1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

địa lí các tình và thành phố việt nam tập 6 (các tỉnh và thành phố đồng bằng sông cửu long) part3

159 1,3K 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 159
Dung lượng 49,36 MB

Nội dung

Trang 1

it®y>

cả tỉnh có 364 ha, đến năm 2003 đã lên 1098 ha, tăng gấp 3 lần, riêng Long Mỹ tăng tới 6 lần, từ 79 ha (2000) lên 446 ha (2003) Sản lượng dưa hấu của Hậu Giang hiện nay khoảng hơn 12 ngàn tấn Việc trồng dưa cũng gập trở ngại, chủ yếu do khó chủ động được đâu ra, cũng

như chưa có cơng nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch

Nhằm khấc phục khó khăn này, hiện nay tỉnh đang dự định xây dựng các nhà máy chế biến rau quả

+ Cây công nghiệp

Cây công nghiệp ngắn ngày của Hậu Giang còn khá đơn điệu, trong đó mía là cây quan trọng nhất với điện tích khoảng trên đưới 2 vạn ha

Mia duoc trồng trên những vùng đất cao ở các huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thuỷ và thị xã Vị Thanh Trong số này Phụng Hiệp vừa

là nơi có điện tích trồng lớn nhất (50%) vừa có năng suất cao nhất

(766 tạ/ha so với 736ta/ha của cả tỉnh) Sản lượng mía hiện nay ổn định ở mức l,2 triệu tấn

Ngành trồng mía ở Hậu Giang hiện nay phụ thuộc nhiều vào quy hoạch cơng nghiệp mía đường của cả nước Việc xây đựng nhà máy đường Vị Thanh là điều kiện đâm bảo cho cây mía phát triển

TINH HINH SAN XUẤT MÍA Ở HẬU GIANG

Năm 2000 2001 2002 2003 Diện tích (ha) 19237 15194 16.956 16732

Năng suất (tạ/ha) 698,4 706,9 724,3 736,3

Sản lượng (tấn) 1343425 1074.100 1228179 1221844

Ngồi mía, HẠu Giang cịn trồng bơng, vừng (mè) nhưng diện tích

khơng đáng kể

Cáy dừa có thể coi là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế duy nhất ở Hậu Giang Dừa được trồng ở khắp nơi, nhưng tập trung

Trang 2

ở các vùng đất nhiều mặn Là loại cây lâu năm sản phẩm được sử dụng với nhiều mục đích và gắn với cuộc sống bình thường của người

dân nên cây đừa ở Hậu Giang ít biến động về điện tích và sản lượng Với 6500 ha, mỗi năm tỉnh thu hoạch khoảng hơn 31 triệu trái dừa Phụng Hiệp và Long Mỹ là hai huyện trồng nhiều dừa Trong đó Long Mỹ là huyện trồng nhiều dừa nhất Ở đây cây dừa bao phủ trên 2000 ha, chiếm tới 6% diện tích đất nông nghiệp

+ Cây ăn quả

Cũng như các tỉnh khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, cây ăn quả là thế mạnh của Hạu Giang Với 20458 ha, việc trồng cây ăn quả hằng năm đem lại khoản thu nhập khoảng 16% giá trị sản xuất của ngành trồng trọt

Ở Hậu Giang, các loại cây ăn quả quan trọng gồm cam, qt, dứa

(khóm), xồi, nhãn, chuối, chôm chôm, bưởi

Do điều kiện khí hậu thuận lợi, xoài là cây ăn quả được trồng khắp nơi nhưng tập trung nhất là ở các vùng đất cao ven sông Hậu thuộc Châu Thành, Phụng Hiệp Nhờ có thị trường tiêu thụ cùng với việc sử dụng các giống mới cho năng suất cao nên cây xoài được chú ý phát

triển hơn Diện tích, năng suất và sản lượng xoài đều tăng đáng kể

Từ năm 2000 đến 2003, diện tích xoài tăng gấp 1,7 lần (từ 2405 ha lên 4106 ha), sản lượng tăng 2,2 lần tir 6189 tan lên đến 13456 tấn Các huyện Châu Thành, Phụng Hiệp, mỗi huyện có sản lượng 3000 - 4000 tan

Cam, chanh, quýt là những loại cây được trồng trên diện tích rộng,

khoảng 7000 ha Các huyện trồng nhiều là Phụng Hiệp, Long Mỹ

song mức độ trồng tập trung cao thì lại ở Châu Thành A Tại đây, các loại cây này chiếm tới hơn 8,3% điện tích đất nông nghiệp Sản lượng cam chanh, quýt những năm qua tăng mạnh Năm 2000 cả tỉnh thu được gần 40 ngàn tấn quả, đến năm 2003 sản lượng đã lén tới gần

Trang 3

ee Lề

Bưởi là cây trồng có diện tích tăng mạnh trong những năm qua, nhưng điện tích cũng như sản lượng bưởi còn rất khiêm tốn Đến năm

2003 Hậu Giang mới có 771 ha bưởi và thu được 4942 tấn quả Bưởi chủ yếu được trồng ở Châu Thành và Châu Thành A với khoảng 90% điện tích bưởi tồn tỉnh

Trong thời gian tới diện tích cam, chanh, quýt, bưởi tiếp tục tăng lên do nhiều nguyên nhân Bên cạnh các giống mới du nhập từ ngoài vào, các giống truyền thống như cam Phong Điền, bưởi Ô Mơn vẫn

Có Vai trị rat quan trọng

Chuối cũng là loại cây được trồng với diện tích lớn, khoảng hơn 1000 ha Địa bàn tập trung của cây chuối là Châu Thành, sau đó đến Long Mỹ, Phụng Hiệp

Chom chom là thế mạnh của nhiều tỉnh Tay Nam Bộ, nhưng ở Hau Giang lại trồng tương đối ít, chỉ có 100 ha Riêng nhãn có hơn 1000 ha với sản lượng 12 - 13 ngàn tấn quả mỗi năm

Trong những năm qua, xu hướng sản xuất hàng hoá ngày càng trở lên phố biến Nhiều hộ nông dân đã cải tạo vườn tạp thành các vườn cây đặc sản Một số điện tích trồng lúa hiệu quả thấp được chuyển sang trồng cây ăn quả Một số dự án phát triển công nghiệp chế biến để giải quyết đầu ra đã được xây dựng Tuy nhiên hàng loạt khó khăn vẫn đang đặt ra trước ngành trồng cây ăn quả, đặc biệt là thị trường tiêu thụ

+ Chăn ni

Mặc dù có nhiều thuận lợi đo nguồn phụ phẩm khá đôi dào từ trồng trọt, nhưng cho đến nay chăn nuôi vẫn là một khâu yếu của

nông nghiệp Hậu Giang Tỉ trọng của nó thấp và mới chỉ bằng 15% giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2003

Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chãn nuôi của tỉnh chính là chế độ thuỷ văn Phần lớn lãnh thổ có thời gian ngập nước kéo dài xen với mùa khô sâu sắc là nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn thức 4n tự

nhiên cũng như môi trường sống và hoạt động của các loại gia súc

Trang 4

Cho đến nay, chăn nuôi trong tỉnh vân đựa vào hoạt động của các

hộ cá thể Chăn ni có thể là hoạt động phụ của các nông hộ và cũng có thể là hoạt động chuyên của các hộ sống bằng nghề chăn nuôi, nhất là nuôi thuỷ cầm Việc hỗ trợ của các tổ chức dịch vụ như

trung tàm giống, thú y hay của các trường Đại học chưa đủ sức tạo ra bước ngoặt trong chăn nuôi Sự rủi ro của ngành này không chỉ là những biến động của thị trường mà cịn cả tình hình dịch bệnh khó

kiểm sốt

+ Chăn nuôi gia súc

Heo (lợn) là gia súc chủ lực của nông dân Hậu Giang Thuận lợi cơ bản của việc nuôi heo là nguồn phụ phẩm rất phong phú Khó

khăn đáng kể là tình trang úng ngập vào mùa mưa và nguồn thức ãn thô khan hiếm vào mùa khơ Ngồi ra khi tăng đàn lợn thì vấn đề thị trường tiêu thụ lại có ý nghĩa rất quan trọng

Trong những năm qua, đàn heo tăng nhưng chậm Quy mị đàn heo trên bình diện cả tỉnh vẫn ở mức dưới 200 ngàn con, thấp xa so với khả năng cung ứng thức ăn Tình hình phát triển đàn heo rất khác nhau giữa các huyện, thị

SỐ LƯỢNG ĐÀN HEO CỦA TÌNH HẬU GIANG (CON)

Năm 2000 2001 2002 2003 Ca tinh 131044 162454 152431 171457 Thi x4 Vi Thanh 13050 14499 14983 15112 Chau Thanh A 15140 14644 16178 17098

Chau Thanh 9120 8513 T4AT 9535

Trang 5

Trong nhiều năm qua, các địa phương đã chú ý triển khai chương trình cải tạo đàn lợn theo hướng nạc hoá, tăng năng suất, du nhập giống mới, sử dụng thức ăn tổng hợp Việc thực hiện các dự án chế

biến thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm đóng hộp sẽ tạo cơ hội mới cho nghề nuôi heo Định hướng trong những năm tới của tỉnh là phát triển nuôi heo chất lượng cao, tăng trọng nhanh, chất lượng tiêu

chuẩn với quy mô tổng đàn tăng [0% mỗi năm

- Trâu bà được nuôi rất ít ở Hậu Giang Vào năm 2003, tổng đàn

trâu, bị của tỉnh chỉ có khoảng 2600 con

Đàn trâu có 784 con (2003), chủ yếu là trâu cày kéo, tập trung ở khu vực phía Tây của tỉnh thuộc Long Mỹ, Vị Thanh, Vị Thuỷ Trong những năm qua, số lượng trâu giảm nhiều, từ 1127 con năm 2000 xuống còn 784 con vào năm 2003 Nhìn chung, tỉnh ít có đầu tư để

phát triển đàn trâu vì hiệu quả kinh tế thấp

Bị có thể coi là vật nuôi “mới” đối với vùng đất thấp Hậu Giang Cho đến tận năm 2000, cả tỉnh mới có 212 con Mấy năm gần đây,

đàn bò tăng rất nhanh, từ 668 con năm 2001 lên 1817 con năm 2003

Có thể nói, số lượng đàn bò của tỉnh là quá ít Về cơ cấu, đàn bò của Hậu Giang chủ yếu được nuôi để lấy thịt Số lượng bò sữa hay bị cày khơng đáng kể

Có thể nhận thấy số lượng bò còn quá ít Đặc biệt trong cơ cấu dan bò, bò sữa chỉ có số lượng khơng đáng kể, bờ cày khoảng 100 con (2003) phương hướng gia tăng thời gian chủ yếu là tăng bò thịt

Bò được nuôi ở khấp các huyện Tuy nhiên, các huyện Châu Thành A, Châu Thành có số lượng bò lớn và tăng nhanh hơn Điều đó cho thấy sức hút của đô thị với việc chăn nuôi bò

Đàn trâu bò của Hậu Giang chưa tương xứng với khả năng về thức ăn tự nhiên Trong điều kiện đất đai được chủ động tưới tiêu, nguồn thức ăn tự nhiên và thức ăn từ trồng trọt nhiều, nên đẩy mạnh việc chăn nuôi trâu bị bởi vì đó cũng là một thế mạnh cần khai thác

Trang 6

Thời gian tới, định hướng của tỉnh là phát triển đàn bò thịt sữa lai

Shin với số lượng 2000 - 2500 con ở các vùng Châu Thành, Châu Thành A, Phung Hiệp để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và

thực phẩm cho nhân dân :

+ Chăn nuôi gia cẩm

Gia cầm được nuôi trong tỉnh gồm gà, vịt, vịt xiêm, ngỗng

Gà ở Hậu Giang hiện nay vẫn chủ yếu được nuôi trong các hộ gia đình, ngày càng có nhiều hộ kết hợp sử dụng thức ăn có dinh dưỡng cao để nuôi gà Việc hình thành các đơ thị, khu công nghiệp, cũng như thuận lợi vẻ giao lưu buôn bán bắt đầu làm xuất hiện các hộ nuôi kiểu công nghiệp

Mấy năm gần đây, đàn gà tăng nhanh, từ 670 ngàn con năm 2000 lên 1058 ngàn con năm 2003

Nuôi vịt là một nghề mang tính truyền thống của nhân dân trong tỉnh Nhiều hộ có kính nghiệm chăn thả vịt dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên trong đồng ruộng, kênh rạch và đặc biệt nuôi vịt tan dụng thóc rơi vãi sau vụ gặt Trong những năm qua, các địa phương đã đầu tư

con giống, công tác thú y để hỗ trợ nông dân Đàn vịt của tỉnh có quy

mơ lớn và tăng mạnh Năm 2000 cả tỉnh có 1195 ngàn con, đến năm

2003 đã tăng lên 1756 ngàn con, nghĩa là tăng hơn I,5 lần qua 3 năm Tuy nhiên dịch cúm gia cầm làm cho việc duy trì số lượng đàn thuỷ

cầm là rất khó khăn

Ngoài gà, vịt, nhân dân cịn ni vịt xiêm, ngỗng với khoảng 120 ngàn con và gần đây có thêm nghề nuôi chim cut

Việc nuồi gia cầm đem lại những sản phẩm được sử dụng nhiều

như lóng, thịt, trứng Đặc biệt thịt, trứng là nguồn thực phẩm có giá trị

312

Trang 7

MỘT S6 SAN PHAM CUA NGANH CHAN NUOI GIA CAM

CUA HAU GIANG

Thịt gia cảm (tấn hơi) 4602 7234 8540 8929 Trứng gà (1000 quả) 6573 | 8145 8933 9656 Trứng vịt (1000 quả) 66271 | 69214 |77771 83161

Trong thời gian tới, định hướng của tỉnh là phát triển đàn gia cầm, chủ yếu là gà, vịt để đáp ứng nhu cầu thịt, trứng cho nhân dân và chú ý các gia cim chất lượng cao để lấy thịt, trứng, lông xuất khẩu Tốc độ tăng đàn gia cầm hằng năm ở mức 2 con số

Tuy nhiên, việc phát triển đàn gia cầm hiện nay gặp những trở ngại to lớn Đó là nguy cơ dịch bệnh rất cao dẫn đến gia cầm chết - hàng loạt trên diện rộng Tập quán chăn thả tự nhiên, nhất là việc chăn thả chạy đàn theo cách truyền thống hiện nay khơng cịn phù

hợp Vấn đề đặt ra là phải tìm những hình thức chăn ni thích hợp mới, tránh được rủi ro từ dịch bệnh

b) Thuỷ sản

Ngành thuỷ sản bao gồm hai hoạt động là nuôi trồng và khai thác thuỷ sản Đây cũng là thế mạnh của Hậu Giang Hệ thống sông, rạch chằng chịt cùng với nguồn nước phong phú gây ngập trên điện rộng theo mùa đã tạo ra môi trường sống cho các sinh vật thuỷ sinh mà trước hết là cá, tôm phát triển, cho phép khai thác với khối lượng lớn

Theo tinh toán sơ bộ, tổng diện tích mặt nước có thể nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản của tỉnh lên tới 54 ngàn ha

Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong ngành thuỷ sản vẫn là hoạt ` động của các hộ cá thể Các đơn vị quốc doanh hoạt động chủ yếu

trong lĩnh vực địch vụ

Trang 8

Sản lượng thuỷ sản đánh bắt trong thời gian qua có xu hướng giảm từ 5215 tấn năm 2000 xuống còn 4281 tấn năm 2003 với sản phẩm chính là cá (hơn 80% sản lượng) Ngồi ra cịn có tôm và các thuỷ sản khác

Ngược lại với hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản tăng trưởng nhanh chóng Năm 2000, sản lượng nuôi trồng là 3868 tấn, đến năm 2003 tăng lên 8957 tấn, nghĩa là tăng hơn 2 lần Cá là vật nuôi chủ yếu, ngồi ra cịn có tơm

Ni thuỷ sản là hoạt động có thế mạnh chỉ đứng sau ngành trồng lúa Tuy nhiên việc nuôi trồng thuỷ sản gặp nhiều khó khăn đo cịn bị

động vẻ nguồn thức ăn và thị trường Hi vọng việc Việt Nam gia nhập WTO có thể tạo thuận lợi hơn cho con cá của Hậu Giang

€) Lâm nghiệp

Hoạt động làm nghiệp của tỉnh tập trung vào điện tích đất có khả năng trồng rừng tập trung thuộc huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ với điện tích khoảng 5000 ha

Hoạt động lâm nghiệp chủ yếu là hoạt động lâm sinh bao gồm trồng và chăm sóc rừng Diện tích rừng của Hậu Giang có khoảng hơn 2000 ha Hầu hết điện tích trên là rừng trồng với tràm là cây chủ lực Việc trồng rừng khóng chỉ nhằm cung cấp gỗ, củi mà cịn tái tạo mơi trường sinh thái tự nhiên để tăng hiệu quả khai thác lãnh thổ Mỗi năm tỉnh trồng hàng trãm ha rừng tập trung và phân tán

Sản phẩm khai thác từ rừng có gỗ, củi, tre, trúc, lá đừa nước phục vụ cho đời sống nhân dân trong tỉnh

MOT SO SAN PHAM LÂM NGHIỆP CUA HẬU GIANG

Nam 2000 2001 2002 2003 Gỗ tron (m°) 12914 | 11758 | 13109 11285 Củi (m’) 84420 97730 101444 104034 Tre (1000 cay) 420 395 477 495 Trúc (1000 cây) 648 668 753 772

Lá dừa nước (1000 tàu) 14965 15344 16562 15755

Trang 9

Trên địa bàn Hậu Giang có 2 làm trường là Mùa Xuân và

Phương Ninh Tương lai, sản phẩm của rừng sẽ gắn với một hoạt động mới là du lịch sinh thái Nhưng một trong những vấn để quan trọng hàng đầu là cần bảo vệ rừng và phòng chống hoả hoạn

2 Công nghiệp

4a) Tuy có rất ít tài ngun khống sản nhưng cơng nghiệp

Hậu Giang cũng có nhiều lợi thế để phát triển Đó là nguồn nguyên

liệu đồi đào cho công nghiệp chế biến Nguồn nguyên liệu này có thể được cung cấp từ ngành trồng trọt, chăn nuôi và ngành thuỷ sản Hơn

nữa, do vị trí đặc biệt của mình, Hậu Giang cũng có thể thu hút

nguyên liệu từ các vùng lân cận

Là một tỉnh đồng bằng với số dân tương đối đông, nếu chuyển dịch cơ cấu lao động, tỉnh có thể thu hút lực lượng lao động từ nông

nghiệp để phát triển công nghiệp, nhất là trong xu thế của quá trình

hiện đại hoá, tăng năng suất lao động nông nghiệp như hiện nay

Việc thành lập tỉnh Hậu Giang cùng với đầu tư xây dựng và nâng cấp mạng lưới giao thông, nhất là các trục đường 1, đường 6l cũng như tiến bộ trong các lĩnh vực khác có khả năng thu hút các nhà đầu tư trong Và ngoài nước vào địa bàn hoàn toàn mới mẻ này

b) Công nghiệp Hậu Giang có nét riêng biệt

Tuy là tỉnh vùng sâu nhưng công nghiệp đã tăng trưởng với tốc độ nhanh, trung bình hằng năm là I8 - 19% Công nghiệp tạo ra

khối lượng sản phẩm lớn phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu Giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng, từ 1596 tỉ đồng

(theo giá thực tế) năm 2000 lên 2299 tỉ đồng năm 2003,

Về cơ cấu, công nghiệp Hậu Giang nghiêng hẳn về khai thác lợi

thế từ nguồn nguyên liệu nông nghiệp phong phú và thị trường rộng lớn Cóng nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm ưu thế tuyệt

đối từ số cơ sở sản xuất (956/2208), số lao động (11390/15062) cho

đến giá trị sản xuất (2657 tỉ đồng/2799 tỉ đồng) Các ngành còn lại chỉ còn khoảng 5% giá trị sản xuất công nghiệp Điều đó có nghĩa là đa số các ngành công nghiệp khác mới ở dạng manh nha và rất nhỏ bé

Trang 10

Công nghiệp thực phẩm và đồ uống bao gồm nhiều cơ sở sản xuất từ xay xát gạo đến sản xuất đường, chế biến nước quả, sản xuất rượu bia Hoạt động xay xát gạo tuy có sản lượng lớn, nhưng phần nhiều là cơ sở nhỏ Gần đây nhà máy đường Phụng Hiệp (hơn 1000 tấn mía

cây/ngày) và Vị Thanh (hơn 500 tấn mía/ngày) được xây dựng đã tạo

ra những điểm nhấn trên bản dé công nghiệp của tỉnh

Hậu Giang đang chú ý gọi vốn đầu tư để xây dựng thêm nhà máy chế biến rau quả công suất 2 vạn tấn thành phẩm/năm, hay nhà máy chế biến nước quả cô đặc (6000 tấn/năm), nhà máy thực phẩm đóng hộp (10 ngàn tấn/năm), nhà máy sản xuất rượu mạnh, rượu cao cấp

xuất khẩu (12 triệu lít/năm)

Về cơ cấu thành phần kinh tế, công nghiệp Hậu Giang bao gồm công nghiệp quốc doanh và cơng nghiệp ngồi quốc doanh (tập thể, tư nhân, cá thể)

Khu vực công nghiệp quốc đoanh địa phương chiếm 12% lao động với một cơ sở sản xuất tạo ra 44,4% giá trị sản xuất công nghiệp Ngược lại khu vực sản xuất cá thể với hơn 2100 cơ sở sản xuất (chiếm 96%), thu hút hơn 40 ngàn lao động (70,1%), nhưng chỉ tạo ra

19,8% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh

SỐ CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP CỦA HẬU GIANG

THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Năm 2000 2001 2002 | 2003 Tổng số 1907 1912 2099 2209 Trong đó : - Quốc doanh 1 1 1 1

~ Ngoài quốc doanh 1908 1911 2098 | 2208

Trang 11

Nhìn chung quy mị của các cơ sở sản xuất công nghiệp là rất nhỏ Phần đông là các cơ sở cá thể mà mỗi cơ sở trung bình có 5 công nhân Với cơ sở tư nhân, con số này là 15 Các cơ sở hỗn hợp có quy mơ trung bình khoảng 500 cơng nhân cho mỗi cơ sở Cùng với quy mô lao động nhỏ bé thì giá trị sản xuất tạo ra bởi mỗi cơ sở hằng năm cũng rất thấp Vì vậy, bên cạnh ưu thế là năng động, dễ

chuyển đổi thì các cơ sở cơng nghiệp Hậu Giang ít có sức cạnh

tranh đo quy mô nhỏ

Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Hậu Giang gồm hàng loạt

sản phẩm của còng nghiệp thực phẩm, đồ uống và một vài ngành

công nghiệp khác

MỘT SỐ SAN PHẨM CƠNG NGHIỆP CHÍNH CỦA HẬU GIANG

Sân phẩm 2000 2001 2002 2003 Thuỷ sản đông lạnh (tấn) 4953 4946 7843 5434 Gạo xay xát (nghìn tấn) 605 694 958 998 Nước mắm (nghìn lít) ts 1 26 30

Gach nung (triệu viên) 1,2 5,9 3,2 3,4

Gỗ xẻ (nghìn mỸ) 32 29 28

Quần áo (nghìn chiếc) 195 233 456 52

Điện (nghìn kwh) : 217 152 226

Về sự phân hố lãnh thổ, có thể thấy hoạt động công nghiệp của tỉnh thường trải ra theo các quốc lộ, tỉnh lộ hoặc theo các đồng kênh lớn tiện lợi cho giao thông Tại các giao lộ của các tuyến giao thông đường bộ, đường thuỷ là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp Những khu vực tập trung công nghiệp cao hiện nay là thị xã Vị Thanh, thị trấn Cây Dương, thị trấn Phụng Hiệp huyện Phụng Hiệp, khu vực xã Tân Phú Thạnh huyện Châu Thành A

Trang 12

Theo đơn vị hành chính, Phụng Hiệp là nơi tập trung đến gần 50%

số cơ sở công nghiệp của tỉnh, trong đó có nhiều cơ sở đường mía thủ cơng và nhà máy đường Phụng Hiệp Nhiều cơ sở sản xuất đường mía tập trung quanh khu vực Cây Dương hoặc phân bố dọc theo Kénh Quản Lạ - Phụng Hiệp Tỉnh có dự kiến xây dựng khu cóng nghiệp Phụng Hiệp với diện tích 24,7 ha nhằm thu hút đầu tư, chủ yếu vào các ngành chế biến nông sản, may mặc, cơ khí, sản xuất đồ gia dụng

Thị xã Vị Thanh, là trong tâm của tính, nơi tập trung nhiều cơ sở cơng nghiệp, trong đó có nhà máy đường Vị Thanh Hiện nay tỉnh tập trung đầu tư xây dựng Vị Thanh thành trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh Việc xây dựng khu công nghiệp Vị Thanh (232 ha) thuộc xã Hoả Tiến với cơ cấu ngành chù yếu phục vụ đầu vào, đầu ra cho công nghiệp, và khu công nghiệp, thủ công nghiệp Vị Thanh (52,5 ha) thuộc phường 7 sẽ tạo ra vị thế mới cho Vị Thanh, góp phần cải thiện

bộ mặt của khu vực Tây Sông Hậu

Châu Thành và Châu Thành A nằm trong khu vực ảnh hưởng của

thành phố Can Tho Tỉnh dự kiến đâu tư xây dựng hai cụm công nghiệp là Cụm công nghiệp Sơng Hậu (diện tích 578 ha thuộc huyện Chau Thanh) và cụm công nghiệp Tân Phú Thạnh (226 ha thuộc huyện Chau Thanh A) với cơ cấu ngành đa dạng bao gồm từ công nghiệp chế biến đến cơ khí, sản xuất xi măng, công nghiệp điện tử, tin học

Nhìn chung, do mới thành lập, lại nằm trên địa bàn vùng sâu, vùng xa nên việc xây dựng công nghiệp của Hậu Giang theo hướng hiện đại hoá với cơ cấu hợp lí cịn đang là nhiệm vụ rất nặng nề

3 Dịch vụ

a) Giao thông vận tải

Hậu Giang hiện nay mới có 2 loại hình là giao thông vận tải

đường bộ và giao thông vận tải đường sông

Trang 13

Về mạng lưới đường bộ, chạy qua lãnh thổ Hậu Giang có 2 tuyến là quốc lộ IA chạy qua Châu Thành - Phụng Hiệp với chiều dài khoảng 30km và tuyến quốc lộ 6l đi qua Châu Thành đến Vị Thanh có chiều đài khoảng 50km Ngồi ra, cịn có các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ và đường nông thơn

Mạng lưới đường sóng gồm các tuyến đo trung ương quản lí và các tuyến đo địa phương quản lí Mạng lưới đường sông khá dày với một số tuyến quan trọng sau đây :

- Sông Hậu đoạn qua Châu Thành có thể chạy tàu với tải trọng lớn - Sông Cái Nhứt, sông Cái Tư

- Kênh Xà No - rạch Cái Từ là đường thuỷ cấp 2 với khả năng lưu

thông tàu 100 - 250 tấn (đài gần 60km)

- Kênh Cái Côn — Quản Lộ - Phụng Hiệp dài gần 50km có khả năng lưu thông tàu [00 - 250 tấn

Trong những năm gần đây, mạng lưới giao thông, nhất là giao thông đường bộ được nâng cấp và xây dựng thêm Tỉnh đang chuẩn bị triển khai nhiều dự án nâng cấp hay kéo dài một số tuyến đường ô tô để đảm bảo hình thành mạng lưới đường bộ thuận lợi cho giao lưu

trong tỉnh

Phương tiện vận tải đường bộ còn khá nghèo nàn Năm 2003 cả tỉnh mới có vài trăm xe ô tô chở hàng, trong đó 1/2 số xe có trọng tải dưới 5 tấn Phương tiện chở khách có hơn 420 ơ tơ, chủ yếu là xe nhỏ (5 - 25 ghế) Ngoài ra có hơn 2600 xe cơ giới 2 bánh, hơn 1000

xe lôi máy

Là tỉnh sơng nước, Hậu Giang có đội tàu sông khá mạnh, với hơn 100 phương tiện vận tải hàng hoá, tổng trọng tải gần 22000 tấn

Trang 14

Các phương tiện chở khách có 118 tàu và ca nò với hơn 3000 chỗ, và nhiều thuyền máy

Về vận tải, khối lượng hàng hoá và hành khách đều tăng nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và đời sống

TÌNH HÌNH VẬN TẢI CỦA TỈNH HẬU GIANG

Vận chuyển | Luân chuyển

Năm Hành khách Hàng hoá Hành khách Hàng hố

(triệu lượt) (nghìntấn) | (triệu lượtkm) | (triệu tấn.km)

2001 2002 53,5 214,1 2003 538 238,6

b) Bưu chính viễn thơng

Hiện nay trên địa bàn của tỉnh đã có Í bưu điện trung tâm và 6 bưu điện huyện Các xã đều có bưu điện tuyến xã Cùng với tiến bộ chung của đất nước, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành ngày càng hoàn thiện, nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng cả vẻ số lượng và

chất lượng ;

Ngành bưu điện có I5 tổng đài tự động và khoảng hơn 20 ngần máy cố định, hơn 2000 máy đi động Số máy điện thoại tăng rất nhanh Chỉ tính trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2003, số máy cố định tăng từ 10453 lên 2106| máy, nghĩa là tăng gấp 2 lần sau 3

năm Mật độ máy cố định của tỉnh khoảng 2,5 máy/100 dân Mật độ

này hiện chưa bằng 1/2 mức chung của cả nước

Trang 15

MAT BO MAY ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH PHÂN THEO HUYỆN, THỊ

(Đơn vị : chiếc/100 người)

‘Den vi — 2000 am Cả nh 14 24 Vị Thanh 3,0 4,7 Chau Thanh A - 3⁄2 Chau Thanh - 13 Phụng Hiệp 14 23

Ì ởi Thuỷ SG tô 21

| Long My 14 18

Trong thời gian tới, Hậu Giang phấn đấu phát triển mạnh bưu chính viễn thông với các địch vụ mới ở khắp các địa bàn trong tỉnh đự

kiến đến năm 2010 đạt 1Ô máy/100 dân và 100% số xã có điểm bưu

điện văn hoá

c) Thuong mai

Trong những năm qua, trong xu thế phát triển chung của nên kinh tế, số cơ sở kinh doanh thương mại trong tỉnh tăng lên nhanh chóng

SỐ CƠ SỞ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

“Thành phần kinh tế 2000 2001 2002 2003

Quốc doanh địa phương 3 3 2 2

Trang 16

Đáng chú ý là hoạt động thương mai vắng bóng các cơ sở của Trung ương và các cơ sở liên doanh với nước ngoài

Hoạt động nội thương có sự phát triển mạnh Trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2003, tổng mức hàng hoá và doanh thu dịch vụ khu vực kinh tế trong nước tăng từ 906 tỉ đồng lên 1410 tỉ, tăng 1,5 lần Trong số đó, hàng hoá bán lẻ chiếm khoảng 65% tổng mức hàng hoá bán ra

Để đẩy nhanh sự phát triển nội thương, tỉnh đang chú trọng đầu tư

việc xây dựng hệ thống các cơ sở thương mại từ các trưng tâm phân

phối đến mạng lưới chợ rộng khắp

Hậu Giang là tỉnh có nhiều tiểm năng cho xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu trên dia bàn nhìn chung tăng nhanh, từ gần 83,5 triệu USD năm 2000 lên 122,8 triệu USD năm 2003 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gắn với các thế mạnh sẵn có của tỉnh

MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHÍNH CỦA HẬU GIANG

Mặt hàng 2000 | 2001 | 2003 | 2003 | Thuỷ sản đông lạnh (tấn) 735 1199 470 486 Tôm déng lanh (tn) 4551 4433 | 5539 | 6928 Cá đồng lạnh (tấn) 1526 | 2401 704 | 3158

Để phục vụ cho nhu cầu của sản xuất và đời sống, Hậu Giang cũng cần nhập khẩu một số mặt hàng Năm 2003, kim ngạch nhập

khẩu của tỉnh ở mức hơn 5,5 triệu USD

d) Du lich

Hậu Giang là tỉnh có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch Là tỉnh thuộc vùng trũng phía tây sơng Hậu, nơi đây có nét độc đáo của cảnh quan sông nước, kênh rạch kết hợp với các di tích lịch sử - văn hoá

Trang 17

Hậu Giang nổi tiếng với chợ nổi Ngã Bảy Phụng Hiệp Nơi đây mặt sông mênh mông rẽ về bảy ngả Từ các ngả, thuyền bè tấp nập tụ vẻ với hàng loạt đặc sản tiêu biểu cho vùng sông nước Trên bờ là chợ rắn, Cảnh quan kì thú chợ nồi có sức hấp dẫn du khách

Di tích Long Mi nằm giữa vùng U Minh và vùng sông nước

Hậu Giang Đây là vùng căn cứ cách mạng nồi tiếng trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc

Khu di tích Tỉnh uỷ nằm ở huyện Phụng Hiệp Tồn bộ khu đi tích rồng khoảng 6 ha là nơi các vị lãnh đạo Tỉnh uỷ cùng các mũi tiến công về Cần thơ, Vị Thanh và các địa điểm khác

Mặc dù tiềm năng đa đạng, nhưng việc khai thác phục vụ du lịch

còn hạn chế Hậu Giang đang có kế hoạch khai thác tổng hợp tài nguyên du lịch, đặc biệt du lịch sinh thái và đâu tư mở rộng các khu du lich Tan Bình, Tâm Vu, khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hồng, làng cị Long Mỹ, chợ nổi Phụng Hiệp

Về du lịch văn hoá, tỉnh sẽ tập trung nâng cấp, khai thác các di tích được xếp hạng, quy hoạch và khai thác các đi sản phi vật thể mà tiêu biểu là lễ hội văn hoá của đồng bào Khơ-me Dự kiến hình thành các cụm, tuyến đu lịch sỉnh thái gắn với du lịch văn hoá là định

hướng đúng đảm bảo cho việc phát triển du lịch bền vững

Lĩnh vực khách sạn, nhà hàng là một trong những mặt quan trọng của hoạt động du lịch Đến năm 2003, cả tính có gần 4000 cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà hàng với doanh thu khoảng hơn 130 tỉ đồng Tuy tốc độ gia tăng của số cơ sở và đoanh thu đều cao nhưng rõ ràng

kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn

Voi tiém nang phong phú cùng với định hướng đúng đắn của tỉnh,

hi vọng rằng trong thời gian tới Hậu Giang sẽ là điểm đến hấp dẫn

trong lộ trình khám phá sông nước miền Tây Nam Bộ của du khách

Trang 18

ĐA LÍ HIẾN GIANG

1 - VIE TRi DIA Li, PHAM VI LANH THO VA SỰ PHÂN CHIA

HÀNH CHÍNH

1 Vị trí và lãnh thổ

Kiên Giang là dải đất tận cùng phía tây nam của Tổ quốc, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tỉnh có chung đường biên giới đất

liên với Cam-pu-chia ở phía bắc trèn chiều dài 56,8 km, phía đơng và

đông nam giáp các tỉnh An Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ,

phía nam giáp các tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, phía tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 200 km

Trên phân đất liền, tình Kiên Giang nằm trong khoảng từ 9°23"50”

đến 10°32°30” vi do Bac va tis 104°26°40" déin 105°32'40” kinh độ

Đông Điểm cực Bắc của tỉnh là xã Tân Khánh Hoà (huyện Kiên Lương), điểm cực Nam ở xã Vinh Phong (huyện Vĩnh Thuận), điểm cực Tây tại xã Mỹ Đức (thị xã Hà Tiên) và điểm cực Đơng là xã Hồ Lợi

(huyện Giỏng Riêng)

Vùng biển Kiên Giang có 105 hịn đảo, lớn nhất là đảo Phú Quốc

(diện tích 523 km?), xa nhất là đảo Thổ Chu (cách thị xã Rạch Giá

110 hải l0 Phần lớn các đảo của Kiên Giang thuộc 5 quần đảo :

Hà Tiên (Hải Tặc), Bà Lụa, An Thới, Nam Du và Thổ Chu

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 6269 km?, trong đó phần đất liền là

5638 km”, phản hải đảo là 63I km”, chiếm 1,9% diện tích cả nước,

đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long Huyện có diện tích lớn

nhất là Hòn Đất (1019,75 km”), huyện có điện tích nhỏ nhất là

Kiên Hải (38,69km?) Dân số năm 2003 là 1606,6 nghìn người, bằng 2% dân số cả nước, đứng thứ 5 trong 13 tỉnh, thành phố của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Trang 20

Nằm ở tận cùng tây nam đất nước, tuy cách xa các trung tâm kinh tế lớn, song khoảng cách đến các nước trong khu vực ASEAN tương

đối ngắn, tỉnh vừa có đường biên giới trên bộ và cửa khẩu với

Cam-pu-chia (cửa khẩu Xà Xía), tạo mối quan hệ với Thái Lan, lại có cửa ngõ ra biển (cảng biển) và có cả sân bay Đây là những điều kiện

thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu

vực, là cầu nối các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với bên ngoài 2 Sự phân chỉa hành chính

Kiên Giang là tên do Mạc Thiên Tứ đặt cho vùng đất Rạch Giá Tên Khơ-me là Kramonsa, có nghĩa là nến trắng Là một huyện thuộc phủ An Biên đặt năm Gia Long thứ 7 (1808) thuộc đạo An Giang, sau

thuộc tỉnh Hà Tiên Thời nguy, chính quyển Ngơ Đình Diệm đặt là

tỉnh An Giang gồm 7 quận : Hà Tiên, Kiên An, Kiên Bình, Kiên Lương,

Kiên Tân, Kiên Thanh và Phú Quốc, tỉnh lị là Rạch Giá Sau năm

1975 sát nhập thêm tỉnh Chương Thiện, tỉnh l¡ là thị xã Rạch Giá Tính đến 1- 4 - 2004, về mặt hành chính, tỉnh Kiên Giang báo gồm

hai thị xã (Rạch Giá và Hà Tiên), L1 huyện, trong đó có 9 huyện đất liên (Kiên Lương, Hòn Đất, Châu Thành, Tân Hiệp, Giỏng Riểng,

Gò Quao, An Biên, An Minh và Vĩnh Thuận) và hai huyện đảo

(Phú Quốc, Kiên Hải) với 15 phường, l2 thị trấn và 102 xã

II~ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1 Địa hình

Địa hình Kiên Giang khá đa dạng có đủ cả núi rừng, đồng bằng, biển đảo

Ở phần đất liền, địa hình tương đối bằng phẳng, theo hướng thấp dân từ đông bắc (độ cao trung bình từ 0,8 - 1,2m) xuống tây nam

(độ cao trung bình từ 0,2m - 0,4m) so với mặt biển

326

Trang 21

a) Địa hình đơi núi thấp

Địa hình đồi núi của Kiên Giang tập trung tại ven biển phía tây bác, thuộc các huyện Hòn Đất, Kiên Lương và thị xã Hà Tiên, độ cao trung bình dưới 200m Về cấu tạo địa chất, có thể chia thành 3 loại :

- Đồi núi cấu tạo bằng đá granít, có các núi Hịn Đất, Hịn Me,

Hịn Sóc

- Đồi núi đá vôi hình thành trên nền móng gây cổ xưa, có các núi

Chùa Hang, Bình Trị, Hang Tiền, Khoe Lá, Ngang, Trà Đuốc, May,

Huỳnh, Sơn Trà, Mo So, Hang Cay Gt, Com

- Núi đá phiến xen với núi đá macma phun trào, có các núi Bai Ớt,

Ông Cọp, Xoa Ảo, Đồng, Nhọn, Lăng Ơng, Đại Tơ Châu, Tiểu Tơ Châu,

Bình Sơn, Pháo Đài, Ngũ Hồ, Đẻ Liêm, Đá Lớn, Đá Nhỏ, Nhà Đèn, Ông Say, Giếng Tượng, Chùa Vàng, Địa Tạng, Thạch Động, Sa Kỳ,

Đá Dựng

Địa hình đồi núi ven biển Hà Tiên và các đảo ở vùng biển này đã tạo cho Kiên Giang những thắng cảnh nổi tiếng như hòn Phụ Từ, hang Tiền, hang Mo So, núi Đá Dựng Thì sĩ Đơng Hồ đã từng ca

ngợi Hà Tiên như một Việt Nam thu nhỏ : “Ở đó kì thú thay, như gồm

đủ hết Có một ít hang sâu động hiếm của Lạng Sơn Có một it ngọn đá chơi vơi ngoài biển của Hạ Long Có một ít núi đá vôi của Ninh Bình Có một í! thạch thất sơn môn của Hương Tích Có một ít Táy Hồ một ít Hương Giang Có một ít chùa chiến của Bắc Ninh, một ít lăng tẩm của Thuận Hố Có một ít Đồ Sơn, Cửa Tùng, một ít

Nha Trang, Long Hả

Ven biển Hà Tiên cịn có những bãi biển đẹp như Bãi Dương,

Mũi Nai thuận lợi để phát triển du lịch

b) Địa hình vùng đồng bằng thuộc các huyện còn lại của tỉnh Kiên Giang, được phù sa sông Hậu bồi đắp, độ cao trung bình từ 0,2 m — 0,4 m, có nhiều kênh rạch và sông ngòi chảy qua Đặc điểm

Trang 22

dia hình này cùng với chế độ thuỷ triéu Bién Tay, chỉ phối rất lớn khả năng tiêu úng vẻ mùa mưa và bị ảnh hưởng lớn của xâm nhập mặn

vào các tháng mùa khô, gây trở ngại cho sản xuất và đời sống

Vùng hải đảo Phú Quốc và Kiên Hải, địa hình tương đối phức tạp, có nhiều đồi núi

2 Khí hậu

Nằm ở vĩ độ thấp và giáp biển với hơn 200 km đường bờ biển bao

bọc nên khí hậu Kiên Giang mang tính chất khí hậu nhiệt đới đại

dương với đặc điểm chung là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa Tổng

lượng bức xạ trong năm đạt từ 120 - 130 kcal/cm” Bức xạ các tháng đao động từ 8 - l5 kcal/cm2 Cán cân bức xa trong nam luôn luôn duong va dat tir 70 - 85 kcal/em Khi hậu Kiên Giang thể hiện rõ

tính chất nhiệt đới gió mùa điển hình Nhiệt độ trung bình trong năm

là 27,0 - 27,6°C Nhìn chung nhiệt độ ở Kiên Giang rất ổn định Biên

độ nhiệt độ trong năm rất nhỏ, chỉ từ 1- 3°C, nhưng biên độ nhiệt độ

trong ngày khá lớn, từ 7 - 10°C Tổng nhiệt độ trong năm từ 9700 - 10000PC Số giờ nắng trung bình trong năm khoảng trên 2500 giờ

CHẾ ĐỘ NHIỆT Ở MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM (°C)

Nhiệt độ | Nhiệt độ | Nhiệt độ | Nhiệt độ | Nhiệt độ

Địa đểm trung bình| tốicao | tốithấp | tốicao tối thấp

trung bình | trung binh | tuyệt đối | tuyệt đối

Phú Quốc 27.0 30,0 24,0 38,1 16,0

Ha Tién 23.9 37,6 14,8

Rach Gia 27,2 31,1 24.4 378 14,8

Kiên Giang là tỉnh có nhiều mưa ở Nam Bộ Lượng mưa trung bình trong năm từ I600 - 2000 mm ở đất liền và 2400 -2900 mm ở khu vực hải đảo Nhìn chung, ngồi hải đảo mưa nhiều hơn trong đất liền,

328

Trang 23

mưa nhiều nhất ở đảo Phú Quốc (2900 mm) Chế độ mưa ở Kiên Giang

có sự phân mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng II hằng năm,

tập trung tới 90% tổng lượng mưa cả năm Riêng 4 tháng mưa nhiều (từ tháng 7 đến tháng 10) lượng mưa chiếm hơn 60% cả năm Tháng có mưa nhiều nhất là tháng 8 (lượng mưa đạt 300- 500mm) Mùa khô

ở Kiên Giang kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 Trong mùa khô hau như khơng có mưa, đặc biệt ít mưa nhất là tháng I Như vậy, điều kiện khí hậu ở Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản : ít thiên tai, khơng

có bão đồ bộ trực tiếp, không rét, ánh sáng và nhiệt lượng đồi dào rất

thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng và

VẬt nuôi

3 Thuỷ văn

Tỉnh Kiên Giang có ba sơng chính là sơng Cái Lớn, sông Cát Bé, sông Giang Thành và một số sông rạch nhỏ

- Sông Cái Lớn (cịn gọi là sơng Kiên) bắt nguồn từ Long Mỹ

(Hậu Giang) chảy trên phần đất Kiên Giang khoảng 35 km Sông

Cái Lớn đổ ra vịnh Rạch Giá với cửa sơng khá rộng, khoảng Í km

Sơng Cái Lớn có nhiều phụ lưu như Cái Tư, Cái Nhàu, Nước Trong,

Hốc Hảo

- Sông Cái Bé là sông lớn thứ hai của Kiên Giang Chiểu dài sông trên phần lãnh thổ của tỉnh khoảng 50 km, chảy gần như song song với sông Cái Lớn Dòng chảy khá quanh co và cũng đổ ra vịnh Rạch Giá Sông Cái Bé có các phụ lưu như Cái Chanh, Thác Lác, Đường Xuồng

- Sông Giang Thành bắt nguồn từ cao nguyên Sài Mạt (Cam-pu-chia)

và chảy vào khu vực Hà Tiên Chiểu dài sông trên lãnh thổ

'- Kiên Giang là 23 km Sông đổ vào Đông Hồ (Hà Tiên) với chiều rộng cửa sông trên 200 m Sông Giang Thành nối liền với kénh Vĩnh Tế tạo nên tuyến đường thuỷ quan trọng từ Châu Đốc đến Hà Tiên

Trang 24

Tuyến kênh này cịn góp phản đưa nước ngọt từ sông Hậu về Kiên Giang phục vụ cho sản xuất và đời sống Kênh Vĩnh Tế cũng góp phần tích cực vào việc tiêu thoát lũ cho khu vực tây - nam sông Hậu

thuộc Đồng bằng sơng Cửu Long

Ngồi ra, Kiên Giang còn nhiều kênh rạch khác tạo thành mạng lưới dày đặc Một số kênh chính như Cái Sắn, Rạch Giá - Long Xuyên, Rạch Giá - Hà Tiên, T3, T4, T5 có ý nghĩa rất quan trọng về các mặt giao thong, thuỷ lợi, thuỷ sản và phục vụ dân sinh

Chế độ thuỷ văn Kiên Giang cũng bị ảnh hưởng mạnh của chế độ lũ sơng Cửu Long, ngồi ra còn bị ảnh hưởng của mưa tại chỗ và thuỷ triểu Mùa lũ ở Kiên Giang thường chậm hơn mùa mưa khoảng

3 tháng, kéo đài trong 5 tháng (từ tháng 7- 11) Thời gian ngập lụt kếo dài từ tháng 9 đến tháng 11 Thời gian xuất hiện đỉnh lũ thường xảy ra vào đầu tháng 10, tuy nhiên cũng có nãm đến sớm (vào tháng

9) hoặc có năm đến muộn (vào cuối tháng 10, đầu tháng II) Mùa

cạn ở Kiên Giang kéo dài từ tháng 12 đến tháng 6 Thời gian này dòng chảy ở thượng nguồn vẻ giảm hẳn Hệ thống thuỷ văn của tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển Vào mùa cạn, tình trạng xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền gáy nhiễm mặn cho các vùng nội đồng, độ mặn lên đến 5 g/I

Vùng biển Kiên Giang có nhiều chế độ thuỷ triểu khác nhau : nhật éu, nhật triều không đều, bán nhật triểu không đều và bán nhật triểu đều ; tuy nhiên, chế độ thuỷ triểu chủ yếu ở đây là chế độ nhật triều không đều

Ở vùng biển Rạch Giá có chế độ thuỷ triểu hỗn hợp thiên về bán nhật triểu với hai lần triểu lên và hai lần triểu xuống trong ngày là chủ yếu Càng xa khu vực Rạch Giá cả vẻ hai phía, thuỷ triều hỗn hợp càng thiên về nhật triều với I lần triều lên va I lần triểu xuống là

chính Từ Rạch Giá đi ra biển, chế độ nhật triều cũng tăng lên rõ rệt hơn Ngoài ra, chế độ thuỷ triểu cịn có sự biến động mạnh theo thời gian

Trang 25

Bién dé trién & ving bién Kién Giang khong lén (0,8m - 1,2m) Tuy vậy, thuỷ triéu truyén vao theo hé théng séng rach cing 1a nguyén nhân làm nhiễm mặn sâu vào đất liên và đân đến tình trạng thiếu nguồn nước ngọt cho sản xuất và đời sống, nhất là trong các tháng mùa khô

Về nguồn nước ngầm, theo điều tra của Liên đoàn địa chất 8, tỉnh Kiên Giang có 7 phức hệ chứa nước, trong đó chỉ có phức hệ chứa nước pleistoxen (QI- III) là đối tượng trực tiếp cung cấp nước cho sinh hoạt và ăn uống, tập trung ở các huyện An Biên, Vĩnh Thuận, Gò Quao, một phần huyện An Minh giáp với An Biên, một phần các

huyện Giồng Riểng và Tân Hiệp 4, Đất đai

a) Đất ở Kiên Giang bao gơm hai nhóm chủ yếu - Nhém đất hình thành tại chỗ

Đây là loại đất được hình thành do quá trình phong hố nham thạch, khoáng vật tại chỗ dưới tác động cơ học, hoá học trong tự nhiên Đất hình thành do nên đá mẹ tại chỗ còn gọi là đất địa thành

phân bố ở các vùng núi đổi ở Hà Tiên, Kiên Lương, Phú Quốc,

Kiên Hải Đất này lại chia thành hai loại :

+ Đất pheralit : Loại đất này hình thành do quá trình pheralit diễn ra mạnh mẽ và chiếm ưu thế đẫn đến sự phá huỷ và rửa trôi các cation

kiểm và tích luỹ nhiều sắt, nhóm Đất có màu đỏ vàng Loại đất này

phân bố chủ yếu ở Phú Quốc và các “hòn” núi ở huyện Hòn Đất

+ Đất sialit- pheralit : Loại đất này hình thành đo hai quá trình

sialit và pheralit diễn ra đồng thời Đất này phân bố tập trung ở

Phú Quốc và Hà Tiên

- Nhóm đất phù sa bồi tụ

Đất ở các vùng đồng bằng của Kiên Giang chủ yếu do phù sa sông

Cửu Long bồi tụ Vì nằm xa sơng nên đất ở Kiên Giang thường có

Trang 26

thành phần cở giới nặng, tỉ lệ sét từ 45- 58% Tầng đất đày trên 70cm, hàm lượng hữu cơ khá cao Đạm tổng số khá cao (0,12 - 1,13%), lân tổng số rất nghèo (0,02- 0,04%), kali tương đối khá (1,5 - 2%) Đất

phù sa chia thành các loại chủ yếu sau :

+ Đất phù sa ngọt : Diện tích khoảng 30000 ha, phán bố chủ yếu ở các huyện Tân Hiệp, Châu Thành, Giỏng Riểng và rải rác ở Rạch Giá, Hòn Đất, Gò Quao Đây là loại đất tốt nhất ở Kiên Giang Đất này tuy nghèo lân tổng số và lân dễ tiêu nhưng giàu đạm và kali, ít chất độc

(sắt, nhôm, sunphat), độ pH từ 4,7 đến 4,8 rất thích hợp cho cây trồng

+ Đất phèn : Loại đất này có điện tích tới 223000 ha, chiếm 40% diện tích tự nhiên của tỉnh Đất phèn phân bố chủ yếu ở Hà Tiên,

Hòn Đất, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và rải rác ở những huyện

khác Đất phèn có thể trồng một số loại cây như tràm, khóm hoặc sử dụng kĩ thuật lên liếp, ém phèn để trồng cay 4n quả, cây công nghiệp

+ Đất mặn : Chiếm diện tích khoảng 20300 ha, phân bố ở ven biển hoặc ven sông thuộc các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, Gò Quao và một ít ở Châu Thành, Hòn Đất, Hà Tiên, Rạch Giá Tình trạng nhiễm mặn càng tăng cường vào mùa khô Đất mặn ít có thể trồng lúa 2 vụ Đất mặn trung bình thường trồng lúa một vụ kết hợp nuôi thuỷ sản Đất mặn nhiều chủ yếu là đất rừng và nuôi thuỷ sản

+ Đất phèn và mặn : Diện tích khoảng 225000 ha, phân bố tập trung ở các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, Gị Quao Ngồi

ra, đất này cịn có mặt hầu hết ở các huyện khác trong tỉnh Đây là loại đất ven sông rạch gần biển, chịu ảnh hưởng của thuỷ triểu Đất

này có thể trồng dừa, khóm, mía hoặc trồng I vụ lúa mùa khi có

mưa làm giảm phèn, mặn b) Về cơ cấu sử dụng đất

Trong tổng số 626,9 nghìn ha đất tự nhiên của tỉnh năm 2003 thì điện tích đất đang sử đụng vào mục đích nơng nghiệp chiếm tỉ trọng

Trang 27

cao nhất với 622,4 nghìn ha (chiém 67.4%}, dat lam nghiép cé 118.9

nghin ha (chiém 19,0%), đất chuyên dùng có 41,8 nghìn ha (chiếm

6,7%), đât ở có 11,5 nghìn hà (chiếm 1.8%) Tồn tỉnh còn quỹ đất chưa sử dung là 32,3 nghìn ha (chiếm 5,1%)

ae $s

<<] Đãi nông nghiệp

Đấi lâm nghiệp

190

Đất chuyên dùng

Đất ở

AAAA Đất chưa sử dung

Biểu đố cơ cấu sử dung đất của Kiên Quang sâm 2003

5 Sinh vat

Tài nguyên sinh vật của Kiên Giang khá phong phú Tài nguyên rừng có giá trị lớn nhất của Kiên Giang là dải rừng rậm nhiệt đới ở

vườn quốc gia Phú Quốc trên đảo cùng tên Rừng ở đây phần lớn là

rừng nguyên sinh có điện tích trên 31 nghìn ha (độ che phủ trên 80%)

với 360 loài thực vật, trong đó có nhiều lồi gỗ quý Trong rừng có

nhiều laài động vật như khi, nai, chỏn, thỏ heo rừng

Ngồi ra, Kiên Giang cơn có rừng ngập mặn ven biển, tiêu biểu là

Vườn quốc gia U Minh Thuong có điện tích RO53 ha với nhiều loài xinh vật quý hiểm được ghi trong sách đỏ của Việt Nam và thể giới Tuy nhiên, đố nạn cháy rừng nghiêm trọng xảy ra vào năm 2003, vườn quốc gia U Minh Thượng bị tồn thất rất nghiêm trọng Hiện may, tỉnh Kiên Giang đang nỗ lực đầu tư khôi phục lai rừng ở dây

Trang 28

6 Tai nguyén thuy san

Kiên Giang là tỉnh có nguồn lợi thuỷ sản phong phú, đa dạng bao gồm tôm, cá các loại và nhiều đặc sản quý như đồi mỗi, hải sâm, sò huyết, nghêu lụa, rau câu, ngọc trai, bào ngư, mực

- Nguồn lợi biển, Kiên Giang có 200 km bờ biển với ngư trường khai thác trên 63 nghìn km’, Ngư trường vùng biển Tây Nam (bao gồm tỉnh Cà Mau và Kiên Giang) là một trong những ngư trường lớn nhất cả nước Theo điều tra của Viện nghiên cứu biển Việt Nam thì trữ lượng tôm cá ở đây ước tính khoảng 46Š nghìn tấn, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng (khoảng trên 200 nghìn tấn) Biển Kiên Giang là vùng biển ấm, thềm lục địa thoải, khơng có vực sâu Ở đây có nhiều lồi rong biển sinh sống Biển có nguồn hữu cơ khá phong phú từ sơng ngịi, kênh rạch đồ ra Môi trường và nguồn

thức ăn phong phú đã thu hút rất nhiều loài thủy sản đến đây trú ngụ và phát triển Các loài cá thường đi thành đàn lớn như cơm, trích, bạc

má, ngừ, ngát, thu, trang, chìm, ngách, ngân, sòng, diễn, lăng tiêu, bè

vàng Một số loài cá ngon như kẽm, mú, nhồng thường sống ở các gành đá, rạn biển, phải dùng câu, không kéo lưới được Một số loài cá lớn lại thường đi lẻ như mập tịch, đao, lưỡi kiếm, đuối, cúi thịt khá ngon, cho da và vi (vây) cá Các loài này thường chỉ đánh bắt được

vào mùa biển động, có sóng lớn, gió to Lưới đánh bắt chúng gọi là

lưới quàng, có lỗ lớn, giảng thả trên biển Ngồi cá, tơm ở

Kiên Giang cũng có trữ lượng khá lớn, khoảng vài chục nghìn tấn

Tơm có nhiều loại : rằm, thẻ, hùm, mũ nỉ Tôm thường tập trung nhiều ở xung quanh các hịn đảo, nhất là phía tây nam và bác đảo Phú Quốc Kiên Giang cũng có nhiều loài thuỷ sản khác như cua, ghẹ, sò ốc, điệp, đồi mồi, rong biển

BC Nguồn lợi thuỷ sản nội dia, với diện tích mặt nước 62,5 nghìn ha (năm 2003), tỉnh có khả năng nuôi cá rất lớn, bao gồm kết hợp giữa cá và lúa, nuôi cá kết hợp với rừng tràm Ở vùng nước lợ ven biển có điều kiện nuôi tôm

Trang 29

7 Tài nguyên khoáng sản

Kiên Giang là tỉnh có nguồn khoáng sản đồi dào bậc nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long Qua thăm dò điều tra địa chất tuy chưa đầy đủ nhưng đã xác định được 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại

khoáng sản thuộc các nhóm nhiên liệu (than bùn), phi kim loại (đá vôi, đá xây dựng, sét), nhóm kim loại (sắt, laterit sắt ), trong đó chủ yếu là khoáng sản phi kim loại dùng để sản xuất vật liệu xây đựng, xi măng

- Đá vôi : là tỉnh duy nhất ở Đồng bằng sơng Cửu Long có nguồn

đá vôi khá phong phú không chỉ có giá trị để sản xuất vật liệu xây dựng mà còn tạo ra những hang động và danh lam thắng cảnh có ý nghĩa du lịch Tồn tỉnh có trên 20 ngọn núi đá vôi với trữ lượng khoảng 440 triệu tấn Trừ một số núi đá vôi cần được bảo tồn cho đi tích lịch sử, thắng cảnh và yêu cầu quân sự, thì trữ lượng dành cho sẵn xuất vật liệu xây dựng là gần 250 triệu tấn, đủ để cung cấp 2,8 - 3 triệu tấn clinke/năm trong thời gian 50 năm

- Than bùn có trữ lượng ước tính {50 triệu tấn, tập trung ở vùng Ư Minh Thượng, huyện An Minh, Vĩnh Thuận Than bùn sử dụng để

sản xuất phân bón, hố chất, chất đốt

Ngồi ra, Kiên Giang cịn có nhiều đá quý như mã não, cẩm thạch dùng làm đô trang sức, mĩ nghệ có giá trị cao ; đất sét làm gạch ngói,

gốm sứ ; đá ốp lát ; một ít kim loại ở Phú Quốc

II — ĐÂN CƯ

1 Số dân và động lực tăng dân số

Kiên Giang là tỉnh tương đối đông dân Năm 2003, số dân trung bình của tỉnh là 1606,6 nghìn người, chiếm 9,5% dân số của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 2,0% dân số cả nước

Trang 30

(Ngàn nguiiny 2000 4 1600 J ‘2004 8159 | 789,1 | 800 | sn | > 1979 1989 199 2003 (Némi na (ee) Nam

Biểu đã dân số Kiên Giang thời kì 1979- 2003

Dân số của Kiên Giang tăng liên tục, từ 9RS,5 nghìn người năm 1979 lên 1216,3 nghìn người năm 1989, rối 1497.6 nghìn người nam 1999 và đạt 1606.6 nghìn người năm 2003, trung bình mỗi năm dân số của tính tăng thêm gần 26 nghìn người, tóc đị tăng khoảng 2,6% mmăm cho toàn thời ki 1979- 2003

Về quy mô đân sé phan theo don vị hành chính, thị xã Rạch Giá và các huyện đồng bằng dain cu kha dong đúc như Giống Riếng Tân Hiệp, Gò Quao, Châu Thành Ngược lại các huyện vùng đổi núi

Trang 31

DIỆN TÍGH, DÂN SỐ VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA KIÊN GIANG NĂM 2002

Huyện, thị on than nai) th

Toàn tỉnh 6269,0 1601.6 255

Thị xã Rạch Giá 977 199,9 2045

Thị xã Hà Tiên 88,5 40,0 451

Huyện Kiên Lương 895,5 86,6 97

Huyện Hòn Đất 1019,8 146,6 144

Huyện Châu Thành 27T, 138,4 498

Huyện Tân Hiệp 419,3 | 147,0 350

Huyện Giồng Riểng 634.3 207.3 327

Huyện Gò Quao 4243 142,5 336

Huyện An Biên 466.2 138,6 297

Huyện An Minh mo5 | 127,7 180 Huyện Vĩnh Thuận 603,6 129,4 SỊ 214

Huyện Phú Quốc 583,1 774 130

Huyện Kiên Hải 38,7 20,2 §22

Tốc độ gia tăng tự nhién từ năm 1989 trở về trước tương đối cao, hiện nay đang có xu hướng giảm dân Năm 1989, tỉ suất tang tự nhiên của Kiên Giang là 2,5%, đến năm 1999 giảm xuống còn 1,66% và

năm 2002 là 1,63%, tuy nhiên vẫn cao hơn mức trung bình của cả

nước (năm 1999 là 1,43%, năm 2002 là 1,32%) Có được kết quả này

là nhờ tỉnh đã thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình, nhất là trong cơng tác giảm sinh

Trang 32

Về gia tăng cơ học, trên địa bàn Kiên Giang diễn ra tình trang di dan

tự do khá phổ biến ở các huyện đảo Phú Quốc và Kién Hai O Phú Quốc,

qua I0 năm (1989 - 1999), đi đân tự do tới đảo trên 15 nghìn người (tương đương với mức gia tăng tự nhiên) Còn ở huyện đảo Kiên Hải, năm 1989 dân số trên đảo chỉ có 9747 người, đến năm 2002, đân số

đã lên tới 20,3 nghìn người, nghĩa là tăng lên 2,1 lần

2 Cơ cấu dàn số

a) Cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính

Dân số ờ Kiên Giang nhìn chung thuộc loại trẻ, mặc dù trong những năm gần đây, mức sinh và tốc độ tăng dân số đã giảm đi đáng kể, cơ cấu dân số có sự chuyển biến rõ rệt

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI CỦA KIÊN GIANG (%)

Nhóm tuổi 1989 1999 0œ14 441 35,8 15-59 50,4 58,1 Trên 60 55 6,1 Tổng số 100,0 100,0

Cơ cấu giới tính của Kiên Giang nghiêng về giới nữ, do ảnh hưởng một phần của chiến tranh, tuy nhiên xu thế chung là tăng đần tỉ trọng của giới nam trong tổng số dân Tỉ số giới tính năm 1979 1a 92,9

(cứ 100 nữ có 92,9 nam) ; năm I989 là 93,0 ; năm [999 là 97,2 và

đến năm 2003 cũng là 97,2

338 Ø2 - ĐLCT T6 - B

Trang 33

(06 tusbe}

Nam J994

Ket cau din sé theo nhém tude tinh Kién Gang bh) Co cau dan tốc vú tôn giáo

Kiên Giang là địa bàn cư trú của trên I5 đân tộc Người Kinh với 85,5% dân sỏ sinh sóng ở kháp các huyền, thi trong tỉnh Người Khơ-me

chiếm 12.2% dân số tập trung chủ yêu ở các huyện Châu Thành, Gị

Quấo Người Hoa có ít, với 2.2% dân số sinh sống ở thị xã Rạch Giá và huyện Châu Thành Ngoài ra trên địa bàn tỉnh cịn có sư góp mật

ttuy số lương khơng lớn) của đồng bào các dân tốc khác như Chảm,

Tây Mường, Ngái Nùng Thái E-dé

Về tồn giáo, theo xố liêu tổng điều tra đân số và nhà ở năm 1999, tồn tỉnh có 489609 người có theo tơn giáo, chiếm 32.7% tổng số dân, trong đỏ đạo Phát chiếm 25%, đạo Thiên Chúa chiếm 5.7%, đạo Cao Đài chiêm |, đạo Hoà Hảo chiếm 0.2%, đạo Hỏi chiếm 0,02%,

Trang 34

©) Cơ cấu theo lao động

Kiên Giang có nguồn lao động đồi dào và gia tăng hằng năm với tốc độ khá nhanh, trung bình năm 3,2% Năm 2002, số dân trong độ tuổi lao động của thành phố chiếm 66,4% dân số Trên thực tế quy mô nguồn lao động của tỉnh nếu tính cả những người ngoài độ tuổi vẫn tham gia lao động còn lớn hơn, chiếm 79% dân số

Trong những năm qua, việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của tỉnh đã dẫn đến những thay đổi nhất định về tình hình sử dụng lao động theo các ngành Nhìn chung cơ cấu lao động giữa các ngành có

sự chuyển dịch chậm và không bền vững

CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO CÁC NGÀNH KINH TẾ (%)

Chia ra

Năm Tổng số

Khu vực I Khu vực Il Khu vực tl

2000 2002 2003 100,0 100,0 100,0 100,0 75,0 75,5 73,6 72 75 1748 17,6 18,9

Về chất lượng nguồn lao động, theo số liệu thống kê lao động việc làm năm 2002 của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, tỉ lệ lao động chưa biết chữ của toàn tỉnh là 5,3% (cả nước là 2,06%), chưa tốt nghiệp tiểu học là 30,2%, đã tốt nghiệp tiểu học là 41,8% (cả nước 36,4%), đã tốt nghiệp trung học cơ sở là 12,8% (cả nước là

22.4%), đã tốt nghiệp trung học phố thông đạt 9,9% (cả nước là 23%) Về trình độ chuyên môn kĩ thuật, tỉ lệ người lao động khơng có

trình độ chun mơn kĩ thuật cịn q lớn so với yêu cầu phát triển kính tế, cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá với 89,6% tổng số lao động, chỉ có 10,4% có trình độ sơ cấp, học nghề trở lên, trong đó 7,3%

Trang 35

3 Phân bố đân cư

Mật độ dân số của tỉnh Kiên Giang tương đương với mật độ trung bình của cả nước và có sự tăng lên đáng kể do số dân gia tăng hằng

năm Năm 1989, mật độ dân số toàn tỉnh là 194 người/kmẺ (cả nước là 232 người/km?) và năm 2003 là 255 người/km (cả nước là 250

ngudi/km?)

Dân cư của tỉnh phân bố không đẻu theo lãnh thổ Những nơi có

mật độ dân số đông nhất, không kể thị xã Rạch Giá (2045 người/km`)

và thị xã Hà Tiên (451 người/km”) là huyện Châu Thành (498

người/km”), huyện Tân Hiệp (350 người/km?), huyện Gò Quao (336

người/km”) và huyện Giồng Riéng (327 người/km”) Các huyện đân

cư thưa thớt nhất là Kiên Lương (97 người/km?), Hòn Đất (144 người/km2) và Phú Quốc (130 ngudi/km?) Nhìn chung vùng đồng

bằng có mật độ cao hơn vùng đồi núi thấp trên 5 lần

Sự phân bố dân cư không đồng đều còn thể hiện giữa khu vực ` thành thị và nông thôn Dân cư Kiên Giang tập trung chủ yếu ở nông

thôn, tuy rằng tỉ lệ dân cư nơng thơn có xu hướng giảm dần nhưng chậm và thấp hơn mức trung bình của cả nước Năm 1989, tỉ lệ dân

thành thị chiếm 21,2% (cả nước là 19,0%), năm 1999 là 22% (cả nước là 23,6%), năm 2003 là 23% (cả nước là 25,8%) Mức độ đơ thị

hố của tỉnh còn khá thấp mặc dù số dân thành thị đã tăng đáng kể Dân thành thị tập trung chủ yếu ở thị xã Rạch Giá (53% dân thành thị toàn tỉnh, tỉ lệ dân thành thị là 93%) và Hà Tiên (7,7% dân số thành thị toàn tỉnh, tỉ lệ dân thành thị là 70%) Số còn lại ở 12 thị trấn, đáng kể nhất là thị trấn Kiên Lương (huyện Kiên Lương), thị trấn Dương

Đông (huyện Phú Quốc) và thị trấn Tân Hiệp (huyện Tân Hiệp)

Trang 36

4 Gido duc, y té a) Gido duc

Cùng với sự nghiệp giáo dục- đào tạo của cả nước, công tác giáo dục và đào tạo trong thời gian qua ở tỉnh Kiên Giang cũng từng bước

phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lượng, nhất là giáo dục phổ

thông Số trường, lớp, số giáo viên và số học sinh thường xuyên tăng lên, phương tiện dạy học được đầu tư mạnh, chất lượng giáo dục được chú ý và coi trọng hơn

TÌNH HÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỈNH KIÊN GIANG

Năm học 1999 - 2000 Năm học 2003 - 2004 Cp hoc |

Lớp học | Giáo viên | Học sinh | Lớp học | Giáo viên | Học sinh

Tổng số 10032 10745 335768 10588 13394 332720 Tiểu học 7387 7141 230094 6928 8019 188635 THCS 2198 3030 87090 2902 4236 112359 ITHPT 447 574 18584 768 1139 31726

Số học sinh phổ thông năm học 2003 - 2004 trên địa bàn toàn tỉnh giảm đi hơn 3000 em là do mức sinh trong thời gian qua đã giảm, số học sinh ở cấp tiểu học có xu hướng ngày càng it di, song số học sinh ở bậc THCS và THPT lại tăng liên tục Số học sinh đi học trên một van dân năm học 2003 - 2004 dat 2071 em (mức trung bình của cả

nước là 2164 và của Đồng bằng sông Cửu Long là I94l em) Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp của tỉnh vào loại cao so với toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long Năm học 2002 - 2003, tỉ lê học sinh tốt nghiệp tiểu học là 99,92%, THCS là 95,46% và THPT là 86,97% (vùng Đồng

bằng sông Cửu Long tương ứng là 99,6%, 95,05% và 83,88%) Năm 2003 tồn tỉnh có 129/129 xã, phường, thị trấn (100%) được

cơng nhận xố mù và phổ cập giáo dục tiểu học

Trang 37

> sa

Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề cùng với giáo dục cao đẳng và đại học được chú trọng Cho đến nay, toàn tỉnh Kiên Giạng có 149 giáo viên THCN và 116 giáo viên cao đẳng với tổng số 2962 học sinh THCN và 1063 học sinh cao đẳng

Hệ thống giáo dục của tỉnh ngày càng phát triển theo hướng

đa dạng hố các loại hình, tăng quy mô và nâng cao chất lượng

b)Ytế

Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được tỉnh quan tâm

và cải thiện rõ rệt Số lượng các cơ sở y tế phục vụ cho việc khám chữa bệnh tăng đều qua các năm Tỉnh đã triển khai tích cực cơng tác

y tế dự phịng, chăm sóc sức khoẻ ban đâu, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và phòng chống địch bệnh

TINH HINH Y TE - CHAM SOC SUC KHOE TINH KIEN GIANG

Cac chi tiéu Donvitinh | 1995

- Cơ sở khám chữa bệnh cơ sở 106

+ Bệnh viện, phòng khám khu vực cơ sở 14

+ Trạm y tế xã, phường cơ sở 92 113 130

¬ Giường bệnh giường 2006 2264 2794

+ Bệnh viện, phòng khám khu vực giường 1365 1670 2154

+ Trạm y tế xã, phường giường 641 594 640 ưởng bệnt/ 1 vạn dân 14,3 14,8 174 ~ Cán bộ y tế người 1962 | 2072 | 2427 + Bác sĩ người 399 453 594 +Ysi người 901 976 988 +Ytả người 429 424 562 + Nữ hộ sinh người 23 218 283

Trang 38

IV - KINH TẾ

1 Nhận định chung

Tình hình kinh tế của Kiên Giang có nhiều chuyển biến rõ rệt sau hơn I5 năm thực hiện đường lối đổi mới Trong từng thời kì, tỉnh đã đầu tư khai thác những tiểm năng sẵn có để đưa nền kinh tế ngày càng đi lên

Tổng GDP của tỉnh đã tăng liên tục, từ 4441,8 tỉ đồng năm 1995

lên 7239,8 tỉ đồng năm 2000 và đạt 10708,7 tỉ đồng năm 2003 (giá hiện hành), nghĩa là năm 2003 tăng 2,4 lần so với năm 1995 Với con số này, GDP của tỉnh chiếm II,9% GDP của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đứng đầu toàn vùng và 2,5% GDP cả nước Tốc độ tăng trưởng bình quân năm cho tồn thời kì 1995 - 2003 là 17,6%,

cao hơn gấp đơi mức trung bình của cả nước

Cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay là nơng nghiệp - cịng nghiệp - dịch vụ Đề đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tỉnh đang

có nhiều cố gắng tăng cường phát triển công nghiệp, khuyến khích

đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ Cơ cấu kinh tế đã chuyển

địch theo hướng tiến bộ

GDP VÀ CƠ CẤU GDP CỦA KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 1995 - 2003

(GIA HIEN HANH)

Tổng số Chia ra

Trang 39

sat

1998 2003

Biểu đá cư cầu GDP của Kiên Giang, năm 1995 năm 2003

Về cơ cấu theo thành phần kinh tế, khu vực kính tế trong nước chiếm tỉ trọng rât lớn và hầu như không thay đổi (23,4%), trong đó khu vực kinh tế nhà nước là 26% (phần địa phương là 17,5%) với những khâu then chốt, những lĩnh vực trong yếu trong công nghiệp, cung ứng vật tư và địch vụ kì thuật nơng nghiên, trong kinh doanh xuất nhập khẩu Đây là khu vực đóng góp phần lớn nguồn thu cho ngân sách tỉnh và giải quyết việc làm cho người lao đông Khu vực kinh tế ngoài nhà nước hiện chiêm 67,4% Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi là 6,0%

Đi đơi với mức tăng trường kinh tế, mức thủ nhập bình quan đầu người được cải thiện nhiều, từ 3175 nghìn đồng/người năm 1995 lên 4750 nghìn đồng năm 2000 và tăng lên 6665 nghìn đồng năm 2003 Kiên Giang là tỉnh có GDP/người vào loại cao trong 64 tính, thành

phố trong cả nước và vào loại cao nhất của vùng Đồng bằng sơng Cừu Long

2 Nóng, làm, ngư nghiệp

Nông, lâm, ngư nghiệp là khu vực kinh tế quan trọng nhất của tỉnh Tuy có xu hướng giảm dẫn tỉ trọng trong cơ cầu GDP, từ 54,9% nam 1995 con 50.1% nim 2003, song giá trị tuyệt đối không ngừng

Trang 40

Hing lén, tie 2535.8 ti đồng năm 1995 lên 5013.3 nim 2003 (giá hiện hành) Trong những năm qua, Kiên Giang đã tập trung mọi nguồn

lực, đầu tư nhiều tiền của để xây dựng hệ thống thuỷ lợi, số phên,

thoát lũ, dẫn nước ngọt vào đồng ruộng Nhờ đó nơng lâm, ngư nghiệp vững bước đi lén Tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt khoảng 8%

GIÁ TRỊ VÀ CƠ GẤU GIÁ TRỊ SẲN XUẤT NỒNG, LÂM NGƯ NGHIỆP

CUA KIEN GIANG GIAI BOAN 1995 - 2003

(Giá cổ định 1994) Tổ Chia ra

Nam Tiêu chỉ Bonw | sợi | Nông | Ngư | Lâm

nghiệp | nghiệp | nghiệp

- Giả trị sản xuất | tỉ đồng | 4233.2 | 2905,8 | 1284,9 425 1995 - Cơ cầu % 100.0 68,6 30,4 1.0 ~ Giá trị sản xuất tỉ đồng | 6567.0 | 4278.6 | 2247.2 412 2000 - Cơ cấu % 100,0 65,2 34.2 0,6 T

eas - Giả trị sản xuất | tidéng | 8269.5 | 5145.0 | 3082.1 69.4

2

| - Cơ cẩu % 100,0 62,2 37,3 0,5

3000 2003

“C{l tớ — Lar range

Biểu đổ cơ cẩn giá trị xắn xuất nồng, lâm, ngư nghiệp Kien Giang

346

ee

Ngày đăng: 25/03/2014, 10:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN