Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
120,81 KB
Nội dung
HỘI NHẬPCÓMỸTHUẬTCHỌNLỌC
Ana Mendieta gốc Cuba di cư sang Mỹ năm 1961 ở tuổi 12 được biết qua những
lần trình diễn thân thể lấm bùn (earth - body) dùng cả phim, ảnh, hình chiếu để thu
thập tài liệu đổ thuốc súng trên nền nhà, chung quanh thân thể trần truồng. Năm
1985 Ana Mendieta đã nhảy từ cửa sổ tầng 34 tại một căn hộ ở New York.
Kết quả ra sao khỏi cần nói - cảm giác rơi tự do của con người này như thế nào ai
mà biết được.
Khốn nỗi sự kiện này đã làm phiền hà không ít cho xã hội. Trước tiên là cảnh sát
phải làm biên bản xét nghiệm thi thể sau đó là hậu sự cũng đòi hỏi đến nhiều người
khác và cuối cùng là Carl Andre bị kết án vì có liên quan đến cái chết đã nói.
Mendieta trình diễn điêu khắc thân thể lắm bùn (earth body sculpture and
Performance". Tù năm l972 tính đến nay thấm thoát cũng được 34 năm, thế mà
nghệ thuật thân thể (body art) ở nơi này nơi nọ vẫn cho là mới mẻ.
Olga Viso, phụ tá giám đốc bảo tàng Hirshhorn đã nói "chỉ nhìn vào cách chết như
thế nào bạn sẽ không tìm được điều gì đã xảy ra và những ngôn ngữ của nghệ thuật
thân thể và trình diễn của Mendieta)”.
Nếu nhìn vào những tác phẩm đầy máu me và vải liệm bạn sẽ thấy đây chính là dự
báo của cái chết là quá rõ ràng, và Viso cũng đã nói "điều này cũng làm cho tôi vô
cùng xót xa và cách thể hiện nghệ thuật như thế đó".
Một người lưu vong khác là Tania Bruguera, mặc dù chưa từng gặp Ana Mendieta
lần nào nhưng lại vô cùng mến mộ về những cuộc trình diện của con người này
"Tôi có ý tưởng ngông cuồng là có thể làm cho Ana Mendieta sống lại như thể
đang cho ra những tác phẩm mới ở Cuba và bản thân tôi là người đề xuất".
Trong lúc có những ký giả từ các cường quốc đến các nước thứ ba cổ xuý "chính
trị" sẽ làm hạ thấp giá trị nghệ thuật, thì Bruguera đưa ra những hình thức trình
diễn bạo lực, cấm đoán, chống đối; với thân thể trần truồng, che đậy bằng xác cừu
non không đầu, ăn bẩn, giấy lộn, lôi kéo một con cừu bướng bỉnh đang cắn chặt
hàm thiết trong miệng. Bruguera nói: tôi biến những khẩu hiệu của cách mạng
Cuba thành những ý ít nhiều sai lạc với những gì đang sảy ra ở đó.
Trình diễn của Bruguera thường nói đến động lực của sự dồn nén trong tác phẩm
Gánh nặng tội lỗi III (1999). Bà chọn một con cừu tiêu biểu cho ngây thơ và dạy để
nói lên sự “ khuất phục như hành động để sinh tồn”. Cơ thể trần truồng biểu hiện
cho sự xúc phạm. Trong tác phẩm này, xác chết cừu non được dùng như một cái áo
giáp, miệng nuốt chúng những cục đất bẩn trộn nước muối. Trong sách xuất bản
năm 2001 có tựa đề Nghệ thuật Cuba - thế hệ mới (Harry N. Abrams) có viết:
"Tania luôn là người hoạt động văn hoá ; tác phẩm của bà mang tính chất chính trị
tuy bà không rải truyền đơn nhưng chỉ trích rất mạnh mẽ".
Sau trình bày Lưỡng Niên ở Venice, Bruguera khởi động khán giả bằng cách sắp
đặt 8 máy Video chiếu lên những cử chỉ méo mó như kéo môi, trề miệng, thè lưỡi,
bứt tóc, trợn mắt tròn xoe kèm với tiếng kêu của những con cừu. Theo Bruquera
"trước kia người ta không biết Ana Mendieta là ai. Cuối cùng nghệ thuật cũng tỏ ra
hữu ích vì mọi người đã biết nhờ nó"
Berni Searle người Nam Phi không thể chối được mình là người phụ nữ da đen.
“Tôi dùng thân thể mình vì nó gắn chặt với giới tính, mà còn cả chủng tộc và vị thế
xã hội”. Nhận thức đó trong tác phẩm đã ảnh hưởng rõ đến một số nghệ sĩ Hoa Kỳ
như Lorana Simpson và Pat Warol Willam. Với loạt tác phẩm Hãy nhuộm tôi.
Searle cho ra những ảnh lớn và sắp đặt Video với thân thể trát đầy gia vị và màu
mực. Trong Video Tuyết Trắng bà lăn lộn trong bột mì cho đến lúc hoàn toàn được
bao phủ. Sau đó lại nhồi bột lại thành một ổ bánh mì. Searle tiếp tục ở và làm việc
tại Cape Town với tham vọng là Châu Âu và Châu Mỹcó thể thấy hình ảnh của bà
ta có màu sắc khác lạ “ Tôi dùng thân thể như một thủ thuật để tăng cường ấn
tượng”. Bọc trắng thể hiện ở Tuyết Trắng có ý nghĩa tẩy xoá đi bản sắc dân tộc.
Trần truồng đối với khán giả Phương Tây kết hợp với Khiêu dâm ngày nay đã trở
lại với những cuộc biểu tình chống chủ nghĩa thực dân ở Đông Nigeria 1929. Khi
đó những đám đông phụ nữ không quần áo xuống đường phản đối chế độ thuế
khoá của người Anh.
ở Inđônêxia, một xứ sở phần đông là Hồi giáo, trình diễn khoả thân ở đây quả là
một điều kinh dị - Arahmaiani, một phụ nữ người bản xứ đã ngoài tuổi 40 đã cả
gan làm điều ấy. Năm 1983 bà từng bị một tháng tù do tội vẽ bậy trên đường cái.
Bà nói "Sau sự kiện đó tôi bị đuổi ra khỏi trường và sống lang thang trên đường
cái. Tôi đã vẽ đúng sự thật xã hội của tôi". Năm 1994 Arahmaini trưng bày Giới
tính, Tôn giáo Coca cola ở Jakarta. Một tủ Kính trong đó các tượng thánh thế giới
được xếp hàng chung với Coca cola và một tượng Phật bằng nhựa. Một cuộc triển
lãm khác năm 1999 Arahmaiami, từ từ lột hết quần áo và mời khán giả viết và vẽ
lên người mình. Người ta đã không làm theo yêu cầu, thay vào đó là dời bục trình
diễn đi nơi khác và mặc quần áo trở lại cho bà.
Với tham vọng được nổi tiếng, người đàn bà Inđônêxia này với những trò "giật
gân" đã được các báo chí nghệ thuật Đông Nam á, Hoa Kỳ và một phần Châu âu
nhắc tới.
Katarzyna Kozyra người Ba lan, trong khi trình diễn Phong cách nhà tắm Thổ Nhĩ
Kỳ ở Budapet đã đóng vai đàn ông với đầy đủ các bộ phận giả kể cả dương vật.
Điều này khá nguy hiểm bởi có thể lộ tẩy bất cứ lúc nào trước máy quay video.
Năm 1996 một trình diễn miêu tả lại bức tranh Olympia của Manet bà đóng vai
người mẫu với cái đầu cạo trọc, gối nệm với nếp gấp, gần giống như trong bức
tranh, cũng có người da đen ở hậu cảnh, con mèo đen của Manet được thay bằng
con mèo vàng. Tất nhiên dàn cảnh này được thu Video, nếu đem so hình chụp này
với bức tranh thật của Manet, người xem sẽ suy nghĩ như thế nào?
Khiêu dâm đã biến thành mốt và mang tên nghệ thuật (Art), bằng những biến thái
của thú tính, những hình thái quái dị, kinh tởm mà con người phải đối mặt. Những
tội nhân của xác thịt trước toà án, của mọi lứa tuổi, những chuyện động trời trong
giới thiếu niên, trong các trường học, những ngôn từ thô bạo, những hành động
thiếu tính người xảy ra Khắp thế giới. Nghệ thuật “khiêu dâm” có chịu trách nhiệm
không? Những “bảo mẫu” của nghệ thuật trên cho rằng "Đạo đức không làm tốt
nghệ thuật" thế thì "phi đạo đức, phi lý trí là nghệ thuật tốt hay sao?". Có lẽ vì thế
mà trong một quảng cáo triển lãm của R.B.Kitaf, người Do Thái được
Marlborough bảo trợ đã đăng hình bức tranh LOL và các con gái một bức tranh
Khiêu dâm và loạn luân. Một quảng cáo khác cũng trong tờ báo Art in America số
tháng ba * 2005, Edm fames cho đăng một bức tranh đen trắng, trong đó người đàn
bà mang dương vật giả đang giao hợp qua hậu môn một người đàn ông cũng trần
truồng với dương vật ở đỉnh điểm của nó. Những ví dụ tương tự vẫn còn ở những
tờ báo phương Tây khác. Thế giới văn minh phải xấu hổ trước những loại hình
"nghệ thuật" sa đoạ tinh thần, đạo đức, nhất là tình cảm thiêng liêng của huyết
thống gia đình. Môi trường nghệ thuật đang bị ô nhiễm trầm trọng. Ngoài những
hiện tượng đã nêu trên, song hành với chúng là những hình thức lập dị phi nhân
tính, phi sáng tạo có lần tôi đã nêu trong giáo điều mới đăng ở mỹthuật số 150
tháng 6 năm 2006, xin khỏi nhắc lại.
Trong "hội nhập", nghệ thuật ở các nước đang phát triển sính tìm cái mới. Vậy
điều kiện tiên quyết là phải nhận rõ những khuynh hướng, mà một số người đang
tôn sùng cổ xuý có là mới không cái đã. Khẩu hiệu Phá hoại cũng là Sáng tạo do
Bakunin đề xuất từ chủ nghĩa ĐaĐa. Họ đã từng mang rác rưởi, bồn chứa nước
tiểu, vẽ râu vào Mona Lisa đã có từ chiến tranh thế giới 1914-1918. Năm 1953
Rauschenberg trưng bày Những khung tranh trống rỗng hoặc Trưng bày những cái
không trưng bày được. Năm 1943 Thomas Wildfred cũng đã đưa hình thức video
vào nghệ thuật. Trong thời đại các phương tiện thông tin phát triển một cách mạnh
mẽ hơn bao giờ hết, một quả bóng vừa "suýt" vào cầu môn, cả thế giới đều thấy.
Như vậy có thể nói không có điều gì xảy ra trên tinh cầu này mà những người
"quan tâm đến lĩnh vực" không biết được. Khi ai đó lấy những điều "khá cũ"
phương Tây để cổ xuý theo kiểu "cũ người mới ta" e có khi đã đánh giá quần
chúng quá thấp. Vấn đề cần xét ở đây là những cái "Không mới" đó có gì là "tinh
hoa của nhân loại" hay chưa? Lịch sử biết gạn lọc và "Lịch sử chắc chắn không bị
đánh lừa".
Trong nghệ thuật, từ "modern" (hiện đại) chỉ đúng ở một giai đoạn ngắn ngủi sau
đó nó mất đi "ngữ nghĩa văn phạm" bình thường mà biến thành một "danh từ
riêng" để chỉ một số trào lưu nghệ thuật đang diễn biến tiếp theo sau đó - Ông Lê
Thanh Đức đã có lý khi dùng tên cho tập sách "Nghệ thuật Môdec và hậu Môdec"
(Nhà xuất bản Mỹthuật 1996) trong lời nói đầu ông cũng đã khẳng định "Hiện đại"
hay "Tân thời" rút cuộc chỉ là khái niệm thời gian : trước hay sau, sớm hay muộn.
Trong khi đó thực chất các biến động trong nghệ thuật Môdec chính là tinh thần
đổi mới không lệ thuộc vào thời điểm "thập niên hay thế kỷ" và "hậu Modec" ông
dùng làm mốc thời gian tính tạm từ thế chiến thứ II để chỉ những trào lưu kế tiếp.
Trong A councise History of Modern Painting (khái niệm lịch sử hội hoạ hiện đại)
thì hội hoạ hiện đại được sắp xếp theo cách nói của Klee là "không phản ánh những
gì được thấy mà là làm cho thấy được những gì" ( not to reflect the visible but to
make visible" tuy lập luận là như vậy nhưng ở những chương đầu của tập sách
Herbert Read lại đề cập đến Paull Cézane, Vincert Van Gogh, Gauguin, Seurat,
Matisse, Munch, Emil Nolde
Báo "Muse Art" trong số đặc biệt tổng kết văn hóa thế kỷ XX xuất bản tháng 9
năm 1999 có đưa ra một biểu đồ các trào lưu nghệ thuật đã xuất hiện vào thế kỷ
XX theo thứ tự thời gian như sau:
1900 - 1914: chủ nghĩa Lãng Mạn (Romantisme), chủ nghĩa Biểu Tượng
(Expressionnisme), chủ nghĩa ấn Tượng (Impressionnirsme), chủ nghĩa Hiện Thực
(Realisme), chủ nghĩa Tân Cổ Điển (Neo' classicisme), chủ nghĩa Bán khai
(Primitivisme), chủ nghĩa Dã Thú ( Fauvisme) chủ nghĩa Lập Thể Cubisme), chủ
nghĩa Vị Lai (futurisme), chủ nghĩa Cấu trúc (Constructivisme), chủ nghĩa Tân Tạo
Hình (Ne’o plasticisme), chủ nghĩa Trừu Tượng (Abstraction) và chủ nghĩa Đa Đa
(Da daisme).
1918-1939: Nghệ Thuật Thô (Art Brut), chủ nghĩa siêu Thực (Surrialisme), nghệ
thuật Vô hình Thể (Art Informel), Hữu hình Thể (Frguration).
Năm 1945: Bò Cạp (Cobra), Trừu Tượng Trữ Tình (Abstraction Lyrique), Biểu
hiện Trừu Tượng (Expressionnisme abstrait), Tân hiện Thực (Nouveau realime và
Pop Art).
Từ 1960 - 1980: Nghệ Thuật Tối Thiểu ( Art minimal), Nghệ Thuật Khái Niệm
(Art Conceptuel), Nghệ Thuật Thân Thể ( Body Art), nghệ thuật Video (Video
Art), Hữu Hình Thể Mới ( Nouvelle Figruration), phỉ báng( Graffiti), Nghệ Thuật
Địa Hình( Land Art), Mặt Phẳng Có Tựa ( Support- Surfaces), Hữu Hình Thể Mới
(Nouvolle Figurationlibre).
Năm 2000 Hữu Hình Tự Do (Figuration libre).
Bản tổng kết trên dù sao cùng phản ánh các trào lưu nghệ thuật Phương Tây qua
dòng chảy thời gian của thế kỷ XX. Cách hiểu và đặt "Hậu hiện đại" ở đâu và thời
điểm nào có lẽ để cho người đọc tự quyết định. Bảng tổng kết trên không xếp Hậu
hiện Đại ở vị trí nào - những ngôn từ Installation( sắp xếp) hay Performance ( trình
diễn), thực sự hoạt động của nó đã có từ khá xa xưa ở chủ nghĩa Da Da (1914 - 18)
hoặc Nghệ Thuật Thân Thể ( Body Art) từ các năm (1960-1970) hay Nghệ Thuật
Video ( Video Art) cũng đã xuất hiện vào thời điểm trên. Công chúng cũng như
những người yêu nghệ thuật không phải không biết các trào lưu trên. Còn việc họ
thích, hay chọn những gì thiết nghĩ điều này nằm trong phạm trù quan điểm, trình
độ nhận thức và càng không nên "cưỡng bức" người thưởng thức nghệ thuật phải
"chấp nhận" những gì họ không muốn.
Chúng ta sống trong một quốc gia "Tự Do Tôn Giáo" và "Tự Do Không Tôn Giáo"
thì có lý do gì những người "Đại lý nghệ thuật Phương Tây" lại cứ khăng khăng
bắt buộc mọi người phải làm theo những hình thức không có gì "là nhân tố tích cực
và giá trị đáng trân trọng ấy". Sáng tạo cũng không có nghĩa là "cải lương" hay
"cách tân". Người ta dùng một cái chong chóng đang quay trước gió có thể là
muốn nói tâm trạng của con người trước cơn bốc của thời đại chăng? Ta lại đang
cắm mấy ngàn cái chong chóng để chỉ nhiều thân phận hay số lượng chong chóng
nhiều hơn? Đất nước của chúng ta "Bà Mẹ Việt Nam" được ca tụng trong văn học,
âm nhạc, điêu khắc, hội hoạ không phải là ít. Trên chính trường, trong doanh
[...]... hội, Người Phụ Nữ Việt Nam luôn được đề cao mà bỗng nhiên trên đài truyền hình lại đưa ra một màn trình diễn "người phụ nữ bị nhốt trong bao tải đòi được giải phóng" quả là một sự mô phỏng hết sức lạc lõng Trong kinh tế đã có những nhà kinh doanh, do dốt nát hoặc thiển cận đã nhập cảng những hàng phế liệu, những chất độc hại làm ô nhiễm môi trường Người Việt Nam chúng ta cũng thấy xấu hổ lây Nghệ thuật. .. thiển cận đã nhập cảng những hàng phế liệu, những chất độc hại làm ô nhiễm môi trường Người Việt Nam chúng ta cũng thấy xấu hổ lây Nghệ thuật trong thời kỳ mở cửa gia nhập WTO không phải bạ cái gì ở nước ngoài cũng bê vào mà phải tỉnh táo chọn lọc những gì là tiên tiến là tinh hoa thật sự . HỘI NHẬP CÓ MỸ THUẬT CHỌN LỌC Ana Mendieta gốc Cuba di cư sang Mỹ năm 1961 ở tuổi 12 được biết qua những lần trình diễn thân. phi nhân tính, phi sáng tạo có lần tôi đã nêu trong giáo điều mới đăng ở mỹ thuật số 150 tháng 6 năm 2006, xin khỏi nhắc lại. Trong " ;hội nhập& quot;, nghệ thuật ở các nước đang phát triển. Nghệ thuật “khiêu dâm” có chịu trách nhiệm không? Những “bảo mẫu” của nghệ thuật trên cho rằng "Đạo đức không làm tốt nghệ thuật& quot; thế thì "phi đạo đức, phi lý trí là nghệ thuật