I. Con còn bế trên tay Con chưa biết con cò Nhưng trong lời mẹ hát Có cánh cò đang bay Con cò bay la Con cò bay lả Con cò cổng phủ Con cò Đồng Đăng… Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ “Con cò […] suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn chiếc lược ngà, Csuy nghĩ của em về đức tính tự tin, hien tai la nguyen khi cua quoc gia, soạn lòng yêu nước, Van mau bai rung xa nu, ta ve mua xuan, bai van chung jminh cau tuc ngu that bai la me thanh conh, phan tich doan tholop lop may cao cung nho nhatrang giang cua huy can, giải thích câu tuc ngữ có chí thì nên, Bai văn ta canh mua hè
Trang 1I Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay
Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò cổng phủ
Con cò Đồng Đăng…
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ
“Con cò ăn đêm
Con cò xa tổ,
Cò gặp cành mềm
Cò sợ xáo măng…”
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân Con chưa biết con cò, con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân
II Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên ! Cho cò trắng đến làm quen
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi Mai khôn lớn, con theo cò đi học Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
Trang 2Lớn lên! Lớn lên! Lớn lên
Con làm gì?
Con làm thi sỹ
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn…
III Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Con đi lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đòi lòng mẹ vẫn theo con
À ơi!
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Ngủ đi ! Ngủ đi!
Cho cánh cò cánh vạc
Cho cả sắc trời
Đến hát
I Tác giả:
- Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, nhưng lớn lên ở Bình Định
- Trước Cách mạng tháng Tám, 1945, Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập “Điêu tàn” (1937) Với hơn 50 năm sáng tác, có nhiều tìm tòi ở những tập thơ gây được tiếng vang trong công chúa, Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ hiện đại Việt Nam thế kỷ XX
- Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
II Tác phẩm:
Trang 31 Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Con cò” sáng tác năm 1962, in trong tập “Hoa ngày thường – Chim báo
bão” (1967) của Chế Lan Viên
2 Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật:
* Giá trị nội dung:
Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ
và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời mỗi con người
* Giá trị nghệ thuật:
Bài thơ thành công trong việc vận dụng sáng tạo ca dao, có những câu thơ đúc kết được những suy nghĩ sâu xa
3 Tìm hiểu mạch cảm xúc trữ tình và bố cục của bài thơ
* Mạch cảm xúc trữ tình: được phát triển theo ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò, bắt đầu từ hình
ảnh con cò trong ca dao theo lời ru của mẹ đi vào tiềm thức trẻ thơ, rồi đến hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng cho sự nâng niu chăm chút của mẹ dành cho con suốt cuộc đời, và cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử và ý nghĩa lời ru qua hình ảnh con cò
* Bố cục: 3 phần.
Khổ I – hình ảnh con cò qua lời ru đến với mỗi con người thuở thơ ấu, con cò là biểu tượng cho cuộc đời lam lũ của mẹ
Khổ II – hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ trở nên gần gũi và sẽ theo con trong suốt chặng đường đời
Khổ III – từ hình ảnh con cò suy nghĩ về lời ru và lòng mẹ, con cò là biểu tượng cho tấm lòng yêu con của mẹ
B PHÂN TÍCH BÀI THƠ
1 Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò được bổ sung, biến đổi như thế nào qua các đoạn thơ?
Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò:
Hình tượng con cò bao quát toàn bộ bài thơ được khai thác từ trong ca dao truyền thống và được tác giả phát triển, xây dựng thành ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, và ý nghĩa của lời hát ru trong cuộc đời mỗi con người
a Hình ảnh con cò qua những lời ru hát đầu đến với tuổi ấu thơ:
Khổ I – là hình ảnh của những người phụ nữ nông dân vất vả, cực nhọc nhưng giàu đức hy
sinh ??????????và những câu ca dao dùng làm lời hát ru
Con cò bay lả bay la
Bay từ Cổng phủ bay ra cánh đồng
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng…
Trang 4Đây là những cánh cò bay lả bay la dọc theo chiều dài của những cánh đồng lúa xanh tít tắp, bay về những mái nhà tranh bình yên Hình ảnh con cò gợi cuộc sống xưa cũ từ làng quê đến phố xá, thong thả, bình yên, ít biến động Cuộc sống ấy là quê hương thân yêu với cánh cò trải rộng Hình ảnh con cò là nét rất riêng, rất duyên dáng, dịu dàng, đặc trưng cho làng quê Việt Nam Con cò ấy phải chăng là hồn của quê hương, mà mẹ gửi vào giấc ngủ của đứa con
- Hình ảnh con cò trong lời ru cảu mẹ còn là “Con cò ăn đêm, con cò xa tổ, cò gặp cành mềm, cò sợ xáo măng” Đó là hình ảnh cánh cò vất vả, lam lũ trong ca dao:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Hay
Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.
Đó là cánh cò tần toả, là hình ảnh của người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn, vất vả, lặn lội kiếm sống nuôi chồng, nuôi con Đây không còn là con cò trắng bình yên vô tư lự mà đã trở thành biểu tượng của những người nông dân vất vả, cực chẳng đã, thậm chí còn vất vả hơn khi cò gặp cành mềm
- Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi thơ ấu một cách vô tư Đây chính là sự khởi đầu của con đường đi vào thế giới tâm hồn mỗi con người, của những lời ru, lời ca dao dân ca, qua đso là cả điệu hồn dân tộc Ở tuổi ấu thơ, đứa trẻ chưa thể hiểu và chưa cần hiểu nội dung ý nghĩa của
những lời ru này “Con chưa biết con cò con vạc Con chưa biết những cành mềm mẹ hát” Chúng chỉ cần
được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru để đón nhận bằng trực giác vô thức tình yêu vô
bờ bến và sự che chở của người mẹ: “Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân”.
- Nhịp 2 và vẫn đóng mở ngân vang, xen kẽ nhau trong từng dòng thơ kết hợp với biện pháp tu từ nhân hoá và so sánh đã tạp nên vẻ đẹp cho câu thơ, làm cho ý thơ thêm sâu sắc Đoạn thơ khép lại bằng hình
ảnh thanh bình của cuộc sống, bằng giấc ngủ say nồng của trẻ thơ
b Hình ảnh con cò đi vào trong tâm hồn trẻ thơ cùng với âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru trở nên gần gũi và sẽ theo con trong suốt chặng đường đời:
- Từ lời ru của mẹ, con cò bước ra làm quen với đứa con bé bỏng Thế rồi cò trở thành người bạn thân thiết, gần gũi
+ Khi còn ở trong nôi “Con ngủ yên thì cò cùng ngủ Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi”.
+ Khi con đi học “Mai khôn lớn con theo cò đi học Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.
+ Và khi con đã trưởng thành “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ Trước hiên nhà, và trong hơi mát câu văn”.
- Như vậy, con cò đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết hơn bất cứ người bạn nào Cánh cò không mệt mỏi bay qua mọi không gian và thời gian, luôn ở bên con từ trong nôi, từ mái trường, từ hiên nhà, từ câu văn Cánh cò ấy dường như tung tay theo từng ước mơ, khao khát của con Như vậy, hình ảnh con cò
là biểu tượng về lòng mẹ, là sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng, bền bỉ của mẹ và mẹ mong cho con có tâm hồn yêu quê hương
Trang 5c Hình ảnh con còn là biểu tượng cho tấm lòng yêu con của người mẹ, theo con suốt cuộc đời:
- Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật tình cảm có ý nghĩa sâu sắc và
bền vững: “Con dù đã lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” Câu thơ giàu chất trí tuệ,
triết lý Triết lý của trái tim Điệp từ “dù”, “vẫn” đã khẳng định tình mẫu tử là bền chặt, sắt son Có gì cao hơn núi, có gì sâu hơn biển, và có gì bao la bằng lòng mẹ yêu con
- Phần cuối bài thơ trở lại với âm hưởng lời ru và đúc kết hình tượng con cò trong những lời ru ấy “Một con cò thôi Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời Vỗ cánh qua nôi” Đúng vậy, chỉ một con cò trong lời ru
của mẹ thôi mà ẩn chứa bao bài học, bao ý nghĩa về cuộc đời Bài học ấy, ý nghĩa ấy đến với con thật nhẹ nhàng sâu lắng, qua âm điệu thiết tha của những lời ru Không có lời ru, cuộc đời con thiệt thòi, nghèo nàn biết mấy
II Nhận xét về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ Các yếu tố ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc của bài thơ?
Nghệ thuật của bài thơ:
- Thể thơ tự do nhiều câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ nên cảm xúc được thể hiện một cách linh hoạt
- Cấu trúc các đoạn thường bắt đầu bằng những câu thơ ngắn, nhiều chỗ có cấu trúc giống nhau, có chỗ cấu trúc lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu của lời ru
- Giọng điệu suy ngẫm có cả tính triết lý làm cho bài thơ không chỉ cuốn người đọc vào điệu ru êm ái, mà hướng nhiều hơn vào sự suy ngẫm, phát hiện
- Sáng tạo hình ảnh thiên về ý nghĩa biểu tượng nhưng cũng rất gần gũi, quen thuộc mà vẫn có khả năng hàm chứa ý nghĩa mới Hình ảnh con cò được phát triển, mở rộng qua mỗi khổ nhưng vẫn giữ được tính liên kết, thống nhất
- Bài thơ thành công trong việc vận dụng sáng tạo ca dao, có những câu thơ đúc kết được những suy nghĩ sâu xa
III Đối chiếu hai bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên, chỉ ra cách vận dụng lời ru ở mỗi bài thơ?
- Bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” tác giả Nguyễn Khoa Điềm vừa trò chuyện với em bé
với giọng điệu gần như lời ru, lại có những lời ru trực tiếp từ người mẹ Khúc hát ru ở bài thơ ấy biểu hiện
sự thống nhất giữa tình yêu con với tình yêu cách mạng, với lòng yêu nước và ý chí chiến đấu
- Bài thơ “Con cò” tác giả Chế Lan Viên gợi lại điệu hát ru trong ca dao -> ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống mỗi con người
* MỘT SỐ CÂU HỎI XOAY QUANH BÀI THƠ.
1 Chép chính xác đoạn thơ thứ 3 của bài thơ “Con cò” Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ :
ô Dù ở gần con…theo con”.
Gợi ý:
- Đến đoạn 3: nhịp thơ thay đổi như dồn dập hẳn lên trong những câu thơ ngắn giống như lời dặn dò của
mẹ, hình ảnh con cò trong đoạn thơ như được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời
- Lời dặn giản dị mộc mạc mà hàm nghĩa sâu xa Dưới hình thức thơ tự do, nhà thơ như dựng lên cả một
Trang 6bầu trời yêu thương bao la mà đặc điểm của nó là không gian và thời gian không giới hạn Lên rừng – xuống biển – hai chiều không gian gợi ấn tượng về những khó khăn của cuộc đời Không gian nghệ thuật
ấy của bài thơ cũng góp phần biểu hiện sự phát triển của tứ thơ, của tình cảm và hành động của nhân vật trữ tình Từ không gian có giới hạn ngày càng rộng dần thêm đến một không gian tâm tưởng vừa bao la vừa sâu thẳm như chính lời ru hát lên từ trái tim của mẹ:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vậy, vượt ra ngoài mọi khoảng cách không gian, thời gian Đó là quy luật bất biến và vĩnh hằng của mọi tấm lòng người mẹ trên đời mà nhà thơ đã khái quát, đúc kết trong câu thơ đậm chất suy tưởng và triết lý Sự lặp lại liên tục của những từ ngữ “dù gần con, dù xa con” như láy
đi láy lại cảm xúc thương yêu đang trào dâng trong tâm hồn mẹ Tình yêu thương của mẹ luôn “vẫn”,
“sẽ”, “mãi” bên con cho dù con lớn lên, đi xa, trưởng thành trong đời, cho dù có thể một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên đời
Câu 2: Em có biết câu thơ, văn nào nói về mẹ nữa không? Hãy chép lại 2 câu mà em thích (ghi rõ trích ở đâu).
Con là mầm đất tươi thơm
Đôi tay mẹ bế, mẹ bồng
Như con sóng chờ nặng dòng phù sa
(Hát ru – Vũ Quần Phương)
Câu 3 : Phân tích hai câu thơ:
Con dù làn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
Gợi ý:
- Giới thiệu bài thơ, hình tượng con cò
- Hai câu thơ ở cuối đoạn 2 là lời của mẹ nói với con – cò con
- Trong suy nghĩ và quan niệm của người mẹ, dưới cái nhìn của mẹ, con dù lớn khôn, dù trưởng thành đến đâu, nhiều tuổi đến đâu, làm gì, thành đạt đến đâu chăng nữa, con vẫn là con của mẹ, con vẫn rất đáng yêu, đáng thương, vẫn cần chở che, vẫn là niềm tự hào, niềm tin và hy vọng của mẹ
- Dù mẹ có phải xa con, lâu, rất lâu, thậm chí suốt đời, không lúc nào lòng mẹ không ở bên con
-> Từ việc hiểu biết tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật tình cảm mang tính vĩnh hằng: tình mẹ, tình mẫu tử bền vững, rộng lớn, sâu sắc Qua đó ngợi ca tình cảm vô biên, thiêng liêng của người mẹ
Câu 4: Đọc hai câu thơ sau: “Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ”.
a Hai câu thơ trên là lời của ai nói với ai, nhằm mục đích gì?
(lời của mẹ nói với con để bày tỏ tình thương con)
Trang 7Quan hệ ý nghĩa chủ yếu trong hai câu thơ là quan hệ nào?
(Quan hệ đối lập)
b Ý nghĩa nào toát lên từ hai câu thơ trên
(Hạnh phúc của con khi có mẹ)
Câu 5: Hình ảnh trong câu thơ: “Con ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của còn hai đéa đắp chung đôi” đẹp và hay như thế nào?
=> Hình ảnh thơ đẹp, lãng mạn, bay bổng Lời ru của mẹ đưa con vào giấc ngủ, trong mơ con vẫn thấy hình ảnh con cò Con có giấc mơ đẹp Lời ru của mẹ đã nâng đỡ tâm hồn con Cánh cò trở thành một hình ảnh ẩn dụ giầu ý nghĩa
Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
• phan soan bai tho con cocua Che Lan Vien (sgk lop 9)
• van mau bai con co
• văn mẫu con cò,