1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Skkn tạo hứng thú học tập cho học sinh qua việc áp dụng trò chơi trong giờ học hóa học ở trường thcs điện biên, thành phố thanh hóa

18 31 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tạo Hứng Thú Học Tập Cho Học Sinh Qua Việc Áp Dụng Trò Chơi Trong Giờ Học Hóa Học
Trường học Trường THCS Điện Biên
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Thành phố Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Để nâng cao hiệu quả học tập trước hết phải giúp các em đam mê với môn học, muốn vậy người giáo viên phải thường xuyên tạo ra hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham g

Trang 1

TT MỤC LỤC Trang

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 3 2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vân đề 4 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt độnggiáo dục 12

Phụ lục (02 GA minh họa)

Trang 2

1 Mở đầu 1.1 Lí do chọn đề tài

Trong điều kiện hiện nay, giáo dục nước ta đang đổi mới từ dạy học định hướng nội dung chuyển sang “dạy học định hướng năng lực”, thay vì quan tâm học sinh “học được gì” chuyển sang chú trọng học xong học sinh “làm được gì”

Để nâng cao hiệu quả học tập trước hết phải giúp các em đam mê với môn học, muốn vậy người giáo viên phải thường xuyên tạo ra hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú và hăng say nhất Nó giúp học sinh thay đổi hoạt động, chống mệt mỏi căng thẳng trong học tập, tăng cường khả năng luyện tập thực hành và vận dụng nhanh các kiến thức đã học; ghi nhớ nội dung kiến thức một cách tự nhiên theo kiểu học mà chơi, chơi mà học Từ đó giúp cho HS nhớ lâu, hiểu kỹ và vận dụng linh hoạt kiến thức đã học một cách thông thạo trong học tập và đời sống Từ thực tế những giờ dạy tôi có đan xen tổ chức trò chơi thì học sinh rất thích thú, rất hào hứng đón nhận trò chơi và kiến thức dần dần được các em nắm bắt một cách nhẹ nhàng và hiệu quả Việc tổ chức trò chơi trong giờ học là một cách để học sinh tiếp cận kiến thức một cách thoải mái, dễ dàng, có nhiều tác dụng:

+ Tạo hứng thú học tập cho học sinh;

+ Tạo không khí thi đua trong nhóm, lớp;

+ Rèn tính đoàn kết, phối hợp trong học tập;

+ Rèn tính độc lập, bình tĩnh tự tin trong các tình huống

Thiết kế và sử dụng trò chơi phù hợp trong hoạt động dạy học sẽ giúp bài học sinh động hơn, phát huy được tính tích cực và gây hứng thú học tập cho HS hơn HS sẽ tiếp thu được kiến thức một cách tự nhiên, chủ động chứ không phải tiếp thu theo kiểu bắt buộc hoặc chống đối Thông qua các trò chơi HS phát huy được năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn,

Trò chơi dùng để dạy học dưới dạng vào bài học, học bài mới hay luyện tập để củng cố kiến thức và rèn luyện tư duy nhanh nhạy, chính xác cho HS góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng hoá học của HS, từ đó làm tăng hiệu quả dạy học Hóa học

Ở trò chơi học tập các em cảm nhận được một cách trực tiếp kết quả hoạt động của mình: Đúng hay sai, phát hiện ra cái mới,… Kết quả này có ý nghĩa to lớn đối với các em, nó mang lại niềm vui vô hạn thúc đẩy tính tích cực, mở rộng củng cố và phát triển vốn hiểu biết của các em

Vì vậy, với tất cả những lí do trên tôi lựa chọn đề tài“Tạo hứng thú học tập cho HS qua việc áp dụng trò chơi trong giờ học Hóa học ở trường THCS Điện Biên” để nghiên cứu và thực hiện.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Với suy nghĩ và trong thực tiễn làm công tác giảng dạy, tôi soạn thảo để

tổng kết kinh nghiệm “Tạo hứng thú học tập cho HS qua việc áp dụng trò chơi trong giờ học Hóa học ở trường THCS Điện Biên”

Việc nghiên cứu sáng kiến này nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua các hoạt động dạy học dưới dạng các chương trình trò chơi nhằm mục

Trang 3

đích giúp HS yêu thích bộ môn từ đó nâng cao hiệu quả quá trình dạy và học hóa học đồng thời góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức hoá học cho học sinh

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Một số trò chơi trong giờ học Hóa học ở trường THCS Điện Biên để tạo hứng thú học tập cho HS

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã sử dụng các phương pháp:

- Ðọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp tìm hiểu, điều tra, quan sát

- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu thu được

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Học trong quá trình vui chơi, là quá trình lĩnh hội tri thức vốn sống một cách nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó phù hợp với đặc điểm tâm lí sinh học ở học sinh Học tập bằng trò chơi sẽ khơi dậy hứng thú tự nguyện, làm giảm thiểu

sự căng thẳng thần kinh ở các em

Trong quá trình chơi học sinh huy động các giác quan để tiếp nhận thông tin ngôn ngữ Học sinh phải tự phân tích tổng hợp so sánh khái quát hóa làm cho các giác quan tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn, các thao tác trí tuệ được hình thành

Qua trò chơi học tập học sinh tiếp thu, lĩnh hội và khắc sâu được nhiều tri thức nhiều khái niệm trên cơ sở đó những phẩm chất trí tuệ của các em được hình thành như: Sự nhanh trí, tính linh hoạt, sáng tạo và kiên trì

Trò chơi dạy học là kĩ thuật, hoạt động bổ trợ trong quá trình dạy học Hoạt động này thiên về phần chơi, trong lúc chơi con người dường như quên đi mọi nỗi ưu tư, phiền muộn Chính vì vậy mà trò chơi dạy học giúp xua đi nỗi lo

âu nặng nề của việc học cho học sinh, giúp gắn kết tình cảm giữa giáo viên và học sinh trong lúc chơi

Trong lúc chơi tinh thần của học sinh thường rất thoải mái nên khả năng tiếp thu kiến thức trong lúc chơi sẽ tốt hơn, hoặc sau khi chơi cũng sẽ tốt hơn

Trò chơi dạy học cũng có thể hình thành nên cho học sinh những kĩ năng của môn học, học sinh không chỉ có cơ hội tìm hiểu kiến thức, ôn tập lại các kiến thức đã biết mà còn có thể có được kinh nghiệm, hành vi

Một số trò chơi dạy học còn giúp cho học sinh có khả năng tư duy, cách giải quyết vấn đề nhanh nhẹn không chỉ trong lĩnh vực mình chơi mà cả các lĩnh vực của cuộc sống

Một số trò chơi có thể giúp cho học sinh có khả năng quyết định các phương án đúng, cách giải quyết các tình huống một cách hợp lí

Trò chơi dạy học cũng có thể là biện pháp mà giáo viên tạo ra sự ganh đua giữa các cá nhân học sinh hoặc giữa các nhóm học sinh Khi tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm còn tạo sự gắn kết cho học sinh và tăng tinh thần đoàn kết cho học sinh

Trang 4

Trò chơi góp phần hoàn thiện phẩm chất đạo đức, rèn cho học sinh tính trung thực, tổ chức tự lực, đoàn kết Khi tham gia chơi mọi học sinh đều có quyền bình đẳng như nhau Ở trò chơi học tập các em cảm nhận được một cách trực tiếp kết quả hoạt động của mình: Đúng hay sai, phát hiện ra cái mới… Kết quả này có ý nghĩa to lớn đối với các em, nó mang lại niềm vui vô hạn thúc đẩy tính tích cực, mở rộng củng cố và phát triển vốn hiểu biết của các em

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Trong những năm gần đây, hiện trạng học sinh lười học, chán học ở các trường không phải là ít Nhiều học sinh không có hứng thú với môn học nên hầu hết các giờ học thường thấy mệt mỏi, buồn ngủ, tiếp thu chậm từ đó dẫn đến việc nói chuyện, làm việc riêng trong các giờ học Điều này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục

Trò chơi là phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và gây hứng thú trong giờ học của học sinh Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các

em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm

Tôi chuyển về công tác tại trường THCS Điện Biên năm học 2020 – 2021, qua giảng dạy bộ môn Hóa học cho các lớp khối 8 và khối 9 (hiện đã ra trường) tôi nhận thấy đa số HS đều rất sợ và ngại học môn Hóa học Các em thường học theo kiểu đối phó, tiếp thu kiến thức một cách thụ động Nhiều học sinh không

có hứng thú với môn học nên hầu hết các giờ học thường thấy mệt mỏi, buồn ngủ, tiếp thu chậm từ đó dẫn đến việc nói chuyện, làm việc riêng trong các giờ học Điều này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục, đặc biệt đối với các

em học khối 9 do áp lực thi vào THPT nên chủ yếu các em chỉ tập trung các môn thi vào THPT, chỉ một số ít các em có nguyện vọng thi vào trường chuyên các em mới có ý thức học hơn (số này không nhiều)

Qua tìm hiểu thực tế tôi nhận thấy: Ở các trường trung học hiện nay, việc

tổ chức hoạt động dạy học dưới dạng trò chơi cho học sinh còn rất hạn chế, nếu

có tổ chức thì cũng khô khan gây ra sự nhàm chán cho học sinh và chưa phát huy được vai trò, tác dụng vốn có của nó trong quá trình dạy học

Ngay đầu năm học 2021 – 2022, tôi đã khảo sát HS ở hai lớp 9A và 9E, nêu ý kiến của mình về việc học môn Hóa học, thu được kết quả:

Đối với 2 lớp 8 vì là môn học các em bắt đầu tiếp cận nên tôi không khảo sát mà thực hiện biện pháp tổ chức trò chơi ở lớp 8A để so sánh với lớp 8B

Kết quả học tập đầu năm học trước khi tôi áp dụng sáng kiến:

9E

(Lớp thực

nghiệm)

Trang 5

9A

(Lớp đối chứng)

2.3 Các biện pháp tôi đã tiến hành để giải quyết vấn đề

Việc tổ chức trò chơi trong giờ học là một cách để học sinh tiếp cận kiến thức một cách thoải mái, dễ dàng, nhiều tác dụng Trong lúc chơi tinh thần của học sinh thường rất thoải mái nên khả năng tiếp thu kiến thức trong lúc chơi sẽ tốt hơn, hoặc sau khi chơi cũng sẽ tốt hơn Trước hết cần phải đặt ra những yêu cầu đối với GV và HS

2.3.1 Những yêu cầu đối với giáo viên

*Giáo viên cần nắm chắc nguyên tắc thiết kế trò chơi dạy học

- Khi thiết kế trò chơi dạy học phải căn cứ mục tiêu dạy học, yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, triệt để khai thác các thiết bị dạy học có sẵn của môn học

- Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi thu hút được

sự chú ý, tham gia của học sinh Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp

- Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung hóa học cụ thể trong chương, phải phù hợp với quỹ thời gian, thích hợp với môi trường học tập

*Giáo viên cần nắm chắc quy trình thực hiện khi tổ chức trò chơi dạy học, thông qua các bước cụ thể:

Bước 1: Xác định mục tiêu của trò chơi

Từ mục tiêu của trò chơi kết hợp với mục tiêu của bài học cũng như các điều kiện khác để giáo viên lựa chọn trò chơi phù hợp

Bước 2: Chuẩn bị điều kiện, phương tiện Giới thiệu và giải thích trò chơi

- Việc chuẩn bị điều kiện và phương tiện chơi càng chu đáo, đầy đủ thì kết quả

tổ chức trò chơi càng cao và càng an toàn

- Khi tổ chức trò chơi, học sinh thường muốn chơi ngay nên giáo viên không giải thích dài dòng mà giải thích ngắn gọn, dễ hiểu cho tất cả học sinh nắm rõ cách chơi

- Giới thiệu, giải thích trò chơi phải hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý của học sinh

- Đặc biệt GV cần xác định rõ mục tiêu của việc sử dụng trò chơi trong giáo án của mình Với mỗi trò chơi sẽ giúp đạt được một mục tiêu của bài học

- Trong giáo án cần giáo viên cần lưu ý hơn về việc:

+ Dự tính thời gian cho từng hoạt động chơi

+ Xây dựng thang điểm, tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng cho từng hoạt động chơi

+ Các tình huống phát sinh có thể phát sinh và biện pháp xử lí

Bước 3 : Điều khiển trò chơi

- Người điều khiển trò chơi thường là GV, nhưng với các trò chơi có luật chơi đơn giản hoặc các trò chơi quen thuộc thì GV nên để cho HS tự dẫn chương trình còn GV thì đóng vai trò là cố vấn

- Người điều khiển trò chơi cần thực hiện các công việc sau:

+ Lệnh cho phép trò chơi được bắt đầu

Trang 6

+ Theo dõi và nắm vững các hoạt động chơi của cá nhân, nhóm tham gia chơi

+ Giảm hoặc tăng thời gian chơi

+ Thay đổi số lượng người chơi

+ Thay đổi yêu cầu hoặc cách chơi…

- Khi học sinh bắt đầu cuộc chơi thì người điều khiển trò chơi như một trọng tài thi đấu Vì vậy người điều khiển trò chơi phải theo dõi tiến trình của cuộc chơi

và nắm chắc mọi chi tiết của cuộc chơi

Bước 4: Đánh giá kết quả chơi, trao giải cho người chơi

- Khi hết thời gian chơi GV cần chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm của từng đội chơi

- GV nên chuẩn bị phần thưởng cho đội thắng cuộc: phần thưởng có thể là cho điểm, có thể là một hộp quà, một gói bánh,… chủ yếu là động viên và khích lệ HS

Bước 5 : Thảo luận và rút ra kiến thức

- Xem các hoạt động dạy và học đã đạt được những kết quả, hiệu quả tác động như thế nào đối với HS Thông qua trò chơi HS thu nhận được những kiến thức gì?

- Sử dụng kết quả đánh giá nhằm: Cải tiến phương pháp dạy học, xác định nhu cầu học tập mới, cổ vũ động viên học sinh tích cực tham gia hoạt động…

2.3.2 Những yêu cầu đối với HS

- HS phải nghiên cứu, chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của giáo viên

- HS cần nâng cao ý thức học tập bộ môn, có đủ đồ dùng học tập theo yêu cầu

Trong quá trình dạy học, tôi đã sử dụng các trò chơi trong từng hoạt động

cụ thể, phù hợp với từng chủ đề, bài học Một số trò chơi tôi thường sử dụng cho các hoạt động đó là:

 Sử dụng trò chơi khi kiểm tra bài cũ

Tùy vào mục đích, yêu cầu, đối tượng HS Tôi thường tổ chức các trò chơi sau:

Trò chơi: “Hộp quà bí mật”

Tôi tạo ra các hộp quà bí mật (tùy vào nội dung bài học mà tạo các hộp

thích hợp), các hộp quà được liên kết với các câu hỏi (Các câu hỏi hay bài tập đều vừa sức để đảm bảo thời gian), mỗi câu hỏi đều quy định thời gian phù hợp.

Nếu HS trả lời đúng thì hộp quà sẽ được mở ra trong đó có điểm số của HS

Giáo viên có thể sử dụng máy chiếu có hình ảnh các hộp quà với màu sắc khác nhau cùng các câu hỏi đi kèm tương ứng với kiến thức cần hình thành

Cách thực hiện: Giáo viên cho học sinh chọn hộp quà trước hoặc có thể

chọn câu hỏi trước để trả lời Đây là những câu hỏi mà nội dung của nó có tầm quan trọng đối với bài học mà học sinh cần nắm chắc và ghi nhớ được nhất là để hình thành các khái niệm

Khi HS được gọi tên sẽ được quyền chọn hộp quà là các câu hỏi, sau đó trả lời yêu cầu của câu hỏi

Nếu HS trả lời đúng GV sẽ tiếp tục nhấn tiếp để biết điểm mà HS đó nhận được

Trang 7

Nhận xét: Học sinh vui vẻ khi gặp hộp quà (ô số) may mắn, vỡ òa với

những phần thưởng bất ngờ Còn khi gặp những hộp quà (ô số) chứa câu hỏi học sinh cũng cố gắng làm tốt Chính vì thế, trò chơi này mang lại hiệu quả rất cao

Trò chơi: “Vòng quay kiểm tra bài cũ”

Tôi sử dụng vòng quay gần tương tự vòng quay “Chiếc nón kì diệu”

Tùy vào sỉ số HS của lớp tôi sẽ lựa chọn vòng quay, đánh tên hoặc số thứ

tự HS GV tiến hành quay vòng quay, đến tên HS thì HS đó sẽ trả lời

Sau khi các em trả lời đúng tôi sẽ cho các em lựa chọn các hộp quà trong

đó có điểm hoặc lời chúc mừng, …

Nhận xét: Qua quan sát tôi thấy, các em rất hồi hộp xem hôm nay bạn

nào “may mắn” được chọn để trả lời Nếu trả lời đúng các em còn hồi hộp xem mình sẽ được bao nhiêu điểm

Cách kiểm tra bài cũ theo những hình thức này sẽ góp phần hạn chế được việc học sinh học đối phó, tăng sự chủ động khi chuẩn bị bài cũ hơn, thay vì trông chờ vào các nhân tố học giỏi, chăm chỉ khác

Trang 8

 Sử dụng trò chơi để khởi động vào bài

Để tạo hứng thú cho học sinh xuyên suốt trong một buổi học thì cách vào bài có lôi cuốn, hấp dẫn là điều vô cùng cần thiết Thay vì vào bài trực tiếp thì tôi đã bắt đầu với một vấn đề mà có thể thu hút học sinh tham gia và đó cũng là cách hiệu quả nhất để học sinh nhanh chóng vào bài Vì vậy tôi thường khởi động đầu tiết học bằng cách sử dụng các trò chơi để vừa kiểm tra vừa tạo hứng thú học tập cho HS Tùy vào nội dung chủ đề hay bài học mà tôi đã linh động tổ chức các trò chơi khác nhau để phù hợp với bài học Sau đây là một số ví dụ:

Ví dụ 1: Khi dạy chủ đề “Oxi - Không khí” tôi tổ chức trò chơi “Tôi là ai”

Cách thức:

- GV: Thông báo luật chơi

- GV: Đưa dần các thông tin (hình ảnh) để HS trả lời câu hỏi trò chơi “Tôi là ai”

+ Dữ kiện 1: Mọi sinh vật sống đều cần đến tôi

+ Dữ kiện 2: Tôi có mặt ở khắp mọi nơi trong đất, trong nước, trong không khí + Dữ kiện 3: Tôi là 1 thành phần của không khí

+ Dữ kiện 4: Các bệnh nhân bị khó thở không thể thiếu tôi

- HS tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi để rút ra được Tôi là Oxi, thông qua đó cho HS nêu những hiểu biết của mình về nguyên tố Oxi.

Ví dụ 2: Khi dạy “Tính chất của Hiđro” tôi tổ chức trò chơi “Ước mơ của em”

Cách thức:

- Cho một số HS đứng dậy nói ngắn gọn về ước mơ của mình (GV cần định hướng để HS tránh lạc đề)

- Chiếu lần lượt các hình ảnh để HS hình dung và có định hướng tìm hiểu về hiđro

Trang 9

Ví dụ 3: Khi dạy bài “Sơ lược bảng tuần hoàn các NTHH”, tôi cho HS

khởi động bằng trò chơi “Mảnh ghép nguyên tố”.

Cách thức:

- GV chiếu cho HS xem các miếng bìa chứa thông tin các nguyên tố sau:

(Miếng bìa đen: Các nguyên tố kim loại) (Miếng bìa đỏ: Các nguyên tố phi kim) Hãy phân loại các nguyên tố trên vào các nhóm chất có ít nhất một đặc điểm giống nhau và cho biết tại sao em lại phân loại như vậy?

- HS hoạt động nhóm đôi thảo luận, phân chia thành 2 nhóm

- GV chốt lại và giới thiệu cho HS sẽ đi tìm hiểu nội dung bài học

Ví dụ 4: Khi dạy bài “Tính chất của kim loại”, tôi tổ chức trò chơi “Ai nhanh mắt hơn”

Thực hiện:

- GV chuẩn bị tranh các đồ vật; chọn 2 đội chơi đại diện cho 2 dãy

- Thông báo luật chơi:

+ Các đội quan sát tranh các đồ vật trong 30 giây

+ Thực hiện ghi lại tên đồ vật quan sát được trong 30 giây

+ Đội nào ghi nhiều tên đồ vật nhất sẽ chiến thắng

Thông qua phần chơi, tôi định hướng cho các em đi vào bài học

Trang 10

Ví dụ 5: Trò chơi “Giải ô chữ” để giới thiệu bài “Nhiên liệu”

 Sử dụng trò chơi trong tiết luyện tập

Các tiết luyện tập thường khô khan hơn so với các tiết khác, do vậy để tạo hứng thú cho HS khi luyện tập tôi thường sử dụng các trò chơi Tôi thường sử dụng các trò chơi

Trò chơi “Ô chữ hóa học”

Trò chơi “Ô chữ hóa học” có thể được thết kế trên rất nhiều các phần mềm khác nhau như phần mềm MS.Powerpoint và phần mềm Olympia crossword 4.0 hoặc phần mềm violet Ngoài dùng để giới thiệu bài học Trò chơi

ô chữ rất phù hợp với dạng bài luyện tập hoặc để củng cố kiến thức của một tiết học

- Cách chơi : Số lượng người tham gia: 1 thành viên hoặc có thể thiết lập đội

chơi

- Hình thức chơi: Từ chìa khóa có bao nhiêu chữ cái thì tương ứng sẽ có bấy nhiêu câu hỏi liên quan đến các từ hàng ngang mà người chơi cần phải vượt qua

- Thể lệ chơi: Người dẫn chương trình đọc câu hỏi liên quan đến các từ hàng ngang, người chơi phải đưa ra được đáp án đúng, nếu trả lời sai thì khán giả (các bạn ở dưới) được quyền trả lời hoặc đội khác được quyền trả lời Sau lượt thứ

Ngày đăng: 02/02/2023, 08:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN