Vì vậy, đề tài “Giáo dục đạo đức kinh doanh cho SV ngành quản trị kinh doanh Trường Đại học Tài chính – Marketing” được đặt ra với các nhiệm vụ: xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục đạo đứ
Trang 1THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN NGỌC DIỆU
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC
SKC007419
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN NGỌC DIỆU
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401
Hướng dẫn khoa học:
TS NGUYỄN VĂN Y
TP Hồ Chí Minh, tháng 7/2017
Trang 52.5 С±¯͉ n͡Ƭ Нрн п
Ĉӏ nh Kѭӟng: ӬQJGөQJ
Trang 6&KѭѫQJ1/XұQYăQÿm[iFÿӏQKÿѭӧFNKiLQLӋPYӅ³ĈҥRÿӭFNLQKGRDQK´Yj³*LiRGөFÿҥRÿӭFNLQK GRDQK´Ĉk\OjQKӳQJNKiLQLӋPF{QJFөPDQJWtQKÿӏQKKѭӟQJFKRQJKLrQFӭXFӫDÿӅWjL&iFQӝLGXQJOê OXұQYӅÿҥRÿӭFNLQKGRDQKYjJLiRGөFÿҥRÿӭFNLQKGRDQKFNJQJÿѭӧFWiFJLҧWәQJKӧSYjWUuQKEj\WѭѫQJ ÿӕLU}QpWWURQJ/XұQYăQ6RQJWiFJLҧQrQOѭXêWUtFKGүQQJXӗQWjLOLӋXWKDPNKҧR
&KѭѫQJ2/XұQYăQÿiQKJLiÿѭӧFWKӵFWUҥQJQKұQWKӭFFӫD69YӅÿҥRÿӭFNLQKGRDQKWK{QJTXDFiFWLrX FKtÿiQKJLiEDRJӗPéWKӭFYӅQJKƭDYөÿҥRÿӭFNLQKGRDQKYj/ѭѫQJWkPÿҥRÿӭFQJKӅQJKLӋSĈӗQJ WKӡL/XұQYăQFNJQJÿmÿiQKJLiÿѭӧFWKӵFWUҥQJYӅQӝLGXQJSKѭѫQJSKiSYjKuQKWKӭFJLiRGөFÿҥRÿӭF NLQKGRDQKFKR69QJjQK4XҧQWUӏNLQKGRDQKFӫDWUѭӡQJĈ+7jLFKtQK±0DUNHWLQJ9ӟLVӕPүXYj
SKѭѫQJSKiSNKҧRViWSKKӧSNӃWTXҧNKҧRViWÿҧPEҧRWtQKWKӵFWLӉQ7X\QKLrQQӝLGXQJNKҧRViWQKLӅX FiFFkXKӓLNKҧRViWFKѭDWKұWVӵWұSWUXQJYjRWKӵFWUҥQJKRҥWÿӝQJJLiRGөFÿҥRÿӭFNLQKGRDQKFKRVLQK YLrQFӫDQKjWUѭӡQJKLӋQQD\
&KѭѫQJ3OXұQYăQÿmÿӅ[XҩW04ELӋQSKiSJLiRGөFÿҥRÿӭFNLQKGRDQKFKRVLQKYLrQEDRJӗP*LiR GөFêWKӭFÿҥRÿӭFNLQKGRDQKFKRVLQKYLrQWK{QJTXDKRҥWÿӝQJGҥ\KӑF1kQJFDRêWKӭFWӵJLiFKӑFWұS YjUqQOX\ӋQFӫDVLQKYLrQ+uQKWKjQKWKiLÿӝQLӅPWLQWK{QJTXDSKѭѫQJSKiSJLiRGөFQrXJѭѫQJ+uQK WKjQKKjQKYLWKyLTXHQWK{QJTXDSKѭѫQJSKiSOX\ӋQWұSYjJLDRYLӋF%ӕQELӋQSKiSQj\FyêQJKƭDQKѭ FiFSKѭѫQJSKiSJLiRGөFÿѭӧFOӵDFKӑQSKKӧSYӟLQӝLGXQJJLiRGөFÿҥRÿӭFQJKӅQJKLӋSFKRVLQKYLrQ 7X\QKLrQNӃWTXҧFӫDOXұQYăQVӁQәLEұFKѫQQӃXWiFJLҧÿӅ[XҩWFiFELӋQSKiSJLiRGөFÿҥRÿӭFNLQK GRDQKGӵDWUrQPөFWLrXQӝLGXQJYjÿһFÿLӇPVLQKYLrQQJjQK4XҧQWUӏNLQKGRDQKFӫDWUѭӡQJĈ+7jL
Trang 7ê JKLU}KӑWrQ
76%L9ăQ+ӗQJ
Trang 97iFJLҧÿmKӋWKӕQJKyDFiFNKiLQLӋPOLrQTXDQÿӃQÿӅWjLJLiRGөFÿҥRÿӭFYjÿҥRÿӭFNLQKGRDQKJLiR GөFÿҥRÿӭFNLQKGRDQK«QJKLrQFӭXPӝWVӕFѫVӣOêOXұQFyOLrQTXDQOjPWLӅQÿӅFKRF{QJWiFQJKLrQ FӭXÿӅWjL
7iFJLҧÿmNKҧRViWYjFKRFK~QJWDEӭFWUDQKWәQJTXDQYӅWKӵFWUҥQJJLiRGөFÿҥRÿӭFNLQKGRDQKFӫD VLQKYLrQQJjQK47.'YjFyQKұQ[pWÿiQKJLiWKӵFWUҥQJTXDÿyWKҩ\ÿѭӧFѭXQKѭӧFÿLӇPYjQJX\rQ QKkQFӫDQKӳQJ\ӃXNpPWӗQWҥLFӫDYҩQÿӅ
7UrQFѫVӣYұQGөQJOêOXұQYjÿiQKJLiWKӵFWUҥQJFNJQJQKѭQKӳQJÿһFWKFӫDQJjQK47.'WiFJLҧÿmÿӅ [XҩW4ELӋQSKiSJLiRGөFÿҥRÿӭFNLQKGRDQKQKҵPQkQJFDRKLӋXTXҧF{QJWiFJLiRGөFÿҥRÿӭFNLQK GRDQKFKRVLQKYLrQQJjQK47.'FӫD7UѭӡQJĈ+7jLFKtQK0DUNHWLQJ
7iFJLҧFNJQJÿmNKҧRQJKLӋPYӟLêNLӃQFӫDFiFFKX\rQJLDTXDÿyNKҷQJÿӏQKWtQKFҫQWKLӃWYjNKҧWKLFӫD FiFELӋQJLҧLSKiSÿӅ[XҩW
2.4 Nh̵n xét T͝ng quan cͯ¯͉ tài
.ӃWOXұQFӫDWiFJLҧÿmWyPWҳWFiFQӝLGXQJÿmQJKLrQFӭXÿӗQJWKӡLFNJQJFyQKӳQJNLӃQQJKӏFөWKӇÿӕLYӟL FiFÿѫQYӏFyOLrQTXDQ
2.5 С±¯͉ n͡Ƭ Нрн п
³*LҧWKX\ӃWQJKLrQFӭX´WUDQJ03 QrQF{ÿӝQJKѫQ
;HPOҥLPөFWLrXQJKLrQFӭXQJKLrQFӭX0ӭFÿӝKuQKWKjQKFiFJLiWUӏFKXҭQPӵFĈĈ.'QKұQWKӭF WKiLÿӝQLӅPWLQFӫD69ÿӕLYӟLFKXҭQPӵFĈĈ.' YӟLNӃWTXҧQJKLrQFӭX4ELӋQSKiSJLiRGөFĈĈ.' 1ӃXFҫQWKLӃWQrQFKӍQKOҥLPөFWLrXQJKLrQFӭXQKѭWURQJ³*LӟLKҥQÿӅWjL1JKLrQFӭXKuQKWKjQKFiFJLi WUӏFKXҭQPӵFĈĈ.'WUrQFѫFӣÿyÿӅ[XҩWFiFELӋQSKiSJLiRGөF
Trang 10*L̫QJYLrQSK̫QEL͏QJKLU}êNL͇Q³7iQWKjQKOX̵QYăQ” hay “.K{QJWiQWKjQKOX̵QYăQ”)
0һFGFzQQKӳQJKҥQFKӃQKѭQJYӟLWLQKWKҫQYjWUiFKQKLӋPFDRYӟLQKLӅXFӕJҳQJYjQәOӵFWiFJLҧÿm KRjQWKjQKOXұQYăQYӟLNӃWTXҧQJKLrQFӭXFyWKӇiSGөQJWKӵFKLӋQFKRF{QJWiFJLiRGөFÿҥRÿӭFQJKӅ QJKLӋSQyLFKXQJÿҥRÿӭFNLQKGRDQKFKRVLQKYLrQQJjQK47.'WUѭӡQJĈ+7jLFKtQK±0DUNHWLQJQyL ULrQJFzQFyWKӇFKRFiFWUѭӡQJNKiFYұQGөQJÿӇQkQJFDRKLӋXTXҧJLiRGөFFӫD7UѭӡQJ7iFJLҧ[ӭQJ ÿiQJÿѭӧFEҧRYӋWUѭӟF+ӝLÿӗQJÿӇQKұQKӑFYӏ7KҥFVƭ*LiRGөFKӑF
Trang 12LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng 7 năm 2017
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Ngọc Diệu
Trang 13LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Văn Y đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và sinh viên khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Tài chính – Marketing, các bạn bè, đồng nghiệp
đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn cơ sở đào tạo Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa học
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 14TÓM TẮT
Giáo dục ĐĐKD được xem là một trong những giải pháp chủ yếu có tính bền vững được các chuyên gia đề xuất nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh và phát triển bền vững cho nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay Đặc biệt, điều này càng có ý nghĩa đối với SV ngành QTKD, những người trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh, là những chủ thể kinh doanh trong tương lai Trách nhiệm xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh và phát triển bền vững cho đất nước trong tương lai không ai khác ngoài
họ Vì vậy, đề tài “Giáo dục đạo đức kinh doanh cho SV ngành quản trị kinh doanh Trường Đại học Tài chính – Marketing” được đặt ra với các nhiệm vụ: xây dựng cơ
sở lý luận về giáo dục đạo đức kinh doanh; đánh giá thực trạng nhận thức của SV về ĐĐKD và hoạt động giáo dục ĐĐKD cho SV ngành QTKD, trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp GD góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ĐĐKD cho SV ngành QTKD
Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của SV về ĐĐKD cho thấy, SV bước đầu nhận biết những chuẩn mực ĐĐKD và những phẩm chất, năng lực cần có đối với người kinh doanh, tuy nhiên khả năng vận dụng những chuẩn mực ĐĐKD vào thực
tế còn hạn chế
Về hoạt động giáo dục ĐĐKD: mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy chưa phát huy được hiệu quả tích cực đối với SV Sự kết hợp về mục tiêu, nội dung và phương pháp giữa các hình thức GD còn thiếu đồng bộ và thống nhất Tính tích cực của SV chưa được phát huy trong quá trình giảng dạy và GD
Trên cơ sở những hạn chế, đề tài đề xuất bốn biện pháp giáo dục theo hướng tiếp cận quá trình giáo dục: Giáo dục ý thức đạo đức kinh doanh thông qua hoạt động dạy học; Nâng cao ý thức tự giác, học tập và rèn luyện của sinh viên; Hình thành thái
độ, niềm tin thông qua phương pháp giáo dục nêu gương; Giáo dục hành vi thông qua phương pháp giáo dục luyện tập và giao việc Trong giới hạn thời gian thực hiện luận văn, đề tài chỉ dừng lại ở việc đưa ra đề xuất và khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp Trong các đề tài tiếp sau, người nghiên cứu sẽ tiến hành thực nghiệm
để kiểm tra tính khả thi và phù hợp của các biện pháp
Trang 15ABSTRACT
Business ethics education is considered one of the main sustainability solutions recommended by experts to regulate the behavior of businessman, build a healthy business environment and develop sustainably Firmly for market economy
in our country In particular, this is particularly significant for business administration students who are directly involved in the business, who are future business owners They are responsible for building a healthy business environment and sustainable development for the country in the future Therefore, the thesis of “Business ethics education for business administration students at the University of Finance and Marketing is set out with the tasks: building the basis of ethical business education, assess students’ perceptions of business ethics and ethical business education for business administration students On that basis, propose educational measures to improve the quality of business education for business administration students
The results of survey of students’ perception of business ethics show that students are initially aware of the business ethics and qualities that are required for a businessman However, the use of business ethics in practice is limited
For business ethics education: the objectives, curriculum content and teaching methods have not yet brought about positive effects for students The combination of objectives, content, methods and forms of education is lacking in consistency Student activeness is not promoted in the teaching and education process
Based on the above limitations, the thesis proposes four educational measures towards ad educational approach: educating business ethics through teaching; raising student self-awareness, learning and training; forming attitudes and beliefs through
an exemplary educational approach; educating behavior through the training method
of training and assignment Within the time limit for the dissertation, the thesis is limited to proposing and examining the necessity and feasibility of measures In the following thesis, the researcher will conduct experiments to test feasibility and appropriateness of the measures
Trang 16MỤC LỤC
Quyết định giao đề tài
Biên bản kết luận của Hội đồng bảo vệ luận văn
Phiếu nhận xét luận văn của giảng viên phản biện 1
Phiếu nhận xét luận văn của giảng viên phản biện 2
LÝ LỊCH KHOA HỌC Error! Bookmark not defined.
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT iv
MỤC LỤC vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH x
DANH SÁCH CÁC BẢNG xi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
-1 Lý do chọn đề tài 1
-2 Mục tiêu nghiên cứu 2
-3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
-4 Giả thuyết nghiên cứu 3
-5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
-6 Giới hạn của đề tài 3
-7 Phương pháp nghiên cứu 3
-8 Kết cấu của đề tài 4
PHẦN NỘI DUNG 5
-Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 5
-1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 5
-1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 5
-1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 6
-1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 9
-1.2.1 Giáo dục 9
-1.2.2 Đạo đức và đạo đức kinh doanh 10
-1.2.3 Khái niệm giáo dục đạo đức kinh doanh 13
-1.2.4 Ngành quản trị kinh doanh 16
Trang 17-1.3 Cơ sở lý luận về đạo đức kinh doanh 16
-1.3.1 Lý luận về đạo đức kinh doanh 16
-1.3.2 Những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức kinh doanh 18
-1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi đạo đức kinh doanh 19
-1.3.4 Biểu hiện và tiêu chí đánh giá đạo đức kinh doanh của sinh viên 20
-1.4 Cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức kinh doanh 23
-1.4.1 Mục tiêu giáo dục đạo đức kinh doanh 23
-1.4.2 Nội dung giáo dục đạo đức kinh doanh 24
-1.4.3 Phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục 26
-1.5 Các yếu tố tác động đến quá trình giáo dục đạo đức kinh doanh 32
-1.5.1 Khách quan 32
-1.5.2 Chủ quan 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34
-Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING 35
-2.1 Khái quát về cơ sở thực tiễn 35
-2.1.1 Khái quát về ngành quản trị kinh doanh của Trường 35
-2.1.2 Khái quát về khảo sát thực trạng 35
-2.2 Kết quả nghiên cứu thực tiễn 37
-2.2.1 Thực trạng nhận thức của sinh viên về đạo đức kinh doanh 37
-2.2.2 Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức kinh doanh 47
-2.3 Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu thực tiễn 54
-2.3.1 Những ưu điểm 54
-2.3.2 Những vấn đề cần khắc phục, hoàn thiện 55
-2.3.3 Nguyên nhân của thực trạng 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 65
-Chương 3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 66 -3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 66
-3.1.1 Đảm bảo mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học 66
-3.1.2 Đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hành vi đạo đức 66
-3.1.3 Đảm bảo các chuẩn mực ĐĐKD phù hợp và đáp ứng được yêu cầu, mong đợi của xã hội, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thế giới 67
Trang 18-3.2 Biện pháp giáo dục ĐĐKD cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh 68
-3.2.1 Giáo dục ý thức ĐĐKD cho sinh viên thông qua hoạt động dạy học 68
-3.2.2 Nâng cao ý thức tự giác, học tập và rèn luyện của sinh viên 73
-3.2.3 Hình thành thái độ, niềm tin thông qua phương pháp GD nêu gương 74 -3.2.4 Hình thành hành vi, thói quen thông qua phương pháp luyện tập và giao việc 78 -3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp và đánh giá tính khả thi và cần thiết của biện pháp 80
-3.3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp 80
-3.3.2 Kiểm nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp giáo dục 81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 87
-1 Kết luận 87
-2 Khuyến nghị 88
-2.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 88
-2.2 Đối với Trường Đại học Tài chính – Marketing 88
-2.3 Đối với sinh viên ngành quản trị kinh doanh 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 93
-Phụ lục 01 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN SINH VIÊN 93
-Phụ lục 02 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN GIẢNG VIÊN VỀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐĐKD CHO SINH VIÊN NGÀNH QTKD 99
Phụ lục 03 KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM CRONBACH’S ALPHA 104
-Phụ lục 04 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIẢNG VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – MARKETING VỀ CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 111
Phụ lục 05 ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG 114
Trang 20DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Lý do chọn ngành của sinh viên 39
Hình 2.2 Các con đường hình thành kiến thức đạo đức kinh doanh 47
Hình 2.3 So sánh mức độ cần thiết của các nội dung giáo dục theo đ.ánh giá của giảng và sinh viên 49
Hình 2.4 Mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục 51
Hình 2.5 Hiệu quả sử dụng các phương pháp giáo dục 51
Hình 2.6 Mức độ sử dụng các hình thức giáo dục 53
Hình 2.7 Mức độ đánh giá về những hạn chế còn tồn tại trong quá trình GD ĐĐKD 58
Hình 2.8 Những khó khăn còn tồn tại trong QTGD ĐĐKD 61
Hình 2.9 Những vấn đề cần quan tâm đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức kinh doanh theo đánh giá của SV và GV 63
Hình 3.1 Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp giáo dục được đề xuất 83
Trang 21DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Mức độ quan trọng của những chuẩn mực đạo đức kinh doanh 37
Bảng 2.2 Mức độ quan trọng của những phẩm chất và năng lực 38
Bảng 2.3 Vận dụng các chuẩn mực ĐĐKD vào tình huống thực tế 44
Bảng 2.4 Biểu hiện đạo đức kinh doanh đối với sinh viên 45
Bảng 2.5 Nhận định của sinh viên về nội dung giáo dục 48
Bảng 2.6 Nhận định của giảng viên về nội dung giáo dục 49
Bảng 2.7 Phương pháp giáo dục và giảng dạy đạo đức kinh doanh 50
Bảng 2.8 Những hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức kinh doanh 57-58 Bảng 2.9 Những vấn đề cần quan tâm đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức kinh doanh 62
Bảng 3.1 Đánh giá của giảng viên về tính cần thiết của các biện pháp giáo dục được đề xuất 82
Bảng 3.2 Đánh giá của giảng viên về tính khả thi của các biên pháp giáo dục được đề xuất 83
Trang 22PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trước thực trạng nền kinh tế thị trường của nước ta xuất hiện những mặt trái, những hiện tượng tiêu cực diễn ra đến mức báo động như tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, hay hiện tượng thực phẩm không an toàn xuất hiện tràn lan, không được kiểm soát… đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng nói riêng và chất lượng cuộc sống con người nói chung Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, một trong những nguyên nhân
đó là hoạt động kinh doanh bất chấp pháp luật và đạo đức, sự thiếu ý thức của người dân về hậu quả của hành động, hoặc vì tính vị kỷ, chạy theo lợi nhuận, chạy theo lợi ích trước mắt, đặt lợi ích của bản thân lên trên lợi ích của người khác và của cộng đồng xã hội… những hiện tượng tiêu cực này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý chung của toàn xã hội, đặc biệt là lứa tuổi sinh viên khi lập trường tư tưởng đạo đức chưa hình thành vững chắc
Để xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, đúng bản chất của nó các chuyên gia cho rằng cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó giáo dục ĐĐKD là một trong những giải pháp chủ yếu được đề xuất ĐĐKD không những cần phải được giáo dục cho các doanh nghiệp mà cần được phổ biến rộng rãi đến tất cả mọi người, thuộc mọi thành phần kinh tế để họ thực hiện chức năng giám sát việc thực thi đạo đức nghề nghiệp của các doanh nghiệp Đặc biệt, đối với sinh viên ngành quản trị kinh doanh càng phải được giáo dục ĐĐKD, một mặt giúp họ nhận thức được rằng tuân thủ những chuẩn mực ĐĐKD là con đường tất yếu để phát triển sự nghiệp bền vững, mặt khác, trách nhiệm xây dựng môi trường kinh doanh phát triển bền vững, ổn định và trong sạch trong tương lai không ai khác ngoài họ - những nhà quản
lý, những người chủ doanh nghiệp tương lai vừa có tri thức, có đạo đức, được đào tạo bài bản
Tuy nhiên, quá trình GD ĐĐKD chịu tác động từ nhiều phía, trong đó sự tác động quan trọng và trực tiếp là từ môi trường xã hội Thực tế cho thấy, lối sống thực dụng của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận sinh viên
Trang 23dẫn đến những hành vi lệch chuẩn như: thiếu trung thực trong học tập, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả để đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp theo chuẩn đầu ra của Trường, thậm chí có sinh viên còn giả mạo chữ ký của lãnh đạo Trường để được hưởng các chính sách ưu đãi ở địa phương… Điều này không những trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội mà hoàn toàn đối lập với các giá trị chuẩn mực đạo đức kinh doanh
Nhà trường với tư cách là đơn vị tổ chức các hoạt động giáo dục có mục đích,
có kế hoạch cho nên nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển nhân cách của người học Giáo dục nhà trường có tác dụng định hướng, điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi sai lệch ở SV trước những tác động tiêu cực ngoài xã hội Nhằm phát huy vai trò GD nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học, đề tài “Giáo dục ĐĐKD cho SV ngành quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Tài chính – Marketing” đã được tiến hành, nhằm tìm ra những hạn chế còn tồn tại trong quá trình GD đạo đức kinh nghề nghiệp cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng GD, phát triển toàn diện nhân cách người học và tham gia vào việc giải quyết những thách thức về mặt đạo đức mà nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang đối mặt
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu mức độ hình thành các giá trị chuẩn mực ĐĐKD của sinh viên ngành quản trị kinh doanh Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính – Marketing
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa các khái niệm liên quan đến đề tài
Tổng hợp cơ sở lý luận về ĐĐKD và giáo dục ĐĐKD
Khảo sát thực trạng nhận thức của SV về ĐĐKD và thực trạng giáo dục ĐĐKD
Phân tích thực trạng, tìm ra nguyên nhân, hạn chế còn tồn tại cũng như những điểm mạnh cần phát huy
Trang 24Đề xuất biện pháp giải quyết những hạn chế còn tồn tại
4 Giả thuyết nghiên cứu
Quá trình GD đạo đức kinh doanh là sự thống nhất của ba khâu: GD ý thức đạo đức, thái độ - niềm tin và hành, thói quen đạo đức Nếu cả ba khâu này được chú trọng thực hiện đồng bộ và thống nhất trong quá trình giáo dục, được cụ thể hóa trong các phương pháp và biện pháp GD được đề xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng
GD đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh
5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: quá trình GD đạo đức kinh doanh cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh
Đối tượng nghiên cứu: các biện pháp giáo dục đạo đức kinh doanh cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh
6 Giới hạn của đề tài
Nghiên cứu sự hình thành các giá trị chuẩn mực đạo đức kinh doanh cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp giáo dục DĐKD cho SV ngành QTKD nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV ngành QTKD
Đối tượng khảo sát là SV đang theo học ngành quản trị kinh doanh và giảng viên đang tham gia giảng dạy ngành quản trị kinh doanh tại trường
7 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề Sau đó tiến hành phân tích lý luận, hệ thống kiến thức, vận dụng quan điểm GD đạo đức nghề nghiệp cho SV để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát: Nghiên cứu chương trình đào tạo, quan sát các hoạt
động dạy học, các hoạt động phong trào SV và ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ của
SV… làm cơ sở ban đầu cho quá trình nghiên cứu
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: thiết lập hai mẫu phiếu điều tra (một
mẫu dành cho SV và một mẫu phiếu dành cho giảng viên đang giảng dạy) để khảo
Trang 25sát nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức của SV về ĐĐKD và thực trạng giáo dục ĐĐKD Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp giáo dục ĐĐKD cho SV ngành quản trị kinh doanh
Phương pháp toán học: vận dụng phương pháp thống kê toán học nhằm tổng
hợp, phân tích, mô tả và trình bày kết quả nghiên cứu
8 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được kết cấu thành ba chương
Chương 1 Cơ sở lý luận về đạo đức kinh doanh và giáo dục đạo đức kinh doanh
Chương 2 Cơ sở thực tiễn về đạo đức kinh doanh và giáo dục đạo đức kinh doanh cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh
Chương 3 Đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức kinh doanh cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh
Trang 26PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Đạo đức kinh doanh xuất hiện khi sản phẩm sản xuất ra trở thành hàng hoá,
do những yêu cầu và đòi hỏi của xã hội trong quan hệ kinh doanh, buôn bán Sang thế kỷ XX, khi nền kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản phương Tây phát triển mạnh đã làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội xuất phát từ nền kinh tế thị trường như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, các chất độc hại và những vấn đề liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng Thời gian này ở Mỹ đã
ra đời một số luật bảo vệ người tiêu dùng Đến năm 1970, ĐĐKD đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu Đến những năm 1980 ĐĐKD đã được các nhà nghiên cứu và các nhà kinh doanh thừa nhận là một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể Đến những năm 1990: thể chế hoá ĐĐKD, chính quyền Clinton ủng hộ thương mại tự do, ủng hộ quan điểm cho rằng doanh nghiệp phải có trách nhiệm với việc làm vô đạo đức và thiệt hại
do mình gây ra Từ năm 2000 đến nay, ĐĐKD trở thành lĩnh vực nghiên cứu đang được phát triển
Verne E Henderson là một trong những nhà nghiên cứu về vấn đề này Qua tác phẩm được in thành sách mang tên đạo đức trong kinh doanh, tác giả đã giúp người đọc nhận thấy nguyên nhân ra đời của ĐĐKD, những tình huống nan giải của các nhà quản trị doanh nghiệp khi đứng trước các vấn đề liên quan đến ĐĐKD và những sai lầm đáng tiếc xảy ra Do thiếu hiểu biết về ĐĐKD mà không ít nhà quản trị doanh nghiệp đã phải trả giá rất đắt, đáng chú ý là một câu nói của Paul Thayer, cựu tổng giám đốc công ty LTV và cựu Phụ tá Bộ trưởng Bộ quốc phòng, sau khi bị kết án bốn năm tù về tội lừa đảo mua bán chứng khoán đã thừa nhận rằng: “Đa số chúng ta đều giống một đứa trẻ về mặt đạo đức nhưng lại có năng lực đại học về tài chính, tiếp thị và quản trị kinh doanh” [6, tr.346] Ngoài việc nêu lên vai trò của ĐĐKD và trách nhiệm của các thành viên công ty trong việc xây dựng ĐĐKD cho
Trang 27doanh nghiệp, ông ủng hộ quan điểm cho rằng, ĐĐKD cần được dạy cho thế hệ trẻ, những người đang theo đuổi công việc kinh doanh, để họ có khả năng đưa ra những quyết định có tính đạo đức khi tham gia vào hoạt động kinh doanh
Gần đây nhất là đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ ngành quản trị kinh doanh:
“The Impact of Business Ethics Education on Student’s Attitudes towards Ethical Behavior” (tạm dịch là tác động của giáo dục ĐĐKD lên quan điểm của SV đối với hành vi đạo đức) của tác giả Ivy Kit Fan Ngan bảo vệ tại trường Đại học Newcastle Australia [16] Trong nghiên cứu của mình, ngoài việc nêu lên những mô hình lý thuyết về ĐĐKD, những quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu về lập trường ủng hộ và phản đối việc giảng dạy ĐĐKD cho SV Những người không ủng hộ giảng dạy ĐĐKD cho rằng, đạo đức đã hình thành ở mỗi người ngay từ thời thơ bé, đến tuổi SV, quan điểm đạo đức đã hình thành và ổn định nên việc dạy đạo đức sẽ không mang lại tác dụng gì đối với người học Nhưng theo nhóm nghiên cứu ủng hộ được tác giả đồng tình, quan điểm đạo đức thay đổi qua từng lứa tuổi tùy theo trải nghiệm
và nhận thức của từng cá nhân Đáng chú ý là tác giả đã tổng hợp được quan điểm của các nhà nghiên cứu về mục tiêu của giáo dục ĐĐKD: giúp SV xác định những vấn đề đạo đức, tăng khả năng đưa ra các quyết định có tính đạo đức của người học
và giúp người học có khả năng giải quyết tình trạng khó xử về mặt đạo đức
John E Richardson khẳng định, “Chúng ta đã nhìn thấy kết quả của việc không dạy tốt đạo đức trong các trường kinh doanh Nếu chúng ta tiếp tục lơ là việc giảng dạy những nguyên tắc đạo đức tốt trên diện rộng, tất cả chúng ta lại thu về kết quả xấu” [18]
Tóm lại, nhiều nhà nghiên cứu đã đặt ra vấn đề cần phải giáo dục ĐĐKD cho
SV ngành quản trị kinh doanh Vấn đề còn lại là tổ chức giáo dục như thế nào để đạt được mục tiêu mong đợi, đó là vấn đề cần nghiên cứu thêm
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Khi nghiên cứu về nhân cách doanh nhân và văn hóa doanh nhân xuất bản năm
2010, tác giả Đỗ Minh Cương cho rằng xã hội còn tồn tại nhiều rào cản trong việc phát triển nhân cách doanh nhân Một trong những giải pháp được ông đề xuất là “cần
Trang 28giáo dục, phát triển một cách toàn diện con người làm nghề kinh doanh, nhất là các nhà quản trị doanh nghiệp, bao gồm thái độ, kiến thức, kỹ năng, đạo đức và hành vi văn hóa [3, tr.219]
Tác phẩm nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh do tác giả Phùng Xuân Nhạ chủ biên (2011) là đề tài khoa học nghiên cứu về nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh Đề tài nghiên cứu đã xây dựng được mô hình nhân cách doanh nhân gồm bốn yếu tố Đức – Trí – Thể – Lợi và mô hình văn hóa kinh doanh được cấu thành
từ bốn thành tố: triết lý kinh doanh, ĐĐKD, văn hóa doanh nhân và văn hóa kinh doanh Kết quả nghiên cứu cho thấy, văn hóa kinh doanh nước ta đang được hình thành mặc dù còn nhiều rào cản bất lợi Nhóm tác giả cho rằng, GD là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách doanh nhân Thế nhưng các trường đại học hiện chưa chú trọng đến vấn đề này Chính vì thế, một trong những giải pháp chủ yếu được nhóm tác giả đề xuất là “văn hóa kinh doanh và nhân cách doanh nhân phải được xây dựng thành môn học được giảng dạy cho các SV ngành quản trị kinh doanh Đối với SV ngành quản trị kinh doanh thì đây là môn học bắt buộc Điều này giúp
SV hình thành các chuẩn mực và công cụ quản trị mang chất lượng văn hóa kinh doanh khi nhóm đối tượng này ra trường” [9, tr.252]
Bài viết Tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, SV đăng trên tạp chí tâm
lý học số 12 (93) tháng 12/2006, tác giả Trần Đình Tuấn đã nêu lên thực trạng suy thoái đạo đức trong xã hội hiện nay, đồng thời đề ra những nội dung đạo đức cần GD cho học sinh SV, đó là những chuẩn mực giá trị đạo đức mới, trong đó có những giá trị đạo đức nghề nghiệp cho SV Nhiệm vụ của GD đạo đức là phải hình thành cảm xúc, tình cảm đạo đức, niềm tin đạo đức, nhu cầu tự hoàn thiện đạo đức và thói quen hành vi đạo đức cho học sinh, SV Trong đó GD nhà trường giữ vai trò chủ yếu kết hợp với GD trong gia đình và GD từ môi trường xã hội Giáo dục xã hội là GD bằng
cơ chế chính sách quản lý xã hội, bằng kỷ cương pháp luật, bằng hoạt động của các
tổ chức xã hội Giáo dục luôn chịu sự tác động của xã hội Do đó, trách nhiệm của nhà GD là phải biết làm thế nào để định hướng sự tác động của xã hội phù hợp với chuẩn mực giá trị đạo đức của xã hội
Trang 29Bài nghiên cứu về “Thực trạng nhận thức ĐĐKD của SV chuyên ngành kinh
tế tại khoa kinh tế & quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ của tác giả Châu Thị Lệ Duyên, đăng trên tạp chí khoa học số 2012:21a 190-197 [19] Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số SV (95%) đã từng nghe nói đến khái niệm ĐĐKD, tuy nhiên chưa
có nhận thức đầy đủ về những vấn đề của đạo đức trong kinh doanh mà nhận thức của họ chỉ dừng lại ở mức độ tuân thủ pháp luật Theo tác giả kết luận, có hơn 50%
SV chưa có nhận thức đúng mức đối với vấn đề đạo đức trong kinh doanh và chỉ có khoảng 20% SV có nhận thức rất đúng mực trong các phương diện về ĐĐKD
Bài viết “ĐĐKD ở Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Hữu Đễ [20], đăng trên Tạp chí triết học, số 12 (271), tháng 12/2013 Ngoài việc nêu lên những vấn đề đang đặt ra đối với ĐĐKD cả trên phương diện lý luận và thực tiễn Tác giả cũng đề ra yêu cầu đối với GD là “phải làm thế nào để các doanh nghiệp tự ý thức được rằng, thực hiện ĐĐKD chính là đầu tư cho tương lai và cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”, “cần có sự GD các doanh nghiệp và cho cả cộng đồng ý thức rõ về vai trò của ĐĐKD trong hoạt động kinh doanh” Hơn nữa,
“các chuẩn mực ĐĐKD không chỉ có các doanh nghiệp cần nắm được và tuân thủ,
mà còn phải GD cho cả cộng đồng hiểu được những chuẩn mực này để có dư luận kịp thời ngăn chặn những hoạt động kinh doanh nào vi phạm nó” [20]
Để các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh tuân thủ theo những chuẩn mực ĐĐKD thì trước mắt, các doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh phải đảm bảo những nguyên tắc như: mục tiêu kinh doanh phải thống nhất lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của cộng đồng, trung thực và giữ uy tín trong kinh doanh, kinh doanh tuân thủ pháp luật và các quy định của nhà nước…
Những nguyên tắc này phải được đảm bảo trong quá trình thực hiện những chuẩn mực ĐĐKD [23] Đó là những chuẩn mực: tính trung thực, tôn trọng con người, gắn lợi ích của doanh nghiệp với trách nhiệm xã hội: bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, nhân đạo chiến lược, sự khiêm tốn và lòng dũng cảm, tôn trọng bí mật thương mại Những chuẩn mực này đã được nhiều tác giả công nhận và nội dung của
Trang 30nó cũng được đề cập trong giáo trình giảng dạy ĐĐKD của Trường Đại học Tài chính – Marketing
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu đã đề xuất và xây dựng được những chuẩn ĐĐKD được xã hội chấp nhận Tuy nhiên, những đề tài về GD ĐĐKD ở nước ta đến thời điểm này còn khiêm tốn Trong lĩnh vực GD, một số đề tài nghiên cứu về GD đạo đức mới cho học sinh, SV cũng có đặt ra yêu cầu về việc GD những chuẩn mực ĐĐKD cho học sinh, SV để góp phần hạn chế những mặt trái của nền kinh tế thị trường Các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục ĐĐKD, như là một lĩnh vực đạo đức nghề nghiệp cho SV ngành quản trị kinh doanh vẫn chưa được tìm thấy Trên
cơ sở tiếp thu có chọn lọc và kế thừa những thành tựu nghiên cứu của những tác giả
đi trước, đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động giáo dục ĐĐKD cho SV ngành quản trị kinh doanh, hay còn gọi là GD đạo đức nghề nghiệp cho SV ngành quản trị kinh doanh, những SV sẽ tham gia vào hoạt động kinh doanh như là một nghề nghiệp tương lai của mình
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Giáo dục
Xét theo phạm vi, giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
Giáo dục (theo nghĩa rộng) “là hoạt động GD tổng thể được tổ chức một cách
có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người” [8, tr.35] Trong đó, cấu trúc của hoạt động GD tổng thể bao gồm các hoạt động GD bộ phận: GD trí tuệ, GD đạo đức, GD thẩm mỹ, GD thể chất và GD lao động
Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là một bộ phận của hoạt động GD tổng thể nhằm tổ chức, hướng dẫn người học hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, lao động, phát triển thể lực, những hành vi và thói quen ứng xử đúng đắn của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội [8, tr.36]
Như vậy, GD đạo đức được xem xét ở góc độ GD nghĩa hẹp, là một bộ phận của quá trình GD tổng thể được tổ chức có kế hoạch nhằm dẫn dắt người học hướng đến thực hiện có kết quả mục tiêu GD đề ra
Trang 311.2.2 Đạo đức và đạo đức kinh doanh
1.2.2.1 Đạo đức
Một cách tiếp cận khái quát nhất: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người
và tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội” [2, tr.4]
Ở phạm vi cụ thể hơn, “Đạo đức là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng
đồng xã hội, với tự nhiên và cả với bản thân mình” [2, tr.4]
Đạo đức là sự nghiên cứu về bản chất và nền tảng của đạo lý trong mối quan
hệ con người trong đó đạo lý được hiểu là sự công bằng, chuẩn mực và quy tắc ứng
xử [12, tr.16]
Từ góc độ tâm lý GD: “Đạo đức là sự phản ánh vào ý thức cá nhân một hệ thống những chuẩn mực, đủ sức chi phối và điều khiển hành vi cá nhân trong mối quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của toàn xã hội” [13, tr.178]
Khái niệm về đạo đức được các nhà nghiên cứu khái quát từ nhiều góc độ và phạm vi khác nhau, một cách tổng quát, đó là tập hợp những quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh hành vi, định hướng cho con người tự do lựa chọn cách hành xử phù hợp để giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong cuộc sống, phù hợp với những yêu cầu và mong đợi của xã hội, nhằm đảm bảo lợi ích của các bên liên quan và mang lại trật tự, ổn định cho xã hội Chính vì vậy mà đạo đức bao giờ cũng được xem xét trên hai mặt, đó là những giá trị chuẩn mực được xã hội quy định và hành vi của mỗi
cá nhân trong việc đáp ứng những chuẩn mực ấy
1.2.2.2 Đạo đức kinh doanh
Trong thực tế xã hội, mỗi cá nhân thường sống trong các mối quan hệ vô cùng phong phú và phức tạp: kinh tế, văn hoá, chính trị, khoa học trong tất cả các mối quan hệ đó đều chứa đựng mối quan hệ đạo đức Với tư cách là một thành tố cấu
Trang 32thành, đạo đức góp phần tăng thêm ý nghĩa, giá trị xã hội của các mối quan hệ, đồng thời chịu sự chi phối của các mối quan hệ đặc thù đó Chính vì vậy mà biểu hiện của đạo đức trong từng mối quan hệ khác nhau sẽ không giống nhau và được gọi là đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp được cụ thể hoá trong hoạt động kinh doanh chính là ĐĐKD Đạo đức kinh doanh “nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng – cái sai
và sự phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng – cái sai, triết lý về cái đúng – cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên của một nghề” [12, tr.16] Trong đó, những nguyên tắc, chuẩn mực ĐĐKD được xem là cơ sở để xác định cái đúng, cái sai Hay nói cách khác, ĐĐKD là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực
có tác dụng hướng dẫn, điều chỉnh, đánh giá, và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh ĐĐKD được cấu thành từ ba thành tố cơ bản là đạo đức cá nhân, đạo đức
xã hội và đạo đức nghề nghiệp
1.2.2.3 Những yếu tố cơ bản cấu thành đạo đức kinh doanh
Những yêu cầu về đạo đức cá nhân của sinh viên
Đạo đức cá nhân là những giá trị mà bản thân mỗi cá nhân hướng tới, cố gắng tạo ra cho mình, thể hiện qua cách ứng xử, quan hệ với nhau trong đời sống xã hội, cộng đồng Những giá trị đạo đức cá nhân được hình thành ở mỗi cá nhân từ khi sinh
ra đến lúc trưởng thành Chịu sự ảnh hưởng từ gia đình và các mối quan hệ xã hội (bạn bè, họ hàng và cộng đồng xã hội…), đặc biệt là chịu ảnh hưởng từ quá trình GD
ở các trường phổ thông Kết quả GD đạo đức ở trường phổ thông là những cơ sở, nền tảng quan trọng để SV tiếp tục tiếp thu, điều chỉnh và hoàn thiện nhân cách trong quá trình đào tạo ở bậc đại học Những phẩm chất đạo đức cá nhân phù hợp với những chuẩn mực ĐĐKD, đó là tính trung thực, tôn trọng con người và môi trường sống, chân thành, khách quan, tin cậy - tạo được uy tín, tuân thủ pháp luật
Những yêu cầu về đạo đức xã hội
Đạo đức xã hội bao gồm những giá trị, chuẩn mực được cộng đồng xã hội thừa nhận, giữ vai trò điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong cộng đồng nhằm ổn định,
Trang 33phát triển và hoàn thiện cộng đồng xã hội ấy Những yêu cầu về đạo đức xã hội đối với SV mà nước ta đang định hướng, GD cho thế hệ trẻ, đó là: [1, tr.66-67]
Một là, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, lòng trung thành với
Tổ quốc và nhân dân;
Hai là, GD cho SV sống có lý tưởng cao đẹp, ước mơ và hoài bão lớn lao;
Ba là, giáo dục cho SV có tinh thần nhân ái, vị tha;
Bốn là, giáo dục cho SV tình bạn, tình đồng chí chân chính, tình yêu trong sáng, đúng mực;
Năm là, giáo dục cho SV tinh thần tự giác, phấn đấu vươn lên, có ý thức trách nhiệm trong học tập và lao động;
Sáu là, giáo dục tinh thần tập thể, chủ nghĩa tập thể và tinh thần phục vụ nhân dân cho SV
Đạo đức cá nhân được hình thành trên cơ sở tiếp thu những chuẩn mực đạo đức xã hội Hay nói cách khác, đạo đức xã hội được cá nhân lĩnh hội, trở thành quan điểm đạo đức cá nhân Trong quá trình lĩnh hội những chuẩn mực đạo đức xã hội ấy,
đã hàm chứa những giá trị chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Tuy nhiên, ĐĐKD còn
bị chi phối bởi quy luật kinh tế đặc trưng như: quy luật cung cầu – giá cả, quy luật cạnh tranh, quy luật tăng lợi nhuận,… nên những chuẩn mực đạo đức xã hội được cá nhân lĩnh hội, khi mang vào trong lĩnh vực kinh doanh sẽ có sự khác biệt đáng kể, đòi hỏi SV ngành quản trị kinh doanh phải hiểu biết sâu sắc để vận dụng trong hoạt động nghề nghiệp
Những yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp “là những quan điểm, quy tắc và chuẩn mực hành vi đạo đức xã hội đòi hỏi phải tuân theo trong hoạt động nghề nghiệp, có tính đặc trưng của nghề nghiệp” [24]
Trong kinh doanh, những nguyên tắc, chuẩn mực ĐĐKD giữ vai trò chủ đạo chi phối hành vi đạo đức của những thành viên tham gia vào hoạt động kinh doanh,
đó là:
Trung thành và tuân thủ những yêu cầu của tổ chức, đơn vị công tác;
Trang 34 Yêu nghề; trung thực, chân thành, khách quan; giữ chữ tín, làm việc hợp đạo lý, có hiệu quả, năng suất cao, có trách nhiệm với công việc, tôn trọng các đối tượng hữu quan và xã hội… là những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cần có ở người kinh doanh
Sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho tổ chức, cho xã hội Không lãng phí nguồn lực, không sử dụng nguồn lực của tổ chức vào mục đích cá nhân
Đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của người tiêu dùng: Cung cấp dịch vụ và sản phẩm chất lượng, an toàn, giá cả cạnh tranh, hợp lý mang lại sự thỏa mãn, hài lòng cho khách hàng Góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho khách hàng và các đối tượng hữu quan
Những yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau và bổ sung cho nhau để hình thành nên những phẩm chất đạo đức người kinh doanh Trong mối quan hệ và điều kiện cụ thể, chủ thể đạo đức lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp với những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức xác định, đảm bảo hài hòa lợi ích của cá nhân, tổ chức và các đối tượng hữu quan
1.2.3 Khái niệm giáo dục đạo đức kinh doanh
1.2.3.1 Giáo dục đạo đức
Theo từ điển Bách khoa Tâm lý học “Giáo dục đạo đức là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được GD” [5, tr.310]
Giáo dục đạo đức là quá trình chuyển những yêu cầu đạo đức của xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, sự hiểu biết, ý chí, niềm tin, nhu cầu, động cơ, năng lực bên trong của mỗi cá nhân và sau đó là sự tự nguyện, tự giác hành động [13, tr.178]
Trên quan điểm GD: Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích của chủ thể GD đến đối tượng GD để hình thành trong họ những yếu tố tình cảm, niềm tin, lý tưởng và tất cả được thể hiện ở những hành vi đạo đức [4, tr.45]
Trang 35Dù được nhìn nhận ở các góc độ khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng của
GD đạo đức là chuyển hoá tất cả những yêu cầu, chuẩn mực đạo đức của xã hội thành những yêu cầu chuẩn mực đạo đức của bản thân người được GD Đảm bảo những yêu cầu, chuẩn mực đạo đức xã hội được cá nhân thừa nhận và tự nguyện, tự giác chấp hành, thực hiện trong các mối quan hệ của đời sống xã hội
Giáo dục đạo đức được hiểu trong đề tài, là một bộ phận của quá trình GD tổng thể, là quá trình tác động có mục đích của chủ thể GD đến người được GD để hình thành ở SV ý thức, tình cảm, niềm tin, ý chí và hành vi đạo đức
1.2.3.2 Khái niệm giáo dục đạo đức kinh doanh
Từ những khái niệm về GD đạo đức và đạo đức nghề nghiệp, giáo dục ĐĐKD được sử dụng trong đề tài này với ý nghĩa là quá trình tác động có mục đích của chủ thể GD đến đối tượng được GD để hình thành ở người học nghĩa vụ ĐĐKD và lương tâm nghề nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh doanh
Nghĩa vụ đạo đức trong kinh doanh chính là trách nhiệm của chủ thể kinh doanh trước người khác và trước xã hội Giáo dục nghĩa vụ ĐĐKD là GD những nguyên tắc, chuẩn mực ĐĐKD Định hướng cho chủ thể kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh theo yêu cầu, mong đợi của xã hội, phù hợp với tiến bộ xã hội
Lương tâm nghề nghiệp là ý thức trách nhiệm của chủ thể đối với hành vi của mình trong hoạt động nghề nghiệp, là thái độ và cách ứng xử của người làm nghề trước lợi ích của người khác, của xã hội [24] Lương tâm bao gồm tình cảm đạo đức
và ý thức đạo đức Trong đó tình cảm đạo đức bao gồm sự nhận thức, nhu cầu, động
cơ và ý chí đạo đức, giữ vai trò chuyển hoá tri thức đạo đức thành hành vi đạo đức
Ý thức đạo đức là những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức được cá nhân thừa nhận và trở thành quan điểm đạo đức của bản thân Trong đó, ý thức về nghĩa vụ đạo đức giữ vai trò nền tảng, là cơ sở hình thành lương tâm nghề nghiệp của mỗi người Vì thế, lương tâm nghề nghiệp trở thành động lực bên trong, là sự tự phán xét, tự ý thức về trách nhiệm nghề nghiệp của bản thân mỗi người
1.2.3.3 Quá trình hình thành đạo đức kinh doanh
Trang 36Quá trình hình thành đạo đức nói chung và ĐĐKD nói riêng bao gồm ba quá trình cụ thể có quan hệ mật thiết với nhau, đó là ý thức ĐĐKD, quan hệ ĐĐKD và hành vi ĐĐKD
Ý thức đạo đức kinh doanh: là sự thể hiện thái độ nhận thức của SV trước hành vi của mình trong sự đối chiếu với hệ thống chuẩn mực hành vi và những quy tắc ĐĐKD Nó giúp SV tự giác điều chỉnh hành vi và hoàn thành một cách tự nguyện, tự giác nghĩa vụ ĐĐKD Ý thức ĐĐKD được hình thành từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành, qua học tập tại nhà trường, thông qua quá trình GD của gia đình, các phương tiện thông tin và thực tiễn ngoài xã hội và quá trình tự GD
Quan hệ đạo đức kinh doanh: Quan hệ đạo đức là hệ thống những quan
hệ xác định giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội về mặt đạo đức Quan hệ ĐĐKD giữa con người với con người trong hoạt động kinh doanh chính là quan hệ lợi ích giữa người kinh doanh với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác, cổ đông, đối thủ cạnh tranh; giữa cá nhân và xã hội chính là quan hệ đối với công việc, lao động, với môi trường tự nhiên, xã hội… Đối với SV, ĐĐKD được thể hiện qua các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè… có liên quan đến lợi ích trong quá trình cùng hợp tác, học tập làm việc tại trường Trong các mối quan hệ với lao động, môi trường tự nhiên – xã hội… thông qua các hoạt động Đoàn – Hội, công tác xã hội, trong quá trình tham gia vào các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức…
Hành vi đạo đức kinh doanh: là một hành động tự giác, được thúc đẩy
bởi động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức Hành vi ĐĐKD được biểu hiện trong cách ứng xử, trong giao tiếp với các đối tượng hữu quan, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày Trên cơ sở nhận thức, hiểu biết, niềm tin và ý chí về ĐĐKD, SV hình thành ý thức rèn luyện và điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với những chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ có liên quan đến đạo đức
Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức bao gồm tri thức đạo đức và niềm tin đạo đức; tình cảm đạo đức và động cơ đạo đức; thiện chí, nghị lực và thói quen đạo đức Trong đó, tri thức đạo đức soi sáng con đường dẫn đến mục đích của hành vi đạo đức Tình cảm, thiện chí đạo đức là cái phát động mọi sức mạnh vật chất và tinh thần của
Trang 37con người Thói quen đạo đức là cầu nối làm cho ý thức đạo đức được thể hiện trong hành vi đạo đức
1.2.4 Ngành quản trị kinh doanh
Kinh doanh là một hệ thống sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ để thoả mãn các nhu cầu của con người, của xã hội [27] Mục đích của kinh doanh là nhằm tối đa hóa lợi nhuận Do đó, quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp Đảm bảo các nguồn lực được sử dụng hiệu quả trong quá trình kinh doanh “Những công việc cụ thể của quản trị kinh doanh bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa
“hiệu suất” hoặc/và “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý để duy trì phát triển công việc kinh doanh của một hoặc một số doanh nghiệp trong một ngành nào đó” [27]
Như vậy, ngành quản trị kinh doanh là một ngành học, đào tạo những nhà quản trị doanh nghiệp tương lai, có kiến thức về quản trị và quản trị các lĩnh vực cụ thể trong kinh doanh Trang bị các nhóm kỹ năng về thu thập thông tin, phân tích, dự báo
và lập kế hoạch kinh doanh; tổ chức triển khai thực hiện, lãnh đạo và kiểm soát các
kế hoạch của quản trị và nhóm kỹ năng về phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.3 Cơ sở lý luận về đạo đức kinh doanh
1.3.1 Lý luận về đạo đức kinh doanh
Những chuẩn mực ĐĐKD không mâu thuẫn với những chuẩn mực đạo đức xã hội và được hình thành trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức xã hội như: trung thực,
uy tín, công bằng, khách quan, tôn trọng con người và môi trường sống… đây là những phẩm chất đạo đức xã hội chung nhất cần có ở mỗi người thuộc mọi tầng lớp
xã hội Tuy nhiên, những phẩm chất này lại là những chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh vì nó gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và mang lại lợi ích cho những chủ thể kinh doanh tuân thủ nó Kinh doanh là một lĩnh vực đặc thù gắn liền với lợi ích, những chuẩn mực ĐĐKD nêu trên đáp ứng được yêu cầu tăng lợi ích cho chủ thể kinh doanh, cho cả cộng đồng và môi trường xã hội
Trang 38Kinh nghiệm thực tế của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển hoàn chỉnh và bí quyết kinh doanh của các doanh nghiệp thành công chính là tuân thủ những nguyên tắc, chuẩn mực ĐĐKD Những doanh nhân càng thành công càng nhận thức sâu sắc giá trị của những chuẩn mực ĐĐKD Chính những phẩm chất đạo đức
ấy đã giúp họ dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng khó khăn khi nền kinh tế gặp nhiều biến động Một trong những trường hợp tiêu biểu là doanh nhân người Nhật Masushita, kinh doanh dựa vào chữ “nhân” để phát huy sức mạnh nội bộ, đoàn kết cao độ, tôn trọng nhân viên Ngay cả trong thời kỳ chiến tranh gian khổ, khắc nghiệt nhưng Masushita không hề sa thải một công nhân Vì theo ông “Mời người ta lúc khó khăn, rồi lại sa thải người ta lúc thịnh vượng là điều không thể chấp nhận được” [3, tr.63] Hay nhìn lại lịch sử của các doanh nghiệp nổi tiếng như General Electric, IBM… thành công của họ là nhờ tôn trọng chuẩn mực ĐĐKD như hết lòng vì nhân viên, gắn lợi ích doanh nghiệp với lợi ích của người lao động… chính nhờ việc tuân thủ những chuẩn mực ĐĐKD, các nhà lãnh đạo đã dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua những thời điểm khó khăn nhất, trở thành những tên tuổi được cả thế giới biết đến
ĐĐKD còn được xem là hệ giá trị văn hóa trong lĩnh vực kinh doanh Tuân thủ những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội và sự trung thực, chữ “tín” của cá nhân hay tổ chức buôn bán kinh doanh trở thành hai nền tảng cơ bản trong hệ giá trị văn hóa kinh doanh.[9, tr.42] Trong giai đoạn buổi đầu của hoạt động buôn bán, những người kinh doanh tiến hành giao dịch với nhau hay với khách hàng đều đặt chữ “tín” lên hàng đầu, mà trong chừng mực nào đó chữ “tín” này đã được thiêng hóa [9, tr.41] Chính vì thế, trong mọi hoạt động kinh doanh chữ tín thường được đặt lên hàng đầu Hay nói cách khác, nét đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh là xem trọng chữ
“tín”
Chữ tín trong kinh doanh là lòng tin giữa người này với người khác, là việc thực hiện những cam kết đã đưa ra trong mọi hoàn cảnh Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, những người (hoặc doanh nghiệp) giữ chữ tín luôn dùng các biện pháp tích cực nhất để hoàn thành các công việc được cam kết Từ đó, uy tín doanh nghiệp được nâng lên Uy tín của doanh nghiệp là một trong những chỉ số cạnh tranh của
Trang 39doanh nghiệp Mức độ cạnh tranh là mức độ lợi nhuận của doanh nghiệp Hay nói cách khác, tính cạnh tranh là khả năng sinh lợi trong kinh doanh, dựa trên độ tin cậy của người tiêu thụ Khi một doanh nghiệp có uy tín, có thương hiệu thì giá trị của nó được nâng lên gấp nhiều lần so với giá trị tài sản thực hiện có
Theo nhà nghiên cứu Phùng Xuân Nhạ, cấu trúc nhân cách doanh nhân bao gồm bốn yếu tố hợp thành là Đức – Trí – Thể – Lợi [9, tr.21] Trong đó, lợi là mục tiêu là động lực thúc đẩy động cơ kinh doanh Thể là cơ sở, là tiền đề để doanh nhân phát huy các yếu tố đức, trí để đạt được lợi Trong mối quan hệ giữa đức và trí thì đức giữ vai trò nền tảng và trí là công cụ, phương tiện tạo nên thành công của doanh nhân Vì “bản chất của quản lý là nghệ thuật đạt được mục tiêu thông qua sự nỗ lực của những người khác” [9, tr.32] Do đó, doanh nhân phải “lấy đức để thu phục nhân tâm, thu hút nhân tài Thiếu đức, doanh nhân không thể phát huy năng lực quản lý; khi không phát triển được yếu tố con người trong tổ chức, doanh nhân sẽ bị quá tải, trì trệ, còn tổ chức thì đi xuống” [9, tr.32] Bản chất của kinh doanh là sử dụng các nguồn lực khan hiếm để tạo ra giá trị, “kinh doanh luôn đặt doanh nhân trong bối cảnh hạn chế về các nguồn lực tài chính, công nghệ, con người cũng như cơ hội kinh doanh”… thành công chỉ đến với một số ít người tài trí, có tầm nhìn xa trông rộng và quyết đoán hơn người, có khả năng dự đoán xu thế và biết nắm bắt cơ hội kịp thời
Bốn yếu tố cấu thành nhân cách doanh nhân có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, là tiền đề, là động lực của nhau Trong quá trình GD không nên xem nhẹ yếu tố nào nhằm phát triển toàn diện nhân cách nhà quản trị doanh nghiệp tương lai
1.3.2 Những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức kinh doanh
Kinh doanh là một hệ thống sản xuất hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của con người, của xã hội Bản chất của kinh doanh là sử dụng hiệu quả các nguồn lực khan hiếm nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng và phong phú, phục vụ đời sống con người Bản chất này đã tạo nên sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các ngành kinh doanh nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực khan hiếm Do đó, sự hợp tác, tính hợp lý, hiệu quả là điều kiện tất yếu và trở thành nguyên tắc trong kinh doanh Đồng thời, để đảm bảo lợi ích của các bên trong quá trình hợp tác thì nguyên tắc công bằng, khách
Trang 40quan phải được chú trọng Những nguyên tắc này có tác dụng định hướng để những người tham gia vào lĩnh vực kinh doanh hành động, điều chỉnh hành vi phù hợp với các chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo lợi ích của các bên tham gia
Dù biểu hiện rất phong phú và đa dạng trong các mối quan hệ và tình huống kinh doanh nhưng ĐĐKD chịu sự chi phối bởi những chuẩn mực rất căn bản của đạo đức xã hội là tính trung thực và thái độ tôn trọng
Tính trung thực: Đây là chuẩn mực ĐĐKD căn bản nhất, bao trùm nhất
và phải được tôn trọng hàng đầu trong mọi giao dịch kinh doanh Tính trung thực được thể hiện trước hết là trung thực với bản thân trong mọi quyết định và hành động, thống nhất giữa lời nói và việc làm, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, không lách luật, lợi dụng thiếu sót của pháp luật để kinh doanh phi pháp, gian lận Trung thực trong giao tiếp và cung cấp thông tin cho khách hàng, cổ đông, đối tác và các đối tượng liên quan Không cung cấp thông tin sai lệch hoặc cố tình cung cấp những thông tin không rõ ràng gây hiểu lầm cho khách hàng hoặc đối tác, cổ đông Trung thực còn bao gồm cả sự khách quan, không thiên vị
Tính trung thực của người kinh doanh sẽ tạo được niềm tin và uy tín đối với các đối tượng hữu quan (nhân viên, khách hàng, đối tác, cổ đông, đối thủ cạnh tranh) Lợi ích mang lại là giúp cho công việc kinh doanh phát triển ổn định và bền vững
Tôn trọng: có thể hiểu một cách đơn giản đó là sự trân trọng, biết ơn, không phân biệt đối xử Thái độ tôn trọng đối với con người nói chung, đối với người lao động, khách hàng, cổ đông, đối tác, đối thủ cạnh tranh, đối với môi trường sống (bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) và tôn trọng bí mật thương mại
1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi đạo đức kinh doanh
Nhân tố bên trong: Động cơ, mục đích kinh doanh là một trong những nhân tố cơ bản quyết định đến ĐĐKD Xác định động cơ, mục đích kinh doanh đúng đắn sẽ giúp các nhà kinh doanh có nhu cầu về sự thành đạt, say mê kinh doanh, khát vọng về cuộc sống giàu sang, sung túc, hoạt động kinh doanh vì mục đích làm giàu cho cá nhân, gia đình và toàn xã hội
... tiễn đạo đức kinh doanh giáo dục đạo đức kinh doanh cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanhChương Đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức kinh doanh cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh. .. mực đạo đức kinh doanh cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh Trên sở đề xuất biện pháp giáo dục DĐKD cho SV ngành QTKD nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV ngành. .. CHƯƠNG 34
-Chương THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING 35
-2.1 Khái quát sở