1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

BỘN BỀ PHO SỬ ĐÁ TRONG CÁC TÁC PHẨM MỸ THUẬT THỜI XƯA potx

7 666 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 135,23 KB

Nội dung

BỘN BỀ PHO SỬ ĐÁ Những loạn lạc thời Vua Lê chúa Trịnh, thời Tây Sơn đã làm nên sự xáo trộn tai hại này. Nhiều bia bị gãy vỡ nên khi lắp lại có sự thiếu hụt và nhầm lẫn. Rùa đội bia đề danh tiến sỹ khoa thi Giáp Thìn năm 1724 nằm ở dãy nhà bia phía bên tay trái - đi từ ngoài vào, hàng bia thứ hai vị trí số ba – là đầu rùa siêu mỏng trong 82 cụ rùa ở đây vốn được làm từ một thân bia. Nên ở cổ cụ rùa này vẫn còn lác đác những dòng chữ. Chữ tuy hơi mờ nhưng nếu có thác bản thì vẫn có thể đọc tốt, nhìn loáng thoáng tên người, chức vị. Một bên má rùa có 17 chữ, ghi 05 tên người họ Nguyễn, bên kia có 11 chữ; đặc biệt có viết chức danh đại phu thái bảo của một vị quan nào đó. 1. Pho sử đá và chân dung kẻ sỹ So với rùa ở Văn Miếu (Huế), rùa ở đây không còn là một con rùa sinh vật cụ thể như chúng ta từng biết, nó mang dáng vẻ quắc thước, nghiêm nghị với dáng đầu vươn thẳng, hàng lông mày đậm, đôi mắt mở to, miệng rộng lộ hai chiếc răng nanh. Có lẽ vì thế mà chúng ta vẫn thường gọi cụ rùa Văn Miếu như thường gọi cụ rùa Hồ Gươm. Thậm chí ở bia khoa thi Dương Hòa thứ 6 (1640) được dựng năm Thịnh Đức thứ 1 (1653), đầu rùa còn có một đám tóc xoắn tít như vân mây (người viết ngờ rằng chiếc bia này bệ rùa và thân bia không cùng niên đại). Tạo hình rùa đội bia ở mỗi giai đoạn rất khác nhau, không phải chỉ riêng chiếc đầu mà còn cả tư thế toàn thân. Nếu không phải là các nhà nghiên cứu mỹ thuật, không mấy ai biết rằng những con rùa thời đầu (thời Lê Sơ) không hề đội bia nằm bất động - mà dường như chúng đang nhẹ nhàng bơi một cách khoan thai. Càng về sau, những tư thế cửu vạn càng rõ, đầu rùa không còn ngẩng cao đầy kiêu hãnh, chân rùa giờ đầy đã xòe các ngón bám chặt lấy nền, thể hiện sức nặng của tấm bia đá chất lên lưng. Đúng như câu ca: Thương thay thân phận con rùa - Lên đình đội hạc xuống chùa đội bia. Quan sát vẻ đẹp tạo hình bia đá ở Văn Miếu có thể nhận thấy rõ ràng có sự thay đổi việc chú trọng xử lý hình khối đường nét từ rùa chuyển sang bia, hay cụ thể hơn là ở giai đoạn đầu công phu tập trung ở thần thái đầu rùa, về sau công phu chuyển sang trán bia hoặc diềm bia. Chẳng những đầu rùa được xử lý rất tinh tế mà cả những đường cong uốn lượn của mai rùa cũng thực sự mềm mại. Nói đến bia đá bảng vàng ta nghĩ ngay đến rồng phượng, nhưng ở Văn Miếu, phải đến bia thứ 16, Văn bia đề danh tiến sỹ khoa thi ất Sửu niên hiệu Chính Trị thứ 8 (1565) rồng mới xuất hiện. Nhưng đến bia khoa thi năm Tân Mùi (1631) thì rồng lại biến mất và thay vào đó là mây khói, hoa lá dày đặc, xoắn xuýt, hiện tượng này tiếp tục lặp lại ở bia số 40 khoa thi Bính Thân ( 1956). Như vậy, rồng lúc có lúc không, nhưng rùa thì lúc nào cũng phải đội bia gánh vác sơn hà xã tắc như thân phận kẻ sỹ nay cũng không khác xưa là bao. Rùa thụt đầu vào mai để ngủ hay được dùng ám chỉ người lảng tránh với những vấn đề xung quanh, lảng tránh trách nhiệm xã hội. Nhưng ở đây, ở nhóm bia thứ I rùa bao giờ cũng ngẩng đầu kiêu hãnh. Lặng nhìn hồi lâu trước cụ rùa ở tấm bia khoa thi năm 1442 ta như được thấy đây vóc dáng các vị tiên hiền từng gắn bó với nền quốc học, với văn miếu Quốc tử giám như Chu Văn An, Nguyễn Phi Khanh, Lý Tử Tấn, Ngô Sỹ Liên, Nguyễn Trãi, Thân Nhân Trung, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Khản 2. Tại sao người Việt xưa nay không có tục sờ đầu rùa? Rùa là loài vật linh thiêng gắn bó sâu sắc với lịch sử và đời sống tâm linh của cộng đồng người Việt từ miền ngược đến miền xuôi. Theo các nhân viên bảo vệ lâu năm ở Văn Miếu, tục xoa đầu rùa chỉ phát sinh từ những năm 95 của thế kỷ trước. Và cho đến nay, ở Huế, cụ thể hơn là Văn Miếu Huế, cũng không hề có tục xoa đầu rùa. ở Việt Nam, chỉ có người lớn mới xoa đầu trẻ con chứ không có chuyện ngược lại. Quan sát những du khách Trung Quốc, ta thấy họ cũng hay sờ đầu rùa hơn du khách đến từ các quốc gia khác. Tục xoa đầu Bi Hí của người Hoa Con Bí hí đội bia thường xuất hiện ở loại bia đề danh công trạng, nói theo thuật ngữ Hán là hiển tích bi. Theo truyền thuyết, rồng sinh ra chín con không giống nhau, mỗi đứa một tính nết. Đứa thì hiếu sát ( Nhai Xế), đứa thì thích đội vác ( Bí hí) đứa thì thích phun nước ( Si Vẫn) đứa thì thích tiếng vang ( Bồ Lao) đúng là trời sinh tính và không có đứa nào trở thành rồng. ở Trung Hoa có thành ngữ Long sinh cửu tử bất thành long (rồng sinh chín đứa con nhưng chẳng đứa nào thành rồng) ám chỉ vua chúa sinh ra con cái nhiều đứa con không nên thân. Bí hí tính ưa mang vác nên được dùng để làm bệ bia. Có một tích khác còn kể rằng Bí hí đã giúp vua Vũ (vị vua trong truyền thuyết của người TQ) trị thủy sông Hoàng Hà, sau khi đã xong lập công trạng, e sợ tính hiếu động hung hăng của con vật này, Vũ đế bèn đem một tảng đá nặng đặt lên lưng. Từ đấy con Bí hí về sau được làm bệ đội bia. Nhưng thuyết về rồng sinh cửu tử cũng chỉ thịnh hành từ thời Minh. Khảo cứu bi ký Trung Hoa cho thấy rùa đội bia vấn có truyền thống cổ xưa hơn linh vật Bí hí. Và truyền thống này được bảo lưu rất lâu bền ở ngoài biên giới Trung Quốc ví dụ như: Việt Nam, Hàn Quốc, Đài Loan. Tại thành phố Đài Nam, ở Xích Khám Lầu hiện có 10 chiếc bia đá có hình rùa đội với một phong cách cổ truyền hiếm có. Tại Seul Hàn Quốc có chiếc bia khá nổi tiếng, bia Đại Thanh Hoàng đế công đức (được khắc năm 1639 đời vua Hoàng Thái Cực) sau khi vua nhà Thanh thân chinh dẫn quân sang giúp vua Triều Tiên dẹp loạn. Đặc điểm tạo hình rùa rất rõ, với cái đầu tròn, nhẵn không bờm, mũi nhỏ, đầu không có sừng. Bia có bút tích của vua Càn Long. ở Trung Quốc, những chiếc bia đời Thanh không còn phổ biến tạo hình rùa ở các bia công trạng. Với trường hợp rùa đội bia ở Khổng Miếu Nam Ninh tỉnh Quảng Tây cũng một lần nữa cho thấy lý thuyết hóa thạnh ngoại biên về văn hóa là có cơ sở. Khổng Miếu Nam Ninh tuy có từ khoảng 1049 đến 1054 thời Bắc Tống nhưng đến thời cận đại bị phá hủy gần như toàn bộ, di vật còn lại rất ít, ngoại trừ đôi rùa đá đội bia theo tạo hình truyền thống phong cách trước thời Minh. Trên những nét phác qua hiện trạng di tích và thực trạng bia Tiến sỹ ở Văn Miếu, người viết xin có một số kiến nghị: - Tạo không gian trưng bày giới thiệu một số bia tiêu biểu với hệ thống đồ án trang trí và nội dung văn tự trên bia để du khách tham quan cảm nhận được hết vẻ đẹp của bia đề danh tiến sỹ. - Xây dựng một Văn Miếu ảo dựa trên công nghệ 3D cho phép sắp xếp lại hệ thống bia đá ở Văn Miếu theo trình tự thời gian, đăng tải các bản dịch, các thông tin chi tiết về thân thế các vị khoa bảng, chi tiết về hệ thống hoa văn trang trí Có như vậy thế hệ trẻ khi tới đây có thể thưởng lãm, chiêm ngưỡng để rồi yêu mến hơn những giá trị Di sản truyền thống của ông cha. Đối với du khách quốc tế, đây cũng là cơ hội quảng bá nền văn hóa Thăng Long - Đại Việt. . BỘN BỀ PHO SỬ ĐÁ Những loạn lạc thời Vua Lê chúa Trịnh, thời Tây Sơn đã làm nên sự xáo trộn tai hại này. Nhiều bia bị gãy. không phải là các nhà nghiên cứu mỹ thuật, không mấy ai biết rằng những con rùa thời đầu (thời Lê Sơ) không hề đội bia nằm bất động - mà dường như chúng đang nhẹ nhàng bơi một cách khoan thai 1049 đến 1054 thời Bắc Tống nhưng đến thời cận đại bị phá hủy gần như toàn bộ, di vật còn lại rất ít, ngoại trừ đôi rùa đá đội bia theo tạo hình truyền thống phong cách trước thời Minh. Trên

Ngày đăng: 25/03/2014, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w