Nhận biếtvàphòngngừatrẻchậmpháttriển
Có thể phát hiện sớm dấu hiệu ở trẻ qua các triệu chứng như khi trẻ đến tuổi
vẫn chậm về hành động: chậm lẫy, ngồi, đứng, đi…
Trẻ chậmpháttriển là trạng thái bệnh lý có tính bẩm sinh hoặc mắc phải trong
những năm đầu đời, trí tuệ của trẻpháttriểnchậm hơn so với những trẻ bình
thường khác. Tùy theo mức độ mà cha mẹ có thể gửi trẻ vào các trường đặc biệt
hoặc chữa trị tại nhà.
Nguyên nhânvà dấu hiệu nhậnbiết
Trẻ chậm phát triển được chia ra nhiều mức độ. Trường hợp nhẹ, trẻ vẫn có thể
theo học ở các lớp tiểu học, song việc theo học sẽ hơi khó khăn với trẻvà kết quả
học tập cũng kém hơn so với những trẻ khác. Nếu trẻchậmpháttriển mức độ vừa,
trẻ sẽ hầu như không theo học được, không tính toán được nhưng ngôn ngữ đủ để
giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và có thể làm được những công việc đơn giản.
Với những trẻ có mức độ nặng hơn, trí tuệ rất thấp, ngôn ngữ không có hoặc rất
nghèo nàn, trẻ sẽ không thể giao tiếp. Những trẻ này luôn cần có người ở bên để
chăm sóc, theo sát.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậmpháttriển ở trẻ, trong đó những nguyên nhân
chính được thống kê gồm: di truyền, các tác động có hại đến người mẹ khi mang
thai, nhất là trong 3 tháng đầu như mắc một số bệnh do virus, ký sinh trùng, uống
một số loại thuốc gây hại cho thai, sinh non, trẻ bị ngạt, can thiệp sản khoa, các
bệnh mắc phải trong những năm đầu và thiếu các kích thích của môi trường xã
hội…
Có thể phát hiện sớm dấu hiệu ở trẻ qua các triệu chứng như khi trẻ đến tuổi vẫn
chậm về hành động: chậm lẫy, ngồi, đứng, đi… hay chậmpháttriển ngôn ngữ,
chậm nói, diễn đạt khó khăn… Trẻ kém hiểu biết về các quy luật xã hội căn bản,
không ý thức được hậu quả hành vi của mình, chậm chạp, ít linh hoạt, phân biệt
màu sắc sự vật kém…
Gửi trẻ ở trường đặc biệt
Tại các trường đặc biệt, trẻ sẽ được các chuyên gia sức khỏe tâm trí đánh giá đúng
mức độ chậm pháttriển trí tuệ của trẻvà có những hướng dẫn can thiệp đặc biệt.
Phần lớn những trẻ được gửi vào trường là những trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào gia
đình, không đủ khả năng làm những việc thông thường mà ở tuổi trẻ đã có thể.
Giáo viên dạy trẻchậmpháttriển thường được cho rằng phải có đầy đủ các yếu tố
như: kiên trì, nhiệt huyết với trẻ; có tri thức chuyên môn cứng cỏi; bàn tay khéo léo
để vận dụng thực tế và cải tạo môi trường.
Các phương pháp giáo dục trẻchậmpháttriển ở các trường đặc biệt bao gồm:
phương pháp làm mẫu, phương pháp dùng lời đàm thoại, phương pháp nhắc đi
nhắc lại nhiều lần, phương pháp động viên khuyến khích, cho trẻ thực hành trong
thực tế, phương pháp chăm sóc cá biệt, phối hợp nhiều phương pháp tác động lên
nhiều giác quan của trẻ…
Vai trò từ cha mẹ
Không ai yêu thương con bằng cha mẹ và không ai có thể đồng hành giúp con tốt
hơn cha mẹ. Khi trẻchậmphát triển, dù ở mức độ nào đi chăng nữa, vai trò của cha
mẹ luôn được đặt lên hàng đầu trong việc chữa trị.
Chấp nhận thực tế và trợ giúp con trong hành trình đầy gian lao này. Hãy tin tưởng
rằng trẻ sẽ vượt qua được và dù chậmpháttriển nhưng trẻ vẫn có khả năng đạt
được những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời.
Đồng hành cùng con trong mọi hoạt động thường ngày – vui chơi, sinh hoạt, ăn
uống, vệ sinh thân thể…
Hướng dẫn trẻ từ những hoạt động đơn giản nhất. Sau khi trẻ đã thực hiện được,
cha mẹ mới nên bắt đầu tiếp tục với những hoạt động phức tạp hơn.
Trong từng công việc, để tránh việc trẻ khó tiếp thu ngay một lúc, cha mẹ có thể
chia nhỏ ra thành từng bước để trẻ kịp tiếp thu. Cha mẹ nên lặp đi lặp lại nhiều lần
cho trẻ nhớ. Chẳng hạn, khi dạy trẻ đánh răng, cha mẹ có thể chia thành các bước:
lấy bàn chải, nặn kem đánh răng, đánh bên nào trước, vệ sinh lưỡi ra sao…
Khi trẻ làm tốt việc gì, cha mẹ đừng bao giờ quên khen ngợi và khuyến khích trẻ –
kể cả đó là việc vô cùng nhỏ.
Gần gũi nói chuyện và chơi cùng trẻ. Có thể trẻ sẽ không hiểu điều cha mẹ nói
nhưng sẽ cảm nhận được tình thương từ cha mẹ. Cha mẹ nên đọc truyện cho trẻ, kể
chuyện hàng ngày cho trẻ nghe, bày ra các trò chơi và cùng chơi với trẻ, khuyến
khích vận động thể chất và cả trí tuệ…
Cho trẻ giao tiếp xã hội nhiều: gặp gỡ người lớn và học cách chào, chơi cùng các
bé khác… Đồng thời, cha mẹ đừng quên dạy trẻ cách ứng xử với người khác giới.
Khi dạy trẻ những điều này tất nhiên không hề dễ chút nào, cha mẹ cần sự kiên trì
rất lớn.
Phòng ngừa
- Môi trường được xem là một trong những nguyên nhân gây ra chứng chậmphát
triển ở trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ có thể can thiệp được vào nhân tố này. Để con
mình có điều kiện pháttriển tốt, các bậc cha mẹ nên chú ý nhiều hơn đến môi
trường xung quanh con. Đừng quên gần gũi, chơi đùa cùng con.
- Cha mẹ hãy tạo cho con một môi trường tốt giúp con phát triển trí tuệ. Với đồ
chơi cho trẻ, cha mẹ có thể mua các đồ chơi lắp ráp, xếp hình… để khuyến khích
sự sáng tạo nơi trẻ. Cho trẻ tự do chơi đùa với nặn đất sét, tô tượng, vẽ…
- Khi trẻ đến tuổi đi học, cha mẹ nên cho trẻ tiếp xúc nhiều cùng các trẻ khác
quanh nhà. Nên cho trẻ đến các nhà trẻ, mẫu giáo để trẻ dạn dĩ hơn, quen trường
lớp, thầy cô và bạn bè.
- Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu chậmphát triển, cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đi
kiểm tra sức khỏe tâm thần. Trường hợp trẻ chậmpháttriển mức độ nhẹ, cha mẹ có
thể cải thiện bằng phương pháp giáo dục kiên trì, gần gũi đồng hành cùng trẻ,
khuyến khích trẻ vận động , giao tiếp. Nặng hơn, cha mẹ nên đưa trẻ đến các
trường đặc biệt tranh thủ sự giúp đỡ của các giáo viên.
. Nhận biết và phòng ngừa trẻ chậm phát triển Có thể phát hiện sớm dấu hiệu ở trẻ qua các triệu chứng như khi trẻ đến tuổi vẫn chậm về hành động: chậm lẫy, ngồi, đứng, đi… Trẻ chậm phát. mà cha mẹ có thể gửi trẻ vào các trường đặc biệt hoặc chữa trị tại nhà. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết Trẻ chậm phát triển được chia ra nhiều mức độ. Trường hợp nhẹ, trẻ vẫn có thể theo. xúc nhiều cùng các trẻ khác quanh nhà. Nên cho trẻ đến các nhà trẻ, mẫu giáo để trẻ dạn dĩ hơn, quen trường lớp, thầy cô và bạn bè. - Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu chậm phát triển, cha mẹ cần