HỌA SĨ TÔ DỰ CÂY ĐA MỸ THUẬT CẦN THƠ Nhà giáo, Họa sĩ Tô Dự Dù rất bận rộn do đang nhận ký họa truyện ngắn cho số báo xuân 2013 của Tạp chí Văn nghệ Cần Thơ, nhưng nhà giáo, họa sỹ lão t
Trang 2HỌA SĨ TÔ DỰ CÂY ĐA MỸ THUẬT CẦN THƠ
Nhà giáo, Họa sĩ Tô Dự
Dù rất bận rộn do đang nhận ký họa truyện ngắn cho số báo xuân 2013 của Tạp chí Văn nghệ Cần Thơ, nhưng nhà giáo, họa sỹ lão thành Tô Dự vẫn giành thời gian
Trang 3tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ rất tươm tất
của mình
Năm 1947, ở quê hương xã Thường Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ có một người người thanh niên mới 17 tuổi đời đã thoát ly gia đình theo tiếng gọi non sông, đứng lên đánh giặc Pháp giành lại độc lập tự do cho đất nước Cũng năm này, họa sĩ Tô Dự vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam do có nhiều thành tích xuất sắc
Được tổ chức phân công, ông tham gia công tác thanh niên tại tỉnh đoàn rồi đoàn thanh niên cứu quốc Ông là một trong những thành lập và lãnh đạo trường trung học Tiền Phong đóng tại căn cứ Bạc Liêu để huấn luyện và dạy bổ túc văn hóa cho thanh niên Năm 1950, ông được phân công làm phóng viên báo Nhân Dân miền Nam do đồng chí Trần Bạch Đằng làm tổng biên tập, sau đó chuyển sang công tác tại báo Cứu Quốc Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 được ký kết ông tập kết ra Bắc được phân công công tác tại báo Nhân Dân Năm 1957, tổ chức cho ông theo học tại trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội Năm 1961, tốt nghiệp xong ông lại được cử đi học ngành hội họa sơn dầu trường Đại học Mỹ Thuật Ki-Ép của Liên Xô cũ trong thời gian 7 năm
Ông nhớ lại: “Xa quê đi học nhưng lòng tôi luôn hướng về Tổ quốc hướng về miền Nam ruột thịt và luôn mong có ngày về chiến đấu tại quê hương” Niềm ước mơ
Trang 4hóa thành sự thật, sau 5 năm giảng dạy tại trường Mỹ thuật Hà Nội, ông được lệnh lên đường về Nam chiến đấu cho đến ngày miền Nam giải phóng 1975
Trang 6TÔ DỰ - Người đi mở cõi
Là người lính, ông luôn đau đáu và trăn trở với sự mất mát của chiến tranh, sự kiên cường dũng cảm của quân dân cả nước Vì vậy đại đa số các tác phẩm của ông sáng tác thường mang dáng dấp và màu sắc chiến tranh, về sự hy sinh gian khổ nhân dân, sự quyết liệt, khôn khéo quật cường của người lính cụ Hồ
Họa sỹ Tô Dự tâm sự: “Tôi chọn đề tài lịch sử để giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của người đi trước, muốn vậy tác phẩm phải
có kích thước lớn, nhiều nhân vật, nhiều sự kiện đan xen như các tác phẩm: Trận đánh dinh xã Tây, Trận Tầm Vu…
Nhiều bức tranh do ông vẽ hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Nam bộ, Bảo tàng Quân khu 9 Đặc biệt năm 2010, khi cả nước tổ chức đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, họa sỹ Tô Dự vinh dự được lãnh đạo TP Cần Thơ phân công vẽ ba bức tranh rất nổi tiếng tham gia triển lãm tại thủ đô với chủ đề Người Xưa đi mở đất được người hâm mộ đánh giá rất cao bởi nét vẽ tài hoa, bố cục chặt chẽ, sâu sắc, nội dung thâm thúy, gợi nhớ về cội nguồn dân tộc, tôn vinh, tri ân bậc tiền hiền mở mang bờ cõi cho dân tộc Việt Nam
Trang 7Từ năm 1975 đến 1993, ông lần lượt công tác tại ty Văn hóa Thông tin Cần Thơ, Hội Văn học Nghệ thuật Cần Thơ, Hội hữu nghị Việt – Xô Tuy về hưu nhưng họa
sỹ Tô Dự giành nhiều thời gian giảng dạy mỹ thuật các trường trung học nghệ thuật, cộng tác rất đắc lực cho Tạp chí Văn nghệ Cần Thơ về lĩnh vực mỹ thuật và đóng góp nhiều ý kiến hay, kinh nghiệm quý cho sự nghiệp phát triển mỹ thuật Cần Thơ Nối nghiệp cha mình, họa sỹ Tô Hoài Nam hiện đang công tác tại trường Đại học Mỹ Thuật TP Hồ Chí Minh đã và đang truyền đạt kiến thức cho biết bao thế hệ sinh viên của ngành mỹ thuật
Hoạ sỹ Tô Dự tâm sự “Theo nghề phải yêu nghề, quý nghề, phải có tâm trong sáng
và tấm lòng son thì mới tiến xa được”
Mỗi ngày, người cộng sản kiên trung, người thầy giáo tận tâm 83 tuổi đời, 65 tuổi Đảng vẫn trên chiếc xe máy “cha ly” cũ rong ruổi khắp nơi để tìm đề tài sáng tác, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, truyền lửa cho lớp họa sỹ trẻ đầy nhiệt huyết, yêu nghề, vững tay vẽ để toàn tâm toàn ý hướng về chân thiện mỹ trong từng tác phẩm của mình Ngọn lửa nhiệt huyết vẫn đang cháy rừng rực chưa dừng lại trong lòng họa sỹ lão thành Tô Dự, người luôn nặng nợ với mỹ thuật Việt Nam nói chung, mỹ thuật TP Cần Thơ nói riêng