HÌNH TƯỢNGRỒNGTHỜILÝ
Từ xa xưa con Rồng đã có trong tâm thức người Việt, nhiều huyền thoại về rồng,
với biểu hiện linh thiêng, về phát sinh phát triển, như chúng ta từng tự hào là con
cháu của Lạc Hồng (Lạc Long Quân và Âu Cơ). Rồng gắn bó trong văn hoá tín
ngưỡng dân gian. Rồng là biểu tượng vật linh, mang lại mưa thuận gió hoà, là
mong cầu, ước muốn của đời sống cư dân nông nghiệp lúa nước. Nó được phát huy
sáng tạo trong nghệ thuật vương triều, đình, đền, chùa truyền thống, mãi mãi đậm
sâu trong tiềm thức nhân dân.
Thăng Long nơi Rồng vàng xuất hiện. Hìnhtượng con RồngLý sáng tạo còn là
bảo lưu của con rồng dân gian vốn có lâu đời của dân tộc. Nhà Lý đã duy trì gìn
giữ những biểu tượng của Rồng truyền thống, và đưa lại ý nghĩa mới của vương
quyền. HìnhtượngRồngthờiLý trở thành biểu tượng cao quý - quyền uy của
Vương quyền và linh thiêng của Thần quyền (với đạo Phật là Quốc giáo).
Hình tượngRồng chỉ thực sự phát triển từ triều Lý (thế kỷ XI-XII), mở đầu cho
nền văn minh Đại Việt sau ngàn năm Bắc thuộc. Đây là thời kỳ đạo phật được phát
triển mạnh, tinh thần tự cường dân tộc luôn được đề cao, nhiều công trình văn hoá
nghệ thuật được xây dựng, nghệ thuật trang trí hoa văn cũng phong phú đa dạng.
Hình tượngRồng mang tính linh thiêng, cao quý. Đường nét mềm mại, tinh tế, bố
cục hoàn chỉnh nhất quán, mang rõ phong cách.
Hình tượngRồng trong Tứ Linh (Long- Ly - Quy - Phượng) là đề tài quan trọng
của Mỹthuật truyền thống. Rồng còn là hìnhtượng độc lập, được thể hiện ở Điêu
khắc (Tượng và Phù điêu), trên chất liệu (gỗ, đá). Hoặc Rồng là Hoa văn, họa tiết
được thể hiện ở trang trí (trên chất liệu Giấy, Lụa). Nó ứng dụng trong các Hợp thể
nghệ thuật: Kiến trúc - Điêu khắc và trang trí thời Lý. Rồng là hìnhtượng nghệ
thuật được đặt ở những vị trí quan trọng trong các kiến trúc Hoàng thành, trang trí
trên các cột (gỗ hay đồng) trong kiến trúc Hoàng cung. HìnhRồng thể hiện trên
trang phục (Hoàng bào), trên vương miện, cân đai, của vua, hay trong các Chiếu
chỉ, Sắc phong biểu thị uy quyền của vương triều.
Hìnhtượngrồng trong các ngôi Chùa Phật (Đạo Phật là Quốc giáo), luôn đi liền
với vật tế lễ, thờ tự. HìnhRồng trên các Hoành phi, Cửa võng, Long đình, Kiệu ,
Ngai, trong các Đồ thờ, đồ tế -lễ. Hìnhtượngrồng trong: Đền, Miếu (hoặc ở Đình
từ thế kỷ 16 về sau) thờ những thánh, thần có công với dân. HìnhRồng trên Văn
bia đá: Rồng chầu Nhật, Nguyệt (mặt trời, mặt Trăng) chầu lá đề nhà Phật, trên cột
đá. HìnhRồng trang trí trên binh khí, trên án thư, hương án, vòm trần, tán lọng
Dù là hìnhtượngRồng độc lập hay phối hợp với các mô típ hoa văn, trang trí,
chạm khắc thì con Rồng trong nghệ thuậtthờiLý có đặc trưng riêng với một phong
cách và hình dáng uốn lượn độc đáo.
Cái đẹp của HìnhtượngRồng thể hiện trên các loại hiện vật rất phong phú. Về
Hình, khối, Hình dáng Rồng Lý: phần lớn trong chạm khắc không quá sâu (tức là
khối không làm nổi cao), mà chủ yếu chú ý nhiều đến hình dáng, mang nhiều chất
hoạ. Do vậy khi in rập giấy dó lên các chạm khắc thực hiện được tương đối thuận
lợi. Bố cục HìnhRồng Lý: được quy vào trong các loại hình học. Chẳng hạn: Bố
cục trong hình Chữ nhật: như các bức chạm đá “Hình Rồng chầu lá đề, đăng đối
hai bên là hình các Tiên nữ, nhạc công múa hát” (đế kê chân cột chùa Phật Tích-
năm 1057). Các “Hình Rồng chầu lá Đề”, “ hìnhrồng trên bệ” (tượng Phật, chùa
Phật Tích - năm 1066, xã Phật Tích-Tiên Sơn-Bắc Ninh). “Hình rồng trên vách đố”
bằng đá (Tháp Chương Sơn - năm 1117), hoặc “Hình rồng trên đồ đất nung “ phát
hiện ở khu vực thành Thăng Long. HìnhRồng trong bố cục hình tròn: như chạm đá
“Hình Rồng và hoa dây” (Tháp Chương Sơn - năm 1118, Yên Lợi- ý Yên- Nam
Định). HìnhRồng trong bố cục hình bán nguyệt: “Các hìnhRồng chầu”, (chạm đá
- năm 1118, trong trán bia Chùa Long Đội - Đọi Sơn -Duy Tiên - Hà Nam). Hình
Rồng trong bố cục hình lá Đề: “Hình Rồng chầu dâng Ngọc”, Gốm (phát hiện ở
khu vực thành Thăng Long Hà Nội). HìnhRồng trong bố cục hình cánh hoa Sen:
“Hình Rồng trong các cánh Liên hoa” bệ tượng (Tháp Chương Sơn - năm 1117),
hoặc “Hình rồng trên các cánh hoa Sen” chạm ở mặt trụ đá kê chân cột ở một số
công trình kiến trúc Lý mà Khảo cổ học phát hiện được ở khu Hoàng Thành Thăng
Long
Nhận diện hình tượng, đặc điểm phong cách tạo hìnhRồngthời Lý: trên cơ sở so
sánh, đối chiếu với hìnhRồng (các thời tiếp sau: Trần, Lê, Mạc, Nguyễn). Ta thấy
Rồng ở mỗi vương triều đều có đặc điểm và phong cách riêng.
Vương triều Lý kéo dài suốt 216 năm, HìnhtượngRồng có một phong cách độc
đáo, và có kiểu dáng nhất quán, được quy định thống nhất mang tính vương triều.
Điều này được nghệ nhân tuân thủ triệt để. Trên thực tế khảo sát chúng tôi thấy
rằng: bất kỳ hìnhrồng ở di tích nào thời Lý, dù ở cách xa nhau, dù làm vào những
năm khác nhau, dù là kiến trúc vương quyền hay kiến trúc thần quyền thì về cơ bản
hình tượng con RồngLý vẫn đều có kiểu dáng và cấu trúc rất thống nhất.
Đặc điểm HìnhtượngRồngthời Lý: mình Rồng kéo dài, thể hiện theo lối nhìn
nghiêng. Đầu Rồng với cổ ngước chếch lên cao. Trên lông mày Rồng kết xoắn
giống hình số 3 ngửa (theo nhãn vòng Kim cô nhà Phật), và trước trán kết xoắn
hình chữ S đứng (ký hiệu tựa hình chớp của hiện tượng tự nhiên ý niệm cổ về uy
lực của Phật Pháp Lôi - Pháp Điện (sấm chớp). Sau gáy rồng, từ hai bên dưới mang
tai có dải bờm nhiều tua kết vào nhau bay thả uốn lượn vút nhọn ra phía sau. Chòm
râu dưới cằm rồng cũng kết xoắn uốn lượn tương tự phía dưới, nhưng nhỏ và ngắn
hơn. Quanh đầu có những viên ngọc lơ lửng và thường có mây quấn. Miệng rồng
há rộng để hứng viên ngọc báu. Trên hai hàm có răng nhọn, hai nanh cuối hàm kéo
dài uốn cong qua mép liền sát mũi. Mũi Rồng cũng được kéo dài thành một mào
hình vòi. Mào của Rồng cũng hơi uốn khúc và chung quanh có viền kiểu ngọn lửa.
Môi dưới của Rồng ngắn, còn lưỡi lại rất dài. Từ hàm dưới lưỡi vươn ra uốn lượn
sóng để đỡ lấy viên ngọc đang lơ lửng. Mắt Rồng to tròn và hơi lồi. Cũng còn có
loại đầu Rồng nữa là: cổ uốn xuống gấp khúc rồi ngược lên (trông cổ Rồng như rụt
lại) - như đôi rồng chạm trên mặt trán bia Bia chùa Báo Ân (Thanh Hoá). Hoặc
Rồng đàn nối đuôi nhau trên thành bậc chùa Sùng Nghiêm Diên Khánh
Thân Rồng cuộn khúc uốn lượn thuôn dần đến cuối đuôi. Đặc biệt là mình Rồng
tròn, trơn, uốn lượn mềm mại hình sin, các khúc uốn lượn phình to nhưng co lại
gần nhau, đều đặn, thon dần về đuôi. Hình dạng khúc cong giống như hình túi đáy
phình, miệng co (đặt xuôi, đặt ngược liên tục một mạch) thu dần về đuôi. Mình
Rồng để trơn (hoặc có vẩy trên thân những con rồng to). Mặc dầu trên lưng có vẩy
cứng nhưng không nổi cao, nên trông vẫn thon mượt. RồngLý có 4 chân, mỗi chân
đều có khuỷ, và có 3 móng ngón. Toàn bộ thân hìnhRồng khái quát quy hìnhRồng
nằm gọn vào đúng một nửa hình lá Đề, nở về phần đầu, thu nhọn về phía đuôi.
HìnhtượngRồng thường được kết hợp với mây (dạng mây bay, mây tụ, mây hình
lửa, mây hình hoa ). HìnhtượngRồng để trang trí đăng đối (Rồng chầu), Rồng
còn được kết hợp với hìnhtượng Phượng, thành cặp Long- Phượng. Hoặc Rồng
trong bộ Tứ linh: “Long, Ly, Quy, Phượng”, hoặc kết hợp với hoa dây, hoa Sen
Hình tượngRồng triều Lý (1010-1125) được chọn trang trí ở nơi trang trọng trên
các công trình của Vương triều, và các Chùa thờiLý (như các chùa: Dạm, Phật
Tích, Long Đội, Chương Sơn, Quỳnh Lâm, Báo Ân, Linh Xứng, Sùng Nghiêm,
Diên Thánh Nội dung tư tưởng thẩm mỹhìnhtượngRồng thể hiện rõ tính cách
quyền quý. Đó là những nét tiêu biểu của hìnhtượngRồngthời Lý. Song bên cạnh
tính cách dân gian cũng đã dần bộc lộ tâm lý cộng đồng, tâm hồn khoáng đạt thanh
cao, hàm chứa trí tuệ uyên bác. Tư tưởng đó sau này phát triển trên các chạm khắc
Đình làng. Những hìnhtượngRồng không chỉ là mô típ trang trí mà còn là hình
tượng sinh động. Các hìnhtượngRồngthời sau một mặt kế thừa thời trước, mặt
khác muốn tìm ra những cái riêng về phong cách của vương triều mình.
HìnhtượngRồngthờiLý được nghệ nhân sáng tạo ứng dụng trong các Hợp thể
nghệ thuật: Kiến trúc - Điêu khắc - Trang trí. HìnhtượngRồng có trong các di tích
lịch sử văn hoá truyền thống. Nó không chỉ không những mang tính ứng dụng mà
còn có giá trị về nghệ thuật tạo hình. Tuy nhiên, các di vật thời Lý, còn lại đến
ngày nay không nhiều, những ngược tìm quá khứ trên những di tích còn lại, và cố
gắng của Khảo cổ học tìm bới: Hìnhrồng phát hiện ở Hoàng thành Thăng Long
(2000-2005) cung cấp thêm cho ta một số hiện vật gốm có hìnhRồngthời đầu lập
đô Thăng Long của nhà Lý.
. quyền thì về cơ bản
hình tượng con Rồng Lý vẫn đều có kiểu dáng và cấu trúc rất thống nhất.
Đặc điểm Hình tượng Rồng thời Lý: mình Rồng kéo dài, thể hiện. mây bay, mây tụ, mây hình
lửa, mây hình hoa ). Hình tượng Rồng để trang trí đăng đối (Rồng chầu), Rồng
còn được kết hợp với hình tượng Phượng, thành cặp