1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề thực thi công ước berne trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả ở việt nam thực trạng và giải pháp

85 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Thực Thi Công Ước Berne Trong Lĩnh Vực Bảo Hộ Quyền Tác Giả Ở Việt Nam - Thực Trạng Và Giải Pháp
Người hướng dẫn Tiến Sỹ Nguyễn Hoàng Ánh
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Bảo Hộ Quyền Tác Giả
Thể loại Khoá Luận Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 528 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I VÀI NÉT VỀ CÔNG ƯỚC BERNE VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ TÌNH HÌNH THỰC THI CÔNG ƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (2)
    • 1. Sở hữu trí tuệ (3)
    • 2. Quyền tác giả và quyền liên quan (5)
      • 2.1. Quyền tác giả (5)
      • 2.2. Quyền liên quan (7)
    • 1. Lịch sử hình thành Công ước Berne (8)
    • 2. Một số nội dung chính của Công ước Berne (10)
      • 2.1. Các nguyên tắc cơ bản của Công ước Berne (10)
      • 2.2. Các đối tượng của Công ước Berne (0)
      • 2.3. Các quyền tác giả được Công ước Berne bảo hộ (13)
      • 2.4. Giới hạn đối với quyền tác giả (14)
      • 2.5. Điều kiện được bảo hộ (15)
      • 2.6. Thời hạn bảo hộ và vấn đề thực thi (15)
      • 2.7. Những ưu đãi dành cho các quốc gia đang phát triển (16)
    • 1. Thái Lan (17)
    • 2. Trung Quốc (20)
  • CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỰC THI CÔNG ƯỚC (23)
    • 1. Những mặt tích cực của việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne (24)
    • 2. Những mặt hạn chế của việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne (28)
    • 1. Quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả (31)
      • 2.1. Những điểm tương thích (33)
      • 2.2. Những điểm chưa tương thích (35)
    • 1. Trước khi gia nhập Công ước Berne (37)
    • 2. Sau khi gia nhập Công ước Berne (41)
      • 2.1. Về phía các cơ quan xác lập và thực thi bảo hộ quyền tác giả (41)
      • 2.2. Về phía các chủ sở hữu tác phẩm (47)
      • 2.3. Về phía người sử dụng, khai thác tác phẩm (47)
    • 1. Thành công (54)
    • 2. Tồn tại (58)
  • CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CÔNG ƯỚC BERNE TRONG LĨNH VỰC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM (60)
    • 1. Thuận lợi (61)
    • 2. Khó khăn (62)
    • 1. Xu hướng phát triển của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả (66)
    • 2. Nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả trong thời gian tới (0)
    • 1. Nhóm các giải pháp về phía các cơ quan Nhà nước (71)
    • 2. Nhóm giải pháp về phía các nhà sản xuất, kinh doanh, nhà xuất bản (76)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU LỜI MỞ ĐẦU Quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng đã và đang là một lĩnh vực ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, trong việc mở rộng h.

VÀI NÉT VỀ CÔNG ƯỚC BERNE VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ TÌNH HÌNH THỰC THI CÔNG ƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ (SHTT) là một loại tài sản đặc biệt Nó là sự kết tinh từ sáng tạo trí óc của con người và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia, nhất là trong xu hướng phát triển một nền kinh tế mới chủ yếu dựa trên tri thức đang phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và đang dần định hình ở nước ta.

Khái niệm “Sở hữu trí tuệ” đã trở nên khá quen thuộc nhưng khó đưa ra được một định nghĩa bao hàm đầy đủ các nội dung của nó Theo Điều 2 (8), Công ước Stockholm năm 1967 về thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) nêu định nghĩa khái quát về SHTT: “Sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; các cuộc biểu diễn của nghệ sỹ biểu diễn, các bản ghi âm và các chương trình phát sóng; các sáng chế trong tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người; các phát minh khoa học; kiểu dáng công nghiệp; các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ và các tên thương mại; bảo hộ chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh; và tất cả các quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và công nghiệp” 1

Hiệp định TRIPS của Tổ chức thương mại thế giới WTO đã làm rõ thêm và chi tiết hoá những loại hình mới của SHTT Theo đó, quyền SHTT bao gồm: bản quyền và quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, bản vẽ và kiểu dáng công nghiệp, bằng sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bí mật thương mại 2

Quyền SHTT có một số đặc điểm sau:

 Quyền SHTT là quyền nhân thân gắn với tài sản

1 Trần Thanh Lâm, Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập và xây dựng nền kinh tế tri thức, Tạp chí Cộng sản số 18 (162) năm 2008.

2 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo các Công ước quốc tế và Hiệp định TRIPS: Một số thách thức với các nước đang phát triển, http://thongtindubao.gov.vn/uploads/10-Bho%20q.SHTT

%20theo%20TRIPs%20-%20Tran%20Hong%20Minh-%20da%20duyet.doc

Quyền SHTT trước hết được nhìn nhận là quyền nhân thân Mỗi thành quả sáng tạo của con người luôn gắn với chủ thể sáng tạo ra nó Các sản phẩm trí tuệ đó có thể mang lại cho chủ thể những giá trị tinh thần hoặc những lợi ích vật chất nhất định Quyền SHTT là quyền nhân thân gắn với tài sản bởi lẽ đó.

 Quyền SHTT gắn với yếu tố lãnh thổ

Một đối tượng SHTT có khả năng được bảo hộ tại nước người sáng tạo hoặc nước mà chủ sở hữu yêu cầu, khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật nước đó quy định, không phân biệt họ là công dân hay người nước ngoài Thành quả sáng tạo này còn có khả năng được bảo hộ ở các nước thành viên của các công ước và hiệp ước quốc tế mà công dân nước đó thuộc thành viên Một số nguyên tắc cơ bản được pháp luật SHTT của các nước tuân thủ là: nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, nguyên tắc có đi có lại và nguyên tắc công nhận lẫn nhau.

 Quyền SHTT bị giới hạn về thời gian bảo hộ

Pháp luật của mỗi nước chỉ quy định bảo hộ các đối tượng của SHTT trong một khoảng thời gian nhất định ( từ 10 năm hay 20 năm tuỳ theo từng loại đối tượng) Trong khoảng thời gian này, quyền SHTT đang tồn tại, được pháp luật bảo hộ khi có hành vi vi phạm của chủ thể khác Ở chừng mực nhất định, quyền của chủ thể là quyền của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo hộ, nhưng nó không tuyệt đối thuộc về riêng một cá nhân hay quốc gia nào, vì hết thời hạn bảo hộ thì nó trở thành tài sản chung của nhân loại (đây còn gọi là trường hợp đã khai thác hết quyền).

 Đối tượng quyền SHTT mang tính phi vật chất

Những sản phẩm trí tuệ được bộc lộ ra bên ngoài dưới một hình thức khách quan nhất định, nhưng bản thân chúng không phải là vật chất mà là sản phẩm của sự sáng tạo Hàm lượng tri thức, kiến thức, giá trị thương mại hàm chứa trong những sản phẩm đó có khả năng áp dụng vào cuộc sống, khiến cho đời sống vật chất và tinh thần của con người trở nên phong phú hơn.

 Đối tượng quyền SHTT được pháp luật bảo hộ dưới dạng độc quyền

Do đặc thù của đối tượng SHTT, phát sinh từ đặc tính vô hình của các đối tượng này, quyền SHTT khác biệt căn bản so với quyền sở hữu tài sản về khả năng

“chiếm giữ” đối tượng Chủ sở hữu không thể nắm bắt, chiếm giữ chúng như đối với tài sản vật chất thông thường Một khi các tài sản trí tuệ được công bố, phổ biến thì bất cứ ai cũng có khả năng sử dụng và bắt chước theo Nó trở thành tài sản công cộng Nếu các tài sản này không được pháp luật bảo hộ, thì sẽ dẫn đến tình trạng không ai muốn phổ biến các kiến thức, bí quyết của mình, hậu quả là trình độ khoa học kỹ thuật khó phát triển lên được Do vậy, pháp luật bảo hộ quyền SHTT dưới dạng độc quyền nhằm mục đích khuyến khích người sáng tạo phổ biến kiến thức của mình cho nhiều người cùng sử dụng, đồng thời vẫn bảo đảm quyền lợi của họ không bị ảnh hưởng Theo đó, chủ sở hữu có độc quyền sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT cho các cá nhân, tổ chức khác, quyền ngăn cấm bên thứ ba khi có hành vi xâm phạm Các quyền nói trên có thể được thừa kế hay chuyển nhượng cho người khác.

Một đối tượng của quyền SHTT rất dễ bị xâm phạm đó là bản quyền tác giả Việc vi phạm bản quyền trên thế giới nghiêm trọng tới mức đã có nhiều các cam kết, công ước và hiệp định quốc tế ra đời nhằm bảo hộ một cách hữu hiệu vấn đề này Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, trước hết cần hiểu rõ một số điều xung quanh khái niệm quyền tác giả.

Quyền tác giả và quyền liên quan

Khái niệm quyền tác giả thực ra đã có từ lâu Các học giả thời Cổ Hy Lạp và Đế quốc La Mã đã quan tâm đến việc chính thức xác định ai là tác giả của các sản phẩm trí tuệ Quyền tác giả trên thế giới phát sinh cùng với sự phát triển của công nghệ in ấn Trước khi công nghệ in ra đời, các quyển sách thường được chép tay, vì thế khả năng người khác sao chép tác phẩm gốc không nhiều Khi công nghệ in ra đời, một quyển sách có thể được nhân thành nhiều bản Tác giả không thể kiểm soát, quản lý được bao nhiêu người mua sách do mình in và bao nhiêu người đã mua sách từ những nhà in lậu Chính vì vậy mà các tác giả và các nhà in đã kiến nghị nhà nước của mình bảo hộ quyền được in ấn và quản lý việc xuất bản, in ấn 3 Nước Anh là nước đầu tiên đặt ra luật lệ để kiểm soát việc in ấn và phát hành sách,

3 Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM 2006 với các đạo luật Licensing Act năm 1662 và nhất là Status of Anne năm 1710, được coi là luật bản quyền đầu tiên trên thế giới, đưa ra hai khái niệm cơ bản: tác giả có độc quyền trên tác phẩm của mình và độc quyền đó được bảo vệ trong một thời gian nhất định Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, khái niệm quyền tác giả dần dần được làm rõ thêm.

Theo Công ước Berne 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật, quyền tác giả được hiểu là các quyền trong việc bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học của các tác giả bao gồm sách, bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác phẩm cùng loại; các tác phẩm kịch hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện ảnh; các tác phẩm đồ họa, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, bản khắc, in thạch bản; các tác phẩm nhiếp ảnh; các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, minh hoạ, địa đồ, đồ án, bản phác hoạ và các tác phẩm thể hiện không gian ba chiều liên quan đến địa lý, địa hình, kiến trúc hay khoa học; các tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển thể từ một tác phẩm gốc

Hiệp định TRIPS 1994 của Tổ chức WTO đã mở rộng khái niệm về quyền tác giả Theo đó, bản quyền tác giả được bảo hộ bao gồm tất cả các loại hình tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học như theo quy định của Công ước Berne và bổ sung thêm các chương trình máy tính và bộ sưu tập dữ liệu.

Quyền tác giả có một số đặc điểm sau đây:

 Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định Đây là một điểm rất khác biệt so với quyền sở hữu công nghiệp, khi mà về cơ bản, quyền sở hữu công nghiệp chỉ phát sinh khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ.

 So với các đối tượng khác của quyền SHTT, quyền tác giả có thời hạn bảo hộ dài hơn Không thể giới hạn thời hạn bảo hộ quyền tác giả như đối với quyền sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp, bởi lẽ, làm như vậy cũng không thúc đẩy hơn sự phát triển kho tàng văn học và nghệ thuật của nhân loại như tác dụng của việc giới hạn thời hạn bảo hộ sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp đối với sự phát triển của khoa học công nghệ.

 Khác với quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình (như quyền sở hữu đối với nhà cửa, ô tô, xe máy ), quyền tác giả mang tính chất lãnh thổ, nghĩa là quyền tác giả phát sinh ở nước nào chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ nước đó Do vậy, để có thể bảo hộ hiệu quả quyền tác giả trên phạm vi toàn cầu thì lựa chọn không thể nào khác cho các quốc gia là việc ký kết và tham gia các điều ước quốc tế về quyền tác giả

 Quyền tác giả được chia thành 2 nhóm: Quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học: đã mang đầy đủ các đặc điểm của quyền SHTT đã nói ở trên; Các quyền liên quan đến quyền tác giả.

Quyền liên quan là một quyền liên quan mật thiết đến quyền tác giả Quyền liên quan là quyền của người biểu diễn đối với chương trình biểu diễn, quyền của người ghi âm, ghi hình đối với bản ghi âm ghi hình và quyền của các tổ chức phát thanh, truyền hình đối với các chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá Người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát thanh truyền hình (gọi chung là các chủ thể kế cận) là các chủ thể của quyền liên quan Mối liên hệ với bản quyền là do ba loại chủ sở hữu quyền liên quan này vì họ hỗ trợ cho tác giả trong việc truyền đạt tác phẩm đến với công chúng.

Các quyền của các chủ thể nói trên được gọi là quyền liên quan vì chúng bổ sung và tồn tại song song với quyền tác giả, giúp tác giả thể hiện nội dung tác phẩm. Như đã đề cập ở trên, các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm tất cả các sáng tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và khoa học Nếu chỉ dừng lại ở việc sáng tạo ra tác phẩm thì những sản phẩm này sẽ ít được biết đến Thông qua việc trình diễn tác phẩm, sản xuất các bản ghi âm ghi hình cũng như truyền phát tác phẩm trên các phương tiện truyền thông của các cá nhân, tổ chức khác thì hiệu quả của việc truyền đạt tác phẩm sẽ được nâng cao hơn Bởi vậy, các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm không phải là người độc quyền sử dụng tác phẩm Nghệ sỹ biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình và các tổ chức phát thanh, truyền hình là các chủ thể có quyền sử dụng đặc biệt tác phẩm, đã đóng vai trò rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả truyền đạt tác phẩm của các tác giả đến công chúng Do vậy, các quyền liên quan này cũng cần được bảo hộ như quyền tác giả.

Quyền tác giả và quyền liên quan là một bộ phận của quyền SHTT, một loại quyền sở hữu đối với tài sản vô hình Tài sản vô hình là tài sản không nhìn thấy được song đánh giá được bằng tiền và có thể trao đổi được Vì vậy, những đối tượng của quyền tác giả rất dễ bị xâm phạm từ phía người sử dụng và lại khó tự bảo vệ nên sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người sáng tạo ra tác phẩm nói riêng và của toàn xã hội nói chung Việc xác định chính xác chủ sở hữu của các tài sản vô hình trong trường hợp xảy ra tranh chấp cũng khó khăn hơn so với việc xác định chủ sở hữu của các tài sản hữu hình, đặc biệt trong trường hợp các tác giả chưa hoặc không công bố những sản phẩm trí tuệ của mình ra công chúng hay việc vi phạm bản quyền vượt qua biên giới quốc gia gốc của tác phẩm Điều này đã gây thiệt hại không nhỏ cho các chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan - những người sáng tạo ra các tác phẩm bằng công sức, tâm huyết, trí tuệ và tài sản của mình và ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia Tình hình này đã đặt ra yêu cầu phải bảo hộ bản quyền ngày càng chặt chẽ hơn trên phạm vi toàn cầu Trong bối cảnh đó, nhiều công ước và hiệp ước quốc tế đã ra đời Trong đó, quan trọng nhất phải kể đến vai trò to lớn của Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật - Công ước vẫn được coi là nền tảng của luật pháp quốc tế cho việc bảo hộ sáng tạo các tác phẩm trong lĩnh vực quyền tác giả

II GIỚI THIỆU VỀ CÔNG ƯỚC BERNE

Lịch sử hình thành Công ước Berne

Công ước Berne (The Berne Convention for the Protection of Literary andArtistic Works) ra đời xuất phát từ nhu cầu bảo hộ quyền tác giả trên phạm vi toàn cầu ở các nước phương Tây nhiều thập kỉ trước Vào thế kỷ 15, với phát minh củaGutenberg và sự ra đời của ngành in ấn, việc sao chép lậu sách vở và các tác phẩm văn học trở thành vấn đề được các quốc gia quan tâm Sau luật bản quyền đầu tiên trên thế giới được ban hành ở Anh, các nước phương Tây lần lượt ban hành các đạo luật về bản quyền Các luật quốc gia này chỉ có thể bảo vệ bản quyền trong giới hạn lãnh thổ mỗi nước, cho nên các tác phẩm được lưu hành ở nước ngoài, phải có hiệp ước song phương Vì các hiệp ước này không toàn diện và khác biệt nhau nên cần phải tiến đến một hệ thống quốc tế thống nhất, đòi hỏi một đạo luật quốc tế về bản quyền để xoá bỏ giới hạn bảo hộ quyền tác giả giữa các quốc gia nhằm tạo nên sự bảo hộ mang tính toàn cầu và khuyến khích sáng tạo trên phạm vi thế giới Từ 1839 trở đi, đề tài này ngày càng sôi nổi ở các hội nghị châu Âu quy tụ các nhà văn, luật gia và đại diện chính quyền, với cao điểm là sự ra đời năm 1878 của Association Littéraire et Artistique Internationale (ALAI) - Tổ chức văn học và nghệ thuật quốc tế – do đại văn hào Victor Hugo sáng lập và làm chủ tịch danh dự Theo yêu cầu của ALAI, ba hội nghị ngoại giao liên tiếp được tổ chức tại Berne vào các năm

1884, 1885 và 1886 do Liên bang Thụy Sĩ triệu tập để xem xét dự thảo Công ước. Tại cuộc họp lần thứ 3, Công ước Berne bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật đã được thông qua Công ước được ký tại Berne - thủ đô của Liên Bang Thụy Sĩ ngày 09/09/1886 với sự tham gia của một số nước Bảy nước châu Âu – Anh, Bỉ, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Ý – và hai nước lúc ấy thuộc quyền bảo hộ của Pháp là Haiti và Tunisia, đồng ý ký và phê chuẩn Công ước Berne, thành lập Liên hiệp Berne và một văn phòng để quản lý công ước

Cùng với sự thay đổi của tình hình thực tiễn bảo hộ quyền tác giả trên thế giới, Công ước Berne đã được sửa đổi nhiều lần, tại Paris ngày 04/05/1896, tại Berlin ngày 13/11/1908, hoàn thiện tại Berne ngày 20/03/1914, sửa đổi tại Rome ngày 02/06/1928, tại Brussels ngày 26/06/1948, tại Stockholm ngày 14/07/1967, tại Paris ngày 24/07/1971 và được bổ sung vào ngày 28/09/1979 Công ước Berne là một công ước mở, theo đó mọi quốc gia đều có thể tham gia làm thành viên.

Công ước Berne ra đời năm 1886, văn bản ngày 24/07/1971 tại Paris, sửa đổi ngày 28/09/1979 là văn bản đang được thi hành tại các nước thành viên Hiện nay có 164 quốc gia gia nhập Công ước này Tập hợp các nước thành viên gọi là Liên hiệp Berne Liên hiệp Berne có một Đại hội đồng và Uỷ ban điều hành, trong đó Thụy Sĩ là thành viên đương nhiên của uỷ ban điều hành

Mục đích của Công ước Berne được thể hiện trong lời nói đầu của Công ước đó là để bảo vệ một cách hữu hiệu và thống nhất các quyền của tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật.

Một số nội dung chính của Công ước Berne

Có thể thấy rằng sức sống của Công ước Berne hiện đã nằm trong ba thế kỉ, trong đó trên một thập niên thuộc thế kỉ XIX, trọn thế kỉ XX và đang ở thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI Sở dĩ trường tồn như vậy, vì từ khi ra đời đến nay nó đã trải qua 8 lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thời đại Việc sửa đổi, bổ sung Công ước xuất phát từ sự tiến bộ của khoa học công nghệ, như việc phát minh ra máy ghi âm, máy ảnh, radio, điện ảnh, phát thanh truyền hình, v.v đồng thời là nhu cầu nội tại của việc công nhận quyền tinh thần, huỷ bỏ thủ tục hình thức, bảo hộ sự sáng tạo dân gian, tiếp cận tác phẩm cho việc giáo dục, nghiên cứu khoa học, v.v Các điều luật được điều chỉnh đã chi tiết hơn về quyền được bảo hộ, ngoại lệ và giới hạn, thời hạn bảo hộ tối thiểu, v.v Sau nhiều lần sửa đổi, Công ước Berne đã đưa ra các quy định đạt mức hài hoà cao Về nội dung, Công ước đặt ra ba nguyên tắc cơ bản và một loạt các quy phạm nội dung xác định sự bảo hộ tối thiểu cũng như các quy định đặc biệt dành cho các nước đang phát triển.

2.1 Các nguyên tắc cơ bản của Công ước Berne

Ba nguyên tắc cơ bản chi phối lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả trên phạm vi quốc tế bao gồm:

 Nguyên tắc đối xử quốc gia

Nội dung của nguyên tắc này là việc bảo hộ tác phẩm có nguồn gốc từ quốc gia thành viên của Công ước tương tự như sự bảo hộ tác phẩm của công dân chính quốc gia mình Tác phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia thành viên của Công ước là tác phẩm mà tác giả của tác phẩm đó là công dân của một nước thành viên hoặc tác phẩm được công bố tại một nước thành viên Một tác phẩm có nguồn gốc trongLiên minh Berne khi sang nước khác trong Liên minh mà không phải là quốc gia gốc của mình sẽ được hưởng sự bảo hộ giống hệt như sự bảo hộ mà quốc gia thứ hai này dành cho tác phẩm của chính nước mình Sự bảo hộ đó không kém thuận lợi,không thấp hơn sự bảo hộ đối với công dân thuộc quốc gia mình Nguyên tắc này đặt ra sự bình đẳng trong đối xử với công dân và pháp nhân của các quốc gia thành viên Nguyên tắc này được cụ thể hoá tại khoản 1 điều 5 Công ước Berne

 Nguyên tắc bảo hộ tự động (hay bảo hộ đương nhiên)

Theo nguyên tắc này, quyền tác giả được phát sinh ngay khi tác phẩm được định hình dưới hình thức vật chất nhất định mà không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục, hình thức nào như đăng ký, nộp lưu chiểu hay các thủ tục tương tự Thuật ngữ hình thức vật chất ở đây được hiểu là bất kỳ hình thức nào, thể hiện nào mà qua đó công chúng có thể thấy được sự tồn tại của tác phẩm Qua nguyên tắc này, có thể thấy Công ước Berne chủ trương dành sự tôn trọng rất lớn cho các tác giả sáng tạo ra các tác phẩm văn học và nghệ thuật Các tác giả sau khi sáng tạo ra tác phẩm không cần trải qua bất kỳ thủ tục hành chính nào, kể cả việc công bố tác phẩm mà quyền tác giả của họ đối với tác phẩm vẫn được bảo hộ

“ Bảo hộ tự động” vừa là nguyên tắc cơ bản trong Công ước Berne, vừa là nguyên tắc đặc thù của bảo hộ quyền tác giả trong Liên minh Berne Nó hoàn toàn không có và không thể áp dụng trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) – lĩnh vực anh em của bảo hộ quyền tác giả Nguyên do sự tồn tại của nguyên tắc này trong lĩnh vực quyền tác giả có lẽ xuất phát từ tính duy nhất hay tính nguyên gốc của tác phẩm văn học và nghệ thuật Khác với các đối tượng bảo hộ SHCN, các tác phẩm văn học nghệ thuật chỉ có thể được cảm thụ thông qua sự thể hiện tác phẩm mà không thể được đem ra áp dụng trong các tác phẩm văn học và nghệ thuật sau đó Hơn nữa, một tác phẩm văn học và nghệ thuật thường gắn liền với cảm xúc của tác giả mà thường là không thể lặp lại một cách y hệt ở người khác.

Do đó, tác phẩm văn học và nghệ thuật có tính duy nhất và được bảo hộ ít nhất là suốt cuộc đời tác giả Người ta không thể giới hạn thời hạn bảo hộ quyền tác giả như đối với quyền sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp Do đó, Công ước Berne đã đặt ra nguyên tắc “bảo hộ tự động” đối với quyền tác giả

 Nguyên tắc bảo hộ độc lập

Nguyên tắc này quy định việc hưởng và thực thi các quyền theo Công ướcBerne độc lập với những gì hiện được hưởng tại nước xuất xứ tác phẩm Nguyên tắc này cũng chi phối toàn bộ các lĩnh vực của quyền tác giả.

Công ước Berne là một điều ước quốc tế điển hình Nó quy định các nghĩa vụ của quốc gia này với các quốc gia khác, theo đó các quốc gia cam kết các mức độ trách nhiệm trong cư xử đối với công dân các quốc gia khác trong lĩnh vực quyền tác giả Và như vậy, nó không ràng buộc các trách nhiệm buộc một quốc gia thành viên phải cư xử như thế nào với chính công dân nước mình (ở đây là tác phẩm có nguồn gốc từ quốc gia mình) Vì thế, nguyên tắc bảo hộ độc lập thể hiện ở chỗ một tác phẩm từ quốc gia gốc khác sẽ được bảo hộ ở các quốc gia thành viên khác theo hai cơ sở pháp lý: Công ước Berne và pháp luật nước sở tại quy định cho chính tác phẩm gốc của nước mình Trong khi đó, tác phẩm gốc ở một nước thành viên không thể viện dẫn Công ước Berne để bảo hộ cho mình ở quốc gia gốc của mình. Chính vì thế, quy chế pháp lý bảo hộ quyền tác giả đối với một tác phẩm tại các nước thành viên khác của Berne sẽ độc lập với quy chế pháp lý bảo hộ quyền tác giả mà tác phẩm đó được hưởng tại chính quốc gia gốc 4

Ba nguyên tắc trên được thực hiện tại tất cả các nước thành viên, nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng cho công dân và pháp nhân có tác phẩm được bảo hộ Đó cũng là sự bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các nước thành viên.

2.2 Các đối tượng bảo hộ của Công ước Berne

Công ước Berne dành sự bảo hộ cho tất cả các ý tưởng về sản phẩm trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật và khoa học được định hình dưới dạng vật chất nhất định đã hoặc sẽ có trong tương lai, không phân biệt hình thức và cách thức thể hiện, không lệ thuộc bởi bất kỳ thủ tục hình thức nào như là việc đăng ký, nộp lưu chiểu. Quy định này bắt nguồn từ triết lý “ quyền tự động phát sinh”, nguyên tắc bảo hộ tự động Các liệt kê tại Điều 2 của Công ước bao gồm nhiều loại hình tác phẩm được bảo hộ Theo yêu cầu mới của sự bảo hộ ở các nước đang phát triển, loại hình văn học, nghệ thuật dân gian đã được bổ sung tại Hội nghị Stockholm năm 1967 Công ước Berne đã trao cho những quốc gia mà văn học dân gian là một phần của di sản của họ khả năng bảo hộ nó 5

4 Vũ Thị Phương Lan, Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật – Tạp chí luật học số 6/2005

5 Vũ Mạnh Chu, Công ước Berne hài hoà lợi ích bản quyền toàn cầu , Website Cục bản quyền tác giả ngày 21/10/2008 - http://www.cov.gov.vn/Vietnam/viewNew.asp?newIdA0&rd 090116pu5153 Đối tượng được Công ước Berne bảo hộ khá đa dạng và đã bao trùm được nhiều sản phẩm trí tuệ của người sáng tạo Tuy nhiên, Công ước cũng chưa bao quát được một vài đối tượng như các chương trình máy tính và các sản phẩm của công nghệ đa phương tiện Sự không hoàn chỉnh này chủ yếu là do nền công nghệ thông tin thế giới phát triển quá nhanh đã làm xuất hiện những hình thức sao chép mới, chính xác và nhanh hơn rất nhiều so với các phương tiện truyền thống Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, Hiệp định TRIPS 1994 đã bổ sung chương trình máy tính và sưu tập dữ liệu vào loại hình tác phẩm được bảo hộ Việc loại trừ các loại hình không được bảo hộ cũng được quy định cụ thể để các quốc gia thành viên áp dụng Công ước quy định sẽ không bảo hộ những tin tức thời sự hay sự việc vụn vặt chỉ mang tính chất thông tin báo chí Công ước Berne cũng cho phép các quốc gia có quyền quyết định việc có bảo hộ các văn bản pháp luật hay không Như vậy cùng với sự phát triển của nhân loại, tác phẩm được bảo hộ luôn luôn được bổ sung để có thể thực hiện bảo hộ trên toàn cầu các sáng tạo văn học, nghệ thuật và khoa học

2.3 Các quyền tác giả được Công ước Berne bảo hộ

Theo Công ước Berne, tác giả sẽ được hưởng hai loại quyền: quyền tinh thần (quyền nhân thân) và quyền kinh tế (quyền tài sản).

Công ước quy định các quyền độc quyền của tác giả bao gồm quyền sao chép, quyền phân phối, quyền dịch, quyền phóng tác, quyền biểu diễn công cộng, quyền kể lại trước công chúng, quyền phát sóng, quyền truyền thông tới công chúng, quyền bán lại tác phẩm nghệ thuật gốc Khi xuất hiện các hiệp ước về Internet: WIPO Copyright Treaty (WCT) và WIPO Performance and Phonograms Treaty (WPPT), khái niệm sao chép kỹ thuật số, các quyền truyền kỹ thuật số, biện pháp công nghệ và thông tin quản lý quyền ra đời để có thể bảo vệ được quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật số Các quyền độc quyền trên là quyền kinh tế của tác giả, do tác giả trực tiếp thực hiện hoặc cho phép các tổ chức, cá nhân khác thực hiện Việc khai thác các quyền này sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho tác giả để tái đầu tư cho sáng tạo mới và thúc đẩy lao động sáng tạo của các tổ chức, cá nhân

Tác giả có toàn quyền cho phép hay ngăn cấm người khác sử dụng hay phổ biến tác phẩm của mình và giữ độc quyền cho mọi hình thức khai thác sử dụng Tất cả những hoạt động nếu không được tác giả cho phép bằng văn kiện, đều vi phạm bản quyền Ngoài ra tác giả cũng được hưởng lợi ích khi bán lại tác phẩm gốc đã chuyển nhượng Quyền này nguyên văn trong Công ước là quyền “Droit de suit” chỉ được áp dụng với tác phẩm mỹ thuật nguyên bản và bản thảo viết tay Quyền này chỉ được lựa chọn áp dụng nếu luật pháp quốc gia của tác giả thừa nhận sự bảo hộ.

Nội dung của quyền tinh thần trong Công ước Berne bao gồm quyền đứng tên tác giả trên tác phẩm, quyền đặt tên và quyền được tôn trọng sự toàn vẹn của tác phẩm, phản đối bất kỳ sự xuyên tạc, cắt xén hay sửa đổi hoặc vi phạm khác có thể làm phương hại đến danh dự, tiếng tăm của tác giả Đối với quyền đặt tên của tác giả, tác giả có thể công bố tác phẩm theo bút danh hoặc vô danh Đối với quyền được tôn trọng sự toàn vẹn của tác phẩm, Công ước Berne quy định quyền chống lại việc làm biến dạng, cắt xén hoặc thay đổi khác tác phẩm Công ước cũng không quy định về hạn chế việc từ bỏ quyền tinh thần Các quyền tinh thần vĩnh viễn thuộc về tác giả, dẫu là các quyền kinh tế đã được chuyển nhượng hay không

2.4 Giới hạn đối với quyền tác giả

Tuy nhiên, sự bảo hộ quyền tác giả trong Công ước Berne không tuyệt đối. Để dung hoà quyền lợi của tác giả và nhu cầu chính đáng của người sử dụng tác phẩm, Công ước dự trù những biệt lệ chính giới hạn sự bảo hộ:

 Những trường hợp được phép sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền (khai thác tự do)

Một tác phẩm có thể được khai thác tự do (free use), không cần xin phép người giữ bản quyền và không phải trả phí tác quyền, miễn là được sử dụng một cách công minh (fair use) và theo một số điều kiện nhất định Công ước Berne cho phép trong những trường hợp nhất định, nếu việc sử dụng tác phẩm (trích dẫn, in lại, phát sóng lại) với mức độ phù hợp với thông lệ, không nhằm mục đích kinh doanh và không xâm hại tới việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây thiệt hại bất hợp lý cho những quyền lợi hợp pháp của tác giả (theo Công ước Berne còn được gọi là phép thử ba bước) thì việc sử dụng đó không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm trong những trường hợp này phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm

 Những trường hợp được phép sử dụng tác phẩm không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền

Thái Lan

Bảo hộ quyền tác giả là một khía cạnh quan trọng trong bảo vệ quyềnSHTT tại Thái Lan Bảo hộ quyền tác giả ở Thái Lan đã có lịch sử phát triển được hơn một trăm năm, được mở đầu bằng việc ban hành đạo luật The Announcement of the Vajiranana Library (1892) Trong giai đoạn đầu, phạm vi bảo hộ rất hạn chế. Thái Lan chỉ áp dụng bảo hộ quyền tác giả với tiểu thuyết và thơ Hiện nay, phạm vi bảo hộ bản quyền đã được mở rộng và pháp luật bản quyền của Thái Lan đã được điều chỉnh để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế được thừa nhận

Thái Lan trở thành thành viên của Công ước Berne vào ngày 17/07/1931.

Sở dĩ Thái Lan gia nhập Công ước Berne từ khá sớm như vậy là do xu hướng Âu hoá ở quốc gia này đã xuất hiện từ rất sớm Thái Lan là quốc gia đi đầu trong xu hướng này ở châu Á Từ thế kỷ thứ 18, Chính phủ Thái Lan đã mời các giáo viên nước Anh sang dạy học tại nước mình Cũng bởi lẽ đó, xu hướng Âu hoá đã có tác động tới mọi mặt kinh tế - văn hoá - xã hội ở Thái Lan

Sau khi gia nhập Công ước Berne, Thái Lan đã triển khai nhiều hoạt động nhằm thực thi tốt vấn đề bảo hộ quyền tác giả Mở đầu cho các hoạt động này, Thái Lan đã ban hành Đạo luật bản quyền B.E 2474 vào năm 1931 Sau đó, cùng với tình hình thực tiễn bảo hộ quyền tác giả, Thái Lan đã sửa đổi, thay thế các luật bản quyền của mình cho phù hợp Đạo luật bản quyền hiện hành đang được thực thi tại Thái Lan là Luật bản quyền B.E.2537 năm 1994 có hiệu lực từ tháng 3 năm 1995. Luật bản quyền B.E.2537 tương đối phù hợp với Công ước Berne và hiệp định TRIPS mà Thái Lan ký kết sau này, nên được gọi là “Berne Plus” Trong năm 2005, Thái Lan cũng đã ban hành luật sản xuất các sản phẩm CD (Production of CD Products Act, B.E 2548) để ngăn ngừa tình trạng vi phạm bản quyền phổ biến với các tác phẩm âm nhạc. Đối với khuôn khổ thể chế, Chính phủ Thái Lan thành lập Cục Sở hữu trí tuệ (DIP) vào năm 1992 Mục tiêu ban đầu chỉ là để quản lý bản quyền tác giả, bằng sáng chế, các vấn đề về SHTT, và hợp tác với các cơ quan có liên quan trong nước và quốc tế DIP đã thúc đẩy việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ cho các mục đích thương mại và phối hợp thực thi các hoạt động liên quan với các cơ quan chính phủ.Trong năm 1997, Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Tòa án Thương mại Quốc tế (IP & ITCourt) được thành lập Trung tâm có độc quyền thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ Bên cạnh đó, trong năm 2008, DIP cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo, hội nghị xung quanh vấn đề SHTT và bản quyền nhằm nâng cao nhận thức về lĩnh vực này cho các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp ở Thái Lan.

Trong những nỗ lực nhằm thực thi tốt việc bảo hộ quyền tác giả, Chính phủ Thái Lan đã đạt được một số những kết quả đáng ghi nhận Trước hết phải kể đến nhận thức của các tác giả trong việc đăng ký bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học Số lượng giấy chứng nhận bản quyền tác giả đều tăng lên qua các năm Có thể thấy điều này qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 1: Số Quyền tác giả đăng ký từ năm 1998 đến năm 2005

Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan (DIP) Theo số liệu thống kê ở bảng trên, có thể thấy số lượng giấy chứng nhận bản quyền tác giả ở Thái Lan đã tăng lên một cách đáng kể sau khi DIP đi vào hoạt động và IP & IT Court được thành lập Điều này phản ánh ý thức của các chủ sở hữu quyền trong việc đăng ký bảo hộ các tác phẩm của mình ngày càng được nâng cao rõ rệt Thêm nữa, các tác phẩm được đăng ký bảo hộ bản quyền ở Thái Lan khá đa dạng, bao gồm nhiều loại hình tác phẩm Bằng cách phân loại các tác phẩm, số lượng giấy chứng nhận quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc xếp ở vị trí đầu tiên Trong tổng số giấy chứng nhận bản quyền tính từ năm 1992 đến năm 2005, có

66340 giấy chứng nhận cho các tác phẩm âm nhạc Số lượng các tác phẩm nghệ thuật hội hoạ được đăng ký đứng ở vị trí thứ hai, tổng số là 18129 7 Điều này cho thấy nhận thức của các tác giả trong việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả được nâng lên trong nhiều lĩnh vực như âm nhạc, hội hoạ, văn học

Một thành công nữa của Thái Lan đó là tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm đã dần được cải thiện Tỷ lệ vi phạm trong lĩnh vực này ở Thái Lan là 80% vào năm

7 Brief Notes on Copyright protection in Thailand - www.itd.or.th/th/node/427

2003 8 Hiện tại, tỷ lệ vi phạm này giảm xuống mức 75% 9 Tuy đây chưa phải là một mức giảm lớn nhưng đã cho thấy bảo hộ quyền tác giả với phần mềm máy tính dần có những bước chuyển biến tích cực.

Hiện nay, vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ nhận được sự quan tâm nhiều nhất của các phương tiện truyền thông và chính phủ là sự vi phạm bản quyền, đặc biệt là việc sao chép và phân phối phần mềm, phim và âm nhạc Bán lẻ các CD và DVD vi phạm bản quyền, được sản xuất trong nước và nhập khẩu, là khá phổ biến ở Bangkok Theo Tòa án IP & IT, số lượng các vụ án đối với người bán hoặc các nhà phân phối đĩa CD và DVD vi phạm bản quyền chiếm hơn 60% tổng số các trường hợp vi phạm bản quyền Đối với lĩnh vực điện ảnh, tỷ lệ vi phạm bản quyền cũng có dấu hiệu gia tăng với 598 trường hợp vi phạm năm 2004 và 983 trường hợp vào năm 2005 Có tất cả 2943 trường hợp vi phạm bản quyền trong năm 2005 và 2793 trường hợp trong năm 2004 10 Cũng theo một báo cáo của Cục SHTT Thái Lan về tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2008 thì tỷ lệ vi phạm SHTT nói chung và bản quyền tác giả vẫn ở mức cao, có trường hợp có dấu hiệu gia tăng.

Bên cạnh những thành công bước đầu, việc thực thi quyền tác giả ở TháiLan vẫn còn những hạn chế Hiệu quả việc thực thi bảo hộ quyền tác giả vẫn là một vấn đề cần nhiều nỗ lực từ phía Chính phủ, các cơ quan chức năng và người dânThái Lan.

Trung Quốc

Bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng là một lĩnh vực quan trọng trong việc mở rộng hợp tác quốc tế, phát triển kinh tế xã hội ở Trung Quốc Trong nhiều năm, Trung Quốc được biết đến như một “thiên đường của nạn làm hàng giả”, vấn đề vi phạm SHTT ở quốc gia này rất nghiêm trọng SHTT là

8 http://vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/Bao-dong-ve-vi-pham-ban-quyen-phan-mem-tai-Viet-Nam/

9 Tăng cường xử lý các vi phạm bản quyền phần mềm, http://cuocsongso.vtv.vn/TinTucSuKien/2009/3/7/215196/

10 Brief Notes on Copyright protection in Thailand - www.itd.or.th/th/node/427 mối quan tâm hàng đầu đối với nhiều nước, một trong những khúc mắc lớn trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của Trung Quốc

Dưới sức ép của điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để trở thành thành viên của WTO, Trung Quốc phải nghiêm chỉnh thực thi Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan tới SHTT Bởi vậy, Trung Quốc đã gia nhập Công ước Berne vào ngày 15/10/1992, theo thoả thuận của TRIPS

Vấn đề bảo hộ quyền tác giả đã được thực thi tại Trung Quốc trong nhiều năm Luật bản quyền Trung Quốc đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/6/1991 Trước khi Công ước Berne có hiệu lực, Trung Quốc đã ban hành một số điều luật nhằm tiếp tục thực hiện một số vấn đề mà Luật bản quyền Trung Quốc còn chưa phù hợp với Công ước Berne Sau khi gia nhập Công ước Berne, nhằm đảm bảo cho việc thực thi bảo hộ quyền tác giả, Trung Quốc chủ trương ban hành sửa đổi hệ thống pháp luật về quyền tác giả Trung Quốc cũng đã thông qua luật bảo hộ bản quyền trực tuyến có hiệu lực vào ngày 30/5/2005 nhằm ngăn chặn việc vi phạm tác quyền trên Internet đối với các dịch vụ đăng tải thông tin, lưu trữ, tìm kiếm tác phẩm văn học, âm thanh, hình ảnh, video Để tăng cường quản lý, Trung Quốc từng bước hình thành các cơ quan quản lý quyền tác giả cấp địa phương và cấp quốc gia Cục Bản quyền Trung Quốc có trách nhiệm quản lý và thực thi các vấn đề về bảo hộ quyền tác giả với sự phối hợp của các sở, ban, ngành quản lý tại các địa phương Bên cạnh đó, một hệ thống đăng ký hợp đồng uỷ quyền cũng được đưa vào hoạt động tại Trung Quốc để ngăn chặn việc sử dụng trái phép các phần mềm máy tính, sách, bản ghi âm ghi hình nước ngoài Hơn nữa, một hệ thống đăng ký tự nguyện đã được triển khai nhằm nâng cao nhận thức tự bảo vệ bản quyền của chủ sở hữu và để cung cấp bằng chứng trong các trường hợp tranh chấp liên quan đến quyền tác giả Cục Bản quyền Trung Quốc cũng phối hợp cùng phòng quản lý in ấn và xuất bản để nâng cao việc quản lý các ấn phẩm nghe nhìn và điện tử 11 Đồng thời, các hoạt động tuyên truyền, đào tạo và phổ biến kiến thức về bản quyền, các chiến dịch chống lại vi phạm bản quyền cũng

11 Administrative Management and enforcement of copyright in China - http://www.law.duke.edu/shell/cite.pl?9+Duke+J.+Comp.+&+Int%27l+L.+249 được triển khai ở Trung Quốc Trong năm 2008, Hiệp hội Quản lý Bản quyền Nghe Nhìn được thành lập ở Trung Quốc nhằm quản lý những vấn đề liên quan đến audio và video; giải quyết những tranh chấp về bản quyền, liên quan đến các chương trình video và audio do các trang web Karaoke, các trạm radio, TV, các website sử dụng và có trách nhiệm thu phí bản quyền Karaoke từ Hiệp hội Nghe Nhìn Trung Quốc, có quyền ứng dụng các biện pháp hành chính, dân sự thậm chí hình sự để trừng phạt những kẻ vi phạm bản quyền

Những nỗ lực của Trung Quốc trong việc thực thi quyền tác giả đã có một số kết quả nhất định Nhận thức của các tác giả trong việc bảo hộ các tác phẩm của mình được nâng lên thông qua nhiều hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền.

Trong năm 2007, việc chống sao chép lậu phần mềm tại quốc gia này đã có những chuyển biến lớn Những chiếc PC mới tại Trung Quốc được đưa tới tay người tiêu dùng với phần mềm cài đặt hợp pháp Các cơ quan bộ ngành thuộc chính phủ và các hãng kinh doanh cũng mua nhiều phần mềm hợp pháp hơn

Trong lĩnh vực bản quyền trên Internet, Trung Quốc nỗ lực ngăn chặn các vi phạm bản quyền trong năm 2008, đặc biệt là việc tải nhạc, phim bất hợp pháp và đang tìm kiếm các biện pháp thắt chặt quản lý, kiểm soát Internet Chính phủ cũng cam kết kiên quyết áp dụng các chế tài xử lý đủ mạnh với các trường hợp vi phạm, thậm chí dùng xe tiêu huỷ những sản phẩm này.

Trong lĩnh vực xuất bản, Trung Quốc đã hình thành khung hệ thống pháp luật về báo chí và xuất bản xoay quanh “Luật về quyền tác giả”, xây dựng hệ thống hành pháp dưới sự bảo vệ của cả tư pháp lẫn hành chính Chỉ riêng năm 2007, các cơ quan quản lý hành chính bản quyền Trung Quốc đã tịch thu hơn 70 triệu ấn phẩm xâm phạm bản quyền, trong đó có hơn 10 triệu cuốn sách ăn cắp bản quyền 12

Có thể nói, trong nhiều năm, Trung Quốc bị xem là quốc gia có tỷ lệ sao chép lậu thuộc hàng cao nhất trên thế giới Việc sao chép bất hợp pháp, làm giả, làm nhái các sản phẩm trí tuệ ở Trung Quốc là khá phổ biến

12 Điểm lại chặng đường cải cách mở cửa của ngành xuất bản Trung Quốc trong 30 năm qua ,http://www.vietnamchina.gov.vn/cvweb/vcc/info/Article.jsp?a_no3355&col_noU2

Tình hình vi phạm SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng ở quốc gia này vẫn còn nghiêm trọng, trước và sau khi gia nhập WTO, theo đánh giá của nhiều nước, tỷ lệ vi phạm còn ở mức cao và vẫn chưa có nhiều tiến triển đáng kể

Vi phạm bản quyền phần mềm vẫn là một vấn đề khá nghiêm trọng ở Trung Quốc Theo Business Software Alliance (BSA) - một tập đoàn về công nghệ mà Microsoft là thành viên, các công ty phần mềm bị mất khoảng 3,9 tỉ USD tại quốc gia này trong năm 2005 Thông báo của BSA cho thấy 86% phần mềm cài đặt trong các máy tính xách tay tại Trung Quốc trong năm 2005 là phần mềm lậu 13 Con số này đưa Trung Quốc trở thành quốc gia có tỷ lệ sao chép phần mềm lậu cao thứ 4 thế giới, gần bằng Pakistan và đứng sau Zimbabwe, Indonesia

Tình trạng vi phạm bản quyền trên Internet cũng khá phức tạp, đặc biệt là thị trường nhạc số, phần lớn là tải nhạc bất hợp pháp Tình trạng vi phạm bản quyền trên Internet đã gây thiệt hại khá lớn cho ngành thông tin Theo một quan chức thuộc Cục Bản quyền Trung Quốc, năm 2008, số lượng các vi phạm bản quyền trực tuyến đã tăng gấp đôi so với 2 năm trước cộng lại, ngày càng khó đối phó.

Có thể thấy rằng, bảo hộ quyền tác giả ở Trung Quốc, bên cạnh những mặt còn hạn chế cần khắc phục, cũng đã dần có những bước tiến triển quan trọng Tuy vậy, hiệu quả thực thi Công ước Berne còn chưa cao và cần nỗ lực nhiều hơn nữa từ phía Chính phủ, các cơ quan và người dân Trung Quốc.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỰC THI CÔNG ƯỚC

Những mặt tích cực của việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne

1.1 Tham gia vào bảo hộ quyền tác giả trên phạm vi toàn cầu

Như đã đề cập ở trên, do có tính chất lãnh thổ nên quyền tác giả được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia gốc Do vậy, để bảo hộ hiệu quả quyền tác giả trên phạm vi toàn cầu thì lựa chọn không thể khác cho các quốc gia là việc ký kết và tham gia các điều ước quốc tế về quyền tác giả Trong các điều ước này, quan trọng nhất phải kể đến vai trò của Công ước Berne - công ước quốc tế đầu tiên và quan trọng nhất về quyền tác giả

Nếu Việt Nam không gia nhập Công ước Berne thì công dân Việt Nam chỉ được bảo hộ quyền tác giả trong phạm vi lãnh thổ rất hạn chế (lãnh thổ Việt Nam).Trong trường hợp tác phẩm của họ bị sử dụng trái phép ở nước khác thì họ không thể yêu cầu bảo hộ tác quyền cho mình Việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne sẽ giải quyết được vấn đề trên, theo đó công dân Việt Nam sẽ được bảo hộ quyền tác giả tại tất cả các nước thành viên Liên hiệp Berne Có thể lấy ví dụ về trường hợp tranh của các danh hoạ Việt Nam, như Bùi Xuân Phái, Tô Ngọc Vân bị làm giả và được bán đấu giá ở Singapore, Anh Trong trường hợp này, khi Việt Nam đã gia nhập Công ước Berne, các hoạ sỹ của Việt Nam có quyền khởi kiện và được bảo vệ quyền tác giả trên phạm vi thế giới Tham gia Công ước Berne, các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học của Việt Nam sẽ được bảo hộ quyền tác giả trên phạm vi 163 nước thành viên khác của Liên hiệp Berne Điều này càng trở nên cần thiết trong kỷ nguyên kỹ thuật số ngày nay, khi mà các tác phẩm đều dễ dàng được số hoá và truyền trên mạng Internet, dễ dàng vượt qua biên giới quốc gia để đến với người sử dụng trên toàn cầu

1.2 Phù hợp với những tiêu chuẩn của WTO trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Việt Nam phải chịu những sức ép phát sinh từ điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới Trong đó vấn đề bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng theo những chuẩn mực quốc tế trên quy mô toàn cầu được đặt ra như một điều kiện không thể thiếu Khách quan mà nói thì việc tham gia Công ước Berne là một yêu cầu tất yếu đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực bảo hộ SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng Để trở thành thành viên của WTO, tham gia Hiệp định TRIPS là yêu cầu bắt buộc của lộ trình này Do vậy, Việt Nam gia nhập Công ước Berne theo thoả thuận của TRIPS là điều kiện cần thiết của việc gia nhập WTO. Thêm nữa, gia nhập Công ước Berne sẽ có ảnh hưởng tốt hơn tới hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng Điều này sẽ thúc đẩy khả năng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và việc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam

1.3 Những lợi ích mà Công ước Berne đem lại Động lực mạnh mẽ thúc đẩy các quốc gia tham gia ngày càng nhiều vàoCông ước Berne là những lợi ích hiển nhiên do chính Công ước mang lại WIPO đã tổng kết kinh nghiệm thực tế của hơn 120 năm áp dụng, phát triển Công ước và đã rút ra kết luận chung là quyết định gia nhập Công ước Berne của một nước là một hành động vì lợi ích của chính nước đó

1.3.1 Lợi ích về mặt xã hội

 Môi trường lành mạnh cho sáng tạo

Việc gia nhập Công ước Berne góp phần tạo dựng một môi trường lành mạnh cho sáng tạo Trở thành thành viên của Công ước, Việt Nam đã hòa nhập trong sân chơi mới, ở đó có những luật chơi có tác dụng làm lành mạnh môi trường văn hóa của các nước thành viên Có mặt trong sân chơi này, môi trường văn hóa Việt Nam sẽ được thanh lọc, tình trạng vi phạm bản quyền, dùng tác phẩm của người khác để khai thác lợi nhuận dần bị loại trừ Việc đảm bảo quyền tác giả là cơ hội cho các nhà sản xuất làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng với giá cả hợp lý, tạo điều kiện cho người tiêu dùng được hưởng thụ những sản phẩm văn hoá có chất lượng Tham gia Công ước Berne với những thách thức, khó khăn mới cũng là một sức ép - một sức ép lành mạnh cho những đối tượng hoạt động trong lĩnh vực khai thác quyền tác giả

Tham gia Công ước Berne, các tác phẩm của các tác giả tự động được bảo hộ tại tất cả các nước thành viên Các tác giả cũng có thể được hưởng những lợi ích kinh tế tại các thị trường rộng lớn hơn nhiều so với thị trường trong nước Khi công sức được công nhận, quyền lợi chính đáng được bảo hộ nghiêm túc, các tác giả sẽ có nhiều động lực để thúc đẩy sáng tạo Mặt khác, khi không trả nổi phí tác quyền rất cao cho các tác phẩm quốc tế, các nhà phát hành sách, nhạc sẽ chú ý đến các tác giả trong nước nhiều hơn Vừa được bảo vệ quyền lợi tốt hơn, vừa có thêm thị trường, các tác giả Việt Nam sẽ có thêm hứng khởi để sáng tác Đồng thời, nếu thực hiện nghiêm chỉnh Công ước, Việt Nam sẽ phải tiến đến nền “văn hoá bản quyền”, qua đó trình độ dân trí và ý thức pháp luật được nâng cao Dĩ nhiên, ngay cả ở các nước tiên tiến, nơi khái niệm bản quyền đã bắt rễ và được củng cố từ mấy thế kỷ, vẫn còn những trường hợp vi phạm Song, đó là những hành vi cá biệt, và tiêu chí chung là phải tôn trọng tài sản trí tuệ của người khác.

 Khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng ngành công nghiệp bản quyền

Việc gia nhập Công ước Berne có thể làm cho vị thế cạnh tranh của các tác giả tại thị trường nội địa tăng lên, bởi vì các tác phẩm của tác giả nước ngoài chỉ có thể được đưa vào thị trường các quốc gia thành viên khi được họ cho phép; mặt khác cũng không thể duy trì được lâu trên thị trường các tác phẩm nước ngoài với giá thấp hơn giá nội địa bởi những đòi hỏi của việc uỷ quyền phân phối tác phẩm không cho phép như vậy Đây có thể được xem như là một yếu tố quan trọng đối với việc khuyến khích sáng tạo và phát triển cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp quyền tác giả trong nền kinh tế thị trường của các quốc gia thành viên.

 Nâng cao chất lượng thị trường sách dịch

Tham gia Công ước Berne, người Việt Nam có thể được thưởng thức nhiều sản phảm trí tuệ hay hơn không chỉ vì nguồn lực sáng tạo trong nước được thúc đẩy, mà còn vì chất lượng nguồn tác phẩm nước ngoài vào Việt Nam được chọn lọc kỹ hơn Bởi từ ngày 26-10-2004, muốn dịch một tác phẩm của các nước thành viên Công ước sang tiếng Việt để sử dụng ở Việt Nam, người sử dụng phải được sự đồng ý và trả phí sử dụng cho người giữ bản quyền tác phẩm, vì thế, họ sẽ phải nghiên cứu kỹ hơn, cân nhắc chi phí và hiệu quả trước khi quyết định kinh doanh Về lâu dài, các nhà xuất bản và phát hành sách trong nước phải hạn chế đầu sách dịch theo xu hướng chọn lọc chất lượng Dịch phẩm sẽ tập trung vào bản quyền có giá trị, có thương hiệu trên thị trường thế giới, các tác phẩm đã quá thời hạn bảo hộ, những

“kinh điển” của văn học thế giới Và có thể điều này giúp độc giả được thưởng thức những tác phẩm có chất lượng cao hơn, những bản dịch có giá trị thực sự, vì “một nhà xuất bản hay một tác giả nước ngoài rất có thể sẽ cho kiểm tra lại xem sách dịch có cẩn thận, có đúng không rồi mới cho phép phát hành sách dịch”

1.3.2 Lợi ích về mặt kinh tế

 Lợi ích kinh tế vĩ mô

Không phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội của một nước, một khi đã gia nhập Công ước Berne thì quốc gia đó trở thành một bộ phận của hệ thống bảo hộ quốc tế về quyền tác giả đối với các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trong hệ thống thương mại quốc tế Đây là một điều hết sức quan trọng đối với quá trình giao lưu văn hoá, trao đổi thông tin, công nghệ và các sản phẩm công nghiệp giải trí.

Hơn thế nữa, các chuẩn mực thực chất của Công ước Berne được ghi nhận trong Hiệp định TRIPS với tư cách là những chuẩn mực cần thiết tối thiểu cho việc bảo hộ tài sản trí tuệ sẽ đóng một vai trò thiết yếu để các quốc gia có thể đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng thông qua việc trao đổi hàng hoá dịch vụ với nước ngoài Những cam kết quan trọng do hội viên của Liên hiệp Berne đưa ra về việc sẽ áp dụng những biện pháp chính trị cần thiết để bảo hộ quyền và lợi ích của tác giả nước ngoài cũng có thể là những điều kiện đầu tiên bảo đảm cho sự thành công của hợp tác quốc tế, kể cả việc thu hút thêm đầu tư nước ngoài vào các khu vực kinh tế khác bên cạnh lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

 Triển vọng về đầu tư và thị trường

Tham gia Công ước Berne tạo cơ hội cho các nhà đầu tư tài chính và dịch vụ ở lĩnh vực này của Việt Nam có thể thực hiện thuận lợi việc chuyển giao quyền tác giả của các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học có lợi thế, góp phần tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân Trong quan hệ quốc tế, văn hóa luôn được coi là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá đối tác, vì thế, đây sẽ là một cơ hội cho sự đầu tư và phát triển của Việt Nam Đồng thời, cũng có nhiều cơ hội, triển vọng về đầu tư và mở rộng thị trường các sản phẩm hàng hóa, văn học,nghệ thuật của Việt Nam tại các nước thành viên Liên hiệp Berne.

Những mặt hạn chế của việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne

Gia nhập Công ước Berne cũng mang lại cho Việt Nam một số những hạn chế, khó khăn khi mà “lưng vốn” của nước ta còn nghèo nàn, cả về vật chất và năng lực sáng tạo Tham gia Công ước Berne, đây thực sự là một sân chơi mới cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này ở nước ta, song cũng đặt ra những vấn đề khó khăn và hạn chế khi hội nhập.

 Thủ tục giao dịch bản quyền phức tạp hơn

Các đơn vị kinh doanh nói chung và các nhà xuất bản Việt Nam nói riêng sẽ phải thực hiện những thủ tục về giao dịch bản quyền phức tạp hơn so với trước đây.Giám đốc một công ty phát hành sách đã cho biết việc đàm phán mua bản quyền sách với đối tác nước ngoài sẽ không đơn giản, có khi phải mất cả năm trời Gia nhập Công ước Berne thì các thủ tục giao dịch bản quyền sẽ phải làm theo tuần tự, sẽ thành quy chế Nó đòi hỏi thời gian để làm quen Ngay cả trong trường hợp các nhà xuất bản được phép dịch sách mà không phải trả phí tác quyền thì các thủ tục phải tiến hành để xin được giấy phép làm bản dịch cũng không hề đơn giản Các đơn vị phát hành sách phải thực hiện nghiêm chỉnh những thủ tục về bản quyền để có thể được cấp phép dịch.

 Giá sách dịch sẽ đắt hơn Đây là một hạn chế rõ rệt và hay được nhắc đến Giá sách dịch ở Việt Nam sẽ cao hơn, trong khi giá sách nói chung đã tương đối cao so với sức mua của người đọc Giá của những dịch phẩm phải thay đổi vì trước đây cơ cấu giá thành chỉ tính vấn đề dịch giả, không tính bản quyền Khi đối tác nước ngoài đặt vấn đề tài chính về bản quyền thì các nhà xuất bản sẽ phải điều chỉnh khống chế số lượng ấn phẩm. Chính những chi phí cho việc xuất bản sách dịch cao hơn, lượng sách dịch có thể bị hạn chế để đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho các đơn vị xuất bản có thể khiến sách dịch được định giá cao hơn Nhiều người cũng lo ngại rằng nếu thực thi nghiêm túc Công ước Berne thì sẽ không có lợi cho người tiêu dùng do giá cả của các tác phẩm được bảo hộ bản quyền hợp pháp sẽ cao hơn, không còn hàng giá rẻ nữa.

 Phải đối mặt với các vụ kiện vi phạm bản quyền nước ngoài

Có thể nói, chính vì tình trạng sao chép lậu, sử dụng trái phép, tình trạng vi phạm quyền tác giả nghiêm trọng như hiện nay, Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với những vụ kiện về xâm phạm quyền tác giả nước ngoài, và những yêu cầu đòi bồi thường không nhỏ Bất kỳ sự tham gia nào cũng có hai mặt: quyền lợi và nghĩa vụ Các tác phẩm của Việt Nam được bảo hộ trong 163 nước thành viên khác của Liên hiệp Berne Ngược lại, Việt Nam cũng phải có nghĩa vụ bảo hộ các tác phẩm của các nước này ở Việt Nam Ở mức phát triển hiện nay, dĩ nhiên là đối với Việt Nam, nghĩa vụ nặng hơn quyền lợi rất nhiều Cụ thể nhất là sau khi gia nhập Công ước Berne, giới văn nghệ sỹ Việt Nam không còn được vô tư sao chép, sử dụng các tác phẩm nước ngoài, mà bắt buộc phải xin phép tác giả và trả phí bản quyền Các cá nhân, tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước Berne đang loay hoay tìm một lối ra cho mình.

Qua những phân tích trên đây, có thể thấy vấn đề gia nhập Công ước Berne mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích hơn những khó khăn, hạn chế mà nước ta có thể gặp phải Do đó, việc gia nhập Công ước Berne là rất cần thiết Đã đến lúc Việt Nam không nên tiếp tục đi ngược lại xu thế phát triển quốc tế Việt Nam không thể phát triển mà không có sự liên hệ gắn bó với cộng đồng quốc tế Có thể khẳng định rằng, đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, nơi mà các vi phạm tác quyền vẫn đang diễn ra thường xuyên, thì việc gia nhập Công ước này là vô cùng cần thiết Mặc dù còn những khó khăn khi tham gia Công ước, tuy nhiên, theo ông Đỗ Khắc Chiến, người đã từng giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Bản quyền, một trong những người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, âm thầm chuẩn bị cho việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne đã cho biết: “Đáng lẽ chúng ta nên vào từ lâu rồi Việc ngần ngại gia nhập Công ước Berne là thái độ hoàn toàn có thể hiểu được vì bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung, bảo hộ quyền tác giả nói riêng còn mới mẻ ở nước ta Trước tiên, cần hiểu rằng, triết lý nền tảng của mọi quy định trong Công ước là làm thế nào để sử dụng tối đa nguồn lực con người, trong đó chủ yếu là tài sản trí tuệ Công ước không phải là những quy định để trừng phạt, kiện tụng lẫn nhau, mà đó là sự hợp tác quốc tế, hướng đến mục tiêu chung là phát triển xã hội”

Không những vậy, cũng cần hiểu rằng, những hạn chế của việc gia nhập Công ước Berne mang lại cho Việt Nam chỉ là những khó khăn trước mắt do Việt Nam chưa đạt tới trình độ phát triển cao như nhiều nước trên thế giới Công ước Berne là điều ước quốc tế thể hiện trình độ phát triển cao, do vậy, ở mức phát triển như hiện nay, những khó khăn mà Việt Nam gặp phải khi tham gia Công ước chỉ là những khó khăn tạm thời Còn những mặt tích cực, những lợi ích to lớn mà Công ước đem lại sẽ có tác động lâu dài đối với sự phát triển kinh tế văn hoá xã hội của Việt Nam, góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập sâu và nền kinh tế thế giới của nước ta Do vậy, gia nhập Công ước Berne là rất cần thiết và hoàn toàn đúng đắn. Đó sẽ là một yêu cầu quan trọng góp phần thúc đẩy vấn đề thực thi bảo hộ quyền tác giả; đẩy mạnh hoạt động sáng tạo của người dân Việt Nam nhằm phát huy nội lực trong sự nghiệp phát triển đất nước Từ đó, năng lực sáng tạo trong cơ chế thị trường xuyên quốc gia về sở hữu trí tuệ tiếp tục được thúc đẩy phát triển

II ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TƯƠNG THÍCH GIỮA CÁC QUY ĐỊNHPHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ CÔNG ƯỚC BERNE

Quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả

Trong khi trên thế giới khái niệm quyền tác giả đã có bề dày hàng thế kỷ thì ở Việt Nam, lĩnh vực này còn khá mới mẻ và phức tạp Lịch sử hình thành và phát triển của nó còn rất khiêm tốn Ý tưởng bảo hộ quyền tác giả đã được hình thành từ bản Hiến pháp đầu tiên vào năm 1946 Trong bản Hiến pháp, Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận những quyền cơ bản của công dân liên quan đến quyền tác giả nhưng những quy định này còn chung chung chưa chắc chắn gắn với quyền tác giả.

Thuật ngữ quyền tác giả mới chỉ được đưa vào pháp luật Việt Nam từ khoảng đầu những năm 80 Hiến pháp 1980 lần đầu tiên đề cập đến quyền lợi của tác giả Tuy vậy, bản Hiến pháp này cũng chưa đưa ra một cơ chế pháp lý thực hiện quyền ấy Phải tới Hiến pháp 1992, bảo hộ quyền tác giả mới chính thức được đưa ra và được đảm bảo từ phía nhà nước Đây có thể coi là cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc bảo hộ quyền tác giả Việt Nam Theo đó, “công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kinh tế, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá và nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp” Một hệ thống pháp luật dành riêng cho tác giả chỉ bắt đầu được hình thành từ năm 1986 với Nghị định 142/ HĐBT và Thông tư số 04/VH-TT ngày 7/1/1987 của Bộ Văn hoá – Thông tin hướng dẫn, giải thích Nghị định Như vậy, lần đầu tiên ở Việt Nam, một văn bản riêng biệt về quyền tác giả đã được ban hành với những quy định cơ bản, ban đầu về quyền tác giả.

Trước yêu cầu của sự phát triển, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua

Pháp lệnh về bảo hộ quyền tác giả vào tháng 10 – 1994 với sự giúp đỡ của WIPO, trong đó các điều luật đã được điều chỉnh sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn của Công ước Berne, mặc dù lúc đó Việt Nam vẫn chưa là thành viên của Công ước.

Hệ thống pháp luật Việt Nam về xác lập và bảo hộ quyền tác giả được hình thành từ đầu những năm 80 đã có những bước phát triển nhất định, đặc biệt là sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 1995 với các quy định về quyền tác giả đã điều chỉnh hầu hết các quan hệ về quyền tác giả trong điều kiện nước ta chuyển đổi sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việc ra đời của Bộ luật Dân sự, với các quy định về quyền tác giả là một bước tiến dài về hoạt động lập pháp ở Việt Nam trong lĩnh vực này, có sự giúp đỡ của WIPO Đồng thời, Chính phủ, các bộ ngành liên quan đã ban hành các văn bản pháp luật để hướng dẫn thực hiện các quy định về quyền tác giả như Nghị định 76/CP, Nghị định 60/CP, Nghị định 72/CP, Thông tư số 27/2001

Trong một tiến triển gần đây nhất, Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 thay thế, sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới so với Bộ luật Dân sự 1995 đã được thông qua. Các quy định về quyền tác giả và quyền liên quan được quy định tại Phần thứ 6, gồm 14 điều (từ điều 736 đến điều 749) BLDS 2005 ra đời đã khắc phục những điểm bất hợp lý không phù hợp của BLDS 1995 như quy định quyền nhân thân thuộc nội dung quyền tác giả Bộ luật này có hiệu lực ngày 1-1-2006 bao gồm các điều khoản quy định các vấn đề liên quan đến quan hệ tài sản thuộc quyền tác giả, quyền liên quan, làm cơ sở cho các quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ Từ ngày 1-7-

2006, Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) 2005 cũng đã có hiệu lực Luật SHTT 2005 trong đó phần quyền tác giả và quyền liên quan đã tiếp thu các giá trị của nhiều quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền tác giả, đã được thẩm định trong thực tiễn Tính minh bạch, rõ ràng và khả thi cũng đã thể hiện khá rõ tại các điều luật Các quy phạm pháp luật đã tương đối phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền tác giả.

Hiện tại việc bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam được quy định tại Phần thứ VI BLDS 2005 và tại Phần thứ II Luật SHTT 2005 Nghị định số 100/NĐ-CP/2006 đã giải thích và hướng dẫn cụ thể một số vấn đề về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Như vậy, Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định của Chính phủ đã có trên 100 điều quy định trực tiếp, không kể đến 40 điều là những quy định chung của cả 3 đối tượng, trong đó có quyền tác giả và quyền liên quan Các luật chuyên ngành nhưLuật Xuất bản, Luật Báo chí, Luật Di sản văn hoá, Luật Điện ảnh, Pháp lệnh Thư viện, Pháp lệnh Quảng cáo cũng có các quy định liên quan, phù hợp với từng chuyên ngành Bộ luật Hình sự, Luật Hải quan, Pháp lệnh Xử phạt Hành chính cũng có các quy định liên quan tới quyền tác giả và quyền liên quan tuỳ theo tính chất và phạm vi điều chỉnh của mỗi luật Như vậy, xét về mặt hệ thống, các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả và quyền liên quan đã được ban hành khá đồng bộ, đủ sức điều chỉnh các quan hệ xã hội về quyền tác giả và quyền liên quan tại quốc gia và tạo tiền đề pháp lý cho hội nhập kinh tế quốc tế 14

2 Mức độ tương thích giữa các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả và Công ước Berne

Cho đến nay, về cơ bản, các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả đã tương thích với hầu hết các điều ước quốc tế về quyền tác giả và quyền liên quan, đặc biệt là Công ước Berne, chẳng hạn như quy định về đối tượng bảo hộ, thời điểm phát sinh quyền tác giả, quy định về việc công bố tác phẩm, giới hạn khai thác tự do quyền tác giả, thực thi quyền tác giả.

 Về đối tượng bảo hộ: Tương tự như quy định trong Công ước Berne, các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo luật Việt Nam gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học như tác phẩm văn học, sách, tác phẩm tạo hình, điện ảnh, kiến trúc định hình dưới một dạng vật chất nhất định. Pháp luật Việt Nam cũng quy định việc bảo hộ các sản phẩm này không phân biệt hình thức, phương thức thể hiện, không phân biệt nội dung, giá trị của tác phẩm (BLDS 2005) Các loại hình tác phẩm phái sinh bao gồm các tác phẩm nào lần đầu tiên được quy định cụ thể trong BLDS 2005 Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định tại điều 14 Luật SHTT 2005 cụ thể và rõ ràng hơn so với các văn bản pháp luật trước đó do có sự phân định rõ về tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh Luật SHTT cũng quy định về việc các tác phẩm phái sinh được bảo hộ nếu không được làm phương hại tới đến quyền tác giả của những tác phẩm gốc dùng để làm tác phẩm phái sinh Quy định này là phù hợp với Công ước Berne.

14 Vũ Mạnh Chu, Về khía cạnh kinh tế của quyền tác giả và quyền liên quan trong luật sở hữu trí tuệ, website Cục bản quyền tác giả, http://www.cov.gov.vn/Vietnam/viewNew.asp?newId 6

Luật SHTT của Việt Nam bỏ sự phân biệt các loại tác phẩm khác nhau, thông qua việc loại bỏ quy định các tác phẩm được nhà nước bảo hộ riêng theo BLDS 1995 Như vậy, các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian được xếp ngang hàng với các tác phẩm khác Quy định này về cơ bản không trái với Công ước Berne bởi Công ước đã trao cho các quốc gia đang phát triển khả năng bảo hộ các tác phẩm dân gian của mình.

Ngoài ra, các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ được quy định theo Luật SHTT 2005 về cơ bản cũng không trái với quy định của Công ước Berne như các tin tức thời sự, văn bản pháp luật (Công ước Berne cho phép các quốc gia thành viên quyết định việc có bảo hộ hay không loại tác phẩm này) Nhìn chung, về đối tượng được bảo hộ, cách phân chia tác phẩm thành tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh cũng như quy định việc bảo hộ không phụ thuộc và hình thức biểu hiện, các quy định pháp luật Việt Nam đã phù hợp với quy định của Công ước Berne.

 Về thời điểm phát sinh quyền tác giả: vấn đề này theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng tương tự như trong Công ước Berne Theo đó, quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo dưới một hình thức nhất định (quy định trong BLDS 2005) Việc đăng ký để được cấp giấy chứng nhận quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả (theo quy định ở Luật SHTT 2005).

 Về việc công bố tác phẩm: pháp luật Việt Nam và Công ước Berne khá tương thích trong quy định về vấn đề này Theo đó, công bố tác phẩm là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tuỳ theo bản chất của tác phẩm, được thực hiện với sự đồng ý của tác giả Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng tác phẩm kiến trúc Vấn đề này được quy định cụ thể tại điều 3 khoản 3 Công ước Berne và điều

22 khoản 2 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLDS và Luật SHTT về quyền tác giả và quyền liên quan.

Trước khi gia nhập Công ước Berne

Trước khi trở thành thành viên của Liên hiệp Berne, quyền tác giả là một lĩnh vực phức tạp và còn mới mẻ đối với Việt Nam tuy ý tưởng về quyền tác giả đã hình thành từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 Việc bảo hộ và thực thi quyền tác giả ở Việt Nam còn ở giai đoạn phát triển sơ khai Tình hình bảo hộ quyền tác giả ởViệt Nam giai đoạn trước khi gia nhập Công ước Berne có một số nét chính sau:

- Đã tôn trọng các quyền đặt tên tác phẩm, quyền đứng tên tác giả trên tác phẩm, quyền cho phép khai thác, sử dụng tác phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm và quyền được hưởng nhuận bút, thù lao và các lợi ích vật chất khác phát sinh từ việc cho phép khai thác, sử dụng tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm ở hầu hết các lĩnh vực, từ báo chí, xuất bản, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật tạo hình đến phát thanh, truyền hình

- Các chủ sở hữu tác phẩm cũng đã có ý thức tự bảo vệ quyền tác giả của mình Nhận thức của các tác giả trong việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền tác giả để làm bằng chứng trong trường hợp xảy ra tranh chấp về bản quyền đã có những dấu hiệu tích cực

Bảng 2: Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền tác giả giai đoạn 1997 - 2003

Nguồn: Cục Bản quyền tác giả

Có thể thấy qua bảng 2, trong giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập Công ước Berne, số lượng các tác phẩm được đăng ký bản quyền cũng đã tăng lên, tuy số lượng giấy chứng nhận được cấp ra chưa nhiều

- Công tác bảo hộ quyền tác giả trên một số lĩnh vực hoạt động khá nhộn nhịp với nhiều bước tiến đáng kể Hoạt động tác quyền liên tục phát triển trong năm

2003 Trong năm này, có tới ba thông tư liên tịch giữa Bộ Văn hóa Thông tin (nay thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) và Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính được ban hành, hướng dẫn bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực kiến trúc, hải quan và nhuận bút Đây được xem là năm ra đời nhiều thông tư liên tịch nhất, trong đó sớm nhất là thông tư cho ngành kiến trúc Một số văn bản pháp luật về phần mềm máy tính, sao chép tranh đã được xây dựng Việc xây dựng hệ thống quản lý tập thể quyền tác giả ở nước ta cũng đã được triển khai, với sự ra đời của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam và Hiêp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam Bộ Văn hóa Thông tin xây dựng một thông tư liên tịch với Bộ Thương mại về quản lý vật phẩm văn hóa Nét mới trong công tác thanh tra, xử lý những trường hợp vi phạm quyền tác giả là đã có 12 vụ (qua 19.000 lượt kiểm tra) trong năm 2003 được chuyển sang cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự 15

 Vi phạm quyền tác giả còn ở mức độ nghiêm trọng

Tình trạng vi phạm quyền tác giả đã diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực Kiểu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam rõ ràng nhất là sự vi phạm tác quyền tràn lan trong việc tái sản xuất và bán các tác phẩm phim ảnh, âm nhạc, phần mềm, sách nước ngoài và các tác phẩm nghệ thuật Thị trường băng, đĩa âm thanh, băng, đĩa hình được báo động về tình trạng nhập lậu qua biên giới, sao chép tùy tiện không phép đã gây thiệt hại cho các chủ sở hữu tác phẩm Việc sử dụng tác phẩm không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm vẫn diễn ra, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình 16 Nguyên nhân là do hệ thống thực thi quyền tác giả, nhận thức của người dân, trình độ của cán bộ quản lý, còn nhiều hạn chế Việc thực thi quyền tác giả hoàn toàn chưa đầy đủ và có sự phát triển đáng lo ngại về năng lực sản xuất đĩa CD và đĩa DVD ở Việt Nam do có sự gia tăng các hoạt động sao chép bất hợp pháp bắt nguồn từ phía Việt Nam.

Không có số liệu chính thức về doanh số bán các tác phẩm âm nhạc sao chép trái phép ở Việt Nam, mặc dù người ta tin rằng mức độ sao chép bất hợp pháp hầu như là 100% Số lượng lớn đĩa CD bị sao chép trái phép từ các tác phẩm quốc tế được bày bán một cách công khai ở các thành phố lớn, với mức giá khá rẻ Việc thực thi pháp luật đối với các tác phẩm của Hoa Kỳ chưa được tiến hành, mặc dù đã có báo cáo về các biện pháp được tiến hành nhằm chống sự sao chép trái phép các tác phẩm của Việt Nam Tình trạng băng đĩa lậu cũng vượt ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý

15 Võ Tiến, Một năm hoạt động tác quyền “ Bảo hộ hay chứng nhận” ( Theo Hội nghị tổng kết công tác bảo hộ quyền tác giả do Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật tổ chức tại TP.HCM ngày 30/12/2003), http:// vietnamnet.vn/vanhoa/2003/12/42071/

16 Vũ Mạnh Chu, Bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam, Website Đại sứ quán Việt Nam tại Hợp chủng quốc Hoa

Kỳ ngày 27/05/2003, http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d 030527174525

Ngành công nghiệp ghi âm của Việt Nam, cũng như công nghiệp xuất bản và các ngành công nghiệp khác liên quan đến quyền tác giả hoàn toàn bị chi phối bởi sự sao chép bất hợp pháp các loại tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, từ việc sao chụp sách, tạp chí công khai đến các bản ghi âm và ghi hình các loại Mức độ sao chép trái phép được Liên minh Sở hữu trí tuệ quốc tế (IIPA) ước tính là 99% 17 Tình trạng thiếu sự bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm nước ngoài, trừ các tác phẩm của Hoa Kỳ, cùng với nạn sao chép bất hợp pháp tràn lan là một rào cản đáng kể đối với các công ty nước ngoài muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam

Việc sao chép, sử dụng không phép các chương trình phần mềm là vấn đề gây ảnh hưởng lớn tới chính sách đầu tư phát triển công nghệ thông tin của Nhà nước Việt Nam là nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền tác giả phần mềm cao nhất thế giới Từ đầu những năm 1990 đến năm 2001, tỷ lệ đó ở mức xấp xỉ 100%, gây hậu quả nghiêm trọng đối với các nhà sản xuất 18

Một vấn đề trong lúc Internet đang dần phổ biến ở nước ta là tình trạng xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh vực này khá cao Trên các phương tiện kỹ thuật số, việc bảo hộ tác quyền còn khó khăn, phức tạp hơn

 Hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền có nhiều hạn chế

Các cơ quan thực thi quyền tác giả còn gặp những bất cập trong quá trình hoạt động Còn nhiều vấn đề bức xúc trong lĩnh vực tác quyền vẫn để ngỏ Cơ quan bảo hộ bản quyền tác giả cao nhất vẫn chưa làm hết việc, nhiều tổ chức và công dân bị xâm hại tác quyền vẫn chưa mạnh dạn gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo (trong cả năm 2003 chỉ có 16 trường hợp gửi đơn về Cục Bản quyền tác giả, quá ít so với thực tế) Năm 2003, một năm trước khi Công ước Berne có hiệu lực ở Việt Nam, vẫn còn những tồn tại mà thật ra là những vấn đề đã cũ, dai dẳng từ nhiều năm trước, thậm chí lại phát sinh thêm một số vấn đề mới còn phức tạp hơn Nhiều cuộc hội thảo về tác quyền đã được tổ chức trong năm, nhưng tác dụng thực tế xem ra vẫn còn hạn chế Việt Nam vẫn chưa có những văn bản pháp luật quy định việc bảo

17 Thu Nga, Hiện trạng bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam - Theo Hội thảo Pháp luật chính sách và quản lý sở hữu trí tuệ 22/10/2002, Tạp chí Công nghiệp Hoá chất số 12 năm 2002.

18 Theo hội thảo bàn về thực trạng và giải pháp cho vấn đề bảo hộ quyền tác giả sản phẩm phần mềm do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại Hà Nội ngày 22/1/2001 hộ các di sản văn hoá dân gian như hoa văn vải, kinh nghiệm chữa bệnh v.v do một cộng đồng nào đó sáng tạo ra Mặc dù các cơ quan chức năng vẫn cố gắng phát triển hoạt động tác quyền, tuy nhiên tình hình bản quyền vẫn “rối”

 Tình hình xử lý các vi phạm quyền tác giả chưa hiệu quả

Sau khi gia nhập Công ước Berne

Ngày 26 tháng 7 năm 2004, chính phủ Việt Nam đã nộp văn kiện gia nhập Công ước Berne Trong văn kiện này, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố bảo lưu các quy định tại Điều 33(1) của Công ước Berne và áp dụng chế độ ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo Điều II và Điều III của Phụ lục Công ước Berne Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 156 của Công ước Berne vào ngày 26/10/2004 Đã hơn 4 năm kể từ khi Công ước Berne có hiệu lực ở Việt Nam, hoạt động thực thi Công ước có một số nét chính sau:

2.1 Về phía các cơ quan xác lập và thực thi bảo hộ quyền tác giả

19 Nguyễn Như Quỳnh, Thực thi quyền tác giả, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/08/07/1502/

Sau khi Công ước Berne chính thức có hiệu lực ở Việt Nam, các cơ quan xác lập và thực thi bảo hộ quyền tác giả đã có nhiều nỗ lực, tích cực trong công tác bảo vệ tác quyền Cụ thể:

2.1.1.1 Chính phủ: đã bước đầu xây dựng được một hệ thống luật pháp tương đối phù hợp với Công ước Berne

Sau khi Công ước Berne có hiệu lực, Chính phủ Việt Nam đã thông qua BLDS 2005 và Luật SHTT, đưa ra các quy định pháp luật về quyền tác giả khá tương thích với Công ước này Cùng với tình hình thực tiễn bảo hộ tác quyền ở Việt Nam qua các năm, Chính phủ đã ban hành các nghị định, chỉ thị, thông tư nhằm hướng dẫn, triển khai hoạt động thực thi quyền tác giả như Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLDS, Luật SHTT về bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan, Nghị định số 56/2006 NĐ-

CP về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá thông tin; Chỉ thị 04/2007/ CT-TTg về việc tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính; Chỉ thị 36/2008/CT-TTg về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan Trong thời gian tới, Chính phủ cũng sẽ tiến hành việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật cho hoàn thiện, phù hợp hơn với các điều ước quốc tế về quyền tác giả.

2.1.1.2 Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL): đã có những hoạt động rất tích cực trong công tác bảo hộ quyền tác giả sau khi Việt Nam gia nhập Công ước Berne.

- Xây dựng các chủ trương, chính sách, soạn thảo văn bản pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trình các cấp có thẩm quyền Cụ thể, năm 2008 với việc triển khai tích cực và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đã hoàn thành 7 văn bản quy phạm pháp luật trình các cấp có thẩm quyền gồm: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Sở hữu trí tuệ (trong đó có các quy định về quyền tác giả) ; Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan (theo đó mức phạt tối đa lên đến 500 triệu đồng); Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan; Thông tư liên tịch về hỗ trợ tài chính mua bản quyền; Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 166 của Bộ Tài chính về lệ phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan; hai Thông tư liên tịch về việc giải quyết các vụ án dân sự và hình sự về Sở hữu trí tuệ tại Toà án.

- Tích cực thực hiện, phối hợp với các cơ quan có liên quan bảo hộ quyền tác giả kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm quyền tác giả theo thẩm quyền, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền tác giả.

2.1.1.3 Cục Bản quyền tác giả

- Cơ quan này đã đảm bảo được công tác đăng ký quyền tác giả của các chủ sở hữu tác phẩm trong thời gian qua Số lượng giấy chứng nhận quyền tác giả được cấp ra tại cơ quan này đều tăng qua các năm Tổng số giấy chứng nhận đăng ký tác phẩm thuộc quyền tác giả, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc quyền liên quan từ năm 1986 đến 20/11/2008 là 28.605 20

- Phối hợp tích cực với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền tác giả Cụ thể, trong năm 2008, cơ quan này đã có nhiều cố gắng trong việc thúc đẩy thực thi quyền tác giả ở Việt Nam như: phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện 7 văn bản pháp luật trình các cấp có thẩm quyền, tổ chức nhiều chương trình hội thảo, lớp tập huấn về quyền tác giả; đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về quyền tác giả và quyền liên quan; ra quyết định thu hồi, huỷ bỏ hiệu lực 11 giấy chứng nhận đăng ký bản quyền, tiếp nhận 62 vụ khiếu nại tố cáo và đã giải quyết dứt điểm 30 vụ 21 …

2.1.1.4 Hệ thống quản lý tập thể quyền tác giả Ở Việt Nam hiện có ba đơn vị đứng ra quản lý tập thể quyền tác giả là: Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam và Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam Các đơn vị này đã thu được một số thành công nhất định trong quá trình hoạt động, đặc biệt là Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC)

20 Theo Báo cáo số 202 /BC- BVHTTDL ngày 10 tháng 12 năm 2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về tổng kết 2 năm thực hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ

21 Cục Bản quyền tác giả (Bộ VH,TT&DL): Tổ chức tổng kết công tác năm 2008 và triển khai hoạt động năm

2009, http://www.cinet.gov.vn/?ctl=usc_NewsViewsdetail&zoneidg&rootId=4&newsid@974

- VCPMC đã mở rộng được phạm vi hoạt động trên phạm vi cả nước Hiện Trung tâm đã có đại diện tại gần 40 tỉnh, thành phố trên cả nước Các đại diện sẽ thay mặt Trung tâm để thu tiền bản quyền tác giả âm nhạc cho các tác phẩm âm nhạc Việt Nam và quốc tế được sử dụng tại địa phương Như vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đã được đảm bảo triệt để hơn và rộng khắp trên phạm vi cả nước Ra đời từ tháng 6 năm 2002, từ đó tới nay, số lượng thành viên ủy thác cho VCPMC ngày càng tăng Tới năm 2008 đã có gần

1300 thành viên uỷ thác cho VCPMC thu phí tác quyền các tác phẩm âm nhạc.

- VCPMC đạt được một số thành công trong việc tăng cường hợp tác quốc tế về bảo hộ quyền tác giả Trung tâm đã ký hợp đồng hợp tác song phương đại diện cho 23 quốc gia và vùng lãnh thổ để thu tiền bản quyền tác giả âm nhạc cho các ca khúc quốc tế được sử dụng tại Việt Nam Trung tâm cũng hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quản lý tập thể trong khu vực trong việc theo dõi cấp phép và thu tiền bản quyền đối với các chương trình ca nhạc, biểu diễn của các đoàn nghệ thuật Việt Nam tại nước ngoài Đến năm 2007, Trung tâm cấp phép trong 12 lĩnh vực và năm

2008 đã phát triển thêm 5 lĩnh vực (nhạc trong phim, nhạc quảng cáo…) và sẽ còn tiếp tục triển khai mở rộng phạm vi cấp phép ở các lĩnh vực khác 22

2.1.1.5 Thanh tra Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Cơ quan này đã xử lý được rất nhiều vụ việc vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong những năm gần đây, sau khi Việt Nam gia nhập Công ước Berne.

Từ năm 2006 tới năm 2008, Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kiểm tra 31.477 cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phát hiện và xử lý 10.599 cơ sở vi phạm, phạt cảnh cáo 786 cơ sở, đình chỉ hoạt động 437 cơ sở, tạm giữ 203 giấy phép kinh doanh, chứng nhận hành nghề, chuyển hồ sơ truy cứu hình sự 10 vụ Thu giữ nhiều tang vật vi phạm: 10 thùng, 688 kiện, 4.754.550 băng, đĩa các loại, 533.881 tờ vỏ, nhãn đĩa, 29.337 cuốn sách, văn hóa phẩm, 6.412 tấn sách bán thành phẩm, 7,5 tấn,

96 kiện và 1 thùng ấn phẩm, 92 đầu máy tivi, 48 máy vi tính, 170 CPU, 15 TVRO,

177 kiện tài liệu, bản kẽm in trái phép, 1.741 blốc lịch, 54 đầu đĩa karaoke Trên phạm vi cả nước, đã tổ chức tiêu huỷ 649.234 băng đĩa các loại, 2.240 kg và 4.665

Thành công

Trong những nỗ lực nhằm thực thi tốt Công ước Berne và bảo hộ quyền tác giả, Việt Nam đã bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận Trong thời gian qua, hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý được tăng cường, đặc biệt đối với các lĩnh

38 Nguyễn Trung Hiếu, Bản quyền trong mỹ thuật Việt Nam: Trôi nổi trên "dòng sông" đầy vi phạm ( Theo Hội thảo Bản quyền tác giả trong lĩnh vực mỹ thuật Việt nam - thực trạng và giải pháp tháng 3 năm 2009), http://www.laodong.com.vn/Home/Troi-noi-tren-dong-song-day-vi-pham/20093/132116.laodong

39 Vũ Mạnh Chu, Công tác quản lý bản quyền VHNT năm 2008: Một năm nhìn lại, Website Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, http://www.cinet.gov.vn vực có tỷ lệ vi phạm bản quyền nghiêm trọng như truyền hình vệ tinh, chương trình máy tính, chương trình ghi âm, in xuất bản phẩm Hoạt động hướng dẫn, triển khai thi hành Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ và các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả đã được tổ chức trên phạm vi toàn quốc Cục Bản quyền đã thường xuyên tổ chức và phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn cho các đối tượng làm nhiệm vụ quản lý, thực thi trong ngành Văn hoá – Thông tin, Hải quan, tổ chức phát sóng, doanh nghiệp sản xuất chương trình máy tính, các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả và quyền liên quan Nhờ những nỗ lực đó, việc thực thi Công ước Berne đã đạt được một số thành công nhất định:

 Nhận thức về việc bảo hộ quyền tác giả được nâng cao

Trong thời gian qua, ý thức tự bảo vệ quyền tác giả của các chủ sở hữu tác phẩm có bước tiến bộ mới Điều này được thể hiện qua số lượng giấy chứng nhận quyền tác giả và quyền liên quan được cấp ra tại Cục Bản quyền đều tăng lên qua các năm đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập Công ước Berne Có thể thấy điều này qua số liệu đã thống kê ở trên Năm 2008, hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tăng 50% so với năm 2007, đưa tổng số giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan được cấp lên tới con số trên 4.800 40 Đây là con số kỷ lục về giấy chứng nhận được cấp ra tại Cục Bản quyền trong một năm Tình hình đăng ký đột biến như trên nhận thức của các chủ thể quyền đã có bước chuyển biến mới, tích cực, phù hợp với xu thế phát triển của hệ thống quyền SHTT của Việt Nam và quốc tế Việc Việt Nam ban hành và có hiệu lực Bộ luật Dân sự, Luật SHTT 2005 và chính thức trở thành thành viên của WTO vào năm 2007 là cú hích quan trọng, thúc đẩy các chủ thể quyền tìm kiếm các tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quyền của mình, đặc biệt khi bị tranh chấp, việc nộp đơn đăng ký để có giấy chứng nhận là một chứng chỉ hành chính quan trọng

Hầu hết các loại hình tác phẩm được pháp luật bảo hộ đều được nộp đơn đăng ký, trong đó các loại hình tác phẩm dễ có khả năng xảy ra tranh chấp được nộp đơn đăng ký với tỷ lệ cao, như tác phẩm mỹ thuật ứng dụng Năm 2006, có 1489 tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, chiếm 47,3% tổng số tác phẩm đăng ký 41 Số lượng tác

40 Theo số liệu thống kê từ Cục Bản quyền tác giả

41 Nguồn: Cục bản quyền tác giả, www.cov.gov.vn/Vietnam/viewNew.asp?newId$3 - 29k - phẩm mỹ thuật ứng dụng đăng ký tại Cục Bản quyền luôn chiếm tỷ lệ cao Tiếp đến là các tác phẩm viết (bao gồm tác phẩm văn học, sách giáo khoa, giáo trình và các tác phẩm thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác), các tác phẩm tạo hình

 Ý thức tôn trọng bản quyền của các chủ thể khai thác, sử dụng tác phẩm đang dần được cải thiện

Thông qua nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến cũng như việc kiểm tra, xử lý các vi phạm quyền tác giả của các cơ quan thực thi bảo hộ quyền tác giả, trong thời gian gần đây, ý thức tôn trọng bản quyền của các chủ thể khai thác, sử dụng tác phẩm dần được nâng cao với việc tăng cường các giao dịch bản quyền.

Bộ Tài chính, công ty FPT, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, nhiều cơ quan hành chính, doanh nghiệp khác đã ký kết hợp đồng mua bản quyền sử dụng chương trình máy tính Nhiều công ty trong và ngoài nước cũng cam kết việc thực hiện sử dụng chương trình phần mềm hợp pháp với các cơ quan quản lý, thanh tra.

Trong lĩnh vực xuất bản, các NXB Trẻ, NXB Văn hoá – Thông tin, NXB Giáo dục, Công ty First New đã ký kết mua bản quyền tác phẩm của nước ngoài để dịch sang tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam Sau hơn 1 năm thực thi Công ước, ngành xuất bản chỉ xuất bản bằng khoảng 50% số đầu sách dịch của nước ngoài so với cùng kỳ các năm trước Số sách văn học nước ngoài dịch xuất bản tại Việt Nam có tỉ lệ còn thấp hơn tỷ lệ trên 42 Điều này chứng tỏ phần nào ý thức của các nhà xuất bản trong việc đề cao trách nhiệm khi phải thực hiện nghĩa vụ thoả thuận trước khi xuất bản với các tổ chức, cá nhân các nước thành viên Công ước.

Còn trong lĩnh vực âm nhạc, ý thức của các đơn vị sử dụng nhạc đã được nâng lên Năm 2007, Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thu trên 9 tỷ đồng bản quyền tác giả âm nhạc, chiếm hơn 50% tổng thu sau 5 năm đi vào hoạt động Năm 2008, Trung tâm cũng đã tiến hành thu về trên 15 tỷ đồng, trong đó, tổng thu từ lĩnh vực phát thanh, truyền hình tăng gấp 16 lần, lĩnh vực Internet tăng 14 lần Tiền thu về từ tác quyền âm nhạc đối với các nhạc sĩ đã không còn mang tính tượng trưng như trước đây nữa 43 Tình hình trên cho thấy ý

42 Vũ Mạnh Chu, Bản quyền tác giả năm 2005 - Vấn đề và sự kiện ngày 20/7/2006, http://www.vmarque.com/index.php?p=info&view=topic&id9 thức về trả tiền bản quyền âm nhạc đối với các đơn vị sử dụng, khai thác đã được nâng lên một cách rõ rệt

Nhiều khách sạn lớn trên cả nước cũng trả phí sử dụng sản phẩm băng đĩa ghi âm với số tiền khoảng 3 tỷ đồng trong năm 2007 44 Đài Truyền hình Việt Nam đã nghiêm chỉnh thực hiện việc ký kết mua bản quyền các chương trình phát sóng của các tổ chức phát sóng lớn trên thế giới Các giao dịch này đã góp phần thực thi nghiêm chỉnh Luật SHTT Việt Nam 2005 và các cam kết quốc tế trong lĩnh vực quyền tác giả.

 Vi phạm bản quyền có dấu hiệu giảm ở một số lĩnh vực

Trong lĩnh vực phần mềm, tỷ lệ vi phạm bản quyền đã giảm dần qua các năm Theo số liệu của Liên minh Phần mềm thương mại quốc tế (BSA), tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm Việt Nam năm 2003, 2004 là 92% với giá trị thiệt hại khoảng hơn 40 triệu USD, năm 2005 giảm xuống ở mức 90% với giá trị vi phạm tương đương là 38 triệu USD, năm 2006 giảm xuống ở mức 88% 45

Cũng theo một kết quả khảo sát được công bố hằng năm của BSA và IDC, Việt Nam đã giảm xếp hạng vi phạm bản quyền phần mềm từ vị trí số 1 thế giới với tỷ lệ 97% vào năm 2000 xuống vị trí số 10 vào năm 2007 với tỷ lệ 85% Năm 2008, Việt Nam ra khỏi danh sách 10 nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất thế giới với tỷ lệ vi phạm giảm còn khoảng 83% Kết quả này cũng là 1 trong

10 sự kiện tiêu biểu năm 2008 của ngành phần mềm Việt Nam do Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam bình chọn Năm 2008, doanh thu của ngành phần mềm Việt Nam ước đạt trên 600 triệu USD, tăng hơn 20% so với năm 2007 46

Trong lĩnh vực âm nhạc, tỷ lệ vi phạm của Việt Nam giảm từ 92% trong năm 2004 xuống còn 85% trong năm 2007 47 Tuy rằng mức vi phạm vẫn cao nhưng

43 Bản quyền âm nhạc: Cơ hội và thách thức, Website Bộ VHTT&DL ngày 13/1/2009, http://www.cinet.gov.vn/?ctl=usc_NewsViewsdetail&rootid=4&zoneidg&NewsID@952

44 Nguyên Tấn, Bản quyền tác giả: Giảm vi phạm nhưng rối xử lý, Webstie Thời báo kinh tế SaiGon online http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/phapluat/3538/

45 Vi phạm bản quyền phần mềm trong nước: Cần đồng bộ ở khung pháp lý, website Bộ VHTT&DL, http://www.cinet.gov.vn/?ctl=usc_NewsViewsdetail&zoneidg&rootId=4&newsid5322

46 Tỷ lệ vi phạm bản quyền tại Việt Nam giảm còn 85%, Website Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam, http://www.cinet.gov.vn/

Tồn tại

Trong những năm qua, Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng trong việc thực thi Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả, chống lại các hành vi xâm phạm tác quyền, đang dần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng và đã thu được một số kết quả nhất định Nhưng nhìn chung, vấn đề bảo hộ quyền tác giả ở nước ta còn những mặt tồn tại sau:

 Hiệu quả thực thi Công ước Berne chưa cao

Có dấu hiệu đáng mừng rằng, sau khi Việt Nam là thành viên của Công ước Berne, các tổ chức cá nhân liên quan đến quyền tác giả đều thận trọng hơn trong việc sử dụng tác phẩm Tuy nhiên, vi phạm vẫn là chủ yếu Vi phạm quyền tác giả vẫn xảy ra thường xuyên ở hầu hết các lĩnh vực Các hoạt động khai thác, sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan của các tổ chức cá nhân vẫn tiếp tục vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể quyền tác giả Điều đó chứng tỏ rằng, tới nay hiệu quả thực thi Công ước Berne chưa cao.

Tình trạng xâm phạm bản quyền tác giả còn cao, có tính phức tạp và còn ở mức độ nghiêm trọng Vi phạm bản quyền đang diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực, nghiêm trọng nhất là trong lĩnh vực âm nhạc, văn học, ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, kỹ thuật số, chương trình máy tính Theo một cán bộ thuộc Cục Bản quyền tác giả, năm 2008 trong số 150 website sử dụng âm nhạc chỉ có 20 trang trả tiền bản quyền, 80-90% các chương trình ghi âm, ghi hình bị xâm phạm bản quyền, 100% các chương trình thu phát sóng tín hiệu vệ tinh chưa có bản quyền, trong khi các chương trình thu tín hiệu mặt đất tỷ lệ trả bản quyền cũng chỉ là 70% 48 Trong

48 Vi phạm bản quyền có thể bị phạt tới 500 triệu đồng, website Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, http://www.cinet.gov.vn/?ctl=usc_NewsViewsdetail&zoneidg&rootId=4&newsidB383 nước, tình trạng xuất bản, nhiếp ảnh, nghệ thuật tạo hình bị sao chép nhiều (như tranh ký tên Bùi Xuân Phái hay Nguyễn Tư Nghiêm trên thị trường nhiều gấp ba, bốn lần số tranh đích thực do hai họa sĩ này vẽ) Nghệ thuật biểu diễn, công nghiệp ghi âm, ghi hình, sao chép lậu sách báo, phim ảnh, các chương trình biểu diễn ca nhạc, chương trình truyền hình cũng ở tình trạng tương tự Sự xâm phạm quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, thậm chí cả khoa học và nổi bật là vi phạm bản quyền phần mềm máy tính vẫn diễn biến phức tạp đã gây thiệt hại cho các nhà đầu tư và sự phát triển ngành công nghệ thông tin của Việt Nam Việc mạo nhận tác giả, sao chép từng phần hoặc toàn bộ tác phẩm, xào xáo lại tác phẩm xuất hiện ở một số lĩnh vực Cùng với đà phát triển công nghệ, phương tiện và công nghệ sao chép, bắt chước ngày càng tiến bộ và có mặt ở Việt Nam ngày một nhiều, nên sản phẩm vi phạm được sản xuất với số lượng lớn và tốc độ tăng nhanh Thực tế, nhiều người buôn bán, nhiều cửa hàng băng đĩa ở các thành phố lớn đều bán băng đĩa sao chép lậu, thậm chí tỷ lệ còn lớn hơn băng đĩa có bản quyền.

 Các vi phạm quyền tác giả còn chưa được xử lý đúng mức

Hệ thống luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã tương đối hoàn chỉnh ở khung văn bản pháp quy nhưng hệ thống đảm bảo thực thi còn nhiều hạn chế Do vậy còn nhiều tranh chấp về quyền tác giả Đó là những tranh chấp liên quan đến quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả, thù lao cho tác giả, tranh chấp về thừa kế quyền của chủ sở hữu và thừa kế quyền tài sản của tác giả Từ tình hình thực tế xử lý các vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng, có thể thấy các vi phạm còn ít được giải quyết tại Toà án, chủ yếu xử lý hành chính với mức phạt còn nhẹ, chưa đúng mức Mức xử phạt với các trường hợp vi phạm còn chưa đủ mạnh Hiện, mức phạt tối đa (theo Nghị định 56) xử phạt vi phạm hành chính của Chính phủ trong lĩnh vực văn hóa thông tin chỉ 30 triệu đồng (đối với hành vi in lậu) vẫn chưa đủ sức răn đe với những kẻ vi phạm và chưa đủ để hạn chế vi phạm về bản quyền còn phổ biến So với mức lợi nhuận rất lớn thu được từ hành vi sao chép bất hợp pháp thì việc xử phạt các hoạt động vi phạm tác quyền như vậy còn chưa tương xứng với mức độ nghiêm trọng do các hành vi trên gây ra cho các chủ sở hữu quyền tác giả cũng như cho xã hội.

Có thể thấy, trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều cố gắng và nỗ lực trong vấn đề bảo hộ quyền tác giả, thực thi các cam kết quốc tế về quyền tác giả,đặc biệt là Công ước Berne và cũng đã thu được những kết quả nhất định Tuy nhiên, bức tranh bản quyền Việt Nam vẫn còn nhiều điểm tối, vẫn còn những mặt yếu kém tồn tại trong việc bảo hộ quyền tác giả Từ tình hình thực tiễn trên, thiết nghĩ rất cần thiết phải có những biện pháp khắc phục thực trạng trên, từ đó từng bước nâng cao hiệu quả thực thi Công ước Berne trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam.

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CÔNG ƯỚC BERNE TRONG LĨNH VỰC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM

Thuận lợi

Trong quá trình thực thi Công ước Berne, một số yếu tố thuận lợi đã góp phần thúc đẩy hoạt động này ở Việt Nam Cụ thể:

1.1 Sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế

Trong thời gian qua, Việt Nam đã và đang nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế trong việc tạo lập những cơ sở cần thiết cho hoạt động thực thi Công ước Berne Đây là một thuận lợi lớn cho Việt Nam trong việc thực thi Tổ chức SHTT thế giới WIPO cùng nhiều nước trên thế giới đã giúp đỡ Việt Nam xây dựng cơ sở pháp lý về bảo hộ quyền tác giả; hợp tác và chia sẻ những kinh nghiệm với Việt Nam nhằm giúp Việt Nam khắc phục những khó khăn trong quá trình thực thi

Các tổ chức quốc tế, các quốc gia và các doanh nghiệp nước ngoài quan tâm và đặt hy vọng nhiều tới môi trường đầu tư tại Việt Nam, từ việc soạn thảo và ban hành Luật SHTT 2005 của Việt Nam WIPO đã cử chuyên gia đến tư vấn, cũng như cung cấp luật mẫu về quyền tác giả và quyền liên quan của WIPO dành cho các nước đang phát triển Cộng đồng Châu Âu, Dự án STAR Việt Nam, Dự án SPC đã cử chuyên gia, cung cấp về tài chính và tham gia tổ chức hội thảo dự thảo Luật SHTT của Việt Nam Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tổ chức hội thảo tại Hoa Kỳ và khu vực Châu Á để bình luận và tham gia ý kiến đối với dự thảo Luật SHTT Việt Nam Liên đoàn Quốc tế các Nhà soạn nhạc và soạn lời (CISAC), Liên đoàn Quốc tế các tổ chức quản lý tập thể quyền ghi âm (IFPI) đã gửi các bản bình luận và ý kiến cổ vũ Việt Nam về việc soạn thảo, ban hành Luật SHTT Một số doanh nghiệp,trong đó có Microsoft đã chủ động đặt vấn đề và cử chuyên gia cùng Việt Nam tổ chức toạ đàm Luật SHTT, tập trung vào các quy định liên quan đến chương trình máy tính và sưu tập dữ liệu Sự hỗ trợ này từ cộng đồng quốc tế đã tạo điều kiện để Việt Nam soạn thảo và ban hành Luật SHTT vào năm 2005, tạo dựng được cơ sở pháp lý cho việc thực thi Công ước Berne.

Ngay trong giai đoạn đầu gia nhập Công ước Berne, Tổ chức WIPO đã nỗ lực trợ giúp cho Việt Nam trong việc làm quen và thực thi Công ước Hội thảo của WIPO về vai trò quyền tác giả trong ngành công nghiệp xuất bản được tổ chức vào tháng 1 năm 2005 đã cho thấy một phần nỗ lực này Theo một đại diện của WIPO thì tổ chức này sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam những kinh nghiệm của thế giới để có thể áp dụng phù hợp cho môi trường xã hội của Việt Nam, nhất là trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay WIPO cũng sẽ giúp đỡ, tư vấn cho Việt Nam trong quá trình thực thi Công ước Sự hỗ trợ này từ WIPO sẽ giúp Việt Nam rất nhiều trong việc đảm bảo hiệu quả thực thi bảo hộ quyền tác giả.

1.2 Hệ thống pháp luật về quyền tác giả tương đối đầy đủ

Hệ thống luật pháp của Việt Nam về quyền tác giả tương đối đầy đủ cũng là một trong những yếu tố rất thuận lợi thúc đẩy hoạt động thực thi Công ước Berne. Xét về mặt hệ thống, các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả và quyền liên quan đã được ban hành khá đồng bộ, đủ sức điều chỉnh các quan hệ xã hội về quyền tác giả và quyền liên quan tại quốc gia, tạo cơ sở cho việc thực thi Công ước Berne và tạo tiền đề pháp lý cho hội nhập kinh tế quốc tế Bên cạnh đó, có thể thấy các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả về cơ bản đã tương đối phù hợp với Công ước Berne Đây cũng là một thuận lợi rất lớn góp phần đảm bảo hiệu quả thực thi Công ước trong thời gian tới.

Việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về SHTT nói chung, quyền tác giả và quyền liên quan nói riêng đã góp phần thúc đẩy hoạt động thực thi tại Việt Nam, khi mà về cơ bản, hệ thống này là phương tiện để các chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan sử dụng nhằm bảo vệ quyền lợi của mình đồng thời là công cụ quản lý, điều chỉnh các vấn đề liên quan tới quyền tác giả của các cơ quan có thẩm quyền.

Khó khăn

Kể từ khi chính thức tham gia Công ước Berne, có thể thấy tình hình thực thi Công ước ở Việt Nam thể hiện hiệu quả thực thi chưa cao, vi phạm bản quyền tác giả còn nghiêm trọng Thực tế này là do còn nhiều khó khăn Việt Nam gặp phải trong quá trình thực thi Chính những khó khăn vướng mắc này đã phần nào làm hạn chế hiệu quả của công tác bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam Cụ thể:

2.1 Quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả còn đang trong giai doạn hoàn thiện

Quy định pháp luật về quyền tác giả chưa hoàn thiện là một khó khăn cho Việt Nam trong việc bảo hộ quyền tác giả theo tinh thần Công ước Berne, làm hạn chế hiệu quả thực thi Như đã phân tích ở chương II, quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả còn những điểm chưa tương thích với Công ước Berne, xét dưới góc độ yêu cầu của Công ước này Sự khác biệt này trên thực tế đã gây khó khăn cho các chủ thể quyền và cả các cơ quan thực thi Thêm nữa, những quy định về SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng và hành vi xâm phạm SHTT lại chưa thật đầy đủ, chưa đồng bộ, đặc biệt là những quy định về các biện pháp và chế tài xử lý mới chủ yếu dừng ở các hình thức xử lý hành chính, chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa đủ sức răn đe đối tượng vi phạm Hiện nay, các quy định về các tội xâm phạm quyền tác giả vẫn còn các điểm yếu, dẫn đến hiệu quả thực thi còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền tác giả một cách đầy đủ Đây cũng là một trong những bất lợi của Việt Nam trong tiến trình hội nhập thương mại quốc tế Mặc dù hiện nay trong các văn bản pháp luật của Việt Nam đã có đầy đủ ba biện pháp chế tài: dân sự, hành chính, hình sự nhằm chống lại các hình thức vi phạm nhưng chính những văn bản đó còn thiếu những quy định cụ thể để áp dụng các biện pháp này Các quy định đã có nhưng mới chỉ dừng ở nguyên tắc chứ chưa đủ chi tiết, nên việc áp dụng các chế tài thiếu hiệu quả

Quy định pháp luật về quyền tác giả còn nhiều khoảng trống Thứ nhất, còn những quy định chồng chéo, thiếu tính thống nhất về nội dung và chưa chặt chẽ trong diễn đạt thí dụ như khái niệm “quyền nhân thân gắn với tài sản” Mặt khác,cũng không nên coi quyền công bố tác phẩm là quyền nhân thân mà nên coi là quyền tài sản Thứ hai, thiếu các văn bản hướng dẫn ví dụ như chưa có các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định liên quan đến các dấu hiệu đặc thù để phân biệt tác phẩm đồng tác giả, tác phẩm sáng tạo theo nhiệm vụ được giao, giải thích việc bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm và khai thác bình thường tác phẩm, về hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả Thứ ba, còn thiếu những văn bản hướng dẫn việc bảo hộ các loại hình tác phẩm có tính chất đặc thù như tác phẩm nghệ thuật tạo hình, điện ảnh hay thiếu các quy định bảo hộ quyền đối với tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, phương thức xác định thiệt hại vật chất, tinh thần trong các vụ xâm phạm quyền tác giả.

2.2 Việc thực thi Công ước Berne còn gặp nhiều vướng mắc

Các cơ quan thực thi quyền tác giả còn gặp vướng mắc trong quá trình hoạt động, trình độ và kinh nghiệm của các cán bộ làm công tác thực thi còn chưa cao. Vấn đề này đã và đang là một khó khăn với Việt Nam trong việc thực thi Công ước.

Chừng nào hoạt động của các cơ quan thực thi chưa được nâng cao, hiệu quả hoạt động chưa được đảm bảo thì sẽ là một yếu tố làm hạn chế hiệu quả thực thi bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam Trên thực tế, tổ chức và hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm thực thi còn thiếu đồng bộ và chồng chéo, nhiều tầng nấc xử lý khiến hiệu lực thực thi bị phân tán, phức tạp Tình trạng quá nhiều đầu mối khiến các chủ thể cần sử dụng cơ chế lúng túng, còn chính các cơ quan thực thi cũng nảy sinh tâm lý đùn đẩy, chờ đợi Bởi vậy, hiệu quả thực thi quyền tác giả chưa cao, quyền và lợi ích chính đáng của các tác giả, chủ sở hữu quyền chưa được đảm bảo. Hơn nữa, phạm vi quyền hạn của các cơ quan chưa được phân định rõ ràng nên dẫn đến tình trạng các cơ quan này giẫm chân lên nhau, khiến hoạt động thực thi kém hiệu quả, và gây khó khăn cho việc thực thi bảo hộ quyền tác giả.

Thêm nữa, năng lực chuyên môn của các cơ quan thực thi chưa đáp ứng với đòi hỏi của thực tế Tại tất cả các địa phương (trừ Hà Nội và TP HCM) không đâu có bộ phận chuyên trách về bản quyền, nhân sự thật sự có chuyên môn về bản quyền Hiện nay, tại các Tòa án, rất ít các thẩm phán có trình độ chuyên sâu vềSHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng và kinh nghiệm xử lý các vi phạm vềSHTT Thẩm phán được xem là xử nhiều nhất, một năm cũng chỉ có hai vụ tranh chấp về SHTT Trình tự dân sự đáng lẽ phải được coi là biện pháp chủ yếu nhưng các quan hệ dân sự thông thường đã bị hành chính hóa một cách quá mức Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của phần lớn đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật liên quan đến quyền tác giả còn hạn chế…Vì vậy, chừng nào Toà án chưa đủ mạnh, chưa tăng cường năng lực giải quyết tranh chấp về vi phạm quyền tác giả thì sẽ là một khó khăn rất lớn cho việc thực thi Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam.

2.3 Ý thức tôn trọng bản quyền, chấp hành pháp luật của người dân chưa cao

Nhận thức về bản quyền và bảo vệ bản quyền của người dân Việt Nam nói chung còn hạn chế Đây là một cản trở rất lớn trong việc thực thi Công ước Berne ở Việt Nam Bởi lẽ, dù hệ thống pháp luật có hoàn thiện, năng lực của cơ quan thực thi được nâng cao, nhưng nếu sự hiểu biết của toàn xã hội đối với vấn đề bảo hộ quyền tác giả, ý thức tôn trọng pháp luật không cao thì rất khó để đảm bảo được hiệu quả thực thi Việc thực thi chỉ có thể đạt được hiệu quả cao nếu cả 3 yếu tố đảm bảo việc thực thi nghiêm chỉnh quyền tác giả ở Việt Nam đều đầy đủ gồm: ý thức chủ thể, hệ thống pháp luật và cơ chế thực thi Do vậy, nhận thức của cộng đồng về bảo hộ quyền tác giả nếu chưa được nâng cao sẽ là một trở ngại lớn trong quá trình Việt Nam thực thi Công ước Berne

2.4 Mạng lưới dịch vụ và thông tin về quyền tác giả còn yếu

Thông tin SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng đang là một trong các khâu yếu nhất của hoạt động SHTT, với năng lực tài nguyên thông tin có tại Việt Nam về SHTT thuộc loại trung bình, song chưa được phát huy đầy đủ Số chuyên gia dịch vụ chưa nhiều Đây là một trong những khó khăn khiến Việt Nam chưa thể đẩy mạnh hoạt động thực thi quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng

2.5 Tính chất cạnh tranh trong cơ chế thị trường

Trong cơ chế thị trường, mục đích lớn nhất của những người sản xuất, kinh doanh là thu được nhiều lợi nhuận Do vậy, họ tìm mọi cách để giảm giá thành sản phẩm bán ra, nhằm cạnh tranh với các đối thủ, giành giật thị phần Điều này đã tác động không nhỏ dẫn đến việc các cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm văn học nghệ thuật như sách báo, băng đĩa nhạc, tranh mỹ thuật tìm cách hạ giá bán sản phẩm của mình bằng cách vi phạm bản quyền tác giả, thực hiện sao chép lậu, in lậu các tác phẩm và kinh doanh các sản phẩm này nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận.

So với giá của một tác phẩm hợp pháp, giá bán của những sản phẩm vi phạm bản quyền rẻ hơn rất nhiều, thậm chí chỉ bằng 1/10 giá của những sản phẩm hợp pháp.

Có thể thấy, tính chất cạnh tranh trong cơ chế thị trường là một khó khăn cho việc đảm bảo hiệu quả thực thi Công ước Berne ở Việt Nam, khiến cho việc vi phạm bản quyền ở Việt Nam còn phổ biến.

II TRIỂN VỌNG CỦA VIỆC BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG THỜI GIAN TỚI

Trong xu hướng phát triển một nền kinh tế mới chủ yếu dựa trên tri thức đang phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, giá trị của các tài sản trí tuệ hơn lúc nào hết được tôn vinh, lĩnh vực quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia Cùng với xu thế toàn cầu hoá, việc bảo hộ một cách chặt chẽ và nghiêm túc quyền SHTT là một yêu cầu rất cần thiết trong việc mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương giữa các nước trên thế giới Vấn đề này cũng nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều trong các diễn đàn hợp tác kinh tế trên thế giới Do đó, có thể khẳng định rằng, triển vọng của việc bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng trong thời gian tới sẽ là rất lớn Lĩnh vực SHTT sẽ ngày càng phát triển, được mở rộng; nhu cầu của việc bảo hộ các sản phẩm trí tuệ sẽ ngày càng nhiều, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội và phù hợp với xu thế vận động của quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng.

Xu hướng phát triển của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả

Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ cũng như các sáng tạo trong kinh doanh, nội hàm của SHTT ngày càng mở rộng Danh sách các đối tượngSHTT được bổ sung không ngừng và sự bổ sung đó diễn ra đặc biệt nhanh trong khoảng 30 năm gần đây Các dạng tài sản trí tuệ đều là sản phẩm, là sự thể hiện, là thước đo, đồng thời là động lực của sự tiến bộ nói chung của xã hội về tinh thần, vật chất, trình độ công nghệ sản xuất và kinh doanh Có 4 khuynh hướng phát triển của SHTT trong thời gian tới:

 Khuynh hướng thứ nhất là SHTT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu chính sách kinh tế - thương mại của các quốc gia.

 Khuynh hướng thứ hai là SHTT sẽ nhanh chóng mở rộng phạm vi và nội dung sang các đối tượng mới cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế xã hội toàn cầu.

 Khuynh hướng thứ ba là các thao tác hành chính liên quan đến việc xác lập quyền SHTT sẽ ngày càng đơn giản, nhanh chóng; các thành tựu công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin, sẽ được ứng dụng và làm thay đổi căn bản hoạt động của các cơ quan thực thi quyền SHTT Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan tới bảo hộ SHTT sẽ trở nên phức tạp hơn.

 Khuynh hướng thứ tư là các hoạt động SHTT sẽ diễn ra theo hướng toàn cầu hoá rộng lớn và triệt để hơn.

Lĩnh vực SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng ở Việt Nam cũng không nằm ngoài khuynh hướng phát triển này Hoạt động SHTT sẽ trở nên sôi động hơn, ngày càng phù hợp và tiến sát với trình độ hoạt động của thế giới Các sản phẩm trí tuệ cần được bảo hộ sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ Các hoạt động liên quan đến giải quyết pháp lý của vấn đề SHTT cũng sẽ trở nên phức tạp hơn.

Là một bộ phận của quyền SHTT, do đó quyền tác giả cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển này Trong thời gian tới, quyền tác giả cũng ngày càng có vai trò to lớn đối với sự thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia Vai trò của bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng sẽ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong việc mở rộng hợp tác quốc tế, giao lưu văn hoá giữa các nước. Bản quyền tác giả cũng sẽ mở rộng phạm vi và các đối tượng của mình bởi sự sáng tạo của con người luôn song hành cùng sự phát triển của xã hội Thêm nữa, các vấn đề liên quan tới bảo hộ quyền tác giả cũng sẽ phức tạp hơn Triển vọng của việc bảo hộ quyền SHTT nói chung và bản quyền tác giả nói riêng trong thời gian tới là kết quả của sự phát triển không ngừng trong lĩnh vực SHTT.

2 Nhu cầu bảo hộ quyền SHTT và quyền tác giả trong thời gian tới

2.1 Nhu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia muốn tham gia vào sân chơi lớn của thế giới buộc phải tuân thủ một cách nghiêm túc những yêu cầu về bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu diễn ra với tốc độ ngày càng cao ở hầu hết các lĩnh vực Nó vừa thúc đẩy hợp tác vừa tăng sức ép cạnh tranh, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế Trong bối cảnh đó, bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đóng vai trò không thể thiếu trong việc hình thành một nền kinh tế toàn diện và phát triển bền vững.

Có thể khẳng định rằng, nhu cầu của việc bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng trong thời gian tới sẽ rất lớn Điều này cũng là một tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, của xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới. Trong khoảng 15 năm gần đây, quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng đã trở thành một vấn đề kinh tế và pháp lý trọng tâm trong nội bộ của nhiều nước, cũng như trong các thương lượng, tranh chấp quốc tế Những nước đã phát triển (nhất là Mỹ) đã tăng áp lực đòi hỏi thắt chặt quyền SHTT, trên pháp luật cũng như trong thực tế thi hành đối với các nước khác trong hội nhập kinh tế, trong đó có Việt Nam; hạn chế các vi phạm đối với các sản phẩm trí tuệ khi tham gia vào quá trình lưu thông trên thị trường quốc tế Trong khi đó, các nước đang phát triển vẫn chưa muốn áp dụng chính sách bảo hộ SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng chặt chẽ hơn Có thể thấy rằng, một chính sách bảo hộ quyền SHTT tốt sẽ tạo điều kiện phát triển cho một quốc gia Tuy nhiên, đây là vấn đề dài hạn, kết quả chưa có ngay mà chi phí bỏ ra lại lớn Việc bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng khiến cho việc bắt chước rất khó khăn Bắt chước các sản phẩm trí tuệ, đối với người sáng tạo hay việc sao chép lậu các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học,hay đối với các nhà sản xuất, xuất bản sẽ gây rất nhiều tổn thất nhưng có thể lại đem lại rất nhiều lợi ích cho người đi bắt chước, thậm chí cho cả quốc gia với một nền công nghệ bắt chước Song cũng cần nhìn nhận quy luật tất yếu của quá trình toàn cầu hoá thương mại là quốc gia nào thắt chặt quyền SHTT, quốc gia đó có cơ hội vừa thu hút đầu tư, vừa bảo vệ, khuyến khích các nhà phát minh trong nước Việt

Nam cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu này, và phải tính đến một ngày nào đó, chính các nhà sáng tạo Việt Nam cũng cần được bảo đảm quyền SHTT nói chung và quyền tác giả ở nước ngoài.

Tóm lại, trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, bảo hộ quyền SHTT không chỉ xuất phát từ nhu cầu tự thân của nền kinh tế trong quá trình phát triển nhằm khuyến khích các hoạt động nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ trong nước mà còn là một yêu cầu bắt buộc của quá trình hội nhập Không chỉ Việt Nam mà các quốc gia khác trên thế giới, trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, tham gia vào sân chơi lớn của thế giới, phải đảm bảo thực thi các quy định về quyền SHTT nói chung và bản quyền tác giả nói riêng đã cam kết trong các điều ước, hiệp định quốc tế.

2.2 Nhu cầu của nhà sản xuất

Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, tính cạnh trạnh ngày càng khốc liệt thì giá trị của chất xám hơn lúc nào hết được coi trọng Những độc đáo của trí tuệ hàm chứa trong các sản phẩm là một yếu tố đưa đến độc quyền về sản xuất tiêu thụ sản phẩm Lợi nhuận của độc quyền càng cao thì giá trị kinh tế đó càng lớn, yêu cầu đảm bảo quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng càng mạnh Chính bởi vậy, các nhà sản xuất, kinh doanh, những cá nhân tổ chức khai thác các khía cạnh thương mại của các tài sản trí tuệ sẽ ngày càng quan tâm, coi trọng hơn việc bảo vệ độc quyền trong sử dụng, khai thác giá trị kinh tế của các đối tượng SHTT.

Sự cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế toàn cầu hoá cũng là một yếu tố khiến nhu cầu bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng của các nhà sản xuất, kinh doanh ngày càng nhiều Do đó, trong thời gian tới, trong điều kiện kinh tế thị trường với mức độ cạnh tranh ngày càng cao, thì triển vọng của việc bảo hộ quyền SHTT là rất lớn Ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức có nhu cầu được bảo hộ các sản phẩm trí tuệ của mình nhằm đảm bảo yếu tố độc quyền trong cạnh tranh.

Bên cạnh đó, các phương tiện và kỹ thuật sao chép hiện đại ngày càng phố thông và phát triển nhanh (như CD, video, phần mềm), các ứng dụng mô phỏng ngày càng dễ dàng nhờ tiến bộ của công nghệ, do đó, người sản xuất càng khó tự giữ các sản phẩm trí tuệ Chính bởi vậy, sự bảo hộ của luật pháp qua quyền SHTT nói chung và bản quyền tác giả nói riêng ngày càng lớn và mạnh mẽ để ngăn ngừa tình trạng sao chép lậu, vi phạm bản quyền

2.3 Nhu cầu của các tác giả

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số ngày nay, với sự ra đời và phát triển của các phương tiện sao chép, truyền thông hiện đại, việc vi phạm bản quyền đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học càng trở nên dễ dàng hơn Các tác giả, chủ sở hữu quyền đối với các tác phẩm này bị thiệt hại không nhỏ về quyền lợi của mình, cả về vật chất lẫn tinh thần Trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới thì việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể trên là rất cần thiết Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, trong tương lai, các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm ngày càng có nhu cầu bảo hộ quyền tác giả đối với các tài sản trí tuệ nhiều hơn và chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình.

2.4 Nhu cầu của người tiêu dùng

Có thể thấy rằng, khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống xã hội được nâng cao thì nhu cầu thụ hưởng của công chúng đối với các loại hình tác phẩm văn học nghệ thuật ngày càng cao Người tiêu dùng sẽ có nhu cầu thưởng thức các tác phẩm văn học nghệ thuật với chất lượng ngày càng tốt hơn khi cuộc sống được cải thiện, mức sống được nâng lên Nhu cầu đối với các sản phẩm có bản quyền được sản xuất hợp pháp với chất lượng tốt hơn các sản phẩm sao chép lậu chất lượng kém sẽ nhiều hơn

III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CÔNG ƯỚC BERNE TRONG LĨNH VỰC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM

Qua những phân tích trên đây, có thể thấy triển vọng của việc bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam trong những năm tới sẽ là rất lớn, nhu cầu bảo hộ bản quyền tác giả ngày càng nhiều Do đó, rất cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng ở Việt Nam Từ tình hình thực tế và những khó khăn vướng mắc Việt Nam gặp phải trong quá trình thực thi Công ước, thiết nghĩ nên đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Công ước Berne ở Việt Nam Cụ thể:

1 Nhóm các giải pháp về phía các cơ quan Nhà nước

1.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tác giả

Nhóm các giải pháp về phía các cơ quan Nhà nước

1.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tác giả

Hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện Trước hết, cần thực hiện rà soát lại hệ thống quy phạm pháp luật, chính sách bảo hộ hiện hành liên quan đến bảo hộ quyền tác giả nhằm tìm ra những điểm bất cập để từng bước sửa đổi, bổ sung, xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tác giả phù hợp yêu cầu của các cam kết quốc tế về quyền tác giả, đặc biệt là Công ước Berne

Như đã phân tích ở trên, quy định pháp luật của Việt Nam về quyền tác giả còn những điểm chưa tương thích với Công ước Berne Một trong những khác biệt lớn nhất đó là quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả Sự khác biệt về thời hạn bảo hộ quyền nhân thân giữa Công ước Berne và luật SHTT Việt Nam trên thực tế đã gây khó khăn cho chủ thể quyền, thậm chí làm cơ quan thực thi lúng túng Có thể lấy ví dụ về vụ việc ca sỹ Mỹ Linh phát hành đĩa nhạc “Chat với Mozart” năm

2006, đã nổi lên cuộc tranh luận về việc có hay không việc vi phạm bản quyền tác giả Vì luật Việt Nam bảo hộ quyền tinh thần vô thời hạn, do đó, một số ý kiến cho rằng, Mỹ Linh và nhạc sỹ Dương Thụ vi phạm bản quyền Những ý kiến khác lại lập luận rằng, “trong trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác quy định của luật Việt Nam thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, tức là vì có sự khác biệt giữa luật Việt Nam thì phải theo Công ước Berne” Do đó, không thể coi “Chat với Mozart” là vi phạm bản quyền Ngành Văn hoá – Thông tin, giới nhạc sỹ Việt Nam và cả công chúng thấy các quy định vô cùng rối ren chỉ bởi sự khác nhau giữa điều ước quốc tế Việt Nam đã ký kết và quy định của Việt Nam về SHTT

Việc Việt Nam cho hưởng quyền nhân thân “vô thời hạn” làm mất đi hai tiêu chí trái ngược nhau của quyền SHTT là: phải đủ lâu để cho tác giả có động lực sáng tác, song cũng phải ngắn để tránh lãng phí cho xã hội, khi bản quyền đó không được phổ biến, tận dụng cho cộng đồng Quy định này cũng là bất hợp lý Nó có nghĩa là từ nay, không một người Việt Nam hay người nước ngoài nào có quyền phóng tác, sửa đổi, hay chuyển dịch một tác phẩm của một tác giả đã chết quá 50 năm, dù là tác giả ngoại quốc hay Việt Nam Sự giao lưu nghệ thuật của Việt Nam với thế giới sẽ cắt đứt Và hẳn là ý nghĩa của việc bảo hộ SHTT sẽ tự triệt tiêu nó. Thiết nghĩ, luật Việt Nam nên sửa đổi thời hạn bảo hộ quyền nhân thân theo Công ước Berne (là 50 năm sau ngày tác giả mất) và chỉ cấm những thay đổi nào “gây phương hại tới danh dự và uy tín của tác giả” để đặt tất cả các tác phẩm nghệ thuật đã mãn hạn bản quyền vào lĩnh vực công cộng.

Thêm nữa, việc thực thi quyền tác giả chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau Do đó, hoàn thiện cơ sở pháp lý phải mang tính hệ thống, thống nhất trong cả hệ thống pháp luật Đối với biện pháp dân sự, để đảm bảo giải quyết tốt hơn tranh chấp về quyền tác giả, cần phải quy định cụ thể hơn về các vấn đề: Những tranh chấp về quyền SHTT thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án; Những tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện tranh chấp về quyền tác giả trước Toà án; Các chứng cứ đương sự được sử dụng trong quá trình chứng minh; Cơ quan có thẩm quyền giám định và trình tự, thủ tục giám định; Nguyên tắc bồi thường và xác định mức độ bồi thường khi quyền tác giả bị xâm phạm. Đối với biện pháp hành chính, cần phải quy định rõ ràng thẩm quyền của các cơ quan có chức năng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả để hạn chế việc chồng chéo trong hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền Đối với biện pháp hình sự, cần tăng mức chế tài xử lý đối với những tội xâm phạm quyền tác giả cho phù hợp với sự phát triển của các vụ vi phạm bản quyền trong thời đại kỹ thuật số, khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển.

Tổ chức SHTT thế giới WIPO đã khẳng định: có Luật SHTT chưa đủ, điều quan trọng là Luật SHTT được thực thi như thế nào Hiện nay, đối với hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển, cơ sở pháp lý cho quyềnSHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng đã ở mức độ hoàn thiện Các quốc gia,bởi vậy tập trung vào việc xây dựng cơ chế thực thi quyền SHTT và đảm bảo thực thi hiệu quả quyền này Còn ở Việt Nam hiện đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở pháp lý cho quyền SHTT và đồng thời cũng đang tìm cho mình một cơ chế thực thi quyền SHTT thật hiệu quả Bởi vậy, cần phải xác định được tầm quan trọng của cả hai vấn đề: xây dựng pháp luật SHTT và thực thi pháp luật SHTT Đây là hai vấn đề có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau.

1.2 Nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan thực thi Để nâng cao hiệu quả thực thi Công ước Berne trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan rất cần thiết phải nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng và đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp liên quan đến việc xác lập và triển khai các biện pháp thực thi quyền tác giả, quyền liên quan Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và chủ sở hữu, nâng cao sự phối hợp đồng bộ, có hiệu quả giữa các cơ quan

Nâng cao hơn nữa vai trò của Tòa án trong việc xét xử các hành vi xâm phạm quyền tác giả và các tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan Hiện nay, hệ thống Toà án rất thiếu các chuyên gia có chuyên môn về quyền tác giả, quyền liên quan Quá trình giải quyết tranh chấp thường kéo dài, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chủ thể Các chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan vẫn chưa có ý thức rõ ràng về quyền và lợi ích chính đáng của mình để khởi kiện bên vi phạm Tâm lý của các chủ sở hữu quyền không muốn khởi kiện do e ngại thủ tục rườm rà, sợ mất những thông tin được bảo mật, thời gian theo đuổi vụ kiện dài và tốn kém về chi phí Vì vậy, cần đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ của Toà án, nhất là đội ngũ thẩm phán, đầu tư cho việc cải cách và hiện đại hoá hệ thống thông tin tư liệu, xây dựng quy trình để xác định và bảo vệ các thông tin bí mật về những bên tham gia tố tụng, tăng cường cho Toà án những công cụ, biện pháp chế tài đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan Nhà nước cần ban hành văn bản pháp luật quy định rõ thẩm quyền vụ việc của Toà án trong việc xét xử các tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan nhằm nâng cao tính khả thi của Luật SHTT 2005. Đồng thời, tổ chức xây dựng lực lượng chuyên trách về SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng, từng bước đào tạo cán bộ thực thi, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường cơ sở vất chất kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Cần chú trọng việc trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia nước ngoài, và cử các cán bộ chuyên trách đi khảo sát nước ngoài nhằm tăng cường việc tiếp cận, tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm các nước.

Thêm nữa, cũng cần khắc phục sự chồng chéo, phân công chức năng quyền hạn của từng cơ quan theo hướng một cơ quan đầu mối Thiết nghĩ, không nên phân tách rạch ròi việc quản lý đăng ký bản quyền đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật và tác phẩm khoa học Sự phân chia này không phù hợp với thông lệ quốc tế và sẽ gây khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo hộ quyền tác giả Theo Công ước Berne, thuật ngữ “tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học” dùng để chỉ chung tất cả các tác phẩm thuộc loại hình nói trên được bảo hộ quyền tác giả Sự phân chia rạch ròi các tác phẩm văn học nghệ thuật và tác phẩm khoa học để quản lý là không cần thiết và khó có thể thực hiện được Việc phân định cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm như vậy sẽ gây vướng mắc cũng như giảm hiệu quả của hoạt động thực thi Sự phân chia đối tượng quyền tác giả để bảo hộ như vậy làm nảy sinh khó khăn trong việc xác định ai có thẩm quyền phân định đâu là tác phẩm văn học và nghệ thuật, đâu là tác phẩm khoa học, khi giữa các cơ quan chức năng không thống nhất được với nhau điều này.

1.3 Nâng cao nhận thức cộng đồng về quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng

Cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên và phát huy sức mạnh toàn cộng đồng tích cực tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống xâm phạm quyền tác giả, đưa nội dung giáo dục vào nhà trường, đồng thời kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền Từ đó xây dựng ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc chấp hành nghiêm pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, nâng cao ý thức tôn trọng bản quyền Cần khuyến khích kịp thời những tập thể cá nhân có thành tích trong việc ngăn ngừa và chống vi phạm quyền tác giả, để từ đó khích lệ các cá nhân tổ chức khác thực hiện. Để nâng cao hiểu biết của xã hội về pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan cần đẩy mạnh hơn nữa việc phổ biến các thông tin nhằm đưa việc sử dụng pháp luật về bảo hộ và thực thi quyền trở nên quen thuộc hơn với xã hội Nâng cao hơn nữa vai trò của hệ thống quản lý tập thể quyền tác giả trong việc thông tin tuyên truyền thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan Hệ thống này có vai trò rát lớn trong việc thông tin tuyên truyền thực thi và đặc biệt trong hoạt động tự bảo vệ quyền lợi của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan Thêm nữa, phát huy vai trò của các tổ chức đào tạo, các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu trong nỗ lực nâng cao nhận thức xã hội về bảo hộ quyền tác giả.

1.4 Mở rộng hợp tác quốc tế

Yêu cầu của quá trình hội nhập khiến Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế phát triển của hoạt động bản quyền thế giới Ngay từ thế kỷ XIX, khi mà những Công ước quốc tế song phương và đa phương đầu tiên về quyền tác giả ra đời, bảo hộ và thực thi quyền tác giả đã được xác định không phải là vấn đề của mỗi quốc gia mà là vấn đề toàn cầu Bởi vậy, để đảm bảo thực thi quyền tác giả, cần phải tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia Việt Nam cần mở rộng quan hệ hợp tác với các nước để có thể nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong việc thực thi các cam kết, điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả Trên cơ sở mở rộng giao lưu, hợp tác với các quốc gia khác để học tập những kinh nghiệm của thế giới trong việc khắc phục và hạn chế khó khăn trong quá trình thực thi bảo hộ quyền tác giả.

Việt Nam có thể mở rộng hợp tác quốc tế theo hướng tăng cường liên kết với các tổ chức phi chính phủ như Hiệp hội các nhà soạn nhạc và lời quốc tế (CISAC), Liên hiệp quốc tế các tổ chức quyền sao chép ở Châu Âu (IFRRO), hay Hiệp hội các tổ chức người biểu diễn Châu Âu (AEPO) Là một phần trong các hoạt động hợp tác phát triển quốc tế, WIPO hoạt động rất gần gũi với các tổ chức này và nhiều tổ chức khác Mục đích của việc liên kết này sẽ nhằm hỗ trợ sự phát triển quốc gia theo yêu cầu của quốc gia đó trong việc thành lập các tổ chức quản lý tập thể, và tăng thêm sức mạnh cho các tổ chức đang hoạt động để đảm bảo hiệu quả trước các thách thức trong môi trường kỹ thuật số.

1.5 Giải pháp với hệ thống thông tin và mạng lưới dịch vụ quyền tác giả

- Nâng cao các hoạt động dịch vụ thông tin về quyền tác giả, điện tử hoá các thông tin về quyền tác giả, tác phẩm và chủ sở hữu đã đăng ký, các niên giám quyền tác giả Việt Nam nên xuất bản theo thường niên, nhằm lưu trữ và khai thác

- Tăng cường hoạt động của Sàn giao dịch bản quyền, đây là một kênh thông tin giám sát rất hiệu quả để giảm thiểu nạn vi phạm bản quyền hiện đang nghiêm trọng Để làm được điều này, cần có sự đầu tư đúng mức của Nhà nước và sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về quyền tác giả để các thông tin được thường xuyên cập nhật, đáp ứng được yêu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước. Đối với các dịch vụ liên quan đến bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan:

Xu thế hiện nay là thương mại dịch vụ đang phát triển rất nhanh chóng, vì vậy, yêu cầu đặt ra cho hệ thống bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan là cần mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ đại diện, tư vấn pháp lý về bảo hộ quyền tác giả.

Nhóm giải pháp về phía các nhà sản xuất, kinh doanh, nhà xuất bản

2.1 Đảm bảo phối hợp hoạt động hiệu quả với các cơ quan thực thi quyền tác giả, người tiêu dùng

Các nhà sản xuất, kinh doanh, nhà xuất bản cần phối hợp tích cực với các cơ quan thực thi quyền tác giả và người tiêu dùng trong việc phát hiện, xử lý các hành vi xâm phạm bảo quyền Cùng với các cơ quan thực thi quyền tác giả, khi phát hiện hành vi vi phạm bản quyền, doanh nghiệp cần kịp thời thông báo để các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng xử lý và nên nhờ các cơ quan này can thiệp xử lý khi bị xâm phạm bản quyền Việc chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng là một biện pháp tốt nhằm ngăn chặn những việc vi phạm bản quyền.

Các doanh nghiệp, chủ sở hữu tài sản trí tuệ, bên cạnh việc đăng ký bảo hộ và trông chờ sự bảo hộ của luật pháp, để hạn chế ở mức thấp nhất tài sản trí tuệ bị xâm phạm, nên có một hệ thống nhân sự và kỹ thuật chuyên bảo vệ quyền tác giả.

2.2 Khai thác triệt để những ưu đãi của Công ước Berne

Chưa đề cập tới những vấn đề mà các nhà sản xuất, kinh doanh gặp phải khi thực hiện Công ước Berne đúng theo thông lệ quốc tế, chỉ tính riêng kinh phí để mua tác quyền của các tác giả nước ngoài đã là điều rất khó khăn với các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam Có thể lấy một dẫn chứng cụ thể trong lĩnh vực xuất bản Các nhà xuất bản sẽ gặp khó khăn với vấn đề kinh phí mua bản quyền khi mà giá bản quyền một cuốn sách cũng đã lên tới hàng ngàn USD Nhất là trong khi giá sách vẫn bị kêu là giá "trên trời" thì việc tiếp tục nâng giá sách để bù đắp vào chi phí là một bài toán khó đối với các NXB Do vậy, bên cạnh việc các NXB phải tính toán chi phí một cách hợp lý nhất, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các NXB như chính sách cụ thể về vấn đề mua tác quyền để họ có thể đứng được trong cơ chế thị trường khi đã tham gia Công ước Berne. Để giải quyết những khó khăn trên, “hướng mở” cho các đơn vị xuất bản trong việc sử dụng tác phẩm của các nước thành viên Công ước đó là cần tập trung khai thác triệt để những tác phẩm có giá trị đã kết thúc thời hạn bảo hộ, tìm sự đồng cảm và thiện chí của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm của các quốc gia thành viên, để có bản quyền ưu đãi, tìm kiếm tài trợ của các chính phủ, tổ chức phi chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài và trong nước về việc sử dụng tác phẩm nước ngoài để phổ biến tại Việt Nam Nếu làm được công việc có ý nghĩa này, các NXB vừa không mất tiền bản quyền, vừa được cấp tài chính cho việc dịch và xuất bản phục vụ độc giả Việt Nam Tuy nhiên, cần phải cẩn trọng trong việc đầu tư, khai thác sử dụng tác phẩm của các nước thành viên Công ước trong thời gian chuyển tiếp, nếu không, vấn đề sẽ trở nên phức tạp và thiệt hại có thể xảy ra.

Các nhà sản xuất, kinh doanh, đơn vị xuất bản Việt Nam nên tận dụng tối đa ưu đãi, miễn trừ mà Công ước Berne dành cho những nước đang phát triển về quyền làm bản sao và quyền dịch đối với một số loại tác phẩm theo điều kiện cụ thể nhằm hạ mức phí tác quyền phải trả cho phía đối tác nước ngoài trong quá trình thương lượng Nếu nhìn vào mức giá đã mua bản quyền của Philipin là 3% mà chuyên gia WIPO đã đưa ra thì rõ ràng các đơn vị Việt Nam có thể học tập Các đơn vị nên đưa ra những ưu đãi này nếu phía đối tác gây khó dễ trong việc trả phí tác quyền Trong trường hợp các đối tác đưa ra mức giá cao và những điều kiện khó khăn, các nhà sản xuất kinh doanh Việt Nam nên yêu cầu Nhà nước cấp cho quyền ưu đãi mà các nước đang phát triển có được Đây là là một điều kiện nhằm tạo sức ép với các đối tác nước ngoài trong việc hạ mức giá mua bản quyền

Việt Nam đã chính thức gia nhập Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật vào ngày 26/10/2004 Trở thành thành viên thứ 156 của Công ước, Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả thực thi bảo hộ quyền tác giả Việt Nam đã điều chỉnh hệ thống luật pháp về bảo hộ quyền tác giả cơ bản tương đối phù hợp với Công ước Berne Trên cơ sở đó, cùng với việc thi hành pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, Việt Nam cũng triển khai nhiều hoạt động quản lý, kiểm tra, tuyên truyền tới cộng đồng, xác lập và thực thi bảo hộ quyền tác giả nhằm đẩy mạnh hiệu quả thực thi Công ước Berne

Sau hơn 4 năm Công ước Berne chính thức có hiệu lực, thực trạng bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ở Việt Nam đã có nhiều nỗ lực: (i) Bước đầu đặt cơ sở cho việc xây dựng nhận thức về bảo hộ quyền tác giả, ý thức tôn trọng bản quyền, chấp hành pháp luật trong xã hội, (ii) Đã giải quyết, xử lý được nhiều vụ tranh chấp, vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan , (iii) Tình trạng vi phạm bản quyền cũng dần giảm ở một số lĩnh vực như phần mềm máy tính, âm nhac, (iv) Bước đầu xây dựng được một hệ thống luật pháp tương đối phù hợp với quy định của Công ước Berne và các cam kết khác về quyền tác giả.

Tuy nhiên, các quy định pháp luật tốt mới chỉ là tiền đề, là bước đầu Điều quan trọng là phải xây dựng được một cơ chế thực thi hữu hiệu đủ mạnh để đưa các quy định pháp luât vào cuộc sống Và một thực tế là hiệu quả thực thi Công ước Berne ở Việt Nam chưa cao Hơn 4 năm sau khi Công ước có hiệu lực, tình trạng vi phạm bản quyền vẫn diễn ra ở mọi lĩnh vực Điều này xuất phát từ nhiều khó khăn Việt Nam gặp phải trong quá trình thực thi như hệ thống pháp luật còn đang ở giai đoạn hoàn thiện nên còn bộc lộ những hạn chế, các cơ quan có thẩm quyền hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, còn gặp nhiều vướng mắc, nhận thức về quyền tác giả của xã hội còn chưa cao, các chế tài xử phạt vi phạm quyền tác giả còn chưa đủ mạnh, mạng lưới thông tin bảo hộ quyền tác giả mới đi vào hoạt động, do tính chất cạnh tranh trong cơ chế thị trường

Xuất phát từ những khó khăn trên, đồng thời có thể thấy triển vọng rất lớn của việc bảo hộ quyền tác giả trong thời gian tới, nên rất cần thiết phải nâng cao hiệu quả thực thi Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam Do đó, để có thể đẩy mạnh việc thực thi Công ước Berne ở Việt Nam, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tác giả, cần nâng cao hơn nữa năng lực của các cơ quan thực thi quyền tác giả, mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền tác giả, chú trọng việc phối hợp hiệu quả giữa các nhà sản xuất kinh doanh với các cơ quan thực thi và người tiêu dùng, khuyến khích các nhà xuất bản, doanh nghiệp sản xuất khai thác triệt để ưu đãi từ Công ước Berne Thiết nghĩ cũng cần áp dụng các chế tài nghiêm khắc hơn để xử lý các hành vi vi phạm tác quyền Chỉ với một môi trường trong sạch để khuyến khích sáng tạo văn học nghệ thuật và khoa học thì chúng ta mới có thể hội nhập sâu hơn với thế giới và phát triển kinh tế văn hoá, xã hội của đất nước.

CHƯƠNG I - VÀI NÉT VỀ CÔNG ƯỚC BERNE VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ TÌNH HÌNH THỰC THI CÔNG ƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 3

I - Một số khái niệm cơ bản 3

2 Quyền tác giả và quyền liên quan 5

II - Giới thiệu về Công ước Berne 8

1 Lịch sử hình thành Công ước Berne 8

2 Một số nội dung chính của Công ước Berne 10

2.1 Các nguyên tắc cơ bản của Công ước Berne 10

2.2 Các đối tượng của Công ước Berne 12

2.3 Các quyền tác giả được Công ước Berne bảo hộ 13

2.4 Giới hạn đối với quyền tác giả 14

2.5 Điều kiện được bảo hộ 15

2.6 Thời hạn bảo hộ và vấn đề thực thi 16

2.7 Những ưu đãi dành cho các quốc gia đang phát triển 16

III – Tình hình thực thi Công ước Berne tại một số quốc gia 17

CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỰC THI CÔNG ƯỚC

BERNE TRONG LĨNH VỰC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM 24

I - Sự cần thiết của việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne 24

1 Những mặt tích cực của việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne 24

2 Những mặt hạn chế của việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne 28

II – Đánh giá mức độ tương thích giữa các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả và Công ước Berne 31

1 Quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả 31

2 Mức độ tương thích giữa các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả và

2.2 Những điểm chưa tương thích 35

III - Thực trạng bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam 37

1 Trước khi gia nhập Công ước Berne 37

2 Sau khi gia nhập Công ước Berne 41

2.1 Về phía các cơ quan xác lập và thực thi bảo hộ quyền tác giả 42

2.2 Về phía các chủ sở hữu tác phẩm 47

2.3 Về phía người sử dụng, khai thác tác phẩm 47

IV – Đánh giá việc thực thi Công ước Berne ở Việt Nam 55

CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CÔNG ƯỚC BERNE TRONG LĨNH VỰC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM 61

I - Thuận lợi và khó khăn cho việc thực thi Công ước Berne ở Việt Nam 61

II - Triển vọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả trong thời gian tới 66

1 Xu hướng phát triển của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả 67

2 Nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả trong thời gian tới 68

III - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Công ước Berne trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam 71

1 Nhóm các giải pháp về phía các cơ quan Nhà nước 71

2 Nhóm giải pháp về phía các nhà sản xuất, kinh doanh, nhà xuất bản 77

KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Bá Bình, Phạm Thanh Tùng, Công ước Berne 1886 – công cụ hữu hiệu bảo hộ quyền tác giả, Nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội, 2006.

2 Vũ Mạnh Chu, Công ước Berne hài hoà lợi ích bản quyền toàn cầu, http://www.cov.gov.vn/Vietnam/viewNew.asp?newIdA0&rd 090116pu5153.

3 Vũ Mạnh Chu, Về khía cạnh kinh tế của quyền tác giả và quyền liên quan trong luật SHTT, http://www.cov.gov.vn/Vietnam/viewNew.asp?newId 6.

4 Vũ Mạnh Chu, Bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam, http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d 030527174525.

5 Vũ Mạnh Chu, Công tác quản lý bản quyền VHNT năm 2008: Một năm nhìn lại, Website Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, http://www.cinet.gov.vn.

6 Vũ Mạnh Chu, Bản quyền tác giả năm 2005 - Vấn đề và sự kiện ngày 20/7/2006, http://www.vmarque.com/index.php?p=info&view=topic&id9.

7 Vũ Mạnh Chu, Sáng tạo văn học nghệ thuật và quyền tác giả ở Việt

Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2005.

8 Lê Hồng Hạnh, Đinh Thị Mai Phương, Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở

Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp,

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2004.

9 Nguyễn Trung Hiếu, Bản quyền trong mỹ thuật Việt Nam: Trôi nổi trên

"dòng sông" đầy vi phạm, http://www.laodong.com.vn/Home/Troi-noi-tren-dong- song-day-vi-pham/20093/132116.laodong.

10.Vũ Thị Phương Lan, Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, Tạp chí luật học số 6 năm 2005.

11 Trần Thanh Lâm, Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập và xây dựng nền kinh tế tri thức, Tạp chí Cộng sản số 18 (162) năm 2008.

12 Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP HồChí Minh, 2006.

13 Thu Nga, Hiện trạng bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam - Theo Hội thảo Pháp luật chính sách và quản lý sở hữu trí tuệ 22/10/2002, Tạp chí Công nghiệp Hoá chất số 12 năm 2002

14 Bùi Xuân Nhự, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội, 2004

15 Hoàng Nhân, 4 năm thực hiện Công ước Berne: Hồn nhiên xâm phạm bản quyền, http://www.thethaovanhoa.vn/133N20081102044549484T14/Van-hon- nhien-xam-pham-ban-quyen.htm

16 Phạm Thành Nhân, Bản quyền nhạc Việt: Vi phạm vẫn cao, http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID06976&ChannelID.

17 Kim Oanh, Hoạt động của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc

Việt Nam - Sự phát triển ấn tượng, website Cục Bản quyền tác giả, http://www.cov.gov.vn/Vietnam/viewNew.asp?newIdB9&rd 090409du65.

18 Nguyễn Như Quỳnh, Thực thi quyền tác giả, website Thông tin pháp luật dân sự, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/08/07/1502/.

19 Nguyên Tấn, Bản quyền tác giả: Giảm vi phạm nhưng rối xử lý, http:// www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/phapluat/3538/.

20 Võ Tiến, Một năm hoạt động tác quyền: Bảo hộ hay chứng nhận http://vietnamnet.vn/vanhoa/2003/12/42071/.

21 Luân Vũ, Chống nạn băng đĩa lậu, website báo Nhân dân, http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?article4828&subx&topC

22 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo các Công ước quốc tế và Hiệp định TRIPS: Một số thách thức với các nước đang phát triển, http:// thongtindubao.gov.vn/uploads/10-Bho%20q.SHTT%20theo%20TRIPs%20-

%20Tran%20Hong%20Minh-%20da%20duyet.doc.

23.Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam, Quản lý tập thể quyền tác giả ở Việt Nam: Ngổn ngang trăm mối, http://www.cinet.gov.vn/.

24 Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật, Quyền tác giả trong lĩnh vực nghệ thuật sân khấu, 2004.

Ngày đăng: 05/02/2023, 14:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w