1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

địa lí các tình và thành phố việt nam tập 6 (các tỉnh và thành phố đồng bằng sông cửu long) part1

154 1,3K 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 49,43 MB

Nội dung

Trang 2

LÊ THÔNG (Chủ biên)

ĐỊA LÍ

các tỉnh và thành phố VIỆT NAM

Táp sáu

CAC TINH VA THANH PHO DONG BANG SONG CUU LONG

Trang 3

GS.TS LÊ THÔNG (Chủ biên)

PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, TS Nguyễn Văn Phú

Th.S Nguyễn Đăng Chúng, PGS.TS Phạm Xuân Hậu

TS Nguyễn Thị Sơn, 7S Hoàng Văn Chức TS Hoang Phúc Lam, PGS.TS La Huỳnh

TS Đào Ngọc Cảnh

127-2006/CX8B/54-177/GD Mã sé: 81098M6 - TTS

Trang 4

piA Li AN GIANG I ~ VI TRI DIA Li, PHAM VI LANH THO VA SU PHAN CHIA HÀNH CHÍNH 1 Vị trí và lãnh thổ

An Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa sông

Tiền và sông Hậu, chạy đọc theo hữu ngạn sông Hậu thuộc hệ thống

sông Mê Công, một phần nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên

Chiểu dài nhất theo hướng Bắc - Nam là 86 km và Đông - Tây là

87 km, nơi hẹp nhất ở phía Bác là 20 km Lãnh thổ của tỉnh nằm

trong khoảng từ 10'12' đến 10°57' vĩ độ Bắc và từ 104246 đến 105°35' kinh độ Đông Điểm cực Bắc của tỉnh thuộc xã Khánh An

(huyện An Phú), điểm cực Nam ở xã Thoại Giang (huyện Thoại Sơn), điểm cực Tây tại xã Vĩnh Gia (huyện Trí Tôn) và điểm cực Đông

thuộc xã Bình Phước Xuân (huyện Chợ Mới)

An Giang có chung 104 km đường biên giới với Cam-pu-chia về

phía bắc và tây bắc“, chạy đọc theo kênh Vĩnh Tế, phía đông giáp

tỉnh Đồng Tháp (107,6 km), phía đông nam giáp thành phố Cần Thơ

(44,7 km), phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang (70 km)

Tỉnh An Giang có diện tích tự nhiên 14 3406,2km? # chiếm

1,03% điện tích cả nước và đứng thứ 4 ở Đồng bằng sông Cửu Long

(1) Theo “Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia” kí ngày

27-12-1985

Trang 6

(sau Kiên Giang, Cà Mau và Long An), số dân năm 2003 là 2152,7

nghìn người, bằng 2,7% dân số cả nước, đứng đầu các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 6 trên tổng số 64 tỉnh, thành phố

Nằm ở địa đầu Tây Nam của Tổ quốc, nơi sông Mê Công đổ vào nước ta với hai nhánh sông Tiền và sông Hậu rồi đổ ra Biển Đông, kể

liền thành phố Cần Thơ và cách Thanh phố Hồ Chí Minh 190 km theo

đường chim bay Hệ thống giao thông thuỷ bộ khá thuận tiện Quốc lộ 9I nối với quốc lộ 2 của Cam-pu-chia, sông Tiền, sông Hậu và

mạng lưới kênh rạch là những tuyến giao lưu quốc tế quan trọng, nối

tỉnh An Giang với các tỉnh Đông bằng sông Cửu Long và Biển Đông, nối với Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan thông qua cửa khẩu Vĩnh Xương và Tịnh Biên Đây là những điều kiện thuận lợi cho phép phát triển và hội nhập nền kinh tế An Giang với các tỉnh Nam Bộ và các tỉnh khác

trong cả nước và với nước ngoài, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á 2 Su phan chia hanh chính

An Giang được khai phá định cư gần 300 năm nay Theo Đại Nam nhất thống chí, An Giang xưa là đất Tảm Phong Long Năm Định Sửu thứ 19 (1757) đời Thế Tông, quốc vương Chân Lạp là Nặc Tông đã

đâng đất này, đặt làm đạo Châu Đốc Đầu đời Gia Long, dân được mộ

đến ở gọi là châu Đốc Tân Cương Cũng theo Đại Nam nhất thống

chí, đến năm Minh Mạng thứ 13 (1832), vùng Châu Đốc cùng với

huyện Vĩnh An, tỉnh Vĩnh Long được lập thành tỉnh An Giang Đến thời Tự Đức sau nhiều lần tách nhập, tỉnh An Giang có 3 phủ, I0

huyện Dưới chế độ thực dân Pháp (1867 - 1945), theo Nghị định

(1) Niên giám thống kế An Giang Cục Thống kê An Giang 6 — 2004, trang 25

Trang 7

ngay 05-01-1876 cla Théng déc Dupré, tinh An Giang chia thanh 5S hạt (Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trang, Sa Déc) Dén ngay

20-12-1899, Pháp ra Nghị định bãi bổ các hạt đổi thành tỉnh Tỉnh

An Giang bao gồm hai tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1945- 1954), Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ da chia lại địa giới hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc để thuận lợi cho việc chỉ đạo kháng chiến thành hai tỉnh mới là

Long Châu Tiền và Long Châu Hậu Tháng 10-1950 tỉnh Long Châu Hậu sáp nhập với Hà Tiên thành tỉnh Long Châu Hà và tháng 6-1951

tình Long Châu Sa được thành lập trên cơ sở sáp nhập tỉnh Sa Đéc với

Long Châu Tiền Hai tỉnh Long Châu Sa và Long Châu Hà tồn tại đến

năm 1954

Vào thời kì kháng chiến chống Mĩ (1954-1925), tỉnh An Giang lại được thành lập theo sắc lệnh 143/VN do Ngô Đình Diệm kí ngày 22-10-1956, gồm hai tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên cũ Đến 9-1964, theo sắc lệnh 264/VN, chính quyền Sài Gòn tách An Giang thành hai tỉnh Châu Đốc và An Giang Tỉnh Long Xuyên được đặt tên lại là tỉnh

An Giang cho đến năm 1975

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, theo nghị quyết 19/NQ ngày 20-12-1975 của Bộ chính trị, tỉnh An Giang được

thành lập trên cơ sở hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc bao gồm hai

thị xã Long Xuyên, Châu Đốc và 6 huyện là Phú Châu, Phú Tân,

Châu Phú, Bảy Núi, Chợ Mới và Châu Thành

Tính đến hết năm 2003, về mặt hành chính, tính An Giang bao

gồm thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện : An Phú,

Tân Châu, Phú Tàn, Châu Phú, Tịnh Biên, Trí Tôn, Chợ Mới,

Trang 8

1" CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH AN GIANG ` am Mật độ Huyện thị PRUE xg vet 008 dân số na (người) | (nguairkm?) | Toàn tỉnh 28 |122 | 340623 | 2152736 832 Thành phố 9 | 3 | 10819 | 263838 2485 Long Xuyên Thị xã Châu Đốc 4 | 3 | 10059 | 112455 1115 Huyện An Phú 1 | 12 | 20802 | 178813 859 Huyện Tân Châu 1 | 9 | 16110 | 158719 991 Huyện Phú Tân 2 | 17 | 307.07 | 237965 775 Huyện Châu Phú + | 12 | 42833 | 244305 573 Huyện Tịnh Biên 2 | 12 | 33700 | 115901 344 Huyện Trí Tôn 2 | 13 Ì 59835 | 118648 198 Huyện Chợ Mới 2 Ì 16 © 355,71 362492 1019 Huyện Châu Thành 1 12 34718 171480 494 Huyện Thoại Sơn 3 13 45869 187620 409 II- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1 Địa hình

Ngoài vùng đồng bằng do phù sa sông Mê Công bồi đấp,

An Giang còn có vùng đồi núi thấp ở phía tây Địa hình của tỉnh có

hai dạng chính là đồng bằng và đồi núi

a) Địa hình đồng bằng, chiếm 87% diện tích tự nhiền, nơi sinh

sống của 89% dân cư toàn tỉnh

Xét về nguồn gốc, địa hình đồng bằng ở An Giang có hai loại

chính là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi

- Đồng bằng phù sa là một bộ phận của Đồng bằng sông Cửu Long

(ĐBSCL), gồm hai khu vực :

+ Khu vực I : nằm kẹp giữa hai sông Tiền và sông Hậu thuộc các

Trang 9

sông Hậu và dạng lòng chảo cao ở hai gờ sông, thấp dân ở giữa Độ cao trung bình ở ven hai sông là từ 3m đến 4m, còn ở khu lòng chảo giữa hai sông từ 1,5 đến 3m Đất ở đây chủ yếu là cát pha đến thịt

nhẹ, thích hợp với việc trồng lúa, ngô, cây ăn quả

+ Khu vực 2 : đồng bằng hữu ngạn sông Hậu gồm các huyện

Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, thị xã Châu Đốc và thành phố

Long Xuyên, có I phần nằm trong tứ giác Long Xuyén Địa hình hơi

nghiêng, cao từ bờ sông Hậu, thấp dân vào nội đồng đến tận ranh giới

với Kién Giang Nơi thấp nhất từ 0,7 m đến 1,0 m Đất chuyển từ thịt nhẹ đến đất sét, thích hợp với việc trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả

- Đồng bằng ven núi với hai kiểu Deluvi (sườn tích) và phù sa cổ

Đồng bằng ven núi kiểu Deluvi hình thành trong quá trình phong hoá và xâm thực từ các núi đá, độ cao trung bình từ 5 đến †0 m, hẹp, độ

dốc nhỏ

b) Địa hình đó: núi thấp : là nét đặc sắc, nổi bật của An Giang giữa vùng đồng bằng mênh mông của miền Tây Nam Bộ, với 13%

diện tích tự nhiên và 11% đân cư toàn tỉnh thuộc địa phận của hai

huyện Tịnh Biên và Tri Tòn

Đổi núi An Giang gồm nhiều đỉnh có hình đạng, độ cao và độ đốc khác nhau phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100 km, khởi đầu từ xã Phú Hữu (huyện An Phú) qua thị xã Châu Đốc, rồi bao trùm

lên gần hết diện tích hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, kéo tới xã

Vọng Thê và Vọng Đông, cuối cùng dừng lại ở thị trấn Núi Sập

(huyện Thoại Sơn) Khu vực Bảy Núi (hay còn gọi là Thất Sơn, gồm

Trang 10

ky

Các núi cao của tỉnh là núi Cấm (cao 710 m), núi Cô-tô (614 m), núi Dài (554 m) và một loạt núi thấp như Phú Cường (282 m), núi Sam (228 m), Ba Thẻ (221 m) va mii Sap (110 m)

Đất đai của vùng núi chủ yếu là đất xám, nghèo định dưỡng, thoát nước mạnh, dễ bị khô hạn và xói mòn Sản xuất nông nghiệp trông chờ vào mùa mưa, hầu hết chỉ trồng được 1 vụ, chủ yếu là trồng cây

ăn quả và trồng rừng 2 Đất đai

a) Trên lãnh thể toàn tỉnh có 3 nhóm đất chính

- Nhóm đất phù sa ngọt và cồn bãi ven sông chiếm 66% điện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện nằm giữa hai sông Tiền và sông Hậu và dải đất ven hữu ngạn sông Hậu từ Châu Đếc tới Long Xuyên

Vùng đất này được bồi tụ phù sa hằng năm, hàm lượng dinh dưỡng cao,

tầng canh tác dày, đất trung tính thích hợp với trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi

- Nhóm đất phèn, chiếm 23% diện tích tự nhiên, phân bố ở những vùng xa sông Hậu và một phần của tứ giác Long Xuyên Vùng đất này vì ở xa sông nên được bồi tụ ít, nhiễm phèn nhiều, đất nặng, thành phần chù yếu là sét, cát mịn

- Nhóm đất đồi núi, chiếm I1% diện tích tự nhiên, phân bố chủ

yếu tại hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và một phần nhỏ ở huyện

Thoại Sơn Đất xám chua, nghèo đinh dưỡng thích hợp với trồng cây ăn quả, trồng rừng

b) Về cơ cấu sử dụng đất, trong tổng số 340,6 nghìn ha đất tự nhiên của toàn tỉnh thì điện tích đất đang sử đụng vào mục đích nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất với 26l,5 nghìn ha (chiếm 76,8%)

Phần lớn đất nông nghiệp là đất trồng cây hằng năm (251,2 nghìn ha),

Trang 11

Đất nông nghiep Diên tích mát nước nuốt trồng thuỷ sản Đi làm nghiệp Đất chuyên dùng Đátở

ÀÊÀÀA^âÀ Đất chưa sử dung

Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của An Giang năm 2003 (%)

Đất chuyên đùng chiếm thứ hai về tỉ trọng trong tống số đất đang,

được sử dung với gần 29 nghìn ha (8,5%) (đất cho giao thông thuỷ lợi, an nĩnh quốc phòng ) Tiếp theo là đất ờ với 15,0 nghìn ha

(0,4%) và đất lâm nghiệp là J2.5 nghìn ha (3,7%) Đất chưa sử dụng

chiếm tỉ lệ nhỏ, 21,1 nghìn ha (6.2%), trong đó có trên 4,9 nghìn ha

có khả năng phát triển nông- lâm nghiệp

3 Khi hau

An Giang nam trong khu vưc nhiệt đới gió mùa mang tính chất cân

xích đao Lượng bức xạ tương đối lớn tổng nhiệt độ trung bình năm là t0000°C Số giờ nắng bình quan trong nam khoảng 2520 giờ Tổng số giờ nắng của tháng thấp nhảt là 127.6 giờ (tháng 9 năm 2003) và của

thang cao nhat la 246 gid (thang 4 nằm 2003) Nhiệt độ trung bình năm

khá cao và ổn đình 27C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,5°C

(tháng 4) và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 24°C (thang 12) Biên

đỏ nhiệt giữa các tháng trong năm thấp

Trang 12

Khí hậu của An Giang chia làm hai mùa rõ rệt Mùa khô có gió

mùa đông bắc thịnh hành, kéo dài từ tháng 1] đến tháng 4, thời tiết

trong sáng, ít mưa, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm, thiếu nước

trầm trọng cho cây trồng và sinh hoạt, việc canh tác gặp nhiều trở ngại Biện pháp thuỷ lợi để có đủ nước cho sản xuất nông nghiệp,

nhất là lúa và màu đông xuân có ý nghĩa quan trọng hàng đâu Mùa

mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng I0, gió mùa tây nam mang khối khí

biển nhiệt đới và xích đạo, lượng ẩm đồi dào, mưa nhiều, chiếm tới

90% lượng mưa cả năm, tập trung cao nhất vào các tháng 8, 9 và 10

Cũng trong thời gian này, nước sông Mê Công đổ về gây ngập lũ

hằng năm, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội

Nhìn chung, chế độ khí hậu của tỉnh tương đối ôn hoà, nắng nhiều, mưa trung bình, ít thiên tai, thời tiết ít thất thường, hầu như không xảy ra bão và sương muối Đây là những thuận lợi cơ bản cho trồng, trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và các ngành kính tế khác như du lịch, giao

thông Tuy nhiên, An Giang cũng như các tỉnh vùng Đồng bằng

sông Cửu Long cần phải có các giải pháp đối phó với việc thiếu nước

vào mùa khô, lũ vào mùa mưa để làm sao vừa tận dụng các nguồn lợi to lớn từ lũ mang lại như bồi dấp phù sa, nguồn lợi thuỷ sản, lại vẫn

chung sống được với lũ 4 Thuỷ văn

An Giang là một trong hai tỉnh đầu nguồn sông Mê Công (phần Việt Nam), có các sông lớn chảy qua, nhiều rạch tự nhiên và kênh

đào tạo thành một màng lưới giao thông, thuỷ lợi khá chằng chịt với

mật độ sông ngòi là 0,72 km/km?, thuộc mức cao nhất trong các tỉnh

Đồng bằng sông Cửu Long a) Các sông chính

Sông Tiền và sông Hậu là hai nhánh lớn của hạ lưu sông Mê Công

trước khi đồ ra Biển Đông

Trang 13

- Sông Tiền chảy theo hướng tây bắc - đông nam qua Tân Châu,

Sa Đéc đến Vĩnh Long, Trà Vinh rồi đổ ra Biển Đông bằng 6 cửa là

cửa Tiểu, cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu Đoạn

chảy qua An Giang đài 82 km Lòng sông chỗ rộng nhất tới hơn

2000m ở phía trên sông Vàm Nao

- Sông Hậu chảy song song với sông Tiền qua thị xã Châu Đốc,

các huyện Châu Phú, Châu Thành, thành phố Long Xuyên, thành phố

Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng rồi đổ ra Biển Đông bằng 3 cửa là Định An,

Tranh Đề và Mỹ Thạnh Đoạn chảy qua An Giang dài 101 km Long sông chỗ rộng nhất từ 800m đến 2000m Sông Hậu là tuyến giao thông thuỷ nối liền trung tâm tỉnh (thành phố Long Xuyên) với vùng thượng và hạ lưu, đồng thời là nguồn cung cấp nước và phù sa chủ

yếu cho vùng tứ giác Long Xuyên

Lưu lượng trung bình năm của sông Tién và sông Hậu là gần

14 nghìn m/s, trong đó vẻ mùa lũ là 24 nghìn m>/s va mita cạn là 5 nghìn mẺ/s ; lưu lượng kiệt nhất là vào tháng 3 và tháng 4, ở sông Tiển

từ 1000 đến 2000 m`/s và của sông Hậu là từ 200 đến 350 m”/s

- Sông Vàm Nao nằm gọn trong địa bàn tỉnh An Giang, chảy ven

thị trấn Phú Mỹ, xã Tân Hoà (huyện Phú Tàn), xã Kiến An và Mỹ

Hội Đông (huyện Chợ Mới), theo hướng đông bắc - tây nam Sông

Vàm Nao có chiều dài 7 km, nối liền sông Tiền với sông Hậu, chiều

rộng lòng sông trung bình 700m, có tác dụng làm can bang dong

chảy giữa sông Tiền và sông Hậu

- Ngoài ra, chảy trên địa bàn tỉnh còn có sông Bình Di, dài 10km, ˆ

chảy từ xã Khánh Bình đến xã Vĩnh Hội Đông tồi hội tụ với sông

Tà Keo (Cam-pu-chia) và sông Châu Đốc Từ ngã ba này, sông

Châu Đốc chạy qua các xã Vĩnh Hội Đông, Đa Phước đến thị xã

Châu Đốc thì hội lưu với sông Hau, dai 18 km

Trang 14

Chế độ thuỷ văn ở An Giang phụ thuộc chặt ché vào chế độ nước sông Mê Công Hằng năm có khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập lụt với mức nước phổ biến từ 1 - 2,5m, thời gian ngập lũ từ 2,5 đến 4 tháng Đây là trở ngại lớn, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải có hàng loạt các giải pháp đồng bộ để khắc phục

b) Các kênh, rạch, hồ

Ngoài các sông lớn, trên bể mặt lãnh thổ An Giang còn có một hệ

thống rạch tự nhiên, kênh đào và hồ

- Hệ thống rạch tự nhiên phân bố rải rác khắp địa bàn cả tỉnh, với độ dài từ vài km đến 30 km và khá quanh co uốn khúc Các

rạch trong khu vực giữa sông Tiển và sông Hậu thường lấy nước từ

sông Tiền chuyển sang sông Hậu Các rạch vẻ phía hữu ngạn sông

Hậu thì lấy nước sông Hậu chuyển sâu vào nội đồng vùng trũng tứ

giác Long Xuyên

Những rạch tự nhiên lớn là Mương Khai, Cái Đảm, Cái Tác (huyện

Phú Tân), Ông Chưởng và Cái Tàu Thượng (huyện Chợ Mới),

Long Xuyên (thành phố Long Xuyên), Chắc Cà Đao, Mặc Cần Dưng

(huyện Châu Thành) và rạch Cần Thảo (huyện Châu Phú), trong đó quan trọng nhất là hai rạch Long Xuyên và Ông Chưởng

Rạch Long Xuyên xuất phát từ sông Hậu tại thành phố Long Xuyên, chảy qua hướng đông bắc - tây nam, nối với kênh Thoại Hà tại xã Vĩnh Trạch (huyện Thoại Sơn), đi qua núi Sập rồi nối với

sông Kiên Rạch Long Xuyên cồn được gọi là kênh Rạch Giá -

Long Xuyên

Rach Ông Chưởng, đài 20km, lấy nước sông Tiển ngay đầu thi trấn Chợ Mới, chảy theo hướng đòng bắc - tây nam, chia huyện

thành hai khu vực Đóng và Tây, cuối cùng đổ vào sông Hậu ở cò lao

Mỹ Hoà Hưng

Trang 15

- An Giang còn có chừng 2l kénh đào như kênh Vĩnh Tế, Thoại Hà, Vĩnh An, Trà Sư, Thần Nông, Vàm Xáng, Rạch Giá - Hà Tiên,

Tám Ngân, Trí Tôn, Ba Thẻ, Cái Sắn, Mặc Cân Dùng, kênh Mới,

Chóc Nang Gi

Kênh Thoại Hà do Nguyễn Văn Thoại đào theo giáng chỉ của vua

Gia Long vào mùa xuân Mậu Dần (1818), sau hơn một tháng đào

xong, vua Gia Long đặt tên kênh là Thoại Hà và ban tên núi Sập là

Thoại Sơn để biểu dương công trạng của quan trấn thủ Nguyễn Văn Thoại

Kênh Thoại Hà nối rạch Long Xuyên ở Vĩnh Trạch, kéo dài theo hướng tây nam, qua núi Sập rồi đồ ra Biển Tay

Kênh Vĩnh Tế khởi công vào ngày rằm tháng chạp năm Kỉ Mão (1819) cũng đo Nguyễn Văn Thoại chỉ huy Kênh đào song song với

đường biên giới Việt Nam — Cam-pu-chia, bất đầu từ tả ngạn sóng Châu Đốc tới sông Giang Thành ở thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang)

Chiều đài kênh là 91 km, rộng 25 m và sâu 3 m Nói vẻ lợi ích của kênh

Vĩnh Tế, Đại Nam nhất thống chí viết "Từ đấy đường sông thông, việc

biên phòng và việc buôn bán đều được hưởng mối lợi vô cùng” ‘

- Ở An Giang còn có một số hồ tự nhiên như Búng Bình Thiền lớn,

Búng Bình Thiên nhỏ (nằm giữa sông Bình Di và sông Hậu- ở huyện

An Phú), hồ Nguyễn Du ở thành phố Long Xuyên và một số hồ nhân tạo cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân và góp phần cải tạo môi

trường sinh thái như hồ Soài So, Ô Tức Sa, Cây Đuốc, An Hảo

Nhìn chung nguồn nước mặt và nước ngầm ở An Giang rất đồi dào, đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của dân cư

5 Sinh vật

Do khí hậu thuận lợi và đất đai màu mỡ nên động- thực vật phát triển phong phú, có nhiều loài Cho đến hết năm 2003, An Giang có 583 ha rừng tự nhiên và 11884 ha rừng trồng Rừng tập trung ở hai

huyện Trị Tôn và Tịnh Biên

Trang 16

a) Thực vật

Ngoài ruộng lúa, hoa màu, cây thực phẩm và cây ăn quả được

trồng ở khắp nơi trong tỉnh, An Giang còn có rừng tràm và rừng cây

xanh nhiệt đới

- Rừng tràm phát triển ở vùng đất ngập nước, bưng trũng đất phèn

và than bùn, ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên Cây tràm ở An Giang thẳng đứng cao từ lộ - 20m, có khi đạt tới 25m Cách đây gần một

thế ki, tram moc thành rừng, phủ kín cả vùng đỏng bằng, song do con người khai thác bừa bãi nên rừng tràm bị thu hẹp dần

- Rừng cây xanh nhiệt đới tập trung ở vùng Bảy Núi với những

loài cây quý như gỗ mật, căm xe, giáng hương, dâu, sao, tếch Do

ảnh hưởng của chiến tranh và do con người khai thác quá mức, điện

tích rừng cũng giảm đi nhiều

b) Động vật

Trước kia dưới tán rừng tràm và đồng cỏ ở An Giang có nhiều loài

thú ăn cỏ như hươu, nai, heo rừng, rắn, rùa, chuột trên vùng đổi núi có

cả voi và bò rừng, đưới sông có rất nhiều tôm cá, vùng ngập nước có cá

sấu và nhiều loài chim (cò, điệc, le le, vịt nước ) Ngày nay do rừng bị

thu hẹp làm cho động vật tự nhiên không còn nữa, cá tôm cũng ít hẳn

Để tạo sự cân bằng về sinh thái, điều hoà khí hậu, cải tạo đất, tạo

nguồn nước ngọt và hạn chế lũ lụt, tỉnh cần phải khôi phục lại rừng

tràm và phủ xanh đồi núi trọc ở Bảy Núi 6 Khoáng sản

An Giang có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, song trữ

lượng không nhiều, đáng kể nhất có vật liệu xây dựng, than bùn, nước

khoáng, cao lanh và một ít quặng kim loại

: wer vật liệu xây dựng : có đá granít với trữ lượng khoảng 7046 triệu mỸ phân bố ở Tịnh Biên, Trí Tôn và Thoại Sơn ; sét gạch ngói

với trữ lượng 40 triệu m° „ cát sỏi với trữ lượng 10 triệu mề

Trang 17

- Than bùn : trữ lương 16.4 tiéu tan phan bé o khu vuc Bay Núi

thuộc hai huyện Tri Tôn, Tỉnh Biển, dùng để sản xuất phân hữu cơ vi

sinh và axit humic

- Cao lanh có trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn tập trung tại huyện Trí Tôn Cao lanh không những dành cho sản xuất sành sử mã còn

làm khung xương gạch men cao cấp, sản xuất bột sơn

- Môlipđen đã được người Nhật khai thác cách đây 4Ö năm ở núi

Sam, ngoài ra còn có ở vùng núi Trà Sư, núi Két

lil - DAN CU

1 Số dân và động lực tăng dan số

An Giang là tỉnh đồng dân Năm 2003, số dân trung bình của tỉnh là

2152736 người, đứng đầu trong số 13 tỉnh, thành phố của ving Déng

Trang 18

Về quy mô đân số phân theo đơn vị hành chính, đông nhất là thành phố Long Xuyên (263,8 nghìn người), hai huyện nằm giữa sông

Tiên và sông Hậu : huyện Chợ Mới (362,5 nghìn người), huyện

Phú Tân (gần 238 nghìn người) và huyện Châu Phú (244,3 nghìn người) kề bên hữu ngạn sông Hậu Ngược lại các huyện ở vùng đồi

núi thấp số đân tương đối ít như Tịnh Biên (115,9 nghìn người),

Trí Tôn (118,6 nghìn người)

Dân số của tỉnh tăng liên tục, từ !424,7 nghìn người năm 1979 ]ên 1773,7 nghìn người năm 1989 rồi 2055,4 nghìn người năm 1999 và 2152/7 nghìn người năm 2003, trung bình mỗi năm dan sé cua tinh tăng thêm khoảng 28 nghìn người, tốc độ tăng là 2%/năm

Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây, tỉ suất

gia tăng tự nhiên liên tục giảm Có kết quả này là do mức sinh giảm đi đáng kể nhờ tỉnh đã thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch

hoá gia đình và mặt khác nhờ chất lượng cuộc sống đang dần được nâng lên TI SUAT SINH, TI SUAT TU VA TI SUAT GIA TANG TU NHIEN DAN SỐ THỜI KÌ 1990 - 2003

Năm Tỉ suất sinh Tỉ suất tử Tỉ suất gia tăng |

Trang 19

Mức sinh tử và giá tăng tư nhiên có sự khác biết giữa thành thị và nóng thôn với xu hướng là thành thị thấp hơn nông thôn Năm 2003, mức sinh ở khu vực thành thị là 1&.2%s, ở khu vực nông thôn là 20,&%a,

mức tử tương ứng là 5,4%s và Š.9%a và mức tăng tự nhiên là |,28% và

1.49%, Vĩ vậy trong phương hướng phát triển dân số những năm tiếp

theo An Giang can tang cường công tác chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch

hoá gia đình ở khú vực nông thôn 2, Kết cầu dân sở ư) Kết tấu theo độ tuổi và giới tinh (BQ kế: NỮ ta T Nam | 999

Kết cấm dân cũ thép nhện tuổi tỉnh Ân Giang

Cơ cấu giới của An Giang vẫn còn mang gu ăn của hậu quá chiến tranh, giống như đặc điểm chung về cơ cấu giới của cả nước, tức là

giớt nữ nhiều hơn giới nam Tuy nhiên trong những năm gần đây đã

Trang 20

c6 dau hiéu chuyén dich theo hudng tang dan ti trong nam gidi Ti sé giới tính là 91,9 năm 1979 va 1989 96,5 nim 1999 và lén 96,9

năm 2003 Nói cách khác nữ giới chiếm S3,1% tổng so dan thoi ki

1979 - 1989, 50.9% năm 1999 và 50,8% năm 2003 Sự chẻnh lệch về

cơ câu giới thể hiện ở tất cả các thành phố, huyện, thị

Dân số ở An Giang nhìn chúng thuộc loại trẻ, mặc dù trong những

năm gần đây tốc độ gia ăng dân số đã giảm đi nhiều

75

60.3

Biển (lã cơ cắn dat se thee nhén tet cia An Giang 1-4-1989

Với cơ câu này, số trẻ em (U - 14 tuổi) và số người giả (trên 60 tuổi) thấp hơn mức trung bình của cá nước, trong khí đó số người trong đỏ tuổi lao động cao hơn một chút so với mức trung bình cả nước

bị Kới can đắn tộc

Theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam

I- 4 - 1999, toàn tính An Giang có l6 đân tộc, trong đó có 4 dân tộc

có số dân động là Việt (Kinh) (chiếm 94,7% dân số), Khơ-me

(3,8%), Chàm (0,6%), Hoa (0,5%) Ngoài ra còn có một số dân tộc

khác với số lượng khong đáng kể như Ngái, Tày, Gia-rai Mường, Nùng Phù Lá

Trang 21

Người Kinh và người Hoa cư trú ở khắp các địa phương từ thành phố, thị xã, thị trấn tới các vùng nông thòn Người Khơ-me tập trung

đông nhất ở hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và một ít ở thị trấn

Châu Đốc, huyện Châu Thành và Châu Phú Người Chăm tụ cư ở thị xã Châu Đốc và các huyện Tân Châu, Phú Tân

Vẻ tôn giáo, tỉnh An Giang có 88,2% dân số (heo tôn giáo, trong đó phổ biến nhất là Phật giáo (chiếm 42,1% dân số và 47,7% dân số

theo tôn giáo), đạo Hoà Hảo (tương ứng là 38,8% và 43,9%), Cao Đài

(3,6% và 4,1%), Công giáo (3,1% và 3,5%) và đạo Hỏi (0,6% và

0.7%) Ngoài ra còn có một số ít người theo đạo Tin lành

©) Kết cấu theo lao động

An Giang có nguồn lao động đồi đào và tăng khá nhanh Số người

trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 60% tổng dân số, nếu kể cả số

người ngoài tuổi lao động thực tế có tham gia lao động là 65% dân số Số người đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh chiếm 75% tổng số người có khả năng lao động Trong số còn lại thì 5,2% đang đi học, 14.5% dang làm nội trợ và 5,3% chưa có việc làm Như

vậy, hiện nay ở An Giang, mỗi nãm cần phải bế trí việc làm cho khoảng trên 70 nghìn người Mặt khác lao động nông nghiệp trong

tỉnh cũng mới chỉ sử đụng hết 77,3% thời gian, còn lại khoảng 23%

thời gian không có việc làm Như vậy, sự thất nghiệp tiểm ẩn trong

khu vực nông thôn rất lớn Đây thực sự là một vấn đề hết sức bức xúc cần được giải quyết thông qua một loạt các giải pháp đồng bộ như kế hoạch hoá gia đình, phát triển mạnh sản xuất ở tất cả các lĩnh vực,

đặc biệt là công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dich vu ,

đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm giải quyết việc làm,

khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh

tạo thêm nhiều ngành nghề

Trang 22

Cơ cấu lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn Xu thế này kéo dài trong nhiều năm và chuyển biến còn chậm

CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ (%)

Khu vực kính tế 1990 1995 2003

Tổng số 100,0 100,0 100,0

- Nong, làm, ngư nghiệp 82,9 80,3 73,0

- Công nghiệp - xây dựng 68 6,8 76

ợ Dịch vụ 10,3 12,9 19,4

Về chất lượng nguồn lao động, là một tỉnh có nguồn lao động đông đảo nhưng nhìn chung chất lượng còn thấp Theo số liệu thống kê Lao động - việc làm ở Việt Nam năm 2002 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, về trình độ học vấn của nguồn lao động

An Giang, còn 2,2% chưa biết chữ, 34,8% chưa tốt nghiệp tiểu học,

39,3% đã tốt nghiệp tiểu học, 12,3% đã tốt nghiệp THCS và I I,4% đã

tốt nghiệp THPT Vẻ trình độ chuyên môn kĩ thuật, tỉ lệ lao động

không có trình độ chuyên môn kĩ thuật chiếm 86,6%, có trình độ sơ

cap va hoc nghề trở lên chiếm 13,4%, trong đó 7,4% có bằng từ công nhân kĩ thuật trở lên Những con số này đều thấp hơn mức trung bình của cả nước Như vậy, việc đào tạo văn hoá, nhất là đào tạo nghề cho

lực lượng lao động trong tỉnh là nhiệm vụ rất quan trọng trong q

trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, hội nhập với nẻn kinh tế trong nước và quốc tế

Trang 23

3 Phân bố dân cư

Số dân của An Giang đứng thứ 6 trong số 64 tỉnh, thành phố của cả nước và có mật độ dân số cao hơn mức trung bình toàn quốc (gấp 2,6 lần) và Đồng bằng sông Cửu Long (gấp 1,5 lần) Năm 2003,

với số dân 252/7 nghìn người, sinh sống trên 3406,2 km” diện tích

lãnh thổ, mật độ dân số là 632 người/kmẺ

Sự phân bố dân cư của An Giang không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa vùng 4 huyện cù lao và vùng tứ giác Long Xuyên Hiện nay 89% dân số tập trung ở 9 huyện, thị, thành phố vùng đồng bằng, trong khi 2 huyện miền núi Trí Tòn, Tịnh Biên chỉ chiếm gần 11% với mật độ trung bình là

250 nguai/km?

Giữa nông thôn và thành thị, số dân phân bố cũng rất chênh lệch, số dân nông thôn đông gấp hơn 3 lần số đân thành thị Vào những

năm gần đây do tác động của quá trình đơ thị hố, ti trọng dân thành thị có chiều hướng tăng lên Tuy đều ở đồng bằng song mật độ dân số ở bốn huyện cù lao giữa hai sông Tiền và sông Hậu rất cao : huyện

Chợ Mới là 1019 người/km”, huyện Tân Chau 991 người/km”, huyện An Phu 859 người/km”, huyện Phú Tân 775 người/km” Trong khi ba huyện nằm trong tứ giác Long Xuyên có mật độ thưa hơn

490 người/km' Chủ trương điều chỉnh sự phân bố dân cư và lao động là rất đúng đắn nhằm góp phần khai thác các thế mạnh của tình, phát triển kinh tế và giải quyết việc làm

Dân cư An Giang cư trú trải dài theo trục lộ giao thông, đọc theo hai

bên bờ sông, rạch, kênh đào, quy tụ ở các trung tâm kinh tế, hành chính,

văn hoá lớn, một số lại sinh sống trên ghe, nhà bè họp thành làng nổi

trên sông - một loại hình cư trú độc đáo không chỉ riêng của An Giang,

mà còn thấy ở nhiều tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cừu Long

Trang 24

»

4 Giáo dục, y tế

a) Gido duc

Sự nghiệp văn hoá, giáo dục ở An Giang trong những năm qua đã

có những tiến bộ đáng kể cả về quy mô và chất lượng Cuối năm 1999

tỉnh đã được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ

cập tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh Cho đến hết năm 2003, toàn bộ 150 xã, phường và II huyện, thị, thành phố đã hồn thành chương

trình xố mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học

Về giáo dục mầm non, số trường học đã tăng từ 84 trường năm

hoc 1999 - 2000 lén I18 trường năm học 2003 - 2004, trong đó

trường công lập là 103 và trường dân lập là 15 Số giáo viên mẫu giáo và số học sinh đến lớp tăng khá nhanh, từ 596 giáo viên và 19246 học sinh năm học 1999 - 2000 lên I14l giáo viên và 32098 học sinh năm

học 2003 - 2004

Về giáo dục phổ thông, bao gồm tiểu học, trung học cơ sở

(THCS), trung học phổ thông (THPT), số trường, phòng học, số giáo viên và số học sinh tăng nhanh qua các năm Số trường và phòng học

từ 51] trường và 6514 phòng năm học 1999 - 2000 lên 582 trường và

7740 phòng vào năm học 2003 - 2004 (trong đó có 43 trường THPT)

Các trường phổ thông phân bố tương đối đồng đều giữa các huyện, thị

nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh Những huyện đông đân

có nhiều trường phổ thông hơn như huyện Chợ Mới (80), Phú Tân (67),

Châu Phú (65)

Tương ứng với khoảng thời gian nói trên, số giáo viên cũng tăng từ 11681 (trong đó có 898 giáo viên THPT) lên 14218 (có 1660 giáo

viên THPT) Số lượng học sinh phổ thông cũng tăng, chủ yếu là học

sinh THCS và THPT, từ 384766 (có 3336I học sinh THPT) lên

Trang 25

Nam hoc 1991- 1992, ti lé hoc sinh tét nghiép tiéu hoc 1a 88%, THCS

là 61%, THPT là 64% Đến năm học 2002- 2003 tỉ lệ học sinh tốt

nghiệp tương ứng là 99%, 91% và 77% Tuy nhiên ngành giáo dục cũng cần phải quan tâm đến tình trạng cơ sở trường lớp, thiết bị dạy học còn nhiều thiếu thốn, tỉ lệ học sinh bỏ học còn cao và hiện tượng

thiếu giáo viên, nhất là ở cấp tiểu học

Trên địa bàn An Giang còn có 3 trường trung học chuyên nghiệp,

1 trường đại học với tổng số 13241 sinh viên

b)Ytế

Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng của An Giang thường xuyên được củng cố và có nhiều tiến bộ đáng kể Cho đến hết

năm 2003, trên địa bàn An Giang có 15 bệnh viên đa khoa, trong đó

có 2 bệnh viên tỉnh, 13 phòng khám khu vực, 145 tram y tế Xã,

phường Như vậy, có 97% xã phường có trạm y tế, chỉ có 5 xã mới

thành lập (I ở thị xã Châu Đốc, mỗi huyện Tịnh Biên, Chợ Mới,

Châu Thành, Thoại Sơn có I xã), tuy chưa có trạm y tế nhưng vẫn có

đội ngũ cán bộ y tế Tổng số giường bệnh là 3804 giường (trong đó

3724 giường bệnh quốc lập, 80 giường bệnh dân lập) Bình quân có

7,6 giường bệnh trên một vạn dân

Về lực lượng cán bộ ngành y, cho đến hết năm 2003, toàn tỉnh

An Giang có 797 bác sĩ, [135 y sĩ, 910 y tá và 349 nữ hộ sinh Số y,

bác sĩ bình quân trên một vạn dân là 9 người -

Ngành y tế của tỉnh đã thực hiện tốt các chương trình y tế quốc

gia, nhất là tiêm chủng mở rộng đạt tỉ lệ cao Các hoạt động phòng chống bệnh tật, nhất là phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết, công tác

bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình đượé triển khai có kết

quả Các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, tổ chức khám chữa bệnh cho đồng bào vùng sâu, vùng xa và các đối tượng

Trang 26

IV - KINH TẾ

1 Nhân định chung

Diện mao nến kinh tế An Giang đã có nhiều chuyển biến đáng, kể sau

gần I5 nảm thực hiện đường lối đổi mới, xây đựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phân theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước

Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn táng liên tục, từ 1176 tỉ đồng (giá

hiện hành) năm 1990 lên 5516,2 tỉ đồng năm 1995 va dat 13190,2 ti

đồng nam 2003, chiếm L1,3% GDP của toàn vùng đồng bằng sông

Cửu Long, đứng thứ 2 sau Kiên Giang Như vậy, trong vòng 13 năm

GDP đã tăng [1,2 lấn Tốc độ tảng trưởng kinh tế cao, đạt 9,9%/nãm

trong thời kì 1991 - 1995 và 13,5%/năm thời kì 1996 - 2003 Lạ

15000

a I990 J99| OOF MBX 1985 FONE 1996 1907 JUỢẾ |8 2000) 2002 208A [ Nam?

Biểu đồ GDP của An Giang thời ki 1990 - 2003 {theo giá hiện hành]

Cơ cẩu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố -

hiển đại hoá, song còn chăm Năm 1990, tỉ trọng khu vực Ï (nông -

lâm - ngư nghiệp) chiếm 59 4%, khu vực lÏ (cêng nghiệp - xây dựng) chiếm 9,0% và khu vue IH (dich vụ) chiếm 31.6% Đến năm 1995,

khu vực Ï giảm đi côn 53,6%, khu vực II nhích lên 11,7% và khu

vực lII đạt 34.7% Sang nàm 2003, cơ câu ngành tương ứng là 37,2%,

Trang 27

lg

109 a

1990 1995 2000 3003

ea Khu vự: ! L_] Khu vue Il | Khu vuc Ill

Biển đỗ cơ củ GÓP theo ngành tai đoạn T96()- 20024

Về cư cấu theø thành phần kinh tế, khu vực kinh tế trong nước

chiếm tuyết đạt đa số 99.9%, khu vực có vốn đâu lu nước ngồi

khơng đúng kể Khu vực kinh tế trong nước đã chuyển biến theo hướng huy động tất cả các hình thức sở hữu tham giá phát triển kinh 1ế và tăng dân tí trọng kinh tế nhà nước ở những lĩnh vực cần thiết

Đóng góp trong GDP của khu vực kính tế nhà nude tang wr 115%

nam 1995 lên 14,0% năm 2000 vA dat 15,0% nam 2003 Khu vực

kinh tế cá thể chiếm tỉ trọng cao tuy có xu hướng giảm tir 86,3%

năm 1995 con 80.3% năm 2003 gop phan tao việc làm, xây dựng

phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Các thành phần kinh tế kháe như 1ư nhân, tập thể cũng được khuyến khích phát triển

Đi đổi với tăng trưởng GDP, mức thu nhập bình quân đầu người

Trang 28

năm 1990 lên 2802 nghìn đồng năm I995 và đạt 6127 nghìn đồng

năm 2003 So với năm 1990, GDP/người tăng 9,6 lần, tuy nhiên vẫn

còn thấp hơn mức trung bình của cả nước một chút (80.8%) 2 Nông, lâm, ngư nghiệp

Trong thời gian qua, mặc dù gặp thiên tai lũ lụt, song sản xuất

nông, lâm, ngư nghiệp của An Giang vẫn đạt được nhiều thành tựu

đáng kể không chỉ riêng cho tỉnh mà cho toàn vùng Đồng bằng sông Cừu Long và cả nước Trong cơ cấu GDP, ngành nông, lâm, ngư

nghiệp tuy đã giảm từ vị trí thứ nhất năm 1990 với tỉ trọng 59,4%

xuống vị trí thứ hai năm 2003 với tỉ trọng 37,7%, song về giá trị tuyệt đối vẫn tăng 7,1 lần, từ 699 tỉ đồng năm 1990 lên 4966 tỉ đồng năm

2003 (theo giá hiện hành)

GIÁ TRỊ SẲN XUẤT VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUAT NONG, LAM,

NGƯ NGHIỆP THỜI KÌ 1990 - 2003

(giá hiện hành, đơn vị : tỉ đồng và %) —— cố sốc Năm 5 : 1990 1995 2000 2003 Các ngành | Nong nghiép Gia trị sản xuất 1204,1 4877,8 6035,9 7877,7 Cơ cấu 93,0 87,5 82,1 80,9 Lam nghiép Giá trị sản xuất 14,7 55,0 86,0 91,4 Cơ cấu 1/1 1,0 1,2 1,0 Ngư nghiệp Giá trị sản xuất 76,2 644,9 1231,5 1764,7 Cơ cấu 5.9 11,5 16,7 18,1 Toan nganh 3295,0 §577,7 7353,4 9733,8 100,0 100,0 100,0 100,0

Như vậy, trong nội bộ của khu vuc I, néng nghiép có xu hướng giảm về tỉ trọng nhưng vẫn chiếm ưu thế Giá trị sản xuất ngư nghiệp

Trang 29

Riéng gid trị sản xuất lâm nghiệp hầu như không thay đổi vì tài nguyên rừng không còn nhiều và khả nang khai thác có hạn

a) Nong nghiep

Nong nghiệp là ngành kinh tế quan trọng không chỉ riêng đối với An Giang, mà cho cả vùng Đồng băng sông Cửu Long và cả nước Sản xuất nông nghiệp đã được phát triển toàn điện (bao gồm trồng

trọt, chân nuôi, dịch vụ nông nghiệp) và vững chắc, đảm bảo an ninh lương thực, đẩy mạnh sản xuất nông sản hàng hoá, phục vụ xuất

khẩu, phát triển nõng nghiệp nóng thôn Giá ui sản xuất nông nghiệp tăng liên tục, với tốc độ 5,5%/năm Về giá trị sản xuất nông nghiệp nam 2003, An Giang đứng đầu các tỉnh Đồng bảng sông Cửu Long

(chiểm 12,7% giá trị sản xuất nông nghiệp toàn ving) va đứng thứ

hai trong ca nuée (sau Dak Lak)

Trong nội bộ ngành nêng nghiệp đã có sự chuyển dịch giữa trồng trọt, chăn nuôi và dich vụ nông nghiệp nhưng chưa thực sự vững

chắc Ngành trồng trọt luôn giữ vai trò chủ đao, tỉ trọng của nó trong

cơ câu giá trị sản xuất nông nghiệp không giảm mà còn nhích lên (từ

77,2% năm 1990 lên 79,7% năm 2003) Ngành chăn nuôi và dịch vụ

Trang 30

- Trồng trọt

Trồng trọt là thế mạnh của nông nghiệp An Giang, bao gồm nhóm

cây lương thực (lúa, ngó, khoai mì), cây rau đậu, cây công nghiệp

hằng năm (đậu tương, vừng, lạc), cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả Chiếm ưu thế là nhóm cây lương thực với 76% giá trị sản xuất và

93% diện tích canh tác + Cay lương thực

Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt tăng liên tục qua các

năm, từ 329,4 nghìn ha năm 1990 lên 421,7 nghìn ha năm 1995 và

đạt tới 513 nghìn ha năm 2003, đứng thứ 2 ở Đồng bằng sông

Cửu Long và cả nước, chỉ sau tỉnh Kiên Giang Như vậy, so với năm 1990, điện tích cây lương thực năm 2003 tăng hơn 183 nghìn ha Hệ số sử dụng ruộng đất là 2,2 lần Có kết quả này là nhờ tỉnh đã hồn thành khai hoang phục hố vùng đất trũng phèn ở các huyện Trí Tôn, Tịnh Biên, tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi kết hợp với xây dựng hệ thống thoát lũ Sản lượng lương thực ngày một gia tăng

nhờ nâng cao năng suất và cơ cấu mùa vụ, từ ï,5 triệu tấn năm 1990,

lên 2,2 triệu tấn năm 1995 và đạt tới 2,75 triệu tấn năm 2003 Hiện nay, An Giang đứng đầu trong số 64 tỉnh và thành phố về sản lượng

lương thực Cây lương thực tập trung nhiều tại các huyện Thoại Sơn, Châu Phú, Chợ Mới, Châu Thành, Phú Tân Bình quân lương thực có

hạt theo đầu người năm 2003 là 1277 kg/người, cao gấp 2,8 lần mức bình quân cả nước

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẲN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CÓ HẠT

Trang 31

* Cay hia

Trong cơ cấu cây lương thực của An Giang, cây lúa giữ vị trí chủ đạo Diện tích gieo trồng lúa cả năm ngày càng mở rộng, tập trung vào hai vụ đông xuân và hè thu, ngoài ra còn có một phần nhỏ cho vụ

mùa và thu đông

Về điện tích gieo trồng lúa cả năm trên địa bàn toàn tỉnh, đứng đầu là huyện Thoại Sơn (19,2% diện tích lúa toàn tỉnh với trên 97

nghìn ha), sau đó là các huyện Châu Phú (14,2% và 71,8 nghìn ha),

Trí Tôn (11,8% và 59,4 nghìn ha) Các huyện Châu Thành, Chợ Mới,

Phú Tân cũng trồng nhiều lúa với diện tích bình quân trên 56 nghìn

ha cho mỗi huyện Như vậy, cày lúa có ở cả ba vùng : cù lao, hữu ngạn sông Hậu và ở vùng Bảy Núi

Năng suất lúa cả năm tăng lên đáng kể, từ 45,3 ta/ha năm 1990 lên

53,3 tạ/ha năm 2003, cao hơn mức trưng bình của cả nước (46,3

tạ/ha), đứng đầu các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 9/64 tỉnh, thành trong cả nước Năng suất lúa vụ đông xuân là cao nhất :

64,1 tạ/ha Đạt được năng suất cao là nhờ người nông dân đã sử dụng

giống tốt, có chất lượng cao để phục vụ xuất khẩu, đầu tư thâm canh và áp dụng khoa học kĩ thuật Các huyện có năng suất lúa cả năm cao nhất là Châu Phú (59,3 ta/fha), Phi Tan (59,1 ta/ha), Tan Chau (57,9 ta/ha) và An Phú (57,1 ta/ha) Các huyện dẫn đầu về sản lượng lúa cả năm là Thoại Sơn (490,3 nghìn tấn), Châu Phú (422,7 nghìn tấn), Phú Tân (323,2 nghìn tấn) và Châu Thành (318,6 nghìn tấn) * Cáy ngô (bắp)

Ngõ là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa, mặc dù ở

Trang 32

khiêm tốn : 1,8% diện tích và 2,2% sản lượng Diện tích, năng suất và

sản lượng ngô nhìn chung trong toàn thời kì 1990 - 1996 tăng giảm thất thường, chỉ từ năm 1997 đến nay, mức gia tăng mới thực sự ồn

định Từ năm 2000 đến nay, đo năng suất cao (82 tạ/ha), hiệu quả kính tế lớn (bình quân lãt 5 triệu đồng/ha) và nhu cầu tiêu thụ nhiều,

nên cây ngô lai được trồng trên điện rộng, được tỉnh coi là một trong

những cây cần chuyển đổi Diện tích trồng ngô lai chiếm khoảng 55 -

60% diện tích ngô Trên các vùng cồn bãi ven sông Tiền và sông Hậu

thuộc các huyện An Phú, Tân Châu, Chợ Mới, Phú Tân, Châu Thành

trồng nhiều ngô

* Đất đai của An Giang, nhất là ở vùng đồi núi thấp Tri Tôn, Tịnh Biên thích hợp với việc trồng sắn (khoai mì) Diện tích trồng

khoai mì hiện nay (2003) là 4,5 nghìn ha, trong đó riêng huyện

Trí Tôn đã chiếm 75,5% diện tích, Tịnh Biên 24,4% Do An Giang đã

có nhà máy chế biến tỉnh bột khoai mì với công suất 18 nghìn tấn

thành phẩm, nhu cầu nguyên liệu lớn, nên cây khoai mì có điều kiện

phát triển Mặt khác, việc trồng khoai mì còn góp phần tạo việc làm,

tang thu nhập cho người dân nghèo vùng Bảy Núi, đặc biệt cho đồng

bào đàn tộc Khơ-me

+ Cây công nghiệp

Cây công nghiệp chỉ chiếm 5% giá trị sản xuất nông nghiệp và 1,3 diện tích gieo trồng Trong cơ cấu cây công nghiệp, An Giang

phát triển cả cây hằng năm và cây lâu năm, song về điện tích thì

nghiêng về cây công nghiệp hằng năm Các cây công nghiệp quan

trọng ở An Giang là cày đậu nành (đậu tương), mè (vừng), dừa

và điều

Trang 33

DIEN TICH VA SAN LUGNG CAC CAY CONG NGHIEP

CHU YEU CUA AN GIANG _ | Dien Cac loai tich Đậu nành Mè Dừa 29 | 485 Điều 05 | 02 05 0,3 0,6 03

* Cây đậu nành (đậu tương), trông tập trung ở các huyện Chợ Mới

(825 ha), Tân Châu (530 ha), An Phú (368 ha), xen canh trên ruộng

lúa Riêng 3 huyện này đã chiếm 69% diện tích và 70% sản lượng

đậu nành toàn tỉnh năm 2003 Ngoài ra đậu nành còn được trồng ở

các huyện Phú Tân, Châu Phú

* Cáy mè là một trong những cây công nghiệp hằng năm có hiệu

quả kinh tế cao, nhu cầu thị trường xuất khẩu với sức mua lớn Song ở

An Giang diện tích trồng mè chưa nhiều và diện tích chuyển đổi còn

chậm do nông dân thiếu kinh nghiệm, lại sẵn có tập quán canh tác trồng lúa từ lâu đời Người nông dân thường xạ mè vào các chân ruộng lúa mùa, sau khi đã thu hoạch Tri Tôn và Chợ Mới là hai huyện trồng nhiều mè

+ Cây ăn quả cũng là thế mạnh của An Giang Năm 2003 toàn

tỉnh có 7 nghìn ha cây ăn quả, chủ yếu là chuối, xoài, nhãn Việc

trồng cây ăn quả không chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường, mà còn góp phần cải thiện thu nhập cho người nông dân

Trang 34

- Chan nuôi

Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của Án Giang, tỉ trọng

ngành chăn nuôi còn nhỏ và gia tăng không ổn định Chăn nuôi gia

súc chiếm 52% giá trị toàn ngành, rồi đến gia cầm và các con vật khác (dê) SỐ LƯỢNG ĐÀN GIA SÚC VÀ GIA CẦM THỜI KÌ 1990 - 2003 Vật nuôi 1990 1995 2000 an Bo (con) 79595 36690 37342 52832 Trau (con) 5726 5177 3199 3728 Lợn (con) 104183 153693 186050 203751 | Ga (nghin con) 1580,0 1304,1 1342.5 1547.8 | Vit (nghin con) 1035,0 1113,1 11497 2151,0 Dề (con) - 547 1224 5641

Nhìn chung, chăn nuôi tăng chậm, thâm chí đàn bò, trâu giảm đi, đàn

gà không tăng Nguyên nhân chính là do việc sử đụng máy móc trong

sản xuất nòng nghiệp ngày càng tăng, vì thế nhu cầu sức kéo trâu bò giảm đi, giá thức ăn gia súc tăng, giá cả thu mua sản phẩm không thuận lợi cho người chăn nuôi làm cho lãi ít, không có hiệu quả

* Dan trâu giảm nhiều, từ 5726 con năm 1990 chỉ còn 3728 con năm 2003, giảm 2000 con Trâu được nưới nhiều ở huyện An Phú, Trí Tôn và Tịnh Biên

Trang 35

* Đàn bò : cho đến nay, đàn bò trong tỉnh là 52832 con, giảm 26763 con so với năm 1990 nhưng đã tăng thêm trên 15 nghìn con so

với năm 2000 ; trong đó bò cày kéo chiếm 48% tổng đàn bò Việc phát triển chăn nuôi bò, nhất là bò sữa và bò thịt làm tăng sản lượng

thịt, sữa bình quân đầu người, tận dụng những vùng đất xấu để trồng cỏ

và phụ phẩm của ngành trồng trọt, giúp cho nông đân có việc làm thường xuyên, cải thiện kinh tế gia đình và góp phần đa dạng hố sản

phẩm nơng nghiệp Bò được nuôi nhiều ở Trí Tôn (18,4 nghìn con, 35% tổng đàn bò), Tịnh Biên (15,8 nghìn con, 30% tổng đàn bò)

Ngoài ra bò còn có ở các huyện Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành,

Tân Châu

* Đàn lợn : Trong số các vật nuôi, đàn lợn có tốc độ tăng trưởng nhanh và ồn định So với năm 1990, đàn lợn năm 2003 đã tăng gấp 2

lần Lợn được nuôi ở hầu khắp các huyện, thị trong tỉnh, song nhiều nhất ở các huyện thâm canh lúa như Phú Tân (43,6 nghìn con, 2l ,4%

tổng đàn lợn), Thoại Sơn (32,5 nghìn con, 16% tổng đàn lợn),

Chợ Mới (26,5 nghìn con, 13% tổng đàn lợn)

* Đàn gia cẩm, nhất là đàn vịt có tốc độ tăng trưởng khá, nhưng gần đây do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên đã chững lại Nuôi vịt lấy thịt và trứng, tập trung theo ruộng lúa ở tứ giác Long Xuyên

b) Ngư nghiệp

Hoạt động thuỷ sản của An Giang liên tục phát triển Ti trọng của

ngành trong toàn bộ khu vực I tăng từ 5,9% năm 1990 lên 16,7% năm

2000 và đạt 18,1% năm 2003 Giá trị sản xuất thuỷ sản năm 2003 tăng gấp 23 lần so với năm I990, với 1764,7 tỉ đồng (giá hiện hành), trong đó phần nuôi trồng chiếm 76%

Trang 36

Toàn tính hiện có 1560,9 ha diện tích mật nước nuôi trồng thuỷ sẵn (năm 2003), chủ yếu trên các sông, kênh, rạch Sản lượng thuỷ

sản tăng rõ rệt qua các năm, từ !03,6 nghìn tấn năm 1990 lên 171,4

nghìn tấn năm 2000 và đạt tới 204,3 nghìn tấn năm 2003

Việc tổ chức nuôi cá bè cho năng suất và sản lượng khá cao, góp phần cung cấp thực phẩm tươi sống cho nhân dân trong tỉnh và các thị trường nội địa, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thuỷ sản

xuất khẩu, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông

thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

DIEN TICH MẶT NƯỚC VÀ SẲN LƯỢNG THUỲ SẲN AN GIANG A Diện tích mặt nước nuôi trồng 1373,1 1252/22 1560, thuỷ sản (ha) B Sản lượng thuỷ sản (tấn) 103635 171424,4 204302,6 Trong đó * Nuôi trồng 35410 80156 136825 s Khai thác 68225 91288 67473 C Số lượng bè nuôi thả cá (cái) 2128 3086 3178 Sản lượng cá bè (tẩn) 20454 41895 95665

Sản lượng cá bè của An Giang năm 2003 chiếm 46,R% tổng sản

lượng thuỷ sản (cả khai thác và nuôi trồng) và 20% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng

Cá tra và cá basa là sản phẩm nuôi cá bè đặc trưng, có giá trị hàng

đầu trong cơ cấu sản xuất thuỷ sản của tỉnh Đây là mặt hàng khá nổi

tiếng ở An Giang Thông qua công nghiệp chế biến, cá tra và cá basa đã xuất khẩu vào các thị trường lớn trên thế giới như Mĩ, EU và một

số nước châu Á

Trang 37

Tôm càng xanh cũng là một trong những sản phẩm thuỷ sản chính của tỉnh Do nhu cầu thị trường trong và ngoài nước rất lớn, lại có nguồn nước ngọt phong phú và hiệu quả kinh tế cao, mà diện tích nuôi tôm tăng từ 5 ha năm 1995 lên 370 ha năm 2003 và sản lượng tôm năm 2003 lên tới 532 tấn, gấp 3 lần sản lượng năm 1995

©) Lam nghiệp

Tỉ trọng của ngành lâm nghiệp trong khu vực Ï không đáng kể (khoảng trên đưới 1%), mặc dù giá trị sản xuất có tăng lên qua các

nam, tir 14,7 tỉ đồng năm 1990 (giá hiện hành), lên 55 tỉ đồng năm

1995, 86 tỉ đồng năm 2000 và đạt 94 tỉ đồng năm 2004

Trước kia An Giang có diện tích rừng tràm khá lớn, song do chiến tranh tàn phá và sự khai thác quá mức của con người nên hiện nay diện tích rừng còn rất ít Tỉnh đã có chương trình phủ xanh lại đổi núi

Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 12471 ha (2003), trong đó

rừng trồng là 11884 ha, chiếm 95%, rừng tự nhiên là 583 ha Tỉ lệ che

phủ chỉ có 3,7% Tỉnh còn 3193 ha đất chưa sử dụng có khả năng lâm nghiệp Nếu như mỗi năm trồng thêm 1000 ha thì độ che phủ sẽ tăng lên góp phần bảo vệ môi trường sinh thái

3 Công nghiệp

4) Tình hình phát triển và cơ cấu ngành

Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của An Giang trong thời gian qua có tốc độ tăng trưởng khá, bình quân năm đạt 10,3%, tuy nhiên tỉ trọng trong cơ cấu GDP còn nhỏ và chuyển dịch chậm,

từ 9% năm 1990 lên 11,2% năm 2000 và 12,7% năm 2003 Giá trị

sản xuất công nghiệp tăng nhanh từ 1896 tỉ đồng năm 1995 lên

Trang 38

MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP AN GIANG Chỉ tiêu 1 Cơ sở sản xuất (cơ sở) ~ Quốc doanh

- Ngoài quốc doanh 12343

~ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 7

2 Lao động công nghiệp (người) 42372 57467 63170

~ Quốc doanh 3867 5276 8630

~ Ngoài quốc doanh 38505 51910 54442

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Fi 281 98

3 Giá tri sản xuất ( đồng, giá hiện hành) | 1896,0 35009 | 5868/09

4 Giá trị sản xuất theo thành phần 100,0 100,0 100,0 kinh tế (%)

~ Trong nước 95,2 98,0 99,7

Quéc doanh 20,1 25,1 14,6

Ngoài quốc doanh 85,1 > Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 0,3

Trên địa bàn tỉnh có 15 cơ sở sản xuất công nghiệp quốc doanh, trong

đó có 3 cơ sở của trung ương và 12 của địa phương, với 86 nghìn lao động, chiếm 13,6% tổng số lao động trong ngành công nghiệp Thế mạnh của khu vực quốc doanh là chế biến gạo xuất khẩu, chế biến

thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí

Khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh có

11343 cơ sở, trong đó kinh tế cá thể chiếm tới 97% tổng số cơ sở, thu

hút 54,4 nghìn lao động (chiếm 86% tổng số lao động toàn ngành) bao gồm cả lao động chuyên và lao động kinh tế gia đình, không chuyên, tranh thủ thời vụ nông nghiệp Hoạt động ngành nghề công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở khu vực này rất đa dạng và phong phú,

từ chế biến nông, lâm, thuỷ sản đến gia công, sửa chữa cơ khí, hàng

đệt thổ cẩm, thêu ren xuất khẩu

Trang 39

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng thấp cả về số cơ sở, lao động lẫn giá trị sản xuất công nghiệp và có xu hướng giảm đi Tính đến hết năm 2003 có hai liên doanh đang hoạt động, thu hút 98 lao động và tạo ra 18,5 tÌ đồng Lĩnh vực sản xuất của các liên doanh là mì ăn liên, chế biến gạo xuất khẩu, khai thác và

chế biến đá xuất khẩu

, Về cơ cấu ngành công nghiệp, nhóm ngành chiếm ưu thế là công nghiệp chế biến, tuy tỉ trọng có giảm đần, từ 95,4% năm 1995 xuống

92,2% năm 2003, nổi bật nhất là các ngành công nghiệp thực phẩm

và đồ uống, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, đệt - may, đa - giày b) Các ngành công nghiệp chủ yếu

Trên địa bàn tỉnh hiện có 24 ngành công nghiệp đang hoạt động, trong đó nổi lên một số ngành công nghiệp thế mạnh trên cơ sở sử dụng nguyên liệu tại chỗ, nguồn lao động đổi đào, thị trường tiêu thụ

sản phẩm trong và ngoài nước, trình độ tay nghề và kinh nghiệm GIA TRI SAN XUAT VA LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH

CỦA AN GIANG, NĂM 2003 Giá trị sản xuất (giá hiện hành) Lao động công nghiệp Các ngành 'Tồn ngành

- Cơng nghiệp khai thác - Công nghiệp chế biến

Trong đó :

+ Thực phẩm, đồ uống

+ Vật liệu xây dựng

+ Cơ khí

+ Dệt - may, đa - giày

+ Chế biến gỗ & lâm sản

+ Công nghiệp khác

~ Công nghiệp điện, ga, nước

Trang 40

- Công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống là ngành chủ đạo của công nghiệp An Giang, đứng đầu cả về giá trị sản xuất (chiếm

25,2% giá trị của toàn ngành), số lao động (33,2% tổng số lao động)

lẫn số cơ sở sản xuất (30,6% tổng số cơ sở công nghiệp) Ngành này

phát triển ở cả ba khu vực quốc doanh, ngoài quốc doanh và đầu tư

nước ngoài Trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ sở chế biến lương thực- thực phẩm, chế biến thuỷ - súc sản, thức An gia súc, rau quả lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long như công tỉ xuất nhập khẩu nông sản

thực phẩm An Giang (AFIEX), chuyên chế biến thức ăn gia súc,

thuỷ sản xuất nhập khẩu, nông sản thực phẩm ; công t¡ TNHH liên

doanh công nghiệp thực phẩm An Thái, chuyên sản xuất mì gói các

loại ; cong ti xuất nhập khẩu An Giang (ANGIMEX), xuất nhập khẩu, kinh doanh lương thực, xay xát gạo ; công tỉ dịch vụ kĩ thuật nông

nghiệp An Giang (ANTESCO) vừa kính doanh máy móc nông

nghiệp, vừa chế biến rau quả đông lạnh Sản phẩm chính của ngành (năm 2003) là xay xát gạo, ngô (1,3 triệu tấn), thuỷ sản đông lạnh (27,8 nghìn tấn), chế biến thức ăn gia súc và thuỷ sản (27,5 nghìn

tấn), sản xuất mì ăn liền (9048 tấn)

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cũng là thế mạnh của tỉnh, đứng thứ hai về giá trị sản xuất công nghiệp (4,8%) và thứ ba về số lao động (13,4% tổng số lao động) Hiện nay cả tỉnh có 86 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó có 4 cơ sở quốc đoanh, tiêu biểu

là công ti khai thác và chế biến đá An Giang, có trụ sở tại xã Cô Tô,

huyện Tri Tôn, doanh thu (năm 2003) đạt trên 60 tỉ đồng ; công tỉ

xây lấp An Giang, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng Các

sản phẩm của ngành (năm 2003) là đá khai thác (1,3 triệu mì), gạch nung (381,7 triệu viên), ngói lợp (12,9 triệu viên), xí măng

(306 nghìn tấn) gạch bông, gạch hoa (26,9 triệu viên)

Ngày đăng: 25/03/2014, 10:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN