lịch và văn hóa có mối quan hệ biện chứng rõ ràng, du lịch khai thác các yếu tố văn hóa và làm nền tảng cho hoạt động của mình và ngược lại, du lịch phát triển góp phần khôi phục và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống.

Văn hóa ảnh hưởng đến các vấn đề mang tính chiến lược trong xúc tiến du lịch như: lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn đối tác hợp tác Để triển khai tốt các hợp tác quốc tế cần đảm bảo những giá trị văn hóa mang tính phổ cập, thống nhất và cần chú trọng những giá trị văn hóa mang tính địa phương đặc thù Đây là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến kế hoạch tổ chức hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch, đặc biệt là ảnh hưởng đến nội dung và hình thức tổ chức Nội dung phải phù hợp với thuần phong mỹ tục, phù hợp với các yếu tố tôn giáo và các vấn đề khác của địa điểm sẽ diễn ra hoạt động xúc tiến du lịch Nếu những nội dung vi phạm đến những quy tắc xã hội hoặc tôn giáo của nơi được tổ chức hoạt động này, thì hiệu quả hợp tác tất nhiên sẽ không cao hoặc sẽ phản tác dụng Do đó, đòi hỏi các chủ thể của hoạt động xúc tiến du lịch cần quan tâm nghiên cứu triệt để các yếu tố này để có định hướng trong việc xây dựng chương trình, nội dung và kế hoạch thực hiện.

1.3 Điều kiện phát triển các hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch

1.3.1 Điều kiện về cơ chế, chính sách

Cũng giống như các yếu tố ảnh hưởng, đây là điều kiện quan trọng tác động trực tiếp đến hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch của chủ thể, bởi Du lịch là một ngành có mối quan hệ tương quan với nhiều ngành kinh tế, xã hội khác như: Giáo dục - Đào tạo, Giao thông vận tải, Ngoại giao,

Giáo dục - Đào tạo ảnh hưởng đến kết quả nguồn nhân lực trong ngành Du lịch, ảnh hưởng đến ý thức người dân trong vai trò là người góp phần bảo vệ, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, môi trường cảnh quan các điểm đến du lịch Giao thông ảnh hưởng đến việc đi lại, vận chuyển của du khách Một cơ chế thông thoáng về giấy tờ trong quá trình đi lại, hay một chính sách phát triển cơ sở hạ tầng trong giao thông phù hợp sẽ là tiền đề cho phát triển du lịch Thông qua các chính sách ngoại giao cởi mở sẽ là cơ hội cho Ngành Du lịch mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia, các vùng lãnh thổ… bên cạnh đó các việc đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh sẽ giúp tăng cơ hội cạnh tranh trong du lịch Trong An ninh quốc phòng, một chính sách an ninh quốc phòng chặt chẽ, bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân và bảo đảm tốt việc tuân thủ luật pháp xã hội, ổn định chính trị sẽ tạo ra niềm tin cho các đối tác.

Vì vậy, để du lịch nói chung hay các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch nói riêng có thể phát triển có hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra cần phải có được sự nhận thức rõ ràng của các cấp, các ngành về vai trò của du lịch và Nhà nước cần có chiến lược phát triển đồng bộ với một cơ chế chính sách thông thoáng, cởi mở để tạo điều kiện cho phát triển du lịch.

Thế giới đang đối mặt với nhiều biến động như: thiên tai,bất ổn chính trị, chiến tranh, dịch bệnh …, ví dụ như tình hình bất ổn chính trị ở Thái Lan hay tình hình dịch bệnh ở một số nước Tây Phi… Trong bối cảnh toàn cầu hóa, những biến động này có thể tác động đến các ngành kinh tế của các quốc gia, trong đó có cả du lịch Để có cơ chế, chính sách phù hợp với từng biến động, từng thời kỳ, cần phải có sự liên kết của các bộ, ngành liên quan để xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài và vững vàng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xúc tiến được sâu rộng.

1.3.2 Điều kiện về nguồn lực tự nhiên Đây là điều kiện cần để phát triển các hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch Nguồn lực tự nhiên bao gồm: nguồn tài nguyên du lịch, các sản phẩm du lịch của mỗi chủ thể Đây là điều kiện cần để từ đó các chủ thể xây dựng chương trình hợp tác quốc tế trong xúc tiến đối với mỗi thị trường.

Từ đó xác định được những điểm mạnh, những nét khác biệt của mình để nâng cao hình ảnh của mình so với các đối thủ cạnh tranh.

Mỗi quốc gia với nguồn lực tự nhiên sẵn có của mình sẽ là lợi thế cho họ trong quá trình triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch Dựa trên những điều kiện tự nhiên có sẵn, bên cạnh công tác bảo tồn tốt sẽ làm nền tảng vững chắc cho họ phát triển và mở rộng Ngành Du lịch Đối với một số quốc gia không có sẵn nguồn lực tự nhiên, họ phải mất thêm nhiều công đoạn nữa để xây dựng một thương hiệu riêng cho ngành du lịch của mình ví dụ: việc xây dựng sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo ở Hồng Công, Xing-ga-po, du lịch chữa bệnh ở Xing-ga-po.

Dựa vào những thế mạnh của mình về điều kiện tự nhiên, ngành du lịch của mỗi quốc gia sẽ tìm kiếm các đối tác phù hợp để tăng cường các mối quan hệ hợp tác Lợi thế này tăng cơ hội hợp tác với các chủ thể để khai thác tổ chức các loại hình du lịch mới hơn như: du lịch biển kết hợp các giải thi đầu quốc tế như: các giải đua thuyền buồm quốc tế, các giải thi lướt sóng, … để phát triển du lịch.

1.3.3 Điều kiện về nguồn nhân lực

Ngành du lịch là ngành thu hút nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp.Tuy nhiên, khi hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về cả số lượng và chất lượng.

Mặc dù ngành Du lịch có liên quan đến nhiều ngành và các lĩnh vực khác nhau nhưng về bản chất ngành du lịch bao gồm một số lĩnh vực kinh doanh nhất định và chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch Các nhóm lao động trong ngành có thể phân ra thành 3 nhóm: nhóm lao động có chức năng quản lý nhà nước về du lịch, nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch và nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch. Để triển khai hoạt động du lịch cần có sự tham gia của các nhóm lao động trên với nhiều nghề khách nhau cùng tham gia Yêu cầu đối với nhân lực nói chung của ngành du lịch là: phải có trình độ chuyên môn cao, tỷ mỉ, có kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với từng vị trí, được đào tạo có hệ thống, có bài bản, thường xuyên và liên tục được cập nhật kiến thức.

Với ý nghĩa của nguồn nhân lực du lịch như vậy, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần phải có chiến lược quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch nói chung hay cho công tác xúc tiến du lịch nói riêng với những nội dung sau:

Thứ nhất cần dự báo nhu cầu về nguồn nhân lực từ đó có định hướng cho việc đào tạo Để đào tạo hiệu quả nguồn nhân lực cho ngành thì việc nắm bắt nhu cầu đào tạo là rất quan trọng Đây là cơ sở cho các cơ sở đào tạo xây dựng mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo nguồn nhân lực, nội dung đào tạo, phương thức đào tạo…

Thứ hai là xác định cơ cấu nguồn nhân lực đề có định hướng về cơ cấu đào tạo, tránh sự mất cân bằng giữa cung và cầu về lao động trên thị trường và tránh lãng phí.

Thứ ba là nội dung trong chương trình đào tạo nguồn nhân lực cần phải được chuẩn hóa Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhiều khung năng lực, tiêu

K INH NGHIỆM HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA

Thứ tư là việc đầu tư các cơ sở đào tạo du lịch và hình thức đào tạo.

Việc xây dựng các cơ sở đào tạo du lịch phụ thuộc và tiềm năng du lịch của mỗi quốc gia, mỗi vùng.

Cuối cùng là công tác đào tạo, nâng cao trình độ cần được quan tâm thường xuyên Đây là cơ hội để tăng cường chất lượng nguồn nhân lực của Ngành phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

Bên cạnh đó, đối với nhân lực làm việc trong lĩnh vực hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch ngoài những kiến thức chuyên môn cần nắm vững, đòi hỏi cần phải sử dụng thông thạo các ngoại ngữ thông dụng, có kinh nghiệm và kiến thức trong quan hệ quốc tế, có kiến thức về văn hóa, xã hội của các nước, có kinh nghiệm trong giao tiếp và đàm phán.

1.4 Kinh nghiệm hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch của một số quốc gia

1.4.1 Kinh nghiệm của Ma-lai-xi-a

1.4.1.1 Vài nét về du lịch Ma-lai-xi-a

Ma-lai-xi-a là đất nước có khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình từ 21 o đến 32 o C Lãnh thổ Ma-lai-xi-a gồm hai phần cách nhau 531km qua biển Nam Trung Hoa và được chia thành 13 bang Đây là một trong những nước giàu nhất Đông Nam Á với trữ lượng thiếc, cao su, dầu dừa lớn nhất thế giới.

Du lịch cũng như các ngành công nghiệp thế mạnh khác của Ma-lai-xi-a luôn được Chính phủ Ma-lai-xi-a quan tâm phát triển Để nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế, Chính phủ Ma-lai-xi-a đã thành lập ủy ban nội các phụ trách các vấn đề tính cạnh tranh quốc gia do Phó Thủ tướng làm chủ tịch nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, cải thiện cơ chế chính sách trong hợp tác quốc tế Ma-lai- xi-a luôn coi trọng mở rộng và đẩy mạnh khu vực dịch vụ, đặc biệt là giáo dục, du lịch và y tế Hoạt động Du lịch của Ma-lai-xi-a phát triển và năng động nhất Đông Nam Á, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 2 cho đất nước sau ngành công nghiệp chế tạo.

Ngành du lịch Ma-lai-xi-a được hình thành từ những năm 1960, nhưng với tốc độ phát triển chậm Đến những năm 1971 - 1975, chính phủ đã đưa ra một kế hoạch hành động nhằm xây dựng phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm, bên cạnh đó, Cơ quan hợp tác phát triển du lịch được thành lập dưới sự quản lý của Bộ Thương mại và công nghiệp trước kia. Đến năm 1987, Bộ Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Ma-lai-xi-a được thành lập và đến năm 1992, Hội đồng Xúc tiến Du lịch Ma-lai-xi-a thay thế cho Cơ quan hợp tác phát triển du lịch với tôn chỉ là quảng bá du lịch Ma-lai-xi-a trên thế giới Đến năm 2012, cơ quan này đã có 36 cơ sở ở nước ngoài và 9 văn phòng đại diện marketing ở 29 quốc gia Hội đồng này có trách nhiệm xúc tiến du lịch Ma-lai-xi-a và sử dụng du lịch để mang lại nguồn lợi về kinh tế cho đất nước cũng như nhằm mang đến một hình ảnh Ma-lai-xi-a thịnh vượng về kinh tế - xã hội đối với du khách trên toàn thế giới.

Theo xếp hạng của UNWTO, năm 2012, du lịch Ma-lai-xi-a hiện đứng thứ 10 trong danh sách các quốc gia thu hút du lịch nhiều nhất Năm 2003, Ma-lai-xi-a đón 10,6 triệu du khách nước ngoài, năm 2004 là 15,7 triệu du khách nước ngoài, đến năm 2011, con số này đã lên tới 24,714,324 khách du lịch nước ngoài. Để đạt được thành tích đó, một phần là do có chiến lược hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch phù hợp và đạt hiệu quả cao Bên cạnh đó,đất nước này đã biết phát huy tối đa những điều kiện nội lực để phát triển hợp tác quốc tế.

1.4.1.2.Một số kinh nghiệm hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch của Ma-lai-xi-a a Hợp tác quốc tế hài hòa, nhuần nhuyễn giữa các chủ thể thông qua tuyên truyền hình ảnh đất nước và du lịch

Trước hết, trong hoạt động xúc tiến du lịch, đất nước này đã biết khai thác triệt để lợi thế là một quốc gia đa sắc tộc Việc lựa chọn khẩu hiệu cho ngành du lịch Ma-lai-xi-a hiện nay “Malaysia - Truly Asia” - Ma-lai-xi-a - Châu Á đích thực, đã phần nào thể hiện điều đó Ma-lai-xi-a là một quốc gia đa sắc tộc trong đó có 3 nhóm sắc tộc chính là người Malay, chiếm khoảng 57%, người Ấn Độ chiếm khoảng 7%, người Trung Quốc chiếm khoảng 30% dân số, còn lại là các tộc người thiểu số khác.

Hình 1.1: Quảng cáo Du lịch Ma-lai-xi-a với

Nguồn: http://www.virtualmalaysia.com/visit-malaysia-year-2014-boost- malaysia-ranked-among-top-in-the-world-for-english-ability/

Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh một "Malaysia - Truly Asia" trên các kênh truyền hình giải trí uy tín quốc tế như: Discovery travel and livingChannel, Star World, Star movie … là những kênh truyền hình thế giới có giải trí cao, thông qua một đoạn video clip với những hình ảnh đặc sắc về du lịch Ma- lay-xi-a vừa hiện đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc Đoạn video clip cũng đã thể hiện thông điệp của ngành du lịch Ma-lai-xi-a đối với du khách đó là đến với Ma-lai-xi-a là đã đến với Châu Á, các nét văn hóa, tôn giáo của Châu Á đều hội tụ tại Ma-lai-xi-a.

Bên cạnh đó, Bộ Du lịch và Hiệp hội du lịch cũng luôn có nhiều nỗ lực trong việc quảng bá du lịch Ma-lai-xi-a ở trong nước cũng như nước ngoài. Đại diện các báo và các cơ quan truyền thông quốc tế đã được mời tới Ma-lai- xi-a để tham quan đất nước có nhiều phong cảnh đẹp, nhiều nền văn hóa đặc sắc và phong tục tập quán của cộng đồng đa sắc tộc, tham dự các lễ hội lớn Citrawama, lễ hội nước, lễ hội ẩm thực và Hoa trái Thông qua truyền thông, hình ảnh Ma-lai-xi-a càng đến gần với du khách quốc tế Các chiến dịch tuyên truyền của ngành du lịch Ma-lai-xi-a tập trung tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống đa mầu sắc mà còn tập trung tôn vinh những giá trị vật chất thực tiễn của cuộc sống hiện đại tại Ma-lai-xi-a Thông qua truyền thông, du khách có thể biết được những giá trị văn hóa truyền thống đa mầu sắc như: văn hóa ẩm thực, văn hóa lễ hội…

Năm 1970, Ma-lai-xi-a là nước chủ nhà tổ chức Hội nghị Hiệp hội Lữ hành Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) lần thứ 21, hội nghị này đã góp phần quảng bá du lịch Ma-lai-xi-a trên trường quốc tế Năm 1986, Ma-lai-xi-a lại tiếp tục chủ trì tổ chức Hội nghị PATA lần thứ 35, hội nghị này đã góp phần quảng bá cho du lịch Ma-lai-xi-a như là một điểm đến đầy sức thu hút,

Ngoài ra, các chiến dịch xúc tiến du lịch ở nước ngoài cũng được chú trọng Ví dụ như: Nhằm thu hút du khách đến với đất nước Ma-lai-xi-a tươi đẹp, Hội đồng xúc tiến Du lịch Ma-lai-xi-a tổ chức Tuần lễ Du lịch Ma-lai-xi- a tại Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều chương trình hấp dẫn từ 11 -16/9/2012 Trong thời gian nay sẽ diễn ra các hoạt động như: Biểu diễn múa truyền thống Ma-lai-xi-a; Lễ hội ẩm thực với các món ăn đặc sắc của đất nước Ma-lai-xi-a: Món ăn Malay của người Malay, món ăn Ấn Độ của người Malay gốc Ấn, Món ăn Trung Hoa, Món ăn Nyonya (pha trộn giữ các món của người Hoa và người Malay) tại khách sạn New World; Quảng bá không gian văn hóa mang đậm dấu ấn đa sắc tộc của đất nước Ma-lai-xi-a thông qua giới thiệu các lế hội văn hóa: Lễ hội Ma-lai-xi-a, Lễ trung thu, Lễ thờ chín vị thần, Lễ hội Ánh sáng (của người Ấn), Lễ Hari Rây Puasa (của người Hồi giáo), Lễ Thaipusm (của người Hindi), Lễ hội Hoa… Những giá trị mang tính hiện đại như: lễ hội mua sắm giảm giá Grand Prix Sale hàng năm từ ngày 10/3 đến 15/4 (du khách sẽ được lựa chọn những nhãn hiệu thời trang hàng đầu với mức giá rẻ) hay chương trình quảng bá tour du lịch mùa cưới.

Mỗi năm, ngành du lịch Ma-lai-xi-a đều chi hàng chục triệu đô la

Mỹ để xúc tiến du lịch trong năm 2011, Ma-lai-xi-a đã dành 40 triệu USD để xúc tiến du lịch Hãng hàng không Ma-lai-xi-a cũng cũng thực hiện nhiều chương trình bay giá ưu đãi, cộng thêm nhiều dịch vụ trên các tuyến bay quốc tế.

Bên cạnh đó là phối hợp với các chủ thể phi quốc gia tổ chức các hoạt động như thể thao: Tổ chức giải đua xe công thức 1 F1 Petronas Ma-lai-xi-a Grand, các lễ hội mua sắm giảm giá…

Những năm gần đây, Ma-lai-xi-a được biết đến như một thiên đường mua sắm dành cho các du khách mê hàng hiệu Các trung tâm mua sắm nổi tiếng tại thủ đô Kuala Lumpur như Suri KLCC, Pavillion, Fahrenheit 88,Bukit Bintang quy tụ những thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới Mua sắm là nguồn thu đóng góp khoảng 30% vào tổng thu nhập của du lịch Ma- lai-xi-a trong năm Năm 2011, Ma-lai-xi-a đã đón 24,7 triệu khách du lịch,với doanh thu từ du lịch đạt 58,3 tỷ Ringgit, trong đó doanh thu từ mua sắm là17,5 tỷ Ringgit Kuala Lumpur còn là địa chỉ mua sắm ưa chuộng của du khách từ những nơi vẫn được xem là thiên đường mua sắm như Xin-ga-po, Trung Quốc, Thái Lan…

T IỂU KẾT

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi mà du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần cơ bản của con người, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế Du lịch phát triển đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế, xã hội phát triển, tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân: khôi phục nhiều làng nghề, lễ hội truyền thống, các nét văn hóa đặc trưng Ở nhiều nơi, hoạt động du lịch đã làm thay đổi cơ bản diện mạo đô thị, nông thôn và đời sống cộng đồng dân cư Những hiệu quả đó lại tác động tích cực thúc đẩy toàn xã hội tham gia vào việc phát triển du lịch, tạo nhiều việc làm mới, góp phần tăng trưởng kinh tế,thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo Việc khai thác hiệu quả các mối quan hệ, hợp tác quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển du lịch Trên cơ sở những điều kiện sẵn có và những kinh nghiệm từ các quốc gia khác, có thể đóng góp một phần nhỏ choNgành Du lịch Việt Nam nâng cao năng lực hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch theo một cách riêng của mình.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH CỦA VIỆT NAM

2.1 Khái quát về hoạt động xúc tiến của du lịch Việt Nam

2.1.1 Khái quát về du lịch Việt Nam

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, trong những năm vừa qua, du lịch Việt Nam đã đạt được những bước tăng trưởng đáng kể Năm

1990, ngành Du lịch Việt Nam đón 250.000 khách quốc tế, thì năm 2013 con số này đạt 7.572.352 lượt, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2012.

Theo mục tiêu của Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/2/2013, đến năm 2015, Du lịch Việt Nam sẽ thu hút 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế Con số này cho đến cuối năm 2013, Du lịch Việt Nam đã đạt được cho thấy hình ảnh du lịch Việt Nam ngày càng trở nên quen thuộc, gần gũi trong mắt du khách quốc tế.

Theo danh sách giải thưởng Asia Destination Awards của Tạp chí Du lịch danh tiếng TripAdvisor năm 2013, Việt Nam có tới 04 thành phố nằm trong các điểm đến du lịch hấp dẫn của Châu Á do du khách quốc tế yêu thích bình chọn Trong đó Hà Nội giành vị trí thứ 14, thành phố Hồ Chí Minh thứ

15, Hội An thứ 17 và Hạ Long thứ 25 Xếp hạng này dựa trên các tiêu chí gồm: sự nổi tiếng của điểm đến, sự yêu thích của du khách đối với địa danh đó và những điểm đến được đánh giá cao nhất Với những nỗ lực của Ngành,trong thời gian vừa qua, Du lịch Việt Nam đã từng bước chiếm được tình cảm

Không thể phủ nhận Du lịch phát triển đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế, xã hội phát triển, tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân, khôi phục nhiều làng nghề, lễ hội truyền thống, xóa đói giảm nghèo Tuy nhiên, Ngành Du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn như: một số chỉ tiêu về khách, về thu nhập chưa đạt được so với kế hoạch, chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, các loại hình sản phẩm du lịch chưa phong phú, khả năng cạnh tranh còn yếu, nguồn nhân lực cho du lịch còn thiếu, yếu về chất lượng và chưa hình thành được những khu du lịch nổi bật có thể tạo sức cạnh tranh trong khu vực Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch còn hạn chế chưa theo kịp yêu cầu phát triển của ngành đang là thách thức lớn đối với ngành du lịch trước yêu cầu của thị trường.

2.1.2 Đặc điểm của hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam:

Cũng như vai trò của xúc tiến trong mọi lĩnh vực kinh doanh khác, vai trò của xúc tiến trong du lịch ở Việt Nam cũng đóng một vai trò then chốt. Xác định được việc người tiêu dùng, tức là khách du lịch không thể mua một sản phẩm du lịch khi họ không biết đầy đủ thông tin về sản phẩm: sản phẩm đó do hãng nào sản xuất, chất lượng ra sao…

Nhận biết được vai trò của xúc tiến trong phát triển du lịch, Ngành

Du lịch Việt Nam từ khi hình thành và phát triển đã có nhiều hoạt động xúc tiến nhằm tăng cường phát triển du lịch Từ những năm đầu thế kỷ 21, theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/7/2002, Ngành Du lịch Việt Nam đã có sự xác định đối với xúc tiến du lịch, cần đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt; phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; tranh thủ hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước, từng bước tạo dựng và nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam trên trường quốc tế; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và của nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2.1.2.1 Nội dung các hoạt động xúc tiến du lịch a Về tuyên truyền du lịch

Tuyên truyền là việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng truyền tin, giới thiệu và thuyết minh về một sự vật, hiện tượng hoặc một sản phẩm của doanh nghiệp, của ngành hay chủ trương chính sách của một quốc gia đến những đối tượng cụ thể nhằm mục đích cho đối tượng đó lý giải được nội dung và từ đó thu hút sự chú ý của các đối tượng này.

Trong Du lịch, tuyên truyền là hoạt động cung cấp thông tin về điểm đến, hình ảnh điểm đến và về sản phẩm du lịch nhằm cho các đối tượng của tuyên truyền quảng bá du lịch biết được tiềm năng, nhận dạng được sản phẩm. Các hoạt động tuyên truyền có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức và phương tiện khác nhau như: bằng lời, bằng tài liệu viết, hoặc các phương tiện điện tử nhằm mục đích đưa thông tin đến với khách hàng tiềm năng Tuyên truyền du lịch đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển du lịch của một đất nước UNWTO đã khuyến nghị, mỗi năm, ngành du lịch mỗi quốc gia cần trích ra 1% trong thu nhập từ du lịch quốc tế để dùng vào việc tuyên truyền đối ngoại nhằm tạo ra hình ảnh của đất nước và con người dân tộc đó trong tâm trí bạn bè nước ngoài với mục tiêu thu hút khách du lịch đến tham quan Các nước phát triển trong khu vực như: Thái Lan, Ma-lai- xi-a, Xin-ga-po, Trung Quốc hàng năm đã dành những khoản kinh phí lớn trong ngân sách để tuyên truyền du lịch đối ngoại thông qua nhiều hình thức khác nhau như việc tổ chức các sự kiện "Năm du lịch quốc gia", tham gia các hội chợ du lịch, quảng cáo du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ngoài…, kể cả việc tổ chức các nhà hàng dân tộc ở nước ngoài để tạo ra hình ảnh về đất nước và con người nhằm thu hút khách du lịch quốc tế Việc tuyên truyền phải kết hợp hài hòa giữa nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh tế, nhằm tăng cường sự hiểu biết về đất nước, về con người, thu hút khách du lịch đến tìm hiểu, khám phá, từ đó thúc đẩy việc tiêu thụ các loại hình dịch vụ, hàng hóa trong du lịch và thu hút nguồn vốn đầu tư.

Tuyên truyền du lịch có nhiệm vụ nhằm tạo ra những ấn tượng tốt của người tiêu dùng về đất nước, về doanh nghiệp, về sản phẩm.Tuyên truyền du lịch phải có những thông tin đa dạng và cụ thể về cơ chế, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển du lịch, các qui định về xuất nhập cảnh, các tuyến đường bay quốc tế, các ưu đãi về hải quan đối với khách du lịch đến các chương trình du lịch để khách có thế lựa chọn… Đối với mỗi quốc gia, hoạt động tuyên truyền quảng bá điểm đến đều có tính chất chiến lược và có tính phi thương mại Do đó cần được sự thực hiện bởi các cơ quan du lịch quốc gia. b Quảng cáo du lịch tại các điểm đến nhằm thu hút khách du lịch

Tại mục 1, điều 2 Luật Quảng cáo năm 2012 đã nêu rõ: "Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”.

Quảng cáo du lịch là hoạt động của các cá nhân, doanh nghiệp và ngành du lịch phải trả bằng tiền để sử dụng các phương tiện, kênh truyền thông khác nhau nhằm giới thiệu cho khách du lịch về điểm đến, sản phẩm, dịch vụ nhất định tới các thị trường mục tiêu với mục đích thu hút khách du lịch từ các thị trường này.

Quảng cáo du lịch có thể thông qua các phương tiện như sau: trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử; quảng cáo bằng các hình thức như: tập gấp, tờ rơi, ấn phẩm du lịch, các loại hình băng đĩa CD, DVD, VCD, các cuốn sách nhỏ, sổ tay, các vật phẩm (túi xách, áo, mũ, bút, móc treo chìa khóa…); thông qua các cuộc họp báo, các chuyến du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị…

Ngày nay, với sự phát triển của mạng internet, các website được xem là kênh cung cấp thông tin nhiều nhất cho khách du lịch. c Các hoạt động ghép mối du lịch của các tỉnh, thành phố nhằm thu hút khách du lịch quốc tế

TRẠNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH CỦA VIỆT NAM

T HỰC TRẠNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH CỦA V IỆT

2.2.1 Các chủ thể tham gia

Có thể nói, các chủ thể của hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam đều tích cực tham gia ở các cấp: chủ thể quốc gia, chủ thể phi quốc gia và chủ thể dưới quốc gia trong lĩnh vực du lịch.

Chủ thể quốc gia với đại diện là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bộ sẽ giao chức năng tăng cường các mối quan hệ hợp tác trong xúc tiến du lịch cho các đơn vị trực thuộc như: Tổng Cục Du lịch, Cục hợp tác quốc tế - Bộ Văn hóa, Thể thao vào Du lịch Hàng năm, Tổng cục Du lịch, Cục Hợp tác quốc tế sẽ lên kế hoạch chương trình hợp tác cụ thể, từ đó Bộ sẽ phê duyệt, cho triển khai, đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm. Đối với chủ thể dưới quốc gia bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương bao gồm các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại các tỉnh, thành phố trực thuô ôc Trung ương, các doanh nghiê ôp du lịch, lữ hành tại các tỉnh, thành phố cũng chủ độ mở rộng tìm kiếm và phát triển các mối quan hệ hợp tác trong xúc tiến du lịch của mình Ví dụ như tại các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành đều có Phòng xúc tiến Du lịch hay Trung tâm xúc tiến du lịch Đây là những đơn vị sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch dài hạn, hay hàng năm về chương trình xúc tiến du lịch cũng như đối tượng để mở rộng quan hệ hợp tác Bên cạnh đó, nhiều công ty trong lĩnh vực du lịch, lữ hành cũng tham gia hoạt động này, ví dụ như các công ty lữ hành như: Saigontourist, Hanoitourist…, các hợp tác giúp họ có cơ hội tham gia các Hiệp hội du lịch lớn của thế giới và khu vực với nhiều ưu đãi và cơ hội tham gia hợp tác ghép mối tour giữa các điểm đến trên thế giới…

Chủ thể phi quốc gia bao gồm các tổ chức phi chính phủ, công ty đa quốc gia Ở Việt Nam đa số là các tổ chức phi chính phủ và các hiệp hội như: Chi hội Lữ hành khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Việt Nam (PATA Vietnam), Chương trình Du lịch trách nhiệm của Dự án EU, tổ chức phi chính phủ Wildchild của Ốtx-trây-lia …

2.2.2 Các hình thức đã triển khai

2.2.2.1 Hợp tác đa phương và cơ chế

Trong hợp tác đa phương, ngành Du lịch đã tích cực thúc đẩy hợp tác với các tổ chức thương mại lớn, các hiệp định đa phương, các diễn đàn như: WTO, Hiệp định thương mại với Mỹ, APEC, Hợp tác dịch vụ ASEAN, Hợp tác trong ASEM, EU.

- Trong WTO: Việt Nam gửi đơn xin gia nhập từ tháng 12/1994 Ngành

Du lịch Việt Nam đã hoàn thành việc minh bạch hóa chính sách thương mại liên quan đến dịch vụ du lịch của Việt Nam thông qua trả lời các câu hỏi của các thành viên WTO Tạo điều kiện cho phía nước ngoài được phép đầu tư xây dựng khách sạn và cung cấp dịch vụ dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam Đối với dịch vụ lữ hành và điều hành tour du lịch, phía nước ngoài được liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó góp vốn của phía nước ngoài không được vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh.

- Trong Hiệp định thương mại với Mỹ: Du lịch là một trong các ngành dịch vụ đưa ra cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, được ký ngày13/7/2000 và có hiệu lực từ ngày 10/12/2001 Du lịch đưa ra cam kết hai phân ngành: dịch vụ lữ hành, điều hành tour du lịch và dịch vụ lưu trú, cung cấp thực phẩm đồ uống Đây là hiệp định đầu tiên ta tiến hành đàm phán và cam kết dựa trên các nguyên tắc đàm phán hợp tác kinh tế quốc tế của Tổ chức thương mại thế giới (WTO/GATS) Vì vậy, các nội dung cam kết của Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ tạo cơ sở để ta đàm phán, tham gia các tổ chức, diễn đàn kinh tế quốc tế khác.

- Trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC): Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC vào tháng 11/1998, Ngành Du lịch Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về du lịch theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1998 - 2000: tập trung hợp tác đầu tư khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, công viên chuyên đề; giai đoạn 2001 - 2005: liên doanh dịch vụ lữ hành, nhà hàng, trung tâm hội nghị; giai đoạn 2006 - 2020: mở rộng phạm vi hoạt động liên doanh dịch vụ lữ hành (về số lượng liên doanh, tỷ trọng góp vốn và các chế độ ưu đãi liên quan) Ngành Du lịch Việt Nam đã tham gia các cuộc họp nhóm công tác du lịch, hội nghị bộ trưởng Du lịch APEC, chủ động đề xuất hoặc tranh thủ tham gia các dự án hỗ trợ kỹ thuật dành cho các thành viên kém phát triển, đề xuất các quan điểm và ưu tiên về du lịch của Việt Nam đối với APEC, tập trung hợp tác khai thác nguồn khách và đầu tư du lịch vào Việt Nam.

Vào ngày 17/10/2006, Ngành Du lịch Việt Nam đã tham gia ký Tuyên bố Hội An về thúc đẩy hợp tác Du lịch APEC, tại Hội An, Quảng Nam, có sự tham gia của các Bộ trưởng Du lịch APEC gồm: Australia; BruneiDarussalam; Canada; Chile, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Hồng Kông;Cộng hòa Indonesia; Nhật Bản; Hàn Quốc; Ma-lai-xi-a; Mêhicô; NiuDilân; Papua Niu Ghi-nê; Pêru; Philipin; Liên bang Nga; Xin-ga-po; ĐàiLoan; Thái Lan; Hoa Kỳ và Việt Nam.Một trong những nội dung của Hội nghị là: Khuyến khích tăng cường hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân trong phát triển du lịch, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá, bảo vệ tài nguyên du lịch, nhằm đóng góp hơn nữa vào phát triển du lịch bền vững ở mỗi nền kinh tế thành viên cũng như toàn khu vực APEC.

- Trong Hợp tác dịch vụ ASEAN: Cùng với các Bộ, liên ngành khác, ngành Du lịch Việt Nam đã tham gia các phiên họp hợp tác dịch vụ ASEAN các vòng Việt Nam đã tham gia ký Nghị định thư hội nhập ngành

Du lịch ASEAN với mục tiêu đề ra các biện pháp được xác định trong lộ trình cụ thể do các quốc gia thành viên thực hiện trên cơ sở ưu tiên nhằm tạo thuận lợi cho việc hội nhập từng bước, nhanh chóng và có hệ thống ngành du lịch.

- Hợp tác trong ASEM, EU: Trong ASEM, Ngành Du lịch Việt Nam đã phối hợp với Bộ Ngoại giao, cùng Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp tổ chức các hội thảo nhằm xúc tiến du lịch Bên cạnh đó, xây dựng đề xuất dự án

“thúc đẩy hợp tác du lịch ASEM để xóa đói giảm nghèo, tăng sự thịnh vượng” đề nghị các nước thành viên trong ASEM hỗ trợ triển khai nhằm tăng cường hợp tác du lịch giữa hai châu lục, góp phần xóa đói, giảm nghèo Với Liên minh Châu Âu, ngành Du lịch đã trang thủ được EU cam kết tài trợ thực hiện dự án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam”, trị giá 12 triệu Euro.

2.2.2.2 Hợp tác chuyên ngành và cơ chế

- Hợp tác du lịch ASEAN: Ngành Du lịch Việt Nam đã tham gia hầu hết các hoạt động hợp tác thường kỳ trong ASEAN như: Diễn đàn du lịch ASEAN (ATF), các phiên họp Bộ trưởng Du lịch ASEAN (M-ATM), cơ quan du lịch quốc gia (NTOs) và các cuộc họp nhóm công tác Đã có nhiều nhóm công tác được thành lập như: nhóm xúc tiến du lịch, nhóm xúc tiến đầu tư,nhóm thông tin du lịch, nhóm công tác tầu biển, nhóm công tác phát triên nguồn nhân lực, nhóm công tác cao cấp về Hiệp định hợp tác Du lịch

ASEAN Ngành du lịch các nước đã cùng nhau hợp tác trong chiến dịch xúc tiến chung ASEAN (chương trình du lịch ASEAN - VAC), tập trung đẩy mạnh du lịch trong nội khối ASEAN.

- Hợp tác trong Tổ chức Du lịch thế giới (WTO): Ngành Du lịch Việt Nam đã chủ động tham gia các hoạt động và tranh thủ hỗ trợ của WTO về thông tin, đào tạo nhân lực và hỗ trợ kỹ thuật như: nhận tài liệu của WTO về thống kê hàng năm, từ đó nghiên cứu kinh nghiệm phát triên nói chung và xúc tiến du lịch nói chung của các nước WTO đã hỗ trợ Ngành Du lịch Việt Nam nhiều học bổng đào tạo cán bộ quảng lý, điều hành du lịch, khách sạn và cử chuyên gia sang giúp xây dựng, điều chỉnh qui hoạch phát triển du lịch.

P HÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH CỦA V IỆT N AM

2.3.1.1 Tình hình an ninh chính trị

Chính trị là một trong những trở ngại trong quan hệ giữa các chủ thể Các chính sách quốc gia và biên giới đã vô hình giới hạn hoạt động của một quốc gia và có tác động đến việc điều tiết các hoạt động của quốc gia, con người và các hoạt động giữa các quốc gia Tuy nhiên trong thời gian qua, thế giới đã trải qua nhiều biến động lớn về địa chính trị tạo nhiều cơ hội cho sự đối thoại, liên kết hợp tác hơn là đối đầu Sự tự do hóa chính sách thương mại, sự xóa bỏ các rào cản trong việc đi lại ở nhiều quốc gia và xu hướng hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế đã làm thay đổi các quan điểm chính trị.

Du lịch Việt Nam có thuận lợi đó là được phát triển trong một môi trường chính trị ổn định Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm cho phát triển du lịch nói chung và hợp tác quốc tế trong các hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam nói riêng Đất nước ta đã và đang hội nhập sâu và toàn diện với khu vực và thế giới, có chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, luôn muốn làm bạn và đối tác tin cậy của các nước Vị thế ViệtNam trên trường quốc tế luôn được cải thiện, nhận được sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế.

2.3.1.2 Vị trí địa lý thuận lợi

Việt Nam nằm ở rìa Biển Đông, trên đường hàng hải nối liền Âu - Á, vùng biển có vị trí địa kinh tế, chính trị đặc biệt quan trọng và là nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển không chỉ của các nước xung quanh Biển Đông mà còn của một số cường quốc hàng hải khác trên thế giới.

Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam hiện nay không chỉ có phần lục địa tương đối nhỏ hẹp mà còn có cả vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu km 2 , gấp hơn ba lần diện tích đất liền Việt Nam có 3.260 km bờ biển, Dọc bờ biển có hơn 100 cảng biển, 48 vụng, vịnh và trên 112 cửa sông, cửa lạch đổ ra biển Có thể khẳng định, vùng biển Việt Nam còn có nguồn tài nguyên phong phú và có tiềm năng lớn cho các ngành kinh tế phát triển Vùng biển Việt Nam có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ với diện tích phần đất nổi khoảng 1.636 km 2 , được phân bố chủ yếu ở vùng biển Đông Bắc và Tây Nam với những đảo nổi tiếng giàu, đẹp và vị trí chiến lược như Bạch Long

Vĩ, Phú Quốc, Cát Bà, Hoàng Sa, Trường Sa

Với lợi thế về vị trí địa lý, nhiều dạng địa hình phân bổ khắp đất nước,

Du lịch Việt Nam có nhiều ưu thế trong phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch khám phá, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch hội nghị …

2.4.1.3 Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.

Việt Nam có thắng cảnh đẹp kỳ vĩ như: Vịnh Hạ Long, một điểm đến du lịch tiêu biểu cho Du lịch Việt Nam, một danh thắng đã được tổ chứcUNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới; nhiều vườn quốc gia, nơi bảo tồn thiên nhiên, động vật hoang dã như: Vườn quốc gia Côn Đảo, Ba Bể,Phong Nha - Kẻ Bàng , Bạch Mã , Tràm Chim , CàMũi Mau , U Minh Hạ , U

Minh Thượng , khu nghỉ dưỡng lý tưởng tại Côn Đảo, Đảo Phú Quý - Phan Thiết, Cát Bà…

Bên cạnh đó, chúng ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa đặc sắc riêng Hàng năm, trong nước có hơn 560 lễ hội cổ truyền được tổ chức trong suốt bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông Nhiều di sản đã được

Tổ chức UNESCO công nhận, bao gồm: 9 di sản văn hóa vật thể, bao gồm: Vịnh Hạ Long, Thành nhà Hồ, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bảng, Quần thể di tích cố đô Huế, Khu đền tháp Mỹ Sơn, Đô thị cổ Hội An, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, bia tiến sỹ Văn Miếu, khu di tích hoàng thành Thăng Long - Hà Nội và 8 di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: Hát xoan ở Phú Thọ, quan họ ở Bắc Ninh, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, Ca trù, Nhã nhạc, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Mộc bản triều Nguyễn, Đờn ca tài tử Nam Bộ… Đây chính là nguồn tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc Đây cũng chính là lợi thế của chúng ta trong hợp tác xúc tiến du lịch với các chủ thể.

2.3.1.4 Khung pháp lý và các chuẩn mực về du lịch

Nhiều văn bản quản lý Nhà nước về du lịch đã được Chính phủ ban hành, có thể kể đến như: Nghị định số 45/CP năm 1993về đổi mới và quản lý phát triển ngành Du lịch; Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010; Nghị định 53/CP năm 1995 về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch, trong đó điều chỉnh và thành lập thêm một số Vụ và đơn vị trực thuộc; năm 1999, Pháp lệnh về Du lịch được ban hành, Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch được thành lập.

Năm 2001, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định

“Phát triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn“ Để thực hiệnNghị quyết Đại hội IX và yêu cầu phát triển nhanh và bền vững theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2001-

2010, Thủ tướng chính phủ đã thông qua Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến năm 2020.

Một bước ngoặt đánh dấu sự hoàn thiện về khung pháp lý đối với Ngành là việc Luật du lịch được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ bảy (từ ngày 5/5 đến ngày 14/6/2005) và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2006.

Tháng 12 năm 2011, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30/12/2011 về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Mục tiêu tổng quát của chiến lược là Phấn đấu phát triển ngành Du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

Ngoài ra, Đảng và Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách miễn thị thực nhập cảnh cho một số quốc gia và một số đối tượng Việt Nam đã ký kết các Hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực song phương với các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới Hoặc đã thực hiện miễn thị thực đơn phương đối với một số đối tượng như: Quan chức, viên chức Ban Thư ký ASEAN không phân biệt loại hộ chiếu được miễn thị thực nhập xuất cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú không quá 30 ngày.

Bên cạnh đó, các thủ tục cấp thị thực được đơn giản hóa, ví dụ như việc cấp thị thực nhập cảnh: được cấp tại cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự ViệtNam tại nước ngoài Có thể cấp thị thực tại cửa khẩu nhưng phải có giấy mời của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam hoặc khách du lịch theo tour do các công ty lữ hành quốc tế của Việt Nam tổ chức Hay việc gia hạn visa cho khách du lịch, các hãng du lịch lữ hành quốc tế đều có dịch vụ này.

Nhìn chung, khung pháp lý và các chuẩn mực về du lịch đã bước đầu được hình thành, từng bước tạo điều kiện cho phát triển du lịch nói chung và hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch nói riêng theo hướng hiện đại, đáp ứng những yêu cầu, chuẩn mực quốc tế.

2.3.1.5 Lực lượng lao động trẻ, dồi dào, cần cù

Theo báo cáo của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm

T IỂU KẾT

Hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch của Ngành Du lịch Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu nhất định, thể hiện qua lượt khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng nhanh và liên tục, tổng thu từ khách du lịch ngày càng cao chiếm tỉ trọng đáng kể trong Tổng thu nhập quốc dân.

Nội dung chương 2 đã khái quát về du lịch Việt Nam, đặc điểm của hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam, nêu tình trạng hợp tác quốc tế trong động xúc tiến du lịch của Việt Nam, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam.

Qua những phân tích, đánh giá, có thể nhận thấy, bên cạnh nhiều thành tựu đạt được và những thuận lợi cho thúc đẩy hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch thì còn rất nhiều thách thức, khó khăn đối với hoạt động này Trong bối cảnh mà thuận lợi, cơ hội, thách thức và những khó khăn đan xen nhau, đòi hỏi Ngành du lịch phải biết khai thác điểm mạnh, cơ hội, khắc phục khó khăn để tìm ra những giải pháp đấy mạnh hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch.

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG XÚC TIẾN DU LỊCH

3.1 Định hướng của hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch trong thời gian tới

Theo UNWTO, kể từ năm 1950, du lịch toàn cầu liên tục tăng, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới Năm 1950, số lượt khách du lịch trên toàn cầu là 25 triệu lượt, đến năm 2013, con số này đã lên tới gần 1,1 tỷ người, đặc biệt khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có lượng khách du lịch tăng nhanh nhất Năm

2013, khu vực Đông Nam Á đã đón tổng cộng 90,2 triệu lượt du khách, tăng 12% so với năm 2012 Đây được coi là thời kỳ khó khăn của kinh tế thế giới dưới tác động của các bất ổn tài chính, chính trị, nhưng lượng khách du lịch ngày càng tăng là tín hiệu phát đi những thông tin tích cực đối với các nền kinh tế khác UNWTO cũng đã dự báo, số lượt khách du lịch trên toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong năm 2014 với tốc độ từ 4 - 4,5 và đạt 1,6 tỷ lượt khách du lịch vào năm 2020, trong đó Châu Á - Thái Bình Dương sẽ là khu vực tăng trưởng mạnh với tỷ lệ 6,5% hàng năm trong giai đoạn từ năm 1995 - 2020 và chiếm 25,4% tổng lượng khách du lịch trên toàn cầu vào năm 2020 Đây là cơ hội thuận lợi cho Việt Nam thúc đẩy ngành du lịch.

Nhận thấy vai trò quan trọng của Du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của nước nhà, trong thời gian qua, các chính sách của Nhà nước luôn dành nhiều ưu đãi cho phát triển du lịch nói chung và hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch nói riêng Theo báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chủ trương: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh” Báo cáo Chính trị xác định: “Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trườn g hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.

Trên cơ sở đó, Đại hội XI của Đảng đã đề ra những định hướng lớn cho công tác đối ngoại thời gian tới Các định hướng cụ thể bao gồm:

Thứ nhất, về quan hệ song phương: Đảng và Nhà nước tiếp tục theo đuổi phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, ưu tiên phát triển quan hệ hợp tác và hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng có chung đường biên giới, bên cạnh đó nỗ lực làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác chủ chốt.

Thứ hai, về quan hệ đa phương: Việt Nam sẽ mở rộng tham gia và đóng góp ngày càng tích cực, chủ động, trách nhiệm vào các cơ chế, tổ chức, diễn đàn khu vực, đa phương và toàn cầu, đặc biệt là Liên Hợp quốc với phương châm là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Thứ ba, quan hệ với các nước thành viên ASEAN: chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, duy trì và củng cố vai trò quan trọng của ASEAN trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trong bối cảnh Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng,đường lối đối ngoại của Đại hội XI đã có một số phát triển mới, quan trọng để phù hợp với nhiệm vụ mới và tình hình mới Một trong những phát triển mới là: Hội nhập quốc tế trở thành định hướng đối ngoại lớn, lấy hội nhập kinh tế là trọng tâm và mở rộng sang các lĩnh vực khác: chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa - xã hội và ở mọi cấp độ song phương, khu vực, đa phương và toàn cầu Đại hội IX lấy chủ trương “Việt Nam là bạn và đối tác tin cậy”, thì Đại hội XI đã bổ sung thêm chủ trương Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế Bên cạnh đó, các hoạt động đối ngoại sẽ được triển khai đồng bộ, toàn diện trên cơ sở phát huy tiềm lực của mọi lực lượng và thực thi trên mọi kênh, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trên mặt trận đối ngoại.

3.1.1 Định hướng của hoạt động xúc tiến du lịch

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hướng tới các chủ thể thuộc thị trường mục tiêu thông qua việc sử dụng các sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá đất nước, con người Việt Nam.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến du lịch trong và ngoài nước với các hình thức linh hoạt theo từng thời kỳ, phù hợp với các mục tiêu đã xác định; gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và ngoại giao, văn hóa.

Một là, về định hướng xác định thị trường, ngành Du lịch tiếp tục thu hút, khai thác các thị trường xa ở châu Âu và châu Mỹ như: Pháp, Đức, Anh, Mỹ Bên cạnh đó, ngành Du lịch thu hút khách từ các thị trường gần ở châu Á, châu Úc như: Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ốtx-tray-li-a, Niu di lân.Đồng thời ngành du lịch phải tiếp cận, nghiên cứu và có chính sách thu hút khách từ thị trường ASEAN.

Hai là, định hướng về hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Hiện nay, do mới được hình thành nên công tác xúc tiến quảng bá chưa mang tính chuyên nghiệp, đồng thời thiếu nhiều cơ sở để thực hiện Tuy nhiên có nhiều hoạt động vẫn đã và đang triển khai mang lại các kết quả nhất định Cho nên, các hoạt động trong ngắn hạn và định hướng lâu dài là cần thiết.

Các hoạt động cụ thể bao gồm 4 nội dung sau:

Sơ đồ 3.1: Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch

HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG XÚC TIẾN DU LỊCH

M ỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH

đa phương để cùng phát triển theo xu thế của thời đại Một điều đơn giản mà các chủ thể đều có thể nhận ra là thông qua hợp tác có thể tranh thủ sự hỗ trợ lẫn nhau và góp phần đẩy nhanh sự phát triển của các bên Đối với Ngành Du lịch Việt Nam cũng vậy, chúng ta luôn nhận thức được việc hợp tác là mang lại lợi ích cho các bên và góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của Du lịch Việt Nam Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nếu chúng ta không mở rộng các mối quan hệ hợp tác thì sẽ không thể cạnh tranh với ngành du lịch của những nước láng giềng cũng với những nét tương đồng về văn hóa, xã hội.

3.2 Một số giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch

3.2.1 Cải cách quy trình xúc tiến và xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế cụ thể cho mỗi chủ thể thuộc thị trường mục tiêu

Việc cải cách quy trình xúc tiến du lịch đòi hỏi phải nghiên cứu, thiết lập và ban hành các qui định về hoạt động xúc tiến du lịch nói chung đảm bảo tính chuyên nghiệp, khoa học, thông qua hình thức qui định của Nhà nước như các nghị đinh, thông tư hướng dẫn…

Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch như: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch cần xây dựng, ban hành các văn bản qui định về xúc tiến du lịch Bên cạnh những nội dung chung về quan điểm, chủ trương, tiêu chí, các qui định phải xác lập được những nguyên tắc cơ bản về qui trình bắt buộc trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch như: nghiên cứu thị trường, đánh giá cơ hội, thách thức, lập kế hoạch, tổ chức triển khai các hoạt động theo kế hoạch, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm Việc thực hiện các kế hoạch xúc tiến phải đảm bảo tuân thủ chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước và của Ngành.

Có thể nói, việc xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế cụ thể cho mỗi quốc gia, khu vực đóng vai trò quan trọng Đây được coi là nền tảng để chúng ta hiểu kỹ về đối tác hơn, tìm hiểu được nét tương đồng cũng như điểm khác biệt của đối tác, trên có sở đó, chúng ta có thể xây dựng một chiến lược phù hợp với những nét văn hóa, xã hội của mỗi chủ thể Xây dựng được chiến lược cụ thể, sẽ tạo nên một nền móng cho các công tác triển khai tiếp theo. Qua đó, thông qua các chiến lược cho từng giai đoạn, từng đối tượng chúng ta có thể đúc rút kinh nghiệm, từ đó cải thiện chiến lược đối với đối tượng đó cho giai đoạn kế tiếp.

3.2.2 Lựa chọn hình thức và nội dung, đối tác cụ thể, phù hợp trong hợp tác quốc tế về xúc tiến phát triển du lịch

Việc này đòi hỏi phải có kiến thức nhất định về chủ thể dự định hợp tác Việc lựa chọn hình thức, nội dung, đối tác cụ thể sẽ quyết định phần nào thành công của công tác xúc tiến Bên cạnh đó, đòi hỏi phải nắm bắt được xu thế phát triển, đặc điểm tâm sinh lý của khách du lịch và đặc điểm xã hội của chủ thể dự kiến hợp tác Ví dụ như, xu hướng tìm kiếm thông tin về du lịch của khách du lịch Trung Quốc chủ yếu thông qua mạng Internet, thì chúng ta cần chọn hình thức hợp tác xúc tiến du lịch thông qua Internet với nhừng hình ảnh bắt mắt Ở nhiều quốc gia, việc tìm kiếm thông tin du lịch lại thông qua các sự kiện văn hóa, thông qua các văn phòng thông tin du lịch ở nước ngoài,thì chúng ta lại phải tìm hình thức và nội dung hợp tác cho phù hợp Đây là một việc khó, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn phù hợp Các cơ quan phụ trách công tác xúc tiến cần phải chia thành các nhóm phụ trách những thị trường riêng biệt và nắm vững được những đặc điểm, cũng như xu hướng phát triển của mỗi thị trường Bên cạnh đó, cần phối hợp tốt với các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài trong việc cùng tổ chức các sự kiện xúc tiến quảng bá và hỗ trợ công tác trao đổi thông tin về du lịch cho đối tác trong trường hợp Ngành Du lịch Việt Nam chưa có văn phòng đại diện du lịch ở đó.

3.2.3 Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch

Không chỉ trong ngành Du lịch, nhân lực nói chung của các ngành đều đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của ngành mà còn góp phần không nhỏ vào việc thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Trong thời gia qua, ngành Du lịch đã có những cố gắng sử dụng nội lực và huy động cộng đồng, các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của quốc tế cho phát triển nhân lực Hiện nay, tổng số cơ sở đào tạo du lịch có khoảng 70 cơ sở trong và ngoài công lập có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho Ngành nói chung.

Tuy công tác phát triển nhân lực ngành Du lịch mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều bất cập cần giải quyết như: mục tiêu đào tạo chưa rõ ràng, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra; cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, bồi dưỡng, thực hành còn lạc hậu, thiếu đồng bộ; lượng cán bộ giảng dạy có chất lượng và kinh nghiệm cho các trình độ còn hạn chế… điều này gây hạn chế cho việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành. Để phát triển ngành Du lịch nói chung cũng như công tác xúc tiến du lịch nói riêng, việc xây dựng một nguồn nhân lực mạnh mẽ là điều rất cần thiết Để làm được điều đó, Ngành cần thường xuyên tổ chức điều tra về thực trạng nguồn nhân lực của ngành và nhu cầu nhân lực của Ngành Bên cạnh đó là chủ động tìm kiếm cơ hội mở rộng các mối quan hệ hợp tác đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài trong lĩnh vực du lịch như: trao đổi chương trình đào tạo, trao đổi chuyên gia… nhằm từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành cho tương xứng với chuẩn mực của thế giới.

3.2.4 Xây dựng cơ chế, chính sách trong hợp tác quốc tế về phát triển du lịch thông thoáng, phù hợp Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy phát triển hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, các thủ tục hành chính của các quốc gia đều dần được số hóa và đơn giản hóa. Cùng trong xu hướng đó, đòi hỏi chúng ta cũng dần phải cải thiện các thủ tục hành chính, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, tránh rườm rà, mất thời gian Việc nghiên cứu cơ chế, chính sách của các nước trên thế giới là cần thiết và đỏi hỏi phải thực hiện thường xuyên để tránh lạc hậu so với các cơ chế chính sách của họ Trong thời gian qua, thông qua các dự án của các chủ thể quốc gia và phi quốc gia như: dự án

EU (của Ủy ban châu Âu), dự án VIE (của chính phủ Luxembourg) …, nhân lực ngành Du lịch Việt Nam đã được hưởng lợi qua việc nâng cao kiến thức quản lý nhà nước về du lịch của các nước đó Tuy nhiên, việc xây dựng cơ chế, chính sách trong hợp tác quốc tế về phát triển du lịch thông thoáng, phù hợp đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, và của các ban, ngành.

Trên cơ sở quán triệt quan điểm thống nhất quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương, việc xây dựng cơ chế, chính sách cần thực hiện theo các mặt chính sau:

Một là xây dựng các đề án quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch cụ thể ở từng vùng, điều chỉnh qui hoạch phát triển du lịch theo từng giai đoạn phù hợp và thống nhất với tình hình kinh tế xã hội của nước nhà.

Hai là cần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch nói chung và trong quản lý hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch nói riêng Cần rà soát và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về du lịch; tăng cường các phân cấp quản lý của các chủ thể tham gia Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các cấp.

Ba là cần xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư vào du lịch, đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính như: các thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan, đi lại, mua sắm…, có chính sách ưu đãi đối với các đối tác giầu tiềm năng hoặc các dự án du lịch trọng điểm

3.2.5 Hoàn thiện và nâng cao năng lực cho hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch

Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần củng cố và hoàn thiện cơ cấu của các cơ quan xúc tiến du lịch các cấp Cần tăng cường nguồn nhân lực đủ về số lượng và chuyên môn về du lịch để đảm nhận các công tác tổ chức, quản lý các hoạt động xúc tiến du lịch nói chung và các hoạt động nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch nói riêng.

Cần tiến hành liên tục công tác nghiên cứu thị trường nhằm tạo cơ sở cho xây dựng các mối quan hệ hợp tác đúng định hướng đề ra Các cơ quan quản lý du lịch cần có phối hợp với các cơ quan ngôn luận (Cục xúc tiến - Tổng cục Du lịch, Trung tâm công nghệ thông tin - Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch, Báo Du lịch, Tạp chí Du lịch) để nỗ lực quảng bá hình ảnh du lịchViệt Nam trong cả nước và ra nước ngoài.

M ỘT SỐ KIẾN NGHỊ , ĐỀ XUẤT

3.3.1 Đề xuất với Chính phủ Để đảm bảo cho Ngành Du lịch có thể mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch trên cơ sở đảm bảo được các định hướng và các giải pháp đưa ra được thực hiện và đảm bảo cho hoạt động này được thực hiện có hiệu quả cao nhất, luận văn xin có một số kiến nghị và đề xuất với Nhà nước như dưới đây.

Thứ nhất, để phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Nhà nước cần có hệ thống chính sách phát triển du lịch phù hợp bao gồm chính sách dài hạn và chính sách cấp bách và thể hiện trong chiến lược,quy hoạch, các chương trình, đề án phát triển du lịch Các chính sách phải phù hợp với từng giai đoạn cụ thể, đảm bảo khuyến khích, huy động tập trung nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng du lịch của đất nước và phải bảo tồn và phát huy được những giá trị truyền thống; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, kiến nghị với Nhà nước xem xét và cho phép, tạo điều kiện thuận lợi Ngành du lịch được hợp tác với các chủ thể thành lập các văn phòng đại diện chịu trách nhiệm về các hoạt động tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm của ngành Đây là một kênh cung cấp thông tin tới các thị trường khách du lịch và đóng vai trò rất lớn trong việc cung cấp thông tin xúc tiến thương hiệu cho du lịch Việt Nam.

Thứ ba, đề nghị với Chính phủ xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng trong hoạt động phát triển du lịch, cụ thể hoá các mối quan hệ giữa các bộ ngành liên quan với ngành du lịch, trong đó có cơ chế phối hợp trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng các mối quan hệ quốc tế trong xúc tiến du lịch Dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban hành động quốc gia về du lịch, một quy chế phối hợp liên ngành trong tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch và các hoạt động liên quan cần được xây dựng và áp dụng vào thực tế là việc làm cần thiết để đảm bảo cho việc tổ chức quảng bá được diễn ra một cách có hiệu quả nhất.

Thứ tư, kiến nghị với Nhà nước xem xét về việc tăng nguồn ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến du lịch Điều này sẽ tạo điều kiện cho Ngành du lịch có điều kiện mở rộng hơn các mối quan hệ hợp tác của mình

3.3.2 Đề xuất với Ngành du lịch Để đảm bảo cho hoạt động hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch đặc biệt là nâng cao được hiệu quả của các chương trình hợp tác quốc tế màNgành đang tổ chức Trước hết, Ngành du lịch cần hoạch định được chiến lược xúc tiến du lịch nói chung cũng như kế hoạch hợp tác trong xúc tiến nói riêng với các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với những mục tiêu, nội dung cụ thể Các kế hoạch cần có tính khả thi và luôn đi trước đón đầu để đảm bảo hiệu quả của xúc tiến du lịch.

Thứ hai, Ngành du lịch cần thiết phải triển khai mạng lưới cơ quan thực hiện công tác xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước Đảm bảo cho hoạt động xúc tiến du lịch diễn ra thường xuyên, sâu và rộng, thông tin cung cấp cập nhật.

Thứ ba, Ngành du lịch chủ động mở rộng các mối quan hệ hợp tác liên kết theo nhiều hướng, tranh thủ sự giúp đỡ hợp tác trong nước với các cơ quan ban ngành liên quan, với các địa phương các doanh nghiệp, đồng thời tăng cường các mối quan hệ sẵn có và xây dựng các mối quan hệ mới đối với quốc tế, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận sát với đối tượng của hoạt động hợp tác quốc tế.

Thứ tư, Ngành cần thường xuyên bồi dưỡng nguồn nhân lực trực tiếp làm công tác xúc tiến du lịch đảm bảo xây dựng được kế hoạch, nội dung của hoạt động xúc tiến hợp lý, xây dựng được các chương trình xúc tiến cũng như các chương trình hợp tác có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của các chủ thể tham gia hợp tác.

Thứ năm, kiến nghị Ngành tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc ban hành cơ chế, chính sách thu hút các dự án đầu tư du lịch nhằm không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của Việt Nam.

Thứ sáu, kiến nghị Ngành Du lịch có ý kiến với các Bộ liên quan như:

Bộ Tài chính về việc tạo điều kiện áp dụng mức thuế VAT phù hợp đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, hoàn thuế VAT tại cửa khẩu xuất cảnh cho hàng hóa mua tại Việt Nam ; có ý kiến với Bộ Công thương: chính sách giảm giá điện, nước tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng; có ý kiến với Bộ

Công an, Bộ Ngoại giao về việc đẩy mạnh cấp thị thực cho khách tại cửa khẩu quốc tế đường không, đường bộ và đường biển; hay với Bộ Ngoại giao về việc đơn giản thủ tục cấp thị thực, miễn hay kéo dài thời gian miễn thị thực cho cho khách du lịch quốc tế là công dân một số nước đi du lịch tại Việt Nam

3.3.3 Đề xuất với các địa phương và với doanh nghiệp

Hiệu quả của công tác xúc tiến không chỉ phụ thuộc và Nhà nước và của Ngành mà còn phụ thuộc vào những chủ thể dưới quốc gia và phi quốc gia như các địa phương, các doanh nghiệp hay các tổ chức.

Mục đích hợp tác của các chủ thể có khác nhau tuy nhiên đều thống nhất là làm sao có thể mang lại nguồn lợi cho nhau, thu hút khách du lịch đến Việt Nam nói chung và đến địa phương hoặc doanh nghiệp nói riêng Các địa phương và doanh nghiệp cũng có phần được hưởng lợi từ các hoạt động hợp tác trong xúc tiến du lịch mà ngành du lịch thực hiện.

Do vậy, các địa phương và các doanh nghiệp cần có những đóng góp cho hoạt động xúc tiến du lịch nói chung của quốc gia Những đóng góp đó có thể là chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, củaNgành Chủ động xây dựng các chương trình du lịch phong phú, đảm bảo tính độc đáo, mới lạ có tính cạnh tranh; bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa mang tính vật thể và phi vật thể tại địa phương mình quản lý.

T IỂU KẾT

Du lịch là một trong những ngành kinh tế dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động như: tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội Đây cũng là điều không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển du lịch Cũng như vậy, hợp tác quốc tế cũng bị chi phối bởi các yếu tố như trên, do đó việc cải thiện công tác riêng đòi hỏi Ngành phải giải quyết tốt những tình huống, những biến động có thể xảy ra Là một quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch và nguồn lực du lịch to lớn là một trong những điều kiện cần cho du lịch Việt Nam phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, tuy nhiên còn có những yếu tố khác sẽ góp phần giúp Ngành Du lịch Việt Nam phát triển bền vững và chuyên nghiệp đó là mở rộng hợp tác quốc tế trong công tác xúc tiến du lịch Muốn thực hiện được điều đó cần có các yếu tố sau đây:

- Chuẩn bị tốt các nguồn lực phục vụ cho công tác hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch bao gồm: nguồn nhân lực chuyên sâu phục vụ công tác hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch cần được đảm bảo về chất lượng, số lượng và nguồn lực về cơ sở dữ liệu, cơ sở vật chất, kỹ thuật.

- Đảm bảo sự phối hợp nhuẫn nhuyễn, khoa học giữa các Bộ, ngành liên quan, để có thể phối hợp với nhau triển khai các mối quan hệ hợp tác.

- Tạo ra các sản phẩm du lịch với đặc trưng nổi bật riêng Trong thời gian qua, có thể nói, việc tìm ra sản phẩm du lịch đặc trưng của Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, sản phẩm đặc trương này cần phụ thuộc vào từng vùng miền và xây dựng phù hợp với từng đối tượng khách du lịch ở mỗi quốc gia. Các sản phẩm đặc trưng của Việt Nam có thể kể ra như: du lịch văn hóa, du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề…

- Chủ động trong xây dựng và tiến hành quy trình hợp tác quốc tế trong xúc tiến du lịch phù hợp với yêu cầu của từng chủ thể.

Ngày đăng: 09/02/2023, 16:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w