1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mỹ thuật thời lý

18 981 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 73,04 KB

Nội dung

Bài thi học phần Nguyễn Thị Thảo (1987) A. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài : Mỹ thuật thời Lý là một kết quả của quá trình sáng tạo đồ sộ và đặc sắc, mang giá trị nghệ thuật cũng như giá trị lịch sử văn húa to lớn. Mỹ thuật bao gồm hội họa, điêu khắc và trang trí. Trong đó trang trí là một mảng quan trọng chi phối và tạo nên giá trị nghệ thuật cho tất cả các tác phẩm mỹ thuật thời kỳ này. Nói đến trang trí cũng là nói đến sự sáng tạo công phu và tỉ mỉ, sự phối hợp và sắp xếp… Vậy những yếu tố này đã được các nghệ nhân thời Lý sáng tạo, sử dụng và cónhững đặc điểm, giá trị nghệ thuật to lớn như thế nào ? Vì những điều này nên tôi chọn đề tài nghiên cứu “ nghệ thuật trang trí thời Lý” II. Đối tượng nghiên cứu - Các họa tiết trang trí trên tất cả các công trình nghệ thuật Thời Lý: sóng nước, hoa lá, rồng và người. III. Phạm vi nghiên cứu: - Nghệ thuật trang trí trong các tác nghệ thuật thời Lý (1010 – 1225) III. Mục đích của đề tài : Tìm ra những đặc điểm của nghệ thuật trang trí cũng như các hình tượng trang trí trong mỹ thuật thời Lý. Giá trị của cách trang trí đó đối với những tác phẩm mỹ thuậ cũng nghư giá trị của nú đối với lịch sử mỹ thuật Việt nam IV. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh - Phương pháp tổn hợp V. Đóng góp của đề tài : - Dùng trong nghiên cứu vàdạy học - Làm tài liệu tham khảo cho bạn bố đồng nghiệp B. NỘI DUNG Lớp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội Bài thi học phần Nguyễn Thị Thảo (1987) Trong lịch sử dân tộc Việt Nam triều đại nhà Lý là một triều đại phátTriển rực rỡ nhất với những thành tựu về văn húa, kinh tế, đặc biệt là nghệ thuật mà trong đó mỹ thuật dường như là phát triển nhất với khối lượng tác phẩm đồ sộ. Ta phải kể đến sự phát triển của nghệ thuật trang trí với những nét khéo léo, uyển chuyển và tinh tế, sức sáng tạo vô biên và mới lạ của những người thợ chạm khắc. Tất cả đã tạo nên giá trị to lớn cho mỹ thuật thời Lý nói riêng và nền mỹ thuật Việt nam nối chung. Trải qua hơn ngàn năm bị bọn phong kiến phương Bắc đô hộ , dân tộc ta chẳng những bị tiêu diệt , nền văn húa dân tộc không bị đồng húa mà ngày càng lớn mạnh lên. Hoàn cảnh lịch sử của đất nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghệ thuật trang trí nói chung, trang tri thời Lý nói riêng phát triển không ngừng. Nghệ thuật trang trí thời Lý phần nào thể hiện được ý thức thẩm mỹ của một dân tộc đã có chủ quyền và độc lập. Thắng lợi vẻ vang của Ngô Quyền chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào cuối năm 1938 đã kết thúc hoàn toàn thời kì mất nước kéo dài hơn một ngàn năm. Chiến thắng oanh liệt của Lê Hoàn đánh quân nhà Tống – một triều đại phong kiến lớn mạnh bậc nhất Châu Á đương thời – đã tỏ rõ khả năng giữ gìn độc lập của dân tộc Việt Nam. Các trận thắng lớn trên sông Bạch Đằng đã mở ra một trang sử mới vô cùng trọng đại để mở ra một thời kỳ củng cố độc lập và chủ quyền dân tộc. Ý thức độc lập dân tộc tự chủ phát triển cao của người dân Việt Nam mỗi ngày thêm bồi đắp và được tôi luyện không ngừng, đã vững vàng ở thời Lý. Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô ra “ nơi trung tõm” và đặt tên đế đô là Thăng Long – Hình ảnh “ rồng bay lờn” đẹp đẽ và kiêu hãnh – đã tượng trưng cho khí thế vươn mình của cả dân tộc. Tên nước được đặt là Đại Việt với ý so sánh ngang hàng và bình đẳng với Đại Đường, Đại Tống ở phương Bắc. Lòng tự hào dân tộc đã biểu hiện sức mạnh của một dân tộc có chủ quyền, bình đẳng với mọi dân tộc khác trên thế giới. Nú nói lên sức mạnh của Lớp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội Bài thi học phần Nguyễn Thị Thảo (1987) một dân tộc đã làm chủ một phương trời và có một nền văn húa bản địa lâu đời do chính mình sáng tạo ra. Trong quá trình hình thành nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, nhà Lý đã xây dựng một nền tảng vững chắc và toàn diện về mọi mặt. Lợi ích của giai cấp thống trị trong giai đọan đầu thời Lý về nhiều mặt còn đang phù hợp với lợi ớch của cả dân tộc. Một chính quyền tập trung và có tổ chức ở đương thời là cần thiết để phát triển nông nghiệp, huy động được một số lượng nhân công lớn cho các công trình xây dựng đê diều và khai hoang. Công thương nghiệp và giao thông trạm dịch mở mang. Đế đô Thăng Long phát triển lên tới 61 phường chợ. Vai trò của người thợ thủ công được nâng cao và nghề nghiệp của họ có vị thế xứng đáng trong xã hội. Sống trong cảnh “ thỏi bình thịnh trị” lại được mùa nhiều năm nên nhân dân có phần no đủ sung túc. Mặt khác nước ta ở trên ngã ba đường tiếp xúc và giao lưu với các luồng văn húa của nhiều dân tộc khác nhau trên đất liền và các hải đảo vùng Nam Á. Trong các tôn giáo du nhập và Việt Nam, Phật giáo đã thu phục được sự tín ngưỡng của nhân dân. Phật giáo đã chẳng những chi phối được chủ nghĩa yêu nước của người Việt Nam, mà còn khéo léo thích nghi với mọi tín ngưỡng dân gian. Nú có tác dụng tụ hợp và thống nhất lực lượng “dựng nước và giữ nước”. Trong giai đoạn đầu mới được giải phóng, xu thế thống nhất quốc gia để bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi người dân ViệtNam. Do đó Phật giáo đã nhanh chóng trở thành quốc giáo và mọc rễ đâm trồi sâu rộng ở nước ta. Thời Lý là giai đọan thịnh đạt nhất của lịch sử phật giáo việt Nam “nhõn dân quá nửa làm sư sãi, trong nước chỗ nào cũng có chựa” (theo nhà sử học Lê Văn Hưu – Đời Trần). Các nhà sư trở thành có thế lực trong xa hội và là chỗ dựa vững chắc của nhà nước phong kiến đương thời. Đạo Phật thời Lý chẳng những không tách khỏi việc đời mà còn gắn chặt với đời sống tinh thần của cả dân tộc. Lớp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội Bài thi học phần Nguyễn Thị Thảo (1987) Các công trình nghệ thuật được xây dựng trong giai đọan này chủ yếu là phục vụ Phật giáo. Rất nhiều chùa tháp được xây dựng khắp nơi trong nước. Với điều kiện mới của đất nước vừa giành được độc lập, tinh thần giải phóng, điều kiện vật chất lại dồi dào hơn trước nên nghệ thuật tạo hình của dân tộc, xưa nay bị bọn thống trị ngoại bang chèn ép, song vẫn giữ được truyền thống của nú trong dõn gian, nay có điều kiện thuận lợi để phục hưng và phát triển rực rỡ, trong nền nghệ thuật đó, nghệ thuật trang trí thời Lý, qua bàn tay tài khéo của người thợ trạm đã đạt tới trình độ kĩ thuật tinh tế và điêu luyện. Ngay từ những triều vua đầu thời Lý, đế đô Thăng Long đã được xây dựng với quy mô rộng lớn, có thể là rộng lớn nhất trong các triều đại phong kiến, với nhiều kiến trúc “trạm trổ trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ xưa chưa từng cú”. Cung điện nguy nga tráng lệ cao bốn tầng, “ các tầng gác đều sơn son, cột có vẽ rồng, hạc và tiên nữ”trong sử sách và bia kí còn mô tả lại nhiều ngôi chùa lớn trong nội thành như chùa Thắng Nghiêm (xây dựng năm 1010), chùa Tứ Đại Thiờn Vương (xây dựng năm 1011), chùa Chân Giáo (xây dựng năm 1024) chùa Diên Hựu hay cò gọi là chùa Một cột (xây dựng năm 1049), chùa Nhị Thiên Vương (xây dựng năm 1070)… Tháp Báo Thiên (xây dựng năm 1057) là một trong “tứ đại khí” của nước Đại việt, cao vài mươi trượng (khoảg trên 60 mét)gồm 12 tầng, các tầng trrờn đều bằng đồng, ở trong bày nhiều tượng phật, Kim cương, vũ nữ và chim thú. Đặc biệt trong thành nhà Lý (Khu Ba Đình – Hà Nội ngày nay)vẫn còn tìm được nhiều di vật quý giá – những tác phẩm trang trí phục vụ kiến trúc – bằng đá, đất nung và gốm sứ. Đề tài chạm khắc thường mô tả thiên nhiên với những họa tiết sóng nước, hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn đã được cách điệu húa cao; hình các con vật như rồng, phượng, sư tử, sấu… hoặc hình các vũ nữ uyển chuyển, thanh thoát. Những di vật phong phú này được chạm trổ hết sức công phu với những đường cong mềm mại, dẻo và chắc, có năng lực diễn Lớp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội Bài thi học phần Nguyễn Thị Thảo (1987) tả rất sinh động. Trình độ tay nghề của người thợ khá cao, có một phong cách nghệ thuật đặc sắc riêng của thời Lý. Qua nhiều biến động của lịch sử, đặc biệt qua các cuộc chống ngoại xâmliên tiếp ở các thế kỷ sau, những công trình nghệ thuật thời Lý ở đế đô ThăngLong đã bị phá hoại hết sức nặng nề. Nay còn lại một số công trình , tiêu biểu là chùa Phật Tích (huyện Tiên Sơn – Bắc Ninh) được xây dựng vào năm 1057. Gồm ba tầng cấp cao dần, nền chùa rộng tới 64 một chiều ngang và dùng toàn đá tảng để bó nền. Cảnh chùa tũa ngang dảy dọc “hơn trăm núc” kề nhau. Giữa chùa “dựng tháp báu cao ngàn trượng” “trang hoàng rực rỡ như ngọc”. Trong đó có pho tượng Phật Adiđà tĩnh tọa trên tũa sen bằng đá cao cao tới 2, 77 mét đõy là pho tượng lớn nhất và cổ nhất còn lại tương đối nguyên vẹn đến ngày nay. Phần tượng trang trí đơn giản có nhiều khoảng thoáng rộng, chỉ dùng những đường chạy có tính chất gợi tả nếp áo cà sa của Phật. Bút pháp của bệ tượng có tính chất ngược lại, nhiều đường nét khéo, tinh tế được gia công trau chuốt hơn gây sự tương phản làm tôn giá trị của pho tượng lên gấp bội. Dụng ý táo bạo thể hiện trong nhịp điệu tương phản giữa phần thân tượng và bệ đã chứng minh khả năng sáng tạo của người thợ chạm thời Lý. Phần bệ tượng là một hình bát giác cao 0m, 90 chia làm hai phầnchớnh: Phần dưới cùng của bệ tượng trang trí hình sóng nước. Gồm sáu đợt sóng xô cách điệu đang dâng lên dồn dập hết đợt này đến đợt khác và không bao giờ ngừng. đây là một công trình chạm khắc tinh xảo, mà quan sát thật kĩ ta có thể thấy lại hình vẽ khởi đầu của việc chạm. Tất cả những sóng nước, hoa lá, người và rồng, mây đều có bục cục chặt chẽ và lặp lại sáng tạo. sóng nước cứ dồn dập, đều đặn từng đợt vun vỳt dâng lên. Dây cúc mềm mại phân nhánh cuộn lại từng bụnhg hoa thật xớt xao. Mỗi bông hoa theo góc nhìn xê dịch chút ít, bông nào cũng sinh động và tươi rúi. Cuống của mỗi bông hoa lại them một thằng người nhỏ tí bám vào lẩn với lá, các chi tiết đều được chú ý chạm trông thật hoạt, nhất quán mà không hề đơn điệu. Và những Lớp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội Bài thi học phần Nguyễn Thị Thảo (1987) ngón. Một số chi tiết của các con vật khác được người xưa đưa vào phụ họa với thân rồng cũng là những hình có đường nét sinh động uốn lượn nhịp nhàng đi từ to đến nhỏ. Tất cả mọi thành phần cấu tạo từ “ cái râu thoát ở hàm trên ra, có hai đường sống cuộn vào nhau và toàn thể phập phồng như một chiếc lá bị gió thổi, hay một ngọn lửa dị kì. Cái bờm sau gáy thoát ra nhiều đợt, từ dưới cổ họngcuồn cuộn bốc lên, lượn nhịp nhàng về đằng trước hoặc lướt về đằng sau như một lá cờ đuôi nheo đang reo với giú”luụn luôn tạo nên một nhịp điệu tương đồng với thân rồng. Phong cách rồng thời Lý có một số đặc điểm dễ nhận , dễ phân biệt so với hình rồng ở các triều đại khác . Khúc uốn của rồng Lý giống như một đồ án trang trí có nhiều hình tròn được nối lại với nhau thành một chuỗi dài liên tiếp. Khúc uốn nhẹ nhàng thanh thoát, khác hẳn với những con rồng nặng nề thể hiện trong những thế kỷ tiếp theo. Mũi rồng không tả thực mà chỉ gợi lên hình tượng giống như “ một ngon lửa dị kỳ”. Toàn bộ hình tượng con rồng như đang bay lượn nhẹ nhàng trong không trung. Nếu đem so sánh với rồng của các triều đại Hán, Đường trở về trước ở phương Bắc thì lại càng khác xavới con rồng thời Lý về nhận thức tạo hình. Rồng phương Bắc có dáng của một loài thú bốn chân, có sừng và có đuôi như đuôi hổ. Đặc biệt đầu rồng thời Lý được người thợ chạm nghĩ ra bằng những thành phần xa lạ với bất cứ con rồng nào khác đã có. Chúng ta chú ý tới văn dạng chiều hình chữ S không thể thiếu được ở đầu rồng thời Lý. Hình chữ S này đã thấy nhiều trên các di vật thuộc nền văn húa Đông Sơn thời đại đồ Đồng Việt Nam, biểu thị ý niệm về hiện tượng thiên nhiên “mõy mưa sấm chớp”. Cả nội dung lẫn hình thức , cấu tạo của con rồng thời Lý như vậy hoàn toàn là sản phẩm sáng tạo của dân tộc Việt Nam. Nú nói lên sự cầu mong mưa thuận gió hũa, nhân tố thiết yếu của nền kinh tế nông nghiệp. Hình tượng con rồng Lý còn phản ánh ý thức sùng bái tổ tiên của người Việt, tượng trưng cho nguồn gốc của lịch sử dân tộc. Nú gắn chặt với truyền thuyết vị thần khai sáng Lạc Long Quân, là tổ tiên của người Việt Lớp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội Bài thi học phần Nguyễn Thị Thảo (1987) sen với hạt sen. Các cánh sen cũng đợc chia làm hai lớp như loại đồ án đỡ vật thiêng. Nhưng phần dưới của nú vừa làm đài đỡ vừa biến thành một vòng tròn ôm trọn lấy cả phần trên của gương sen. Tuy cách điệu khá cao nhưng đồ àn này được xếp vào lọai có bố cục chuẩn nhất, cân đối và đơn giantrong đường nét mà vẫn mô tả được cái dáng vẻ riêng của hoa sen. Loại đồ án hoa sen trang trí trên gốm men ngọc được trang trí trong lồngmột chiếc bát men (hiện vật trưng bày ở bảo tàng lịch sử Hà nội). Bát vào loại nhỏ, có màu men ngà chuyển chuyển sang màu vàng hơi sẫm. nghệ nhân khắc chìm hình hoa văn lên rồi tráng men đêm nung. Các hoa sen được trang trí theo lối nhìn nghiêng, trang trí ở lòng bát. Cuống hoa quay vào tâm bát, cứ một bong hoa sen lại một bông hoa cúc, chúng hoàn toàn độc lập với nhau. Tổng cộng có ba hoa sen và ba hoa cúc. Hoa sen gồm nhiều cánh, nở rộ ra hai phía với bố cục tuân thủ sự cân xứng trong toàn bộ đồ án trang trí. Trang trí trên gốm thường cũng là một phần quan trọng và có phong phú. Trang trí trên gốm thường là những sinh vật trong cuộc sống và thiên nhiên như: Người, vật, hoa lá, chim cá, ong bướn, sóng nước, nhưng phần lớn vẫn là hoa sen, phù dung và hoa cúc. Nhưng nghệ nhân không dùng nhiệm vụ sao chép lại một cách tự nhiên, cũng không bị lệ thuộc vào những đặc điểm của từng loại vật, cây cỏ hoa lá, trái lại qua bàn tay khéo léo của người thợ gốm những đối tượng trang trí trên dồ vật thường được cách điệu theo những bút pháp riêng. Như hoa sen trang trí trên đồ gốm, người thợ gốm đã uốn cuống sen cứng thành mềm mại ăn nhịp với đường cong trong lòng chiếc bát hay trên mặt đĩa, bong nọ tiếp nối bông kia, biến hoa sen thành loại hoa dây hiếm thấy trong nghệ thuật trang trí. Hoặc đường cong của những cánh sen đơn độc tách ra khỏi hoa, tách ra khỏi hoa, chắp lại thành hình trang trí in nổi ôm lấy mặt ngoài chiếc bát hoặc in chìm trong lòng bát đĩa, tạo cho đồ vật có một nét đẹp hoàn mỹ mà vẫn đảm bảo tính thực dụng. Lớp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội Bài thi học phần Nguyễn Thị Thảo (1987) dọc, đàn tam, đánh trống bồng. Theo sách “ An Nam chí lược” của Lê Trắc, đó đều là những nhạc cụ phổ biến ở nướ ta dưới thời Lý – Trần. Toàn bộ mảng chạm này đã được người thợ diễn tả theo phong cách thi vị húa cao, phi trần tục và ra ngoài yếu tố thông tục của cuộc đời. Dâng hoa cúng Phật, tấu nhạc ở trên những dàn sóng, những dải lụa bay phấp phới nổi bật trên nền hoa như gấm, chạm nhỏ khéo như chạm bạc. Mọi đường nết đều được cách điệu húa gợi lên một không gian trong trẻo, đẹp đẽ, có ý cầu mong được sống một cuộc đời sáng sủa, vui tươi và trong sạch. Nét mặt của các nhạc công hồn hậu thể theo một quy tắc có chịu ảnh hưởng của nghệ thuật các nước láng giềng phương nam. Nhưng qua những chi tiờt khác, chúng ta luôn luôn nhận ra sự có mặt của các họa tiết trùng lặp với các mảng trang trí khác trong nghệ thuật dân tộc. hình những dải lụa bay thuận chiều với động tác của các nhạc công thể hiện nguyên tắc tương đồng. Những hình phụ trợ phong phú chứng tỏ một nguồn cảm hứng tràn trề. Những đường diềm hình “múc” không thấy có trong nghệ thuật khác. Hình người và họa tiết trang trí luôn luôn làm thành một thể thống nhất, chứ không tách riêng ra như trong một số nền nghệ thuật khác. Tất cả những đường cong hũa hợp với nhau trong một tổng thể trang trí này có phần lãng mạn, làm cho mảng chạm náo động hẳn lên . Tính chất cách điệu mạnh nên luôn có cái nhìn đột hứng. Sóng nước được diễn tả tính chất “ nghệ sĩ”, nú thoải mái và phóng khoáng hơn bệ tượng Adiđà. Nhìn các mảng chạm hình nọ nâng hình kia đã tạo nên một sinh khí mới làm cho tác phẩm sinh động và tự nú có tính chất âm nhạc trong trẻo của loại đá vô tri. Tuy vậy người thợ chạm vẫn có cái nhìn toàn bộ thể hiện trong ý đồ chủ đạo của mảng chạm. Từ một mảng chạm trang trí người thợ đã làm nổi bật được tính hàm súc của tác phẩm, nú tỏ ra khả năng điêu luyện của tay nghề người thợ chạm thời Lý. Như thế là trong giai đoạn các vua đầu triều Lý (1010 - 1072) nghệ thuật trang trí đã tiến lên không ngừng cùng với sự trưởng thành về mọi mặt Lớp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội Bài thi học phần Nguyễn Thị Thảo (1987) của nước Đại Việt. Các tác phẩm xuất hiện ngày càng phong phú và có nhiều xúc động. Trong số đó những di vật đẹp nhất cò lại tới ngày nay chủ yếu là của chùa Phật Tích. Cái duyên dáng sinh động của tác phẩm này được thể hện trong nhiều chi tiết bất ngờ, khúc uốn của thân rồng, khoảng cách giữa các nhạc cụng…xen kẽ là các hình thức ăn khớp với bút pháp tế nhị duyên dáng không có chỗ nào giống chỗ nào. Tinh thần phấn chấn của đất nước độc lập, sự xúc động trong sáng tạo của người thợ đã góp phần cho nghệ thuật hững đường nét vô cùng sinh động. Có thể nói rằng cho đến nay chúng ta chưa có tác phẩm nào có thể làm được hơn thế. Triều Lý Nhân Tông (1072 – 1128) – Triều vua dài nhất đánh dấu một giai đoạn dài nhất của lịch sử của mỹ thuật. Nhờ có thời kỳ xây dựng đất nước củng cố lực lượng thống nhất bên trong từ dưới lên trên mà dân tộc ta đã vượt qua một thử thách lớn lao trong thời kỳ này: cuộc xâm lược của nhà Tống vào năm 1076. dưới sự lãnh đạo của vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt và giành độc lập dân tộc. “Bảntuyên ngôn độc lập” đầu tiên của dân tộc ta sau hơn một ngàn năm bị ngoại bang đô hộ: “Nam Quốc Sơn Hà” vạch rõ cương giới đất nước và ghiờm khắc cảnh cáo kẻ thù xâm phạm biên giới đất nước. Kể từ sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thanứg lợi oanh liệt trở đi thì nền độc lạp dân tộc càng có cơ sở vững chắc. Chế độ phông kiến đi vào giai đoạn toàn thịnh. Nhờ có giai cấp thống trị đẩy mạnh thêm một bước đua nhau bỏ tiền kho ra xây dựng mở mang các chùa tháp và cung điện nguy nga tráng lệ. Do đời sống kinh tế dồi dào hơn trước, đã có năm nhà nước hạ chiếu cho phép nhân dân trong nước được xây dựng nhà ngói. Dặc biệt bà Ỷ Lan – mẹ vua Lý nhân Tông đã xây dựng hơn một trăm ngôi chùa lớn nhỏ trong nước. Việc xây dựng có quy mô đồ sộ biểu hiện sự lòng tin đối với cơ đồ độc lập của Nhà nước, mặt khác cũng biểu hiện xu hướng khuếch chương và củng cố chế độ thống trị của giai cấp phong kiến. Việc xây dựng chùa tháp và cung điện thể hiện sự đề cao Phật và nhà vua. Phật giáo và triều đình, hai cái đó Lớp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội Bài thi học phần Nguyễn Thị Thảo (1987) Thông qua hình dáng và nét mặt, qua dáng điệu uyển chuyển của điệu múa mà người thợ chạm thời Lý đã đem nghi tạc thành cái vĩnh cửu trên tay vịn bằng đá này, chúng ta nhận thấy rõ rệt cuộc sống tinh thần của con người đương thời, sự xúc động nội tâm, tinh thần phấn chấn và những cảm nghĩ trong sạch, sâu sắc được sống cảnh “ thái bình thịnh trị” trên mảnh đất vừa giành được độc lập chủ quyền độc lập. Quan niệm về cái đẹp của thời Lý phải công phu, tinh tế và kỹ thật. Ý niệm về một con người đẹp thực sự là phải có cơ thể phát triển nhịp nhàng, cân đối. Một con người “toàn diện, toàn mỹ” cũng chính là lý tưởng của nghệ thuật tạo hìnhcủa thời Lý. Các hình vũ nữ chạm đều tăm tắp, không có vận động nghịch đã thể hiện rõ xu thế thể thức húa đương thời. Chế độ phong kiến càng ổn định, càng phát triển thì mọi mặt trong đời sống đều phải đi vào khuôn phép. Do vậy nú lại có mặt làm hạn chế tình cảm của người thợ dân gian. Họ không được thỏai mái để [...]... lên Phong cách nghệ Lớp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội Bài thi học phần Nguyễn Thị Thảo (1987) Hoa cúc Gạch chạm rồng thời Lý Lớp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội Bài thi học phần Nguyễn Thị Thảo (1987) Tháp ở chùa Phật Tích Chùa Một Cột (Diên Hựu) Lớp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội Bài thi học phần Nguyễn Thị Thảo (1987) Tháp thời Lý Lớp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội Bài thi... (1987) Tượng thú ở chùa Phật Tích Đĩa gốm men ngọc thời Lý Thạp gốm mem nâu thời Lý MỤC LỤC Lớp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà Nội Bài thi học phần Nguyễn Thị Thảo (1987) Trang A MỞ ĐẦU 1 I Lí do chọn đề tài : 1 II Đối tượng nghiên cứu III Phạm vi nghiên cứu: III Mục đích của đề tài : IV Phương pháp nghiên cứu: V Đóng góp của đề tài : 1 16 Lớp: K56 - SP Mỹ thuật 1 1 1 1 1 B NỘI DUNG C KẾT LUẬN ĐHSP Hà...sáng tác nghệ thuật như các giai đọan các vua đầu triều Lý Giai đoạn này đã tạo nên nhiều hình mẫu trang trí giống nhau ở các công trình kiến trúc khác nhau Trong kiến trúc chùa tháp thời Lý, loại thành bậc xếp ở lối lên xuống được sử dụng rộng rói Ngoài thành bậc các chùa tháp Chương Sơn cao to phải ghép Bằng nhiều phiến đá lớn ra, thì ở các di tích khác thuộc giai đọan Lý cũng còn khá nhiều . của nghệ thuật trang trí cũng như các hình tượng trang trí trong mỹ thuật thời Lý. Giá trị của cách trang trí đó đối với những tác phẩm mỹ thuậ cũng nghư giá trị của nú đối với lịch sử mỹ thuật. ĐẦU I. Lí do chọn đề tài : Mỹ thuật thời Lý là một kết quả của quá trình sáng tạo đồ sộ và đặc sắc, mang giá trị nghệ thuật cũng như giá trị lịch sử văn húa to lớn. Mỹ thuật bao gồm hội họa, điêu. kiện thuận lợi cho nghệ thuật trang trí nói chung, trang tri thời Lý nói riêng phát triển không ngừng. Nghệ thuật trang trí thời Lý phần nào thể hiện được ý thức thẩm mỹ của một dân tộc đã có

Ngày đăng: 08/01/2015, 15:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w