HỔ TRÊNGỐMCỔ
Trong các đề tài vẽ về những
con thú linh như Long, Lân,
Phụng hoặc loài thú như voi,
ngựa, hươu, nai xuất hiện
khá nhiều trên bề mặt loại đồ
đựng thông dụng gồm đĩa,
bình, lọ, âu Nhưng hình
ảnh con hổ là loài dã thú thì
rất hiếm hoi. Trong quá trình
xếp loại bản vẽ tôi chỉ bắt
gặp 3 tiêu bản trang trí trên
lòng đĩa. Đĩa thứ nhất có
đường kính 33cm là loại đĩa
trung vẽ lam (đơn sắc với màu oxid coban dưới men) hình con hổ trong tư thế
chồm tới, đầu ngẩng lên. Đĩa bị vỡ nhưng may mắn hình hổ còn khá nguyên,
những đám mây còn lại bên dưới chân thú và những hồi văn vẽ mây bao chung
quanh thành đĩa (ảnh 1). Đĩa thứ hai xếp loại kích thước lớn với đường kính 35cm
vẽ ba màu (gọi là tam thái, nhưng màu đỏ, lục vẽ trên men) hình con hổ dáng đứng
với hai chân sau, chân trước bên phải như con người vươn ra nắm khóm cây (giống
cây tre) còn chân kia choãi ra sau. Con hổcó cái đuôi dài đưa ra trước đến chấm
đất. Với cách vẽ nhân cách hóa cho người xem cảm giác hổ đang vạch lá dọn
đường đi (ảnh 2a +2b). Do ngâm lâu dưới đáy biển, nước mặn đã làm màu đỏ, lục
bị xỉn và mất đi. So sánh với một số cổ vật cùng địa điểm và niên đại tôi mạnh dạn
vẽ phục chế lại hai màu đỏ và lục đã mất . Đĩa thứ 3 có đường kính 34,3cm vẽ 3
màu, hình con hổ đang vồ mồi bao xung quanh là dày đặc với những đám mây.
Cũng như đĩa thứ 2 màu lục và đỏ đã bị xỉn và một mất màu (ảnh 3). Một tiêu bản
nữa có hình hai con hổ được vẽ trên thành bụng của bình Kendi cao 16,5cm (ảnh
4), còn khá nguyên vẹn dáng kiểu và nét vẽ lam trên nền trắng. Con hổ với tư thế
như đang rình mồi; bao quanh nó là những hoa văn mây kín đến vòi hình vú. Là
chúa sơn lâm nên người xưa cũng ưu ái trang trí trên một cặp bình có chiều cao
18,4cm và 18,1cm. Cặp bình này có dáng hình trứng, có núm ở vai, đế hơi lõm
vào, vẽ hai con hổ tư thế giống nhau là đang vồ mồi với chi tiết là cái răng nanh
chìa ra, chỉ khác nhau cái đầu ngẩng lên và cúi xuống. Bình được vẽ bốn màu: màu
đỏ, màu lục và thêm màu vàng (mạ vàng). Các màu này vẽ trên men nên đã bị mất
còn giữ lại nét chính con hổ, những đám mây chung quanh, các cánh hoa xếp
chồng lên nhau ở vai bình (ảnh 5). Cuối cùng là một số hình con hổ trang trí trên
nắp hộp nhỏ nhưng khó phân biệt dễ nhầm lẫn với con mèo. Để chắc chắn xin gửi
đến độc giả những người chơi cổ vật, yêu vốn cổ tham khảo thêm (ảnh 6).
Qua vài tiêu bản giới thiệu trên, là đồ gốmcó nguồn gốc từ trung tâm sản xuất gốm
mậu dịch lớn ở miền Bắc nước ta thời Lê Sơ cuối thế kỷ thứ XV có tên Chu Đậu,
xã Thái Tân, huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Dương.
.
HỔ TRÊN GỐM CỔ
Trong các đề tài vẽ về những
con thú linh như Long, Lân,
Phụng hoặc loài thú như voi,
ngựa, hươu, nai xuất hiện
khá nhiều trên. hình hai con hổ được vẽ trên thành bụng của bình Kendi cao 16,5cm (ảnh
4), còn khá nguyên vẹn dáng kiểu và nét vẽ lam trên nền trắng. Con hổ với tư thế