Bảng tổng hợp môn emarketing

10 180 0
Bảng tổng hợp môn emarketing

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bảng tổng hợp môn Emarketing Câu 1 ) Phân tích quan điểm của người mua và quan điểm người bán trong bối cảnh mới là : - Theo quan điểm cùa người mua : Ta có: chi phí thực = (giá sản phẩm + chi phí vận chuyển + thuế + tổn hao tinh thần+ thời gian + năng lượng ) – (khoản giảm giá + khuyến mãi) Do đó giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó. Giá tác động đến quyết định lựa chọn của người mua. Giá cả còn là yếu tố thể hiên sự hiểu biết của người mua về sản phẩm mà họ mua. Giá hàng và dịch vụ là chỉ số đánh giá phần được và chi phí người mua phải bỏ ra để sở hữu và tiêu dùng hàng hoá. - Theo quan điểm của người bán : Ta có: giá cố định = chi phí thành phần + mức lợi nhuận mong muốn Tuy nhiên giá có thể linh động nhờ internet tác động làm thay đổi mục tieu về giá, sản phẩm các nhân hóa cho từng người, công nghệ thong tin làm tăng hoặc giảm chi phí. Internet làm tăng cơ cấu thị trường, thị trường hiệu quả hơn Tóm lại theo quan điểm người bán giá cả là phần thu nhập hay doanh thu mà họ nhận được khi tiêu thụ một đơn vị hay số lượng sản phẩm nhất định. Đối với người bán, giá cả là yếu tố quyết định về mức độ lẫn khả năng bù đắp chi phí cho việc vận chuyển và tích trữ hàng hóa trước khi bán và giá cả cũng quyết định đến mức độ lợi nhuận nhất định. Giá cả là căn cứ quan trọng để giúp người bán nhận biết, đánh giá cơ hội và đưa ra các phương án kinh doanh. Người bán chỉ có thể định giá cao khi Sp của mình có thương hiệu, sp của họ độc đáo hoặc duy nhất Nhìn chung Giá cả là công cụ để giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa người mua và người bán. Bởi vì đối với người mua thì giá cả là các căn cứ trực tiếp giữa cái được và cái mất khi họ muốn sử dụng hay chiếm hữu nó, còn đối với người bán, giá cả là căn cứ trực tiếp đến doanh thu hoặc thu nhập. Việc minh bạch giá dưới quan điểm cuả người bán sẽ tác động là đến việc định giá cạnh tranh giữa các đối thủ trở nên khốc liệt hơn bời vì :  Định giá cạnh tranh theo thời giá là dựa trên giá của đối thủ cạnh tranh, không theo phí tổn hay nhu cầu  Định giá cạnh tranh theo đấu thầu kín: để dành được hợp đồng thì phải định giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh.  Việc định giá cao trong minh bạch giá là 1 bất lợi so với đối thủ cạnh tranh.  Minh bạch giá làm cho các bên bán đưa ra những chiến lược cạnh tranh không đem đến lợi nhuận cho cả 2. Hiệu quả : Việc minh bạch giá sẽ làm các bên hiểu rõ về giá của đối thủ, dễ dẫn đến cuộc chiến về giá => cùng thiệt hại. Giải pháp: Có chiến lược định giá cho sản phẩm của mình, có tham khảo giá của đối thủ để đưa ra mức giá hợp lí cho từng giai đoạn. Tránh đối đầu trực tiếp về giá, thay vào đó sẽ cạnh tranh trên những lĩnh vực khác: truyền thông, quảng cáo, khuyến mãi… để tránh ảnh hưởng tới lợi ích trực tiếp của nhau, thay vào đó sẽ là những cạnh tranh khác về khuyến mãi, quảng cáo, dịch vụ khách hàng… để làm sáng sản phẩm của mình hơn đói thủ cạnh tranh trong mắt khách hàng. Câu 2 ) Môi trường công nghệ bao gồm các yếu tố tạo khả năng áp dụng các thành tựu của khoa học ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất tạo ra giá trị gia tăng ngày càng nhiều cho người tiêu dùng, cho danh nghiệp và cho xã hội Môi trường công nghệ gồm các thanh tố nào : a) Trình độ kỹ thuật của người dùng Internet: - Thiết bị và cách thức kết nối Khách hàng buộc phải có một thiết bị để kết nối Internet : máy tính hay điện thoại cá nhân Trước đây, việc kết nối internet chủ yếu thông qua các đường dây điện thoại, ngày nay có rất nhiều phương tiện và cách thức kết nối mới như ADSL,wifi… đem lại tốc độ truyền tải cao hơn. Bên cạnh đó, việc bùng nổ của các thiết bị di động đã mở ra một cách thức kết nối mới như 2G, 3G và 4G đến năm 2015 - Mức độ sở hữu thiết bị kết nối: Ở các quốc gia phát triển việc kết nối internet không phải là vấn đề khi các cá nhân đều sở hữu nhiều thiết bị kết nối cá nhân. Tuy nhiên đối với các khách hàng tại các nền kinh tế mới, truy cập Internet là một vấn đề lớn. Tuy nhiên việc truy cập internet vẫn là một hình thức khá phổ biến tại những quốc gia này, các nhà làm marketing trên internet không được xem nhẹ mà hạn chế quy mô thị trường. b) Chi phí nối mạng Internet: Những quốc gia có nền kinh tế đang hội nhập thường có chi phí cho những lĩnh vực kinh doanh có liên quan đến Internet cao hơn các ngành nghề khác có liên quan bởi vì truy nhập Internet là rất cần thiết cho công việc kinh doanh điện tử hàng ngày. Với sự phát triển của công nghệ và sự gia tăng cạnh tranh đã làm giá kết nối internet ngày càng rẻ hơn, điều này rất có lợi cho người dùng và các cty kinh doanh trực tuyến. Băng tần rộng 2.3GHz & 2.6GHz cũng đang thay đổi bối cảnh viễn thông thế giớ C) Tốc độ kết nối và thiết kế Website: Lợi ích của băng tần rộng 2.3GHz & 2.6GHz Tốc độ kết nối sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc thiết kế web. Ngày nay các công cụ thiết kế web đã phát triển rất nhanh, yêu cầu của ngườ dùng cao hơn, họ mong muốn được xem hình ảnh, đặc biệt là những đồ họa phức tạp, ảnh động, âm thanh… những yếu tố này làm cho một trang web trở nên nặng nề hơn. Nếu tốc độ kết nối chậm sẽ làm trang web tải lâu, khiến người dùng mất kiên nhẫn. d) Vấn đề về nguồn điện : Các thiết bị và phương tiện kết nối chỉ hoạt động khi có điện, việc đảm bảo nguồn điện ổn định sẽ hỗ trợ rất tốt cho thương mại điện tử phát triển e) Kết nối không dây : Với sự bùng nổ và phổ biến các thiết bị di động trên toàn thế giới mở ra một tương lai mới cho kết nối không dây phát triển • Các Emarketer ở các quốc gia với nền kinh tế mới nổi phải dàn xếp với những thách thức từ môi trường công nghệ là : - Chi phí bỏ ra để thực hiện nghiên cứu và phát triển công nghệ lớn nhưng thời gian để công nghệ đó được ứng dụng và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường là ngắn chu kỳ sống của sản phẩm ngắn đi và ít giá trị hơn đối với KH. Các e- marketer phải cùng phải chạy theo sự phát triển của công nghệ để thực hiện các nghiên cứu , tiếp thị phù hợp và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. - Xây dựng cơ sở hạ tầng. hiện tượng đứt cáp quang quốc tế đứt do động đất và con người xâm hại như Trung Quốc cắt cáp quang của việt nam là 1 vi dụ đang là một vấn đề của những nền kinh tế mới. đó cũng là một trong thách thức lớn đối với doanh nghiệp đặc biệt của các nhà E- marketer các doanh nghiệp khi mà đang thực hiễn các chiến dịch quảng cáo trên internet, trên mạng điện tử mà gặp sự cố nào. - Bảo mật thông tin của người tiêu dùng vì trong môi trường công nghệ hiện nay thì việc mà bị ăn cấp bảo mật thông tin do các hacker làm ra Ví dụ : + Các hacker muốn ăn cắp dữ liệu +.Lũ lụt, hoả hoạn, động đất, bão có thể phá huỷ dữ liệu . +Các nhân viên bán thông tin của doanh nghiệp Cách giải quyết: - Xây dựng hệ thống bảo mật thông tin ví dụ như bức tường lửa tránh sự xâm hại của các hacker và các người không liên quan. - Xây dựng hệ thống lấy lại thông tin đã mất do các vấn đề như yếu tố từ thiên nhiên - Xây dựng hệ thống pháp luật xử lý những hành vi bán thông tin nội gián • Khi có sản phẩm của doanh nghiệp mình trê n thị trường thì các e- marketer cần phải: - Xây dựng hình ảnh sản phẩm vững chắc trên t hị trường : đầu tiên là đưa hình ảnh của sản phẩm tới đông đảo người tiêu dùng bằng cách sử dụng đặt banner quảng cáo trên các trang Web khác hay đưa tên sản phẩm của bạn vào các công cụ tìm kiếm được ưa chuộng như Google, Lycos, Yahoo! Xây dựng trang web riêng cho công ty và quảng cáo về trang web đó bằng những cách ở trên hoặc là thông qua phóng viên,…. - Tận dụng những đặc điểm khác biệt trong cấu tạo, dây chuyền sản xuất, ….để quảng cáo tạo ấn tượng niềm tin cho người tiêu dùng - Thành lập những kênh bán hàng và tương tác trực tiếp với khách hàng để khuyến khích người tiêu dùng đặt hàng, yêu cầu thêm thông tin, nhận điện thoại bên cạnh đó thì việc tương tác trực tiếp cũng cho phép việc theo dõi và kiểm tra các thông điệp bán hàng và khả năng bán hàng ngay một cách hiệu quả. - Cung cấp thông tin đầy đủ và rõ rang về các sản phẩm, dịch vụ, giá cả để khách hàng nắm được thông tin cần thiết - Tích cực nghiên cứu thị trường để xác định và phát triển thị trường, điều chỉnh sàn phẩm, hoàn thiện dịch vụ khách hàng và sớm phát hiện ra các xu hướng và nhu cầu tiêu dùng mới. - Một điều cực kì quan trọng để vượt qua được những thách thức ở trên là phải xác định đối thủ của mình, đánh giá mức độ cạnh tranh,…từ đó xác định rõ rang phân khúc bán hàng và giá thành,Không chạy theo cạnh tranh giá rẻ, mà bán đúng giá thành và chi phí công nghệ đã đầu tư. Điều đó sẽ đi kèm với chất lượng, khách hàng muốn chất lượng tốt, dịch vụ tốt sẽ biết cần mua của ở đâu, của nhà cung cấp nào - Thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng để cải thiện dịch vụ Các bước trên là để xây dựng một thương hiệu vững chắc trong tâm trí người tiêu dùng tránh được sự cạnh tranh từ nhà sản xuất lớn, bên cạnh đó cũng tránh được sự đào thải của khách hàng với các sản phẩm vì người tiêu dùng đã tin tưởng với sản phẩm của mình. Từ đó khắc phục được sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng. Câu 3 ) môi trường văn hóa gồm có những thành tố : Ngôn ngữ, đặc điểm nhân khẩu, phong tục – tập quán, tôn giáo, giá trị thái độ, thẩm mỹ, giáo dục. Ý 2 : trả lời đúng hay sai cũng được tùy ý mọi người vũ đưa ra hai ý kiến bạn nào chọn cái nào thì thêm ý mình vào nha : Cách 1 : Thứ nhất : Em không đồng ý với quan điểm cho rằng Internet toàn cầu sẽ làm phong cách, sở thích, sản phẩm, thị hiếu, … hội tụ tại một điểm chung và thị trường toàn cầu mất tính đa dạng, trở nên đồng nhất hơn. Bởi vì : - Đồng ý rằng đặc điểm của Internet là giao tiếp không biên giới, kết nối toàn cầu, cho phép kết nối 24/7. Nhưng ở một khía cạnh nào đó thực chất không phải là như vậy bởi vì có những rào cản khác ngoài rào cản về mặt địa lý về mặt không gian và thời gian, đó là rào cản về văn hóa như là ngôn ngữ, lối sống, phong tục tập quán… chính những điều này tạo ra cho mỗi vùng mỗi miền có những điểm khác nhau, tính cách, giá trị thái độ của mỗi người sẽ khác nhau nên khi họ tham gia một cộng đồng mạng nào đó thì nơi đó chỉ là nơi đồng nhất của 1 hoặc 1 số đặc điểm nào đó của mỗi người.Nhưng lồng ghép trong sự đồng nhất đó cũng sẽ là sự khác biệt, đó là mỗi cá nhân sẽ có cái tôi khác nhau, và chưa bao giờ cái tôi đó được thể hiện mạnh mẽ như bây giờ, ví dụ : như cùng một trang facebook nhưng khi vào tường của mỗi người chúng ta sẽ thấy có những điểm khác biệt từ cái tên, avatar rồi cover tất cả sẽ thể hiện phong cách của mỗi người. Internet toàn cầu có thể mang lại tính đồng nhất về xu hướng về trào lưu nhưng phong cách sở thích thị hiếu của mỗi cá nhân sẽ mang tính đặc trưng riêng biệt và ngày càng phong phú hơn như khi các trang web bán hàng cho người dùng tự thiết kế những sản phẩm cho riêng mình thì mỗi sản phẩm sẽ mang một tính cách sở thích phong cách của mỗi người sẽ không ai giống ai. - phong cách sở thích sản phẩm thị hiếu… rất đa dạng và bị ảnh hưởng hay thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như môi trường điều kiện sống hay các yếu tố văn hóa. Môi trường văn hóa chính là rào cản để các yếu tố đó bị đồng nhất.Trong khi đó internet là công cụ phương tiện truyền tải các phong cách, sthich sp thị hiếu của người này( hay nhóm người này ) tới người khác ( nhóm ngkhac) một cách nhanh chóng và người tiếp thu tùy thuộc vào môi trường văn hóa của họ mà tiếp thu có sửa đổi cho phù hợp. Phong cách sơ thích thị hiếu hội tụ tại một điểm chung là không thể. - Thị trường toàn cầu không mất tính đa dạng và trở nên đồng nhất mà thị trường toàn cầu ngày càng đa dạng nhờ có internet. Có internet nên sự giao thoa giữa các nền văn hóa làm cho văn hóa của mỗi quốc gia trở nên đa dạng và phong phú hơn khiến cho phong cách sở thích sp thị hiếu ngày càng đa dạng và biến đổi liên tục. Cách hai : Em đồng ý với quan điểm cho rằng Internet toàn cầu sẽ làm cho các phong cách, sở thích, sản phẩm, thị hiếu, hội tụ tại một điểm chung và thị trường toàn cầu mất tính đa dạng và trở nên đồng nhất hơn. Trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay, hội nhập văn hóa là một điều tất yếu. Đặc biệt, với sự phát triển của Internet, văn hóa giữa các nước có thể tiếp xúc với nhau một cách dễ dàng thông qua nhiều kênh khác nhau, các rào cản thông tin gần như được xóa bỏ. Mọi nền văn hóa trên khắp thế giới có thể được tìm hiểu và tác động lẫn nhau thông qua sự chia sẻ thông tin trên các diễn đàn, các trang mạng xã hội như facebook, twitter,. Một ví dụ điển hình đó là sự ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, thông qua Internet, những bộ phim cũng như sản phẩm âm nhạc của Kpop có thể được cộng đồng mạng chia sẻ với tốc độ chóng mặt, dần dà họ bị ảnh hưởng rất lớn từ những gì họ thấy trên phim, trong những MV ca nhạc của các idol Hàn Quốc, từ ăn cũng phải ăn món ăn Hàn Quốc, mặc cũng phải thời trang Hàn Quốc, nhuộm tóc Hàn Quốc, nâng mũi Hàn Quốc…vv, và đặc biệt là trang điểm theo phong cách Hàn Quốc rất phổ biến ở nước ta hiện nay, bây giờ nếu lướt qua các trang mạng xã hội, có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều hình ảnh các thiếu nữ Việt trang điểm, chụp hình theo phong cách rất Hàn, thậm chí nếu không biết, rất dễ lầm tưởng đó là những cô gái Hàn Quốc. Đó chỉ là một trong rất nhiều ví dụ về sự hội nhập phong cách, lối sống thông qua sự ảnh hưởng của Internet. Về sản phẩm, nếu như trước đây, khi chưa có Internet hoặc khi Internet chưa phát triển, thì cách duy nhất để mua sản phẩm là tới trực tiếp điểm bán để mua và lựa chọn hàng hóa, cũng chính vì vậy, việc ngồi một chỗ để đặt mua hàng hóa là rất khó và mua hàng hóa vượt ra ngoài phạm vi quốc gia gần như là không thể xảy ra. Tuy nhiên, ngày nay chỉ cần một chiếc smartphone được kết nối internet, việc mua hàng hóa của bạn trở nên rất dễ dàng, bạn có thể được thực hiện bất cứ khi nào và mua hàng ở bất cư nơi đâu trên thế giới. Từ đó, thị trường sản phẩm trên thế giới trở thành thị trường chung toàn cầu, không có sự khác biệt giữa các quốc gia. Internet cũng đem đến cơ hội cho mọi người xích lại gần nhau hơn, những con người ở cách nhau nửa vòng trái đất vẫn có thể trò chuyện, nhìn thấy nhau cho dù họ không cùng tiếng mẹ đẻ, họ có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, từ đó sẽ có thêm hiểu biết về văn hóa của quốc gia khác, thực hiện nếp văn hóa đó mỗi khi giao tiếp với họ, dần dần những nét văn hóa đó trở nên quen thuộc đối với tất cả mọi người và không có gì đặc biệt. TOÀN CẦU HOÁ – MỘT CUỘC TRANH LUẬN LỚN CỦA THỜI ĐẠI Toàn cầu hoá là một hiện tượng, và gần như can dự vào hầu hết các mặt của khoa học xã hội. Nhưng Toàn Cầu Hoá là gì thì đó hẳn là một cuộc tranh cãi rất lớn. 4 “trường phái” tiêu biểu: Globalism: toàn cầu hoá là hiện tượng có thật và hữu hình. Tất cả (văn hoá, xã hội, quyền tự trị, …) đang vươn ra khỏi ranh giới của một quốc gia, vai trò của toàn cầu được củng cố và tái cấu trúc lại cả thế giới này. Inter-nationalism (đa quốc gia): ranh giới địa lý của các quốc gia vẫn tiếp diễn, quyền lực-kinh tế-xã hội của quốc gia vươn ra khỏi phạm vi địa lý của quốc gia. Và hiện tượng này cũng giống như cuộc xâm lược của các nước thực dân cuối thế kỷ 19, hay như cuộc chinh phục thế giới của Phở 24 ngày xưa. Transformationalism (sự chuyển biến): nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự tương tác giữa những cấu trúc đại diện cho trào lưu toàn cầu hoá và những sáng kiến cách tân thế giới của những quốc gia – địa phương – trung gian khác. Hay nói khác đi, thế giới đang vận động, biến đổi, phát triển (hoặc thoái trào) —> đó mới là điều đáng để quan tâm. Westernization/Americanization: toàn cầu hoá được xem là sản phẩm của phương Tây, của Âu Mỹ. Quan điểm này đặc biệt rõ ràng trong những phong trào chống lại Toàn cầu hoá đã và đang diễn ra trong lịch sử. Có 2 thái độ để nhìn về toàn cầu hoá: Lạc Quan và Bi Quan. Người lạc quan sẽ nhìn thấy toàn cầu hoá đem lại những điều HAY, HỮU ÍCH,… cho kinh tế-xã hội-con người. Người Bi quan không phải vì tính cách bi quan, nhưng ở góc nhìn đối lập, họ thấy Toàn Cầu Hoá đang diễn ra không đồng đều, những quốc gia yếm thế sẽ thiệt thòi, tăng thêm bất bình đẳng trong xã hội. Theo những globalist-bi-quan, toàn cầu hoá kéo theo sự đồng nhất văn hoá, giảm tính đa dạng văn hoá. Và internet là môi trường cho toàn cầu hoá, cho sự đồng nhất văn hoá diễn ra. Để đọc thêm về cuộc tranh luận Toàn Cầu Hoá, có thể tìm đọc cuốn A Globalizing World? Culture, Economics, Politics viết dễ hiểu và minh hoạ rất rõ ràng (click để tải file PDF) Nếu như vậy, chương trình đào tạo Marketing cung cấp cho các SV 2 cách nhìn của Globalism & Internationalism, và SV đã thảo luận đề tài theo góc nhìn của nhà globalist cực kỳ lạc quan với niềm tin vô bờ bến với internet. Ngay cả quan điểm đồng tình với sự đồng nhất nền văn hoá cũng (dường như) lạc quan với những “lợi ích” mà một nền văn hoá toàn cầu đồng nhất đem lại. Hoan hô những niềm tin. Tin là không sai, nhưng tin “mù quáng” quá thì cũng không nên, vậy thì cũng nên tìm hiểu thêm xem câu chuyện này đầu cua tai nheo nó là thế nào. Câu 4 ) QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA E-MAR Công cụ truyền thông (media) - [ 1991 - 2000 ] Vào thời kỳ này quảng cáo bắt đầu nở rộ, quảng cáo được thực hiện chủ yếu qua những bảng hiệu ngoài trời, trên những phương tiện giao thông, qua các tờ in và qua các tạp chí, báo, Tivi, phát thanh radio và hiện đại hơn là web 1.0 Và đây là môn học e-mar nên mình chỉ tập trung phân tích vào web 1.0. Tim Berners-Lee đã phát minh ra web tại phòng thí nghiệm vật lý Cern ở Geneva. Ngày 6/8/1991 đã trở thành một mốc quan trọng khi những đường liên kết tới những dạng mã lệnh về www được đưa lên nhóm thảo luận alt.hypertext để những người khác có thể tải về và thử nghiệm nó. Và đó chính là ngày mà web phổ biến ra toàn thế giới. thời kỳ cực thịnh của web 1.0 là những năm 1995 - 2004. Định nghĩa về web 1.0 : một cách dễ hiểu thì web 1.0 là những trang web gần như chỉ cho phép bạn đọc và đọc. Chẳng hạn như vào 1 website Tuy nhiên tất cả các hình thức trên không mang tính tương tác qua lại giữa bên quảng cáo và bên nhận quảng cáo mà chỉ mang tính tương tác từ “bên quảng cáo” tới công chúng. Chẳng hạn như quảng cáo qua TV thì người “thấy” quảng cáo chỉ biết “nhìn và nghe” mà không được “tương tác” trực tiếp lên đó Kênh giao tiếp (communication) 2000 - 2010 Vào lúc này thì các công cụ truyền thông hiện đại hơn rất nhiều và đặc biệt là e-mar. E- marketing đã có nhiều công cụ mà người dùng có thể tương tác trực tiếp với “bên quảng cáo”, và các công cụ đó tóm gọn lại trong định nghĩa web 2.0 Web 2.0 chính thức được định nghĩa bởi Dale Dougherty trong một cuộc hội thảo tổ chức năm 2004. Theo đó, 2.0 là thế hệ Web mới mà người sử dụng vừa có thể đọc các thông tin hay nội dung, vừa có thể viết hay bổ sung vào đó để tạo nên những thông tin hay nội dung mới. Đây là thứ cấu trúc hai chiều tạo nên sự giao tiếp hay tương tác giữa người lập ra trang Web và những người sử dụng, và giữa những người sử dụng với nhau. Ở đỉnh cao Web 2.0 là những trang mạng xã hội, điển hình như Facebook, My Space, Twitter hay Daily Motion, You Tube mà những người ưa thích cùng một chủ đề có thể tìm đến với nhau để trao đổi quan điểm, hình ảnh, đoạn phim hay bổ sung những ý tưởng và lời bình luận. Trên thực tế, các nhân tố tạo nên Web 2.0 đã xuất hiện rất sớm; và trải qua cuộc suy thoái thời hậu dotCom thì chỉ những trang web chứa các nhân tố đó như Google, Amazon, eBay mới có thể sống sót và rồi phát triển nhanh chóng. Ngày nay 2.0 là dòng Web phổ biến nhất và mang nhiều ứng dụng nhất trong tất cả các lĩnh vực, từ học tập, nghiên cứu đến thương mại, quản trị và trong việc tạo ra những cộng đồng mạng đa dạng, năng động, tràn đầy sức sống. Môi trường (environment) 2010+ Vào lúc này thì web 3.0 là 1 thuật ngữ mới và đang dần phát triển mạnh. Web 3.0 còn được biết đến với cái tên Semantic Web (Web ý thức) và sẽ được trang bị những tính năng lập luận cao. Nói một cách khác, nguồn thông tin trong những thư mục thuộc thế hệ mới của web sẽ được chuyển hoá thành nguồn dữ liệu mà máy tính có thể đọc và tự ước lượng. Chỉ bằng cách này, web sẽ trở nên thông minh hơn trong việc tiếp nhận thực hiện những công việc mà chúng ta hôm nay vẫn thao tác bằng tay, chẳng hạn chọn ra nhà hàng gần nhất, đặt vé chuyến bay tốt nhất hay mua chiếc CD có giá thấp nhất. a/chị hiểu như thế nào về câu nhận định “phương tiện truyền thông không phải là thiết bị” trong thời đại e-mar Phương tiện truyền thông là các hình thức àm công ty hay cá nhân truyền tải thông điệp của mình tới khách hàng, công chúng như quảng cáo, clip, âm thanh, hình ảnh Phương tiện truyền thông là cái côt lõi, là thông điệp, nội dung mà công ty truyền tải qua các thiết bị. Thiết bị truyền thông là các công cụ, dùng để truyền tải thông điệp hay các hình thức cảu thông điệp như TV, Radio, internet, điện thoại Phương tiện truyền thông phụ thuộc vào thiết bị truyền thông, Người dùng cần tìm kiếm và tiếp nhận các phương tiện truyền thông qua các thiết bị, Chính vì vậy phương tiện truyền thông cần phát triển bám sát các thiết bị truyền thông, thiết bị truyền thông càng đa dạng thì càng tạo động lực cho việc sáng tạo ra các phương tiện truyền thông Môi trường công nghệ gồm: a)Trình độ kỹ thuật của người dùng Internet: - Thiết bị và cách thức kết nối Khách hàng buộc phải có một thiết bị để kết nối Internet : máy tính hay điện thoại Trước đây, việc kết nối internet chủ yếu thông qua các đường dây điện thoại, ngày nay có rất nhiều phương tiện và cách thức kết nối mới (cáp quang, wifi…) đem lại tốc độ truyền tải cao hơn. Bên cạnh đó, việc bùng nổ của các thiết bị di động đã mở ra một cách thức kết nối mới. - Mức độ sở hữu thiết bị kết nối: Ở các quốc gia phát triển việc kết nối internet không phải là vấn đề khi các cá nhân đều sở hữu nhiều thiết bị kết nối cá nhân. Tuy nhiên đối với các khách hàng tại các nền kinh tế mới, truy cập Internet là một vấn đề lớn. Các nhà kinh doanh trực tuyến không nên đánh giá thấp ảnh hưởng của việc giới hạn quyền sử dụng máy tính với marketing qua Internet vì nó sẽ làm hạn chế kích cỡ thị trường, các cá nhân hay tổ chức vẫn có rất nhiều cách khác để truy cập internet mặc dù ko sở hữu thiết bị cá nhân. b)Chi phí nối mạng Internet: Những quốc gia có nền kinh tế đang hội nhập thường có chi phí cho những lĩnh vực kinh doanh có liên quan đến Internet cao hơn các ngành nghề khác có liên quan bởi vì truy nhập Internet là rất cần thiết cho công việc kinh doanh điện tử hàng ngày. Với sự phát triển của công nghệ và sự gia tăng cạnh tranh đã làm giá kết nối internet ngày càng rẻ hơn, điều này rất có lợi cho người dùng và các cty kinh doanh trực tuyến. Băng tần rộng cũng đang thay đổi bối cảnh viễn thông thế giới. Số lượng các quốc gia đang sử dụng băng tần rộng cũng gia tăng từ con số 88 quốc gia năm 2002 đến 166 quốc gia năm 2006 c)Tốc độ kết nối và thiết kế Website: Lợi ích của băng tần rộng Tốc độ kết nối sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc thiết kế web. Ngày nay các công cụ thiết kế web đã phát triển rất nhanh, yêu cầu của ngườ dùng cao hơn, họ mong muốn được xem hình ảnh, đặc biệt là những đồ họa phức tạp, ảnh động, âm thanh… những yếu tố này làm cho một trang web trở nên nặng nề hơn. Nếu tốc độ kết nối chậm sẽ làm trang web tải lâu, khiến người dùng mất kiên nhẫn. d)Vấn đề về nguồn điện : Các thiết bị và phương tiện kết nối chỉ hoạt động khi có điện, việc đảm bảo nguồn điện ổn định sẽ hỗ trợ rất tốt cho thương mại điện tử phát triểu. e)Kết nối không dây : Với sự bùng nổ và phổ biến các thiết bị di động trên toàn thế giới mở ra một tương lai mới cho kết nối không dây phát triển Emar ở các quốc gia với nền kinh tế mới nổi phải dàn xếp những thách thức từ môi trường công nghệ : a)Trình độ kỹ thuật của người dùng Internet: Tại các nền kinh tế mới, truy cập Internet là một vấn đề lớn.Tỉ lệ sử dụng máy tính thấp và nhiều người không có máy tính sở hữu riêng. Các trung tâm thông tin, những cửa hàng nhỏ cung cấp dịch vụ internet công cộng là phương thức phổ biến nhất cho việc truy cập Web ở nhiều quốc gia. Ví dụ : Ở Peru nơi mà các trung tâm thông tin đƣợc gọi là “cabinas publicas” có tỉ lệ sử dụng các trung tâm thông tin cao nhất trên thế giới. Cơ sở đào tạo về marketing dành cho ngƣời Peru chỉ ra rằng 35% ngƣời sử dụng cabinas đến để kiểm tra thƣ điện tử của họ, 25% đến để chat trực tuyến, và 20% đến để lướt Web. b)Chi phí nối mạng Internet: Những quốc gia có nền kinh tế đang hội nhập thường có chi phí cho những lĩnh vực kinh doanh có liên quan đến Internet cao hơn các ngành nghề khác có liên quan bởi vì truy nhập Internet là rất cần thiết cho công việc kinh doanh điện tử hàng ngày. Mặc dù giá nhân công là khá thấp nhưng chi phí cho công nghệ và kinh doanh khác lại rất cao. Nguyên nhân là do các công ty nhà nước độc quyền về viễn thông và hạn chế cạnht tranh của các tổ chức tư nhân. Nếu tình hình này được cải thiện thì người dùng và các tổ chức kinh doanh sẽ được hưởng lợi rất nhiều Ví dụ : Giá cho chỉ 20 giờ sử dụng dịch vụ Internet giao động lớn ở một vài quốc gia.Ví dụ ở Belize, 20 tiếng sử dụng dịch vụ Internet tại nhà có giá chỉ 75$/tháng; ở Guatelama và Nicaragua giá chỉ hơn 50$; và ở Honduras thì chỉ hơn 35$ một chút cho 20 tiếng sử dụng dịch vụ. c)Tốc độ kết nối và thiết kế Website: Lợi ích của băng tần rộng Những người tiêu dùng ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển vẫn không sử dụng băng tần rộng để truy cập Internet. Điều này sẽ làm hạn chế khả năng thiết kế web và tốc độ tải trang. Để tránh được vấn đề trên những nhà kinh doanh điện tử cần có nhận thức đúng đắn về việc tốc độ kết nối có mối quan hệ mật thiết với thiết kế web, thị trường mục tiêu ,xem xét băng thông toàn quốc gia,sử dụng đò họa đơn giản và giới hạn số lượng hình ảnh sử dụng,sử dụng tối đa các website có tốc độ download cao và ổn định. Ví dụ: trang web tìm kiếm Google là một trang web của thế giới, để phù hợp với tốc độ kết nối của tất cả các nước trên thế giới, Google đã thiết kế chủ yếu là dạng text, đơn giản, dễ hiểu. Các trang web của thế giới khác như facebook cũng áp dụng cách này. d)Vấn đề về nguồn điện : Tình hình mất điện thường xuyên và liên tục tại các nước nền kinh tế mới nổi gây ra nhiều khó khăn cho thương mại điện tử. Ví dụ: Vào mùa hè, các vùng ven thành phố hoặc ở các tỉnh của VIệt Nam thường xuyên xảy ra hiện tượng mất điện triền miên e)Kết nối không dây : Có một sự bất ngờ thú vị là các quốc gia với nền kinh tế mới nổi thay vì các quốc gia phát triển mới là những ngƣời thống lĩnh thị trường thế giới về sử dụng điện thoại di động. Ví dụ : Theo thống kê của cty Ericsson, tính đến đầu năm 2012, thế giớ đã có 6 tỷ thuê bao di động. So với một năm qua thì số lượng thuê bao đã tăng 13%, dẫn đầu sự tăng trưởng đó là Ấn Độ, Trung Quốc, tiếp theo là Brazil, Indonesia và Bangladesh . Bảng tổng hợp môn Emarketing Câu 1 ) Phân tích quan điểm của người mua và quan điểm người bán trong bối cảnh. chủ yếu qua những bảng hiệu ngoài trời, trên những phương tiện giao thông, qua các tờ in và qua các tạp chí, báo, Tivi, phát thanh radio và hiện đại hơn là web 1.0 Và đây là môn học e-mar nên. pháp: Có chiến lược định giá cho sản phẩm của mình, có tham khảo giá của đối thủ để đưa ra mức giá hợp lí cho từng giai đoạn. Tránh đối đầu trực tiếp về giá, thay vào đó sẽ cạnh tranh trên những

Ngày đăng: 26/03/2014, 00:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan