XEM TRANHPHÙNGPHẨM
Có người cho rằng họa sĩ PhùngPhẩm đã định hình một phong cách cho riêng
mình.Tôi cho rằng đó là điều tất nhiên bởi vì màu sắc, bút pháp cũng là những tín
hiệu như chữ viết. Có bao nhiêu con người thì có bằng ấy dạng chữ viết khác nhau,
không ai giống ai. Chính tác giả khi chép lại bức tranh của mình, cũng không sao
trở lại đúng như tình cảm đã qua đi. Bức tranh có giá trị cao vì tính độc bản của nó.
Cũng như nhiều họa sĩ, trong những tác phẩm đầu tiên thì tìm tòi của họa sĩ có tính
chất trong sáng, cân bằng theo khuynh hướng cổ điển. Sự cân bằng về bố cục, nhịp
nhàng về sáng tối, uyển chuyển về nhịp điệu của đường nét và nhất là anh khéo sử
dụng khả năng nhậy cảm và tận dụng tối đa tính trang trí trong các tác phẩm của
mình. Trong bức sơn mài Chống hạn anh sử dụng khéo léo vòng tròn của những
chiếc nón, những chiếc quang gánh vừa tạo được không gian ảo, vừa gợi cho người
xem những nét rất riêng của con người vùng đồng quê miền đồng bằng Bắc Bộ.
Qua tạo hình những mảng đen tuyệt đẹp, PhùngPhẩm bị hút hồn bởi vẻ duyên
dáng yểu điệu mà tự nhiên của những cô gái Thái trong những lớp học bình dân.
Những cô gái Mông với những chiếc váy trang trí tuy không có những đường uốn
lượn hay cách điệu quá tỉ mỉ như ở đồng bằng, mà chỉ là những hình kỷ hà, đơn sơ
như tâm hồn họ. Chúng có màu sắc phong phú, sắp xếp đa dạng. Đó là những vẻ
đẹp mộc mạc, hồn nhiên quen thuộc, đã quyến rũ và gợi cảm với rất nhiều họa sĩ
và với du khách từ phương xa.
Người xem còn nhớ đến PhùngPhẩm về mảng tranh khắc gỗ: Anh không muốn
nhờ những sắc độ của màu trong tranh khắc, mà chỉ vẽ loại khắc gỗ cổ điển, anh
chỉ dùng một màu đen và tận dụng sắc màu của giấy. Những mảng đen nổi bật trên
nền giấy làm rõ chủ đề tác phẩm: Cô gái miền Nam, Nụ hôn, Gội đầu, Tĩnh vật và
trong rất nhiều tác phẩm khác. Những nét khắc cứng cỏi, vựng chắc, dứt khoát
tưởng như đơn giản nhưng công phu, tỉ mỉ giống như tính nết của anh.
Xem tranh của PhùngPhẩm sẽ nhận ra ngay trong cuộc triển lãm này ý thức muốn
thay đổi chính mình của họa sĩ. Tôi cho đấy là điều quan trọng bởi một lẽ nghệ
thuật là sáng tạo không ngừng có nghĩa là họa sĩ luôn phải tìm tòi cái mới. Ta còn
thấy những nét bút khoáng đạt, giản dị và tinh tế trong một vài bức tranh vẫn còn
âm hưởng cũ, quen thuộc với tác giả. Rõ nhất là trong bức hai phụ nữ đang làm
việc dưới cơn mưa -Cấy.
Phùng Phẩm lang thang trong nghệ thuật thế giới rồi vẽ bức: Đàn ghi ta, khiến ta
nhớ đến hương vị trong chủ nghĩa lập thể. Đôi khi trong tranh anh chạm đến mức
tối thiểu của trường phái Ma lê vích. Những cái cốt lõi ấy đã được anh chuyển hóa
với những cảm xúc thuần Việt được diễn tả bằng chất liệu sơn mài.
Phùng Phẩm muốn và đã tạo ra một không khí phù hợp với những rung cảm mới.
Anh đã mất nhiều công phu chau chuốt cho từng nét bút, từng mảng màu, từng chi
tiết trong nhiều bức sơn mài.
Nhưng trong phòng tranh này, anh khước từ cách làm của những luật lệ cũ. Anh
chọn lọc nhiều chi tiết, đơn giản hóa những hình khối đến mức tối đa, tìm cảm xúc
trong những hòa sắc trầm, nâng những màu sắc tối lên đến tuyệt đỉnh sử dụng
những đường viền trang trí, cùng với những tìm tòi về bố cục chặt chẽ và mới mẻ.
Những nhân vật trong tranh bịt kín chân trời trong các tác phẩm, làm cho không
gian như chật chội, những con người được cách điệu quá khổ trong bức: Hai chị
em. Người chị đang đập lúa hết mình, cô em làm công việc khác ở nơi xa tít tưởng
chừng như không gắn bó với nhau như hai mảng khác biệt, nhưng bức tranh lại
không như một cảnh được xế đặt, bố cục như một “sen” kịch ta thường gặp trong
các bức tranh mà lại thống nhất trong một tổng thể rất tự nhiên là một cái hay, và
đó chính là cuộc sống lao động thường ngày.
Trong rất nhiều bức tranh, các nhân vật và các động tác được phóng đại khiến cho
bức tranh sống động tạo ra một không gian khác, một không gian ảo mà người xem
vẫn không thấy xa lạ và vẫn nhận thấy hương vị về cái đẹp, gần gũi của cuộc đời.
Người xem cười mỉm khi thấy vẻ quấn quít trong bức Nụ hôn. Tất cả chìm trong
bóng tối màu xanh. Anh giấu đi những nét mà người á đông cho là thô tục, chỉ còn
nét mặt vừa thoả mãn vừa hài hước của nhân vật đồng thời cũng thấy cái nghịch
ngợm, hóm hỉnh mà cũng là một nét rất riêng của tác giả.
Cái thiếu trong tranh anh là những cái lộng lẫy của chất liệu sơn mài đã mất dần đi.
Sơn mài có sức mạnh là nhờ cái uyển chuyển của nhiều tầng lớp tạo ra một không
gian sâu thẳm khiến cho không gian trong tranh lung linh, huyền ảo. Bây giờ tranh
sơn mài đã mất đi nhiều tính truyền thống, các họa sĩ đang đi con đường khác. Họ
chẳng nề hà dùng sơn Nhật hay dùng những chất liệu khác thay cho vàng, bạc. Nếu
trong tranh của anh thiếu cái lộng lẫy của sơn mài truyền thống cũng là những cái
thiếu của tranh sơn mài hiện nay.
Họa sĩ Chu Hồng Sơn có nói: “Sức lao động và tình yêu nghề của lão họa sĩ là
nhất! Bởi vì trong cuộc sống bộn bề hiện nay, có biệt bao nhiêu khó khăn, bao
nhiêu điều giằng buộc khiến cho lòng say mê nghệ thuật theo thời gian cũng bị
mòn mỏi theo. Nhiều họa sĩ theo đuổi cái đẹp nhưng nhiều khi bị hụt hẫng vì gặp
phải những bất trắc trong xã hội đang có quá nhiều biến đổi”. Điều mừng nhất là
xem tranh anh người xem không tìm thấy nỗi buồn, mà đồng cảm với anh, nhận ra
nghệ thuật của anh: Một nghệ thuật vừa mộc mạc lại vừa tinh tế, những cảm xúc
thật thà mà hóm hỉnh, dung hòa được giữa bản năng và kỹ thuật, vừa truyền thống
lại vừa hiện đại, và nhất là một tâm hồn đằm thắm Việt Nam.
. XEM TRANH PHÙNG PHẨM Có người cho rằng họa sĩ Phùng Phẩm đã định hình một phong cách cho riêng mình.Tôi cho rằng đó là. nhiều họa sĩ và với du khách từ phương xa. Người xem còn nhớ đến Phùng Phẩm về mảng tranh khắc gỗ: Anh không muốn nhờ những sắc độ của màu trong tranh khắc, mà chỉ vẽ loại khắc gỗ cổ điển, anh. chắc, dứt khoát tưởng như đơn giản nhưng công phu, tỉ mỉ giống như tính nết của anh. Xem tranh của Phùng Phẩm sẽ nhận ra ngay trong cuộc triển lãm này ý thức muốn thay đổi chính mình của họa