1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tủ sách doanh nhân - Ước mơ trở thành một CEO doc

386 978 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 386
Dung lượng 16,1 MB

Nội dung

Khi tôi phỏng vấn tuyển dụng, các bạn trẻ này đều thể hiện mong muốn được làm việc tại doanh nghiệp và thích thú với công việc được phân công cũng như các điều kiện chính sách mà công ty

Trang 2

“ Đây là những bài viết về lĩnh vực đầu tư,kinh doanh do rất nhiều tác giả viết mà tôi sưu tầm dược từ rất nhiều nguồn khác nhau.Tất nhiên nó chỉ như là một giọt nước trong đại dương bao la kiến thức,thế nhưng có thể sẽ giúp bạn biết thêm những điều mới mẻ,làm cho bạn có những suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống,và tôi tin rằng nó thực sự có ích cho những bạn ( và tất nhiên là cả tôi ) đang ấp ủ trong mình ước mơ trở thành một CEO thực thụ,một CEO đẳng cấp.Chúc các bạn thành công.”

Mọi ý kiến xin vui lòng gửi tới hòm thư hieupn89@gmail.com

Trang 3

Mục lục

Có nên dừng học để làm kinh doanh 7

Chăm sóc khách hàng kiểu làm cho có 8

Sinh viên vừa ra trường muốn mở hàng ăn 10

Vốn ít liệu có làm được kinh doanh? 10

Vốn mỏng liệu tôi có thể kinh doanh? 11

Bài học thương hiệu từ vụ iPhone ở Việt Nam 12

'Ngôi sao cô đơn' trong công ty 13

Khát vọng làm CEO của các bạn trẻ 15

Tìm cơ hội ở trường đời 16

Những ngày đầu khởi nghiệp của tôi 17

Đặng Hồng Anh: 'Chọn thành đạt hơn giàu có' 19

Sinh viên ra trường cơ hội nghề nghiệp ở đâu? 21

Con đường nào để bạn làm giàu? 22

Ba cho tôi cơ hội làm doanh nhân 24

Không hiểu về thuế khó thành triệu phú 25

Mua đất tịch thu của ngân hàng ? 27

Cho hỏi vấn đề quản lý nhân viên ??? help me? 28

Làm sếp phải chịu cô đơn 29

'10 năm nữa hãy bàn tới đường sắt cao tốc' 30

'Đường sắt cao tốc có rủi ro nhưng vẫn nên làm' 32

Thử tính bài toán kinh tế đường sắt cao tốc 35

Đường sắt cao tốc dưới góc nhìn quản lý doanh nghiệp 36

Khuyến khích nhân viên nhảy việc 38

Những vấn đề cơ bản khi mua lại doanh nghiệp 40

Kinh doanh mặt hàng nước tinh khiết 43

Kiểu quảng cáo bị ném vào sọt rác 44

Cái giá phải trả cho sự giàu có 45

Tại sao chỉ viết kế hoạch kinh doanh trên 1 trang giấy? 46

Lời khuyên cho giới trẻ khởi nghiệp 47

Chiêu tiếp thị làm mê lòng người 48

Tết của bầu Đức 50

Lãnh đạo có trộm cắp? 51

Xây đường sắt cao tốc đừng chỉ nghĩ mỗi chuyện kinh tế 52

Thế nào là giàu ở Việt Nam? 55

Quản trị doanh nghiệp khi giá cả tăng cao 55

Sóng ngầm mua bán doanh nghiệp sắp nổi 57

Chuyện quà cáp ngày Tết 59

Bài học từ người quét rác 61

Sự thật gây sốc về vốn ODA của Nhật 64

Công chức nhà nước làm gì để tăng thu nhập? 67

Mở trang web kinh doanh online 68

Lương công chức kinh doanh gì? 68

Làm sao để kinh doanh thương mại điện tử? 69

Trang 4

Tôi muốn mở quán cà phê 70

Tôi muốn trở thành nhà phân phối sản phẩm may mặc 72

Quy trình thành lập một doanh nghiệp 74

Doanh nhân thành công cần yếu tố nào? 74

Doanh nhân và chuyện hình thức 75

Tuổi nào có thể làm giàu? 77

Tập để đừng ác cảm với nhân viên 80

Mạn đàm về chuyện ăn của doanh nhân 81

Làm giàu, ai bảo không khó? 84

Học cách làm giàu với 100 triệu đồng 87

Đạo đức kinh doanh xuống cấp 94

Doanh nhân không chăm sóc gia đình không thể gọi là thành đạt 94

Các nam doanh nhân nên nhìn lại mình 95

Công ty tôi luôn hoạt động tốt mà chẳng cần phải ăn nhậu bê tha 96

Doanh nhân bận rộn đâu hẳn đã thành đạt 101

Bận rộn không nên coi là thứ 'mốt' trong doanh nhân 101

Vượt khủng hoảng kiểu Nhật 102

'Làm giàu chân chính rất khó' 103

Làm ít vẫn kiếm bộn tiền 112

Thất bại bạc tỷ của bầu Hiển 115

20 câu hỏi dành do tỷ phú Donald Trump 118

Nghệ thuật đòi nợ 121

7 cách nâng cao năng lực thanh toán của công ty 122

Nghề doanh nhân giả danh 124

Lời tự thú của một doanh nhân giả danh 125

Chiêu làm xiêu lòng thượng đế 126

Doanh nghiệp 'đói' người tài 131

Bí quyết tăng doanh thu gấp đôi 132

Đường tới thành công 136

Quy tắc 10.000 giờ của các vĩ nhân 140

Cái Tâm là gốc của thành công 143

Công ty dần mất khách hàng, tôi phải làm sao đây? 145

Làm lãnh đạo chẳng sướng chút nào 153

Doanh nhân lớn - tấm lòng lớn 155

Luận đàm về doanh nhân 157

Nữ doanh nhân: Chỉ có "sắc" thôi chưa đủ 159

CFO giỏi là phải biết nói? 161

'Đầu tư địa ốc chụp giật chỉ có thất bại' 163

Con đường làm giàu của những tỷ phú Châu Á 164

Văn hóa “loạn sếp” 166

Lý giải "mốt cặp bồ" của doanh nhân 167

Trái bóng tròn hay phẳng? 170

Làm giàu thế nào khi vốn chỉ là 'cái đầu' 172

Tiết kiệm để làm giàu 174

Tiết kiệm không phải làm giàu! 175

Cách làm giàu đơn giản áp dụng cho mọi người 181

Vinashin và đạo đức kinh doanh 184

Đói nhân tài - chuyện không của riêng doanh nghiệp nào 186

'Thiếu một lời cảm ơn có thể phá sản cả doanh nghiệp' 187

Những khuyến mãi gây 'sốc' 189

Trang 5

Bàn về phí bôi trơn 190

Vài suy nghĩ về chuyện doanh nhân hối lộ 191

Bài học xưa thấm thía trong kinh doanh 194

Chuyện những người giàu nhất thế giới: “Ông vua” có nhiều kẻ thù! 195

Tỷ phú Bloomberg: Bốn chữ B để dẫn đến thành công 197

Nguyên tắc kinh doanh thành công của JetBlue 199

Đời tư của người giàu nhất thế giới 201

Bí mật phát triển thương hiệu của doanh nhân Sử Ngọc Trụ 202

“Doanh nhân thần bí” Âu Á Bình 203

Bí quyết thành công của Nokia 204

Warren Buffett: Nhà đầu tư thành công nhất thế giới 206

9 nhà phân tích kinh tế hàng đầu của Việt Nam 208

Góc nhìn khác về những nữ tỷ phú “thừa kế” 213

Gia đình, điểm tựa bình an của doanh nhân nữ 217

Từ người bán kem dạo trở thành tỷ phú Trung Quốc 219

Tỷ phú “ngoài hành tinh” 221

Con đường riêng của một nữ doanh nhân 227

Từ Anh hùng trở thành doanh nhân lớn 228

Doanh nhân Việt nói về thành công 231

Doanh nhân kiếm 2 tỷ USD từ khủng hoảng 232

"Tò mò muốn biết CEO nước ngoài có đi học lớp CEO không" 235

Kiều nữ thừa kế trầm lặng của gia đình Heineken 238

Ôi! Thời buổi “văn hóa” thị trường! 239

Erik Fyrwald – Ông "Vua" nước 240

Bí quyết quản lý nhân sự của Google 241

Chuyện đời của tỷ phú bán hàng giá rẻ 244

Áo quần có thể biến người thông minh thành kẻ ngu xuẩn 246

Nữ và nam doanh nhân: Có gì khác biệt? 247

4 nguyên tắc vàng để trở thành "ngôi sao" trong cuộc họp 249

Đầu tư như Warren Buffet 250

Những chuyện… không giống ai của các tỷ phú 253

Thử siêu âm chữ Thương 257

Văn hóa doanh nhân: Nếu không làm được thì nói không luôn 260

Lời nhắc nhở của giám đốc 264

Doanh nhân nói về từ thiện 266

Linh cảm và mạo hiểm, bí quyết thành công 268

Bài học làm giàu từ tỷ phú Trung Quốc 270

Nuôi dưỡng văn hóa “sở hữu công việc” cho nhân viên 272

7 quy tắc khi cấp dưới là bạn bè 273

Bí quyết xử lý công việc khi sếp “vắng nhà” 274

12 nguyên nhân gây thất bại trong công việc 275

10 thảm họa thương hiệu năm 2010 276

Nghệ thuật sa thải nhân viên 280

Muốn mở quán bán pizza với vốn 300 triệu đồng 281

Doanh nhân sợ thua 'ông trời' 282

3 chàng trai và niềm đam mê kinh doanh cafe âm nhạc 283

Háo danh khó thành sếp giỏi 285

'Thổi' thương hiệu bằng nhân viên 286

Trở thành doanh nhân từ những ngông cuồng, dại dột 288

Bản quyền truyền hình K+ và câu chuyện máy bơm nước 290

Trang 6

3 bài học về tiền của “cha giàu” 291

Tài dùng người của Hán Cao Tổ - Lưu Bang 293

Mạng nhỏ gặp khó trước cuộc đua giảm giá cước 294

Những tuyệt chiêu đơn giản để câu khách hàng mới 295

Mổ xẻ chuyện đại gia Việt mua máy bay 296

Thú vui mô tô đổi bằng túi tiền trống rỗng 297

Các doanh nhân "trẻ" chi dùng tiền của mình ra sao? 299

Bài học kinh doanh từ những phim bom tấn Hollywood 301

Người buôn tiền thời mở cửa 304

Cuộc đời cực khổ của sếp 308

Quyền lực, ai chẳng thích ! 310

Nghệ thuật giao tiếp không lời của doanh nhân 310

Chuyện những người giàu nhất thế giới: Vì một ước mơ của nhân loại 312

Nhờ người đẹp 'dụ' khách hàng 313

Muốn bán doanh nghiệp, thủ tục như thế nào? 315

Tỷ phú thuở hàn vi 316

Người như thế nào dễ thành sếp? 316

Thượng sách giữ chân nhân tài chưa hẳn là lương 317

Quản lý nhân sự: VN không “chạy” kịp tốc độ phát triển 321

Nhân sự tài năng – yếu tố vượt trội của cạnh tranh 323

Khi nào công ty bạn là “nơi nhân tài lựa chọn” ? 325

Xung đột lợi ích 328

Giữ chân nhân tài: Những vấn đề cần chú ý 329

Nghệ thuật giữ chân nhân viên giỏi 331

Triết lý đầu tư cho đào tạo nhân lực của doanh nghiệp 333

Chất lượng DN tư nhân: từ góc độ quản trị điều hành 335

Một số mô hình quản lý chiến lược nguồn nhân lực 338

"Biết mình biết ta" 341

Bốn nguyên tắc cơ bản trong lựa chọn công việc 343

Sếp đau đầu với nhân viên bướng bỉnh 344

Kỹ năng quản lý thời gian của các CEO 345

CEO Cao Duy Phong – Vui khi thất bại 346

Nghị lực phi thường của một doanh nhân trẻ 349

"Doanh nghiệp Việt cần kiên nhẫn như trẻ bán lưu niệm" 350

Giúp tôi mở cửa hàng hoa lụa và hoa tươi 354

Ấp ủ giấc mơ mở trường Đào tạo Hoa Hậu tại Việt Nam 357

Bốn cách bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo 359

Doanh nhân trẻ “không vốn, bốn lời” 360

Võ Quốc Thắng đem tư duy đột phá vào doanh nghiệp 361

Chân dung một “thuyền trưởng” 363

Ông tiến sĩ và ước mơ làm giàu cho nông dân 365

Trần KHắc Hùng chủ tịch HĐQT tổng GD SARA GROUP 367

Tôi lập nghiệp: Vì những điều lớn hơn 368

Bước ngoặt của sự thành đạt là quyết định "bán thân đúng giá" 370

Vị thủ lĩnh thổi bùng thương hiệu McDonald 372

Muốn làm giàu phải "khùng" một chút 374

“Ông trùm” hộp giấy carton 376

Triết lý kinh doanh của bà chủ The Body Shop 378

Người làm nên thương hiệu Dilmah 379

Người dẫn dắt đối thủ đáng gờm của Intel 381

Trang 7

Có nên dừng học để làm kinh doanh

Chỉ còn vài tháng nữa tôi sẽ ra trường và trở thành kỹ sư Tuy nhiên tôi lại không có chút hứng thú nào với nghề này Ước mơ của tôi là trở thành doanh nhân Đây vừa là đam mê và cũng là mục tiêu phấn đấu cả đời tôi (Bùi Mạnh Cường)

Tuy không nhiều nhưng tôi cũng tích lũy được cho mình chút kiến thức và kinh nghiệm về đầu tư quản lý Tôi tham gia thị trường chứng khoán từ năm thứ nhất và hiện tại cũng đang đi làm thêm cho một công ty cung cấp cửa nhôm, cửa kính Tôi đang có kế hoạch mở công ty cho riêng mình nhưng nếu mở ra thì tôi cũng không còn đủ thời gian dành cho việc học nữa

Tôi phân vân không biết có nên tiếp tục việc học đợi sau khi tốt nghiệp mới mở công ty hay dừng việc học lại và làm những điều mình thích Mong các bác, các anh chị, những người đi trước cho tôi lời khuyên để tôi có sự lựa chọn đúng cho mình và các bạn cùng lứa

Ông Lưu Văn Quảng, Chủ tịch HĐQT, Tổng công ty Cổ phần Veesano: Theo tôi, bạn không

nhất thiết phải dừng lại việc học để có thể kinh doanh Nếu bạn quyết tâm muốn làm kinh doanh, bạn có thể bắt tay ngay vào việc chuẩn bị lập kế hoạch kinh doanh, các phương án kêu gọi đầu tư

để có thể thành lập công ty khi đã hoàn thành xong việc học Bạn nên chọn lĩnh vực mình thấy yêu thích và có khả năng nhất Một số câu hỏi quan trọng bạn cần trả lời nếu muốn lập công ty

1 Địa điểm đặt doanh nghiệp ở đâu? Quan tâm tới vị trí địa lý cũng như các thông tin nhân khẩu học rất quan trọng với thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào Khách hàng của bạn phải dễ dàng

và thuận tiện trên đường tiếp cận với sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp Đánh giá xem liệu điều kiện thị trường địa phương hiện có sẽ trang bị và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh doanh của bạn hay không

2 Chọn tên nào cho doanh nghiệp? Chọn một cái tên đúng cho doanh nghiệp của bạn là điều hết sức cần thiết bởi nó thể hiện và miêu tả bản chất ngành kinh doanh bạn sẽ tiến hành Do đó, hãy chọn một cái tên sao cho liên quan tới lĩnh vực bạn kinh doanh và định dạng được sản phẩm cũng như dịch vụ bạn cung cấp Cố gắng tìm kiếm những cái tên mới mẻ nhưng ổn định và không quên hỏi ý kiến, nhận xét của bạn bè hay các doanh nhân khác

3 Cần đầu tư bao nhiêu? Mặc dù bạn không thể xác định một cách chính xác lượng tiền bạn cần khi khởi nghiệp nhưng với sự trợ giúp của một chuyên gia tài chính, bạn có thể đưa ra mức tương đối phù hợp Khi đánh giá và ước đoán, đừng quên các chi phí "ẩn" Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực này

Trang 8

4 Đáp ứng những yêu cầu tài chính của công việc kinh doanh như thế nào? Đây là một nhân tố quan trọng cần được tính đến khi bạn khởi nghiệp Bạn cần quan tâm tới rất nhiều lựa chọn tài chính sẵn có cho bạn Cố gắng tiếp cận nhiều nguồn tài chính khác nhau như công ty tài chính, ngân hàng Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng quỹ tiết kiệm cá nhân hay vay mượn bạn

bè, người thân Khởi nghiệp là một công việc thực sự đầy thử thách nhưng rất thú vị Hãy đặt niềm đam mê kinh doanh của bạn bên cạnh kiến thức và những bước đi chắc chắn, bạn sẽ thành công

Chăm sóc khách hàng kiểu làm cho có

Nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng chăm sóc khách hàng mới mà quên mất rằng những khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm cũng rất cần được chăm sóc

Alo! Chị Lan đang nghe phải không ạ? Thay mặt thương hiệu mỹ phẩm X xin chúc mừng sinh nhật chị Xin trân trọng cám ơn sự quan tâm, tin tưởng của chị dành cho sản phẩm của chúng tôi trong suốt thời gian qua Xin gửi tới chị lời chúc tốt đẹp và món tặng phẩm đầy ý nghĩa là…

Đã từ lâu bài học về tầm quan trọng trong việc chăm sóc khách hàng đã được các doanh nghiệp quan tâm chú ý Có thể chia quy trình chăm sóc khách hàng ra làm hai giai đoạn: Giai đoạn trước mua hàng và giai đoạn sau mua hàng Tôi không bàn về giai đoạn trước mua hàng vì nó đã quá quen thuộc Chúng ta sẽ tập trung nói về giai đoạn thứ hai Có thể nói đây là giai đoạn rất nhạy cảm và dễ gây ra hiệu ứng ngược trong tâm lý mua hàng của người tiêu dùng nếu không được sử dụng hợp lý

Đối với các nước phương Tây đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển thì việc chăm sóc khách hàng sau mua được coi là một phần không thể thiếu trong quá trình kinh doanh Tuy nhiên, tại Việt Nam không có nhiều công ty thực sự quan tâm và quan tâm đúng cách đến quá trình này

Chúng ta sẽ cùng xem xét quá trình tìm kiếm, tác động, chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để dẫn tới hành vi mua hàng của 2 đối tượng tiêu dùng dưới đây:

Khách hàng mới: Nhân viên Sale -> tìm kiếm khách hàng tiềm năng -> cung cấp thông tin -> Tìm cách thể hiện thế mạnh về chất lượng, giá cả, dịch vụ của sản phẩm -> Chăm sóc khách hàng -> Quyết định mua hàng

Khách hàng cũ: Nhân viên Sale -> Chăm sóc khách hàng, duy trì niềm tin -> Khách hàng tiếp tục

mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ hoặc quảng bá sản phẩm tới những người khác

Chúng ta có thể thấy chi phí, công sức dẫn đến hành vi mua hàng của đối tượng khách hàng cũ hay còn gọi là khách hàng ruột thấp hơn rất nhiều so với việc tìm kiếm khách hàng mới Vậy là chúng

ta đã khẳng định được tầm quan trọng của việc chăm sóc khách hàng sau mua hàng Vấn đề tiếp theo mà chúng ta cần quan tâm là chăm sóc khách hàng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất

Lấy một ví dụ thế này: Một chàng trai yêu một cô gái Tới ngày sinh nhật của cô gái, chàng trai nghĩ đủ cách để gây ấn tượng Cuối cùng, anh quyết định tặng cô một chiếc áo có in hình của mình với thông điệp “Luôn muốn bên em” Sau khi nhận được chiếc áo, cô gái tỏ ra khá vui nhưng cô không mặc chiếc áo đó dù chỉ một lần -> Sự thất bại trong việc gây ấn tượng tốt vì không gây được

sự thích thú, hài lòng ở cô gái

Lý do thất bại:

Trang 9

- Chàng trai thích nhưng cô gái không thích

- Chiếc áo không có giá tri sử dụng vì nó gây ngại ngùng khi mặc

- Cô gái tỏ ra vui vì đó là phép lịch sự và không muốn làm chàng trai buồn

Khách hàng của chúng ta cũng giống như cô gái này, họ muốn nhận được cái mà họ thích, không phải cái mà nhà cung cấp dịch vụ thích Để đạt được hiệu quả cao trong việc chăm sóc khách hàng chúng ta cần nắm bắt được tâm lý của các vị thượng đế

Trong một cuộc khảo sát 100 khách hàng tại Hà Nội về việc lựa chọn hình thức khuyến mại, Hasaico Group đã đặt tình huống như sau: Hiện nay chúng tôi có 2 hình thức khuyến mại đối với khách hàng, đó là chiết khấu 10% trực tiếp trên giá thành sản phẩm hoặc nhận một phần quà là một chiếc cốc có giá trị tương đương 15% giá thành sản phẩm Quý khách có thể tùy ý lựa chọn

Kết quả là 70 người chọn hình thức chiết khấu 10% ngay lập tức 20 người muốn xem trước chiếc cốc và sau khi xem xong 17 người chuyển sang hình thức chiết khấu trực tiếp 13 người chọn hình thức nhận tặng phẩm

Cuộc khảo sát trên đã giúp chúng tôi nhận ra rằng, tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam là thích nhận được những món quà có giá trị sử dụng cao, càng thực tế càng tốt Bản thân chính tôi cũng là khách hàng của nhiều dịch vụ khác Tôi rất vui khi được các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc và được hưởng các chính sách ưu đãi, tặng quà Tuy nhiên đã có đôi lần tôi thấy bực mình khi nhận được những món quà không đúng nghĩa Xin lấy ví dụ thế này: có lần tôi được nhà cung cấp dịch

vụ tặng cho một món quà là thẻ học tiếng Anh trị giá 3 triệu đồng Tôi vốn rất bận nhưng vẫn sắp xếp thời gian đi học Khi đến đăng ký học thì số tiền trên tấm thẻ tặng chưa đủ để có được một khóa học Muốn được học, tôi cũng như những người khác phải đóng thêm tiền Đến khi vào học thì chất lượng không tốt nếu không muốn nói là tệ và dạy cho có Điều này khiến những người nhận được tấm thẻ học khuyến mại thấy phí số tiền đã đóng thêm và quay ra bực tức với ngay cả nhà cung cấp dịch vụ đã khuyến mại tấm thẻ

Cũng có lần một nhân viên của tôi nhận được quà từ hãng nước hoa vì cô ấy là khách hàng thân thiết Món quà là một chiếc móc chìa khóa hình lọ nước hoa Món quà này khiến ai cũng thấy buồn cười vì nó không phải là món quà phù hợp để tặng cho một khách hàng thân thiết Nó giống như món đồ khuyến mại được phát khắp nơi để quảng cáo thương hiệu

Một vài ví dụ trên cho thấy việc tặng quà trong khâu chăm sóc khách hàng có thể tạo ra phản ứng tốt, cũng có thể gây phản cảm nếu nó không hợp lý hoặc theo cách chiếu lệ, hình thức Chính vì lẽ

đó chúng tôi luôn cố gắng duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng bằng những hành động thực tế như: Chăm sóc khách hàng định kỳ vào những dịp lễ lớn, kỷ niệm bằng những món quà phù hợp với giới tính, nhu cầu sử dụng của nhóm đối tượng khách hàng; Duy trì chế độ chăm sóc bảo dưỡng sản phẩm định kỳ nhằm tạo sự tin tưởng cho khách hàng về sản phẩm và uy tín trách nhiệm của nhà cung cấp; Bảo vệ khách hàng, tránh sự hấp dẫn của các đối thủ cạnh tranh bằng những thông tin kịp thời, chính xác có lợi cho sản phẩm, dịch vụ của công ty so với đối thủ; Tạo ra những đợt giảm giá, ưu đại đặc biệt cho khách hàng thân thiết Cách này làm cho khách hàng cảm thấy họ được trân trọng và thúc đẩy hành vi mua hàng sau quá trình được chăm sóc kỹ lưỡng

Trên đây là một số chia sẻ, kinh nghiệm của cá nhân tôi cũng như những thành viên trong tập đoàn Hasaico, được rút ra từ chính quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn Mong rằng tất cả các

Trang 10

doanh nghiệp và những ai đam mê kinh doanh đều tìm được cho mình cách tiếp cận khách hàng đúng đắn nhất

Cao Duy Phong, Chủ tịch HĐQT Hasaico Group

Sinh viên vừa ra trường muốn mở hàng ăn

Em vừa tốt nghiệp đại học và có ý tưởng mở quán ăn bán đặc sản miền trung quy mô nhỏ Vốn dự trù khoảng 200 triệu đồng Tuy nhiên điều em băn khoăn nhất là không biết lực chọn

mô hình hoạt động như thế nào cho phù hợp (Phạm Thị Nga)

Bà Nguyễn Thị Nam Phương, Công ty Cổ phần Phát triển Năng lực Tổ chức (OCD): Chúc

mừng bạn sớm có ý chí lập nghiệp ở tuổi còn rất trẻ

Người thành công trong kinh doanh có hai loại: Một là dựa vào nhạy cảm (hay người ta gọi là tố chất kinh doanh), một là có mong muốn kinh doanh và chưa biết làm từ đâu nên bắt đầu bằng nghiên cứu bài bản một mô hình để làm Nếu bạn cho rằng mình có tố chất thì hãy thử theo cảm nhận của mình xem sao? Còn nếu bạn cho rằng mình ở dạng người thứ hai, thì bạn cần đọc sơ bộ một số tài liệu về khởi nghiệp để biết chắc chắn rằng:

- Đồ ăn của bạn sẽ có nhiều người đến ăn (vị trí nào đây?)

- Giá tiền của đồ ấy có nhiều người sẵn sàng chi trả

- Loại đồ ăn ấy mang lại một cảm giác khác biệt so với loại đồ ăn có giá tương đương

- Bạn có thể tìm được người đồng chí hướng, đồng quan điểm để duy trì cửa hàng có 3 đặc điểm trên

Bạn cần xác định rõ mục tiêu cho mình, liệu đó là kinh doanh có lãi, hay trở thành bà chủ lớn và mang lại một nét văn hóa miền Trung giữa lòng Hà Nội hay TP HCM (hoặc nơi nào mà bạn định mở), hay chỉ là “thử sức xem sao”?

Sau khi chắc chắn được mấy thông tin này, em hãy lựa chọn mô hình, bởi mô hình chỉ là phương tiện để em đạt được mục tiêu thôi Cuối cùng, khi có mục tiêu và đủ thông tin, bạn cần có kế hoạch kinh doanh để biết chắc mình đạt mục tiêu đã định Nếu có kế hoạch kinh doanh tốt, bạn sẽ vận động được người hùn vốn, hoặc vay ngân hàng

Vốn ít liệu có làm được kinh doanh?

Em hiện là sinh viên năm nhất và muốn tìm một công việc để khẳng định mình Em rất thích kinh doanh nhưng do số vốn còn hạn hẹp nên ko biết làm gì Em muốn tham khảo ý kiến các doanh nhân (Lê Vân)

Ông Đặng Quang Đức, Delegation of CEO - MarNET JSC, CEO - ALETEAM JSC: Khi bạn

nói là bạn muốn kinh doanh để khẳng định bản thân, điều đó vừa tốt, nhưng cũng vừa chưa tốt Tốt

ở chỗ bạn có ý chí và có ước mơ muốn được thành đạt, nhưng chưa tốt ở chỗ khẳng định bản thân không chỉ riêng bằng cách kinh doanh Nếu con đường khẳng định bản thân bằng kinh doanh là

Trang 11

cách làm cho bạn có nhiều cảm hứng, động lực và là cách để bạn đóng góp sức lực cho việc phát triển xã hội nhất, lúc đó mới thật sự tốt

Trước khi kinh doanh, bất kỳ ai cũng cần phải chuẩn bị cho mình những nguồn lực cần thiết như tiền vốn, kinh nghiệm, kiến thức, nhưng chính vì chỉ nghĩ có như vậy cho nên họ rất dễ thất bại Sự chuẩn bị lớn nhất chính là đức tính của một doanh nhân, trong đó cần nhất là sự kiên trì và quyết đoán Bạn cũng nên học cách chịu đựng những gian khó sẽ xuất hiện trong cuộc sống của một doanh nhân Và quan trọng hơn hết, một doanh nhân thành công trong việc kinh doanh thì cũng nên thành công cả trong cuộc sống gia đình, xã hội, vậy là các kỹ năng sống càng cần hơn bao giờ hết Để phát triển phần nào những kỹ năng sống, việc tham gia vào các hoạt động xã hội ở trường hoặc ở các tổ chức phi chính phủ (NGO) sẽ giúp ích rất nhiều Nếu kỹ năng sống tốt, các kỹ năng kinh doanh bạn sẽ học được rất nhanh

Vốn hiểu biết xã hội nói chung của một doanh nhân cũng quan trọng không kém Khi bạn hiểu biết các vấn đề của xã hội, bạn sẽ có thể giải quyết các bài toán trong kinh doanh, đặc biệt là marketing

dễ dàng hơn Công việc phù hợp cho một sinh viên năm thứ nhất cũng không phải là hiếm, kể cả những công việc phục vụ cho việc học hỏi để phát triển kinh doanh riêng sau này Các doanh nghiệp sẵn sàng tuyển dụng nếu các bạn sinh viên có những cam kết về chất lượng công việc và kế hoạch làm việc nghiêm túc tại doanh nghiệp của họ

Có thể bạn đang suy nghĩ đến việc lập doanh nghiệp riêng của bạn, điều đó rất tốt, nhưng nên chuẩn bị tất cả những yếu tố cần thiết như đã nói ở trên đã, nếu không sẽ là lãng phí cả cho bạn và cho nhiều người khác Chúc bạn sớm khẳng định được mình và có những đóng góp lớn cho xã hội trong một ngày gần nhất

Vốn mỏng liệu tôi có thể kinh doanh?

Tôi có một ý tưởng và muốn thành lập doanh nghiệp nhưng lưng vốn của tôi hiện rất mỏng Tôi có thể có nguồn vốn từ đâu? Khi thành lập doanh nghiệp trong các yếu tố vốn, nhân lực, công nghệ…

yếu tố nào quan trọng nhất? (Châu Anh)

Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Alpha Books trả lời:

Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều khởi đầu với nguồn vốn rất nhỏ Chính vì nguồn vốn nhỏ nên người chủ phải tính toán đầu tư cho hiệu quả Khi mới thành lập, nếu là doanh nghiệp nhỏ, bạn chỉ

có thể sử dụng nguồn vốn tự có và vốn vay từ gia đình, bạn bè Hầu như bạn không thể vay được

từ ngân hàng nếu không có tài sản thế chấp Mặc dù về lý thuyết, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của những Quỹ đầu tư nhưng thông thường, trừ khi ý tưởng kinh doanh của bạn độc đáo thì nói chung, bạn không thể tiếp cận nguồn này

Để có thể vay được, dù là bạn bè, người quen, bạn nên chuẩn bị kế hoạch kinh doanh thật tốt và chia nhỏ khoản cần vay cho một vài người Ví dụ bạn cần vay 200 triệu đồng thì có thể tìm 3-5 người có thể cho vay Mỗi người cho vay sẽ hỏi và chất vấn bạn theo cách của họ để đảm bảo việc kinh doanh của bạn là ổn

Tất cả các yếu tố đều quan trọng và khó có thể nói yếu tố nào quan trọng hơn Song từ kinh nghiệm bản thân, tôi nghĩ con người là quan trọng nhất Bạn phải có đủ năng lực chuyên môn và quản lý, kinh doanh, biết thu hút, tập hợp được những người làm cùng với bạn Nếu bạn thuyết phục được

họ, chứng tỏ bạn đã có kỹ năng thuyết trình, thuyết phục và có uy tín cũng như phương án kinh doanh của bạn có tính khả thi

Trang 12

Bài học thương hiệu từ vụ iPhone ở Việt Nam

Từ trước đến nay, ở Việt Nam, chưa bao giờ có cảnh cả đoàn người xếp hàng chờ ra mắt sản phẩm như ở các nước khác Nhưng sự kiện ra mắt iPhone vừa rồi đã thay đổi tất cả

Không phủ nhận có sự tác động truyền thông của hai nhà mạng là việc VinaPhone và Viettel úp

mở và đưa đẩy câu chuyện này khiến cho đi đâu cũng nghe nói về iPhone, và người ta háo hức đón chờ ngày nhà mạng công bố giá bán máy và giá cước Trên các diễn đàn trực tuyến, sự tranh luận, phỏng đoán càng sôi nổi hơn Nhưng quả bóng xì hơi ngay lập tức khi những thông tin chính thức được đưa ra Từ câu chuyện này có mấy góc nhìn:

lỗi sản phẩm có một phân khúc thị trường riêng Doanh nghiệp nào đã kinh doanh trên diện rộng sẽ phải có những dịch vụ đáp ứng đủ cho các phân khúc khách hàng của mình Bởi vì iPhone không phải là sản phẩm dành cho giới bình dân và cho dù nhà cung cấp có dùng hình thức gì để kinh doanh thì họ cũng phải đảm bảo lợi nhuận, nên kỳ vọng của số đông người tiêu dùng chắc chắn không được đáp ứng Còn kỳ vọng của nhà mạng? Nói như một ý kiến là họ bỏ “con săn sắt” là giá máy để bắt “con cá rô” là các dịch vụ mà những khách hàng VIP này sẽ sử dụng hàng ngày hoặc ít nhất đã cầm đằng chuôi gói cước khách hàng đã cam kết

Nhiều người cho rằng người Việt Nam tuy chưa giàu nhưng rất thích dùng hàng xa xỉ và trong khi Nhà nước đang hạn chế nhập siêu với những mặt hàng kiểu này thì cơn sốt iPhone lại càng làm các

ý kiến trên lên tiếng Ở đây bài toán kinh tế thị trường sẽ quyết định tất cả, sản phẩm xa xỉ sẽ chỉ dành cho những người có thu nhập cao và mong muốn sở hữu nó Khi họ đã có nhu cầu, nếu không bằng con đường chính thống thì họ cũng sẽ tìm những cách khác để sở hữu sản phẩm mình mong muốn, khi đó nhà nước có thể bị thất thu thuế Tiền được đưa vào lưu thông bằng cách này hay cách khác cũng sẽ tạo ra những giá trị cho xã hội kể cả hữu hình hay vô hình

Không phải cuộc chiến giữa các nhà mạng mà là cuộc chiến giữa chính hãng và “xách tay” Tình hình đìu hiu của các cửa hàng bán iPhone xách tay trước cơn sốt và sau đó là của cửa hàng chính hãng sau vài ngày ra mắt có thể là do người dùng tiếp tục chờ đợi những phản ứng linh động của các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ trước các ông lớn Khi một trong hai bên không đủ kiên nhẫn chờ đợi tình trạng ế ẩm, chắc phần nhiều các cửa hàng xách tay sẽ nhún một bước trước vì tiềm lực mọi mặt không thể so kè, khi đó mặt bằng giá lại được thiết lập mức mới

Nhưng nếu tiếp tục kỳ vọng nhà mạng giảm giá ngay thì chắc họ sẽ lại thất vọng lần nữa vì ít nhất cũng phải đợi MobiFone ra mắt Với các điều kiện chặt chẽ của Apple thì chắc MobiFone cũng không thể giảm được nhiều, có chăng là các gói cước sẽ linh hoạt hơn Vậy ít nhất đợt giảm giá tiếp theo cũng phải đến tháng 6, khi Apple ra mắt phiên bản iPhone mới Trong khoảng thời gian này chúng ta sẽ chờ đợi những đợt đánh du kích của các cửa hàng xách tay

Sức mạnh của truyền thông

Nhà mạng đã tận dụng yếu tố ai cũng mong muốn được sở hữu một sản phẩm thời thượng với giá hợp lý và là sự kiện hot nên rất nhiều báo chí đã tự nguyện nhảy vào công cuộc lan truyền này Bên cạnh đó kết hợp với số đông cộng đồng lan truyền thông tin tự nhiên để câu chuyện lên đến điểm kịch tính qua các con số đặt mua khổng lồ trước ngày bán chính thức, trong khi lượng hàng nhập

Trang 13

về được tiết lộ ít hơn con số đó nhiều lần, đã tác động cả lên những người trước đó chẳng quan tâm đến iPhone là gì

Ngay cả khi quả bóng đã xẹp thì người ta vẫn đua nhau phân tích tại sao nó xẹp Nếu được hoạch định kế hoạch truyền thông cho chiến dịch này chắc không cần tốn nhiều chi phí cho quảng cáo iPhone ngay sau ra mắt như nhà mạng đã làm, vì bản thân sản phẩm và sự kiện có sức viral quá tốt, nên dành chi phí này cho khuyến mại trực tiếp chắc chắn còn gây ra các làn sóng nhỏ nữa Một chân lý kinh điển rút ra từ các chiến dịch truyền thông cho iPhone trên thế giới là truyền thông sẽ rất rẻ và dễ dàng nếu bạn để mọi người tự làm điều đó cho bạn Tất nhiên cái này chỉ đúng nếu sản phẩm đưa ra phải thật đặc biệt để được hưởng sự săn đón của giới truyền thông

Đến thời điểm này, chúng ta có thể thấy sự song hành của cả hai nhà mạng trên các kênh truyền thông: báo in, báo điện tử, truyền hình Nhưng có vẻ nó là sự nhân bản thiếu sáng tạo của các tư liệu truyền thông do Apple cung cấp Tuy nhiên, trong thời kỳ bùng nổ của truyền thông mạng xã hội (social media) thì kênh này lại không được đề cập đến trong các chiến dịch của hai nhà mạng Trên các diễn dàn, các mạng xã hội rất nhiều thông tin trái chiều, nhưng rất ít thông tin mang tính dẫn dắt có chủ đích giúp cộng đồng hiểu đúng vấn đề Các thông tin thực sự hữu ích được đưa lên

vô tình bởi các chuyên gia “tự nguyện” Liệu trong chặng đường sắp tới, nhà mạng nào sẽ chiếm lĩnh được kênh truyền thông để biến nó thành thế mạnh cạnh tranh?

Liệu có thể thất bại? Mặc dù được đánh giá là một trong những chiến dịch marketing xuất sắc nhất mọi thời đại nhưng Apple cũng đã mắc phải một số sai lầm nhất định Chúng ta cùng điểm lại những sai lầm chính trong các chiến dịch marketing của Apple dành cho iPhone để xem liệu các nhà mạng tại Việt Nam có dẫm chân lên vết xe đổ đó không:

- Giảm giá quá nhanh: Apple giảm giá bán lẻ iPhone 33% ngay sau 3 tháng đầu tiên ra mắt, điều này làm các khách hàng trung thành của “Quả táo” cảm thấy bị phản bội và lợi dụng Họ đã phải rất vất vả đặt hàng và xếp hàng chờ mua được chiếc iPhone mơ ước, nhưng 3 tháng sau rất nhiều người đã có nó Kịch bản tương tự tại Việt Nam có thể xảy ra: tháng 6 tới iPhone 4GS ra mắt, giá sản phẩm iPhone 3GS sẽ giảm nhanh chóng, nếu 2 nhà mạng không có chính sách phù hợp cho những khách hàng mua trong dịp khai trương vừa rồi, nhiều khả năng sẽ phải hứng chịu đợt phản ứng từ khách hàng

- Ra mắt muộn ở các thị trường: Chính sách tham lam của Apple trong việc thống nhất các điều khoản về giá, chính sách, … với các nhà mạng khiến việc ra mắt tại toàn bộ các nước châu Âu và những trị trường quan trọng khác trên thế giới đã bị chậm một năm so với tại Mỹ và bây giờ chúng

ta mới được mua iPhone chính hãng tại Việt Nam Nhiều tín đồ trung thành của Apple ở các thị trường đó không thể chờ đợi được sự chậm trễ này đã tìm mọi cách, kể cả bẻ khóa để có thể sở hữu iPhone Đây chính là điều đã làm suy yếu việc kinh doanh một sản phẩm tuyệt vời bằng một sai lầm trong marketing Vậy chúng ta sẽ cùng chờ đợi câu chuyện iPhone 4GS sắp tới có được ra mắt đồng thời với toàn cầu tại Việt Nam không, nếu các nhà mạng không đàm phán được việc này thì người tiêu dùng Việt Nam cũng sẽ rơi vào tâm lý bị lợi dụng và phản bội

'Ngôi sao cô đơn' trong công ty

Tôi đang giữ vị trí lãnh đạo ở một số công ty và có tham gia trực tiếp công tác tuyển dụng, huấn luyện

và quản lý nhân viên Tôi đã có dịp tiếp xúc và làm việc với rất nhiều bạn trẻ mà tôi tạm gọi ở đây là

“những ngôi sao cô đơn”

Trang 14

Đặc điểm chung của họ là còn khá trẻ, một số vừa tốt nghiệp đại học hoặc cao học ở nước ngoài, kinh nghiệm làm việc chưa nhiều nhưng khá tự tin về bản thân

Khi tôi phỏng vấn tuyển dụng, các bạn trẻ này đều thể hiện mong muốn được làm việc tại doanh nghiệp và thích thú với công việc được phân công cũng như các điều kiện chính sách mà công ty dành cho họ Khoảng sau một tháng, thậm chí một tuần làm việc, tôi thường nhận được một email khá dài từ nhân viên này và bạn muốn mời tôi đi uống cafe để trao đổi

Các cuộc trao đổi không hoàn toàn giống nhau nhưng đều có chung các nội dung: tại sao anh A., chị B lại là sếp trực tiếp của em, họ có giỏi gì hơn em đâu? Em chỉ muốn làm việc độc lập và báo cáo trực tiếp cho anh thôi Tại sao lương em chỉ có bây nhiêu trong khi anh C., chị D không có gì xuất sắc hơn em, thậm chí là bằng cấp của họ không bằng mà lại nhận lương cao hơn em? Tại sao

ý tưởng của em xuất sắc như vậy mà lãnh đạo lại không chấp thuận? Tại sao các anh chị trong phòng lại không thân thiện với em? Nói chung, cơ man những thắc mắc mà các bạn trẻ đưa ra

Đã trải qua những năm tháng tuổi trẻ, tôi hiểu và thông cảm với các nhân viên của mình Câu trả lời chung của tôi là: Về chế độ chính sách và vị trí của em trong tổ chức, em đã được thông báo rõ ràng ngay từ đầu và em đã đồng ý Tuy nhiên, hiện nay những vấn đề này chỉ là điểm khởi đầu mà thôi Em đừng vội phàn nàn về thu nhập hay sếp trực tiếp của mình mà hãy cố gắng thể hiện năng lực, giá trị bản thân và sự đóng góp cụ thể của em cho công ty Tôi và các lãnh đạo công ty đủ sáng suốt và kinh nghiệm để đánh giá chính xác năng lực của em Tương lai của em phụ thuộc vào chính bản thân và sự đóng góp, chia sẻ của em chứ không bị ảnh hưởng bởi anh A hay chị B

Về nguyên tắc, nếu em làm việc xuất sắc thì một ngày nào đó, em có thể trở thành sếp của những người này Còn về ý tưởng, em có sáng tạo nhưng chưa nghiên cứu và tìm hiểu kỹ, nên đề xuất đưa

ra chưa phù hợp và không ứng dụng được Ngoài ra, trong quan hệ cư xử, em thiếu hòa đồng Khi mọi người trang trí phòng nhân dịp năm mới thì em kiêm cớ đi ra ngoài; khi mọi người cùng nhau sắp xếp lại kho hàng thì em cũng không có mặt mặc dù anh đã email kêu gọi cả phòng cùng tham gia Vì vậy, khoan trách mọi người không thân thiện với em mà em hãy nhìn lại bản thân mình! Sau cuộc nói chuyện, tôi cũng gặp riêng người lãnh đạo trực tiếp của bạn nhân viên “ngôi sao” Tôi chia sẻ lại với họ những suy nghĩ, bức xúc mà tôi đã ghi nhận và cùng thống nhất cách thức hỗ trợ

và khuyến khích bạn nhân viên này trong thời gian sắp tới

Là người quản lý đồng thời là một nhà tuyển dụng, tôi biết công ty đã tốn nhiều chi phí để tuyển bạn nhân viên vào rồi đào tạo họ Khi họ bắt đầu quen việc mà vì những lý do nhỏ nhặt họ ra đi, thì người thiệt hại đầu tiên là công ty Vì vậy, tôi thấy mình phải có trách nhiệm cao độ với các bạn nhân viên mới, đặc biệt là các nhân viên “ngôi sao” này

Tôi quan sát và góp ý thẳng thắn cho bạn nhân viên trẻ qua email hoặc trò chuyện trực tiếp Nếu tôi góp ý bằng email thì đều Bcc (mail gửi kèm mà người nhận không biết) cho người quản lý trực tiếp Các góp ý có thể liên quan đến cách cư xử, lời ăn tiếng nói, thậm chí là cách trả lời điện thoại hoặc cách viết email của người nhân viên trẻ

Và với quan sát của mình, tôi nhận thấy sau 2-3 tháng, nếu bạn nào trụ lại được thì sau đó, sẽ làm việc rất tốt; ngược lại có bạn sẽ xin nghỉ và kiếm tìm cơ hội ở doanh nghiệp khác Nếu có điều kiện, tôi vẫn theo dõi những bạn trẻ này ở chỗ làm mới và thật lòng cầu mong họ sẽ thành công Tôi không cho rằng các doanh nghiệp mà mình đang tham gia quản lý đều có môi trường làm việc

và cơ hội thăng tiến tốt cho các bạn trẻ Vấn đề tôi muốn nêu ra ở đây là các bạn trẻ khi bắt đầu đi

Trang 15

làm cần chuẩn bị cho mình tính kiên nhẫn, sự khiêm tốn, óc cầu tiến, khả năng làm việc tập thể Đừng đòi hỏi quyền lợi cho mình hoặc tị nạnh so sánh với người khác mà hãy thể hiện giá trị bản thân, khả năng chia sẻ và sự đóng góp của mình Tôi tin chắc là những nỗ lực và cố gắng của bạn

sẽ được ghi nhận và tưởng thưởng xứng đáng

Bạn giỏi, bạn còn trẻ, bạn có quyền kiêu hãnh nhưng đừng ảo tưởng và nhiễm bệnh ngôi sao Hãy trở thành ngôi sao lấp lánh trong dải ngân hà, chứ đừng biến mình thành những “ngôi sao cô đơn”

5 năm trở lại đây số lượng các công ty một thành viên và

công ty cổ phần tăng rõ rệt Trong đó đa phần các công ty

này đều do những người trẻ thành lập và quản lý Đó là tín

hiệu đáng mừng vì chúng ta đang có một thế hệ trẻ năng

động, dám nghĩ dám làm Nhưng đối lập với sự gia tăng về

số lượng, thì tuổi thọ trung bình của các công ty này ngày

càng giảm mạnh Có những công ty chỉ tồn tại được vài

tháng đã đóng cửa Đâu là nguyên nhân của hiện tượng này?

Ngày càng có nhiều bạn trẻ sau khi ra trường không xin đi

làm mà huy động vốn của gia đình, ban bè và nhiều nguồn

khác để mở công ty riêng Họ là những con người có chí lớn

và ấp ủ ước mơ, khao khát trở thành những CEO thực thụ

Đất nước đang trên đà phát triển, Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triền nền kinh tế ngoài quốc doanh như chính sách thủ tục hành chính thông thoáng, cơ cấu ngành nghề đa dạng Đây là một thuận lợi lớn đối với các bạn trẻ trong quá trình thành lập công ty Việc Việt Nam gia nhập WTO cũng mở ra nhiều cơ hội tốt cho những ai có thực lực, dám đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi luôn là những khó khăn, trở ngại Các công ty mới thành lập thường có số vốn hạn hẹp Nếu không có những chiến lược phát triển cụ thể, bền vững các công ty này sẽ gặp phải vô số khó khăn về tài chính Chưa có thương hiệu cũng là một vấn đề lớn trong việc tìm kiếm đối tác và cạnh tranh giành hợp đồng Để chèo lái những con thuyền kinh tế vừa được hạ thủy này rất cần có những nhà quản lý thực sự vững vàng và dày dặn kinh nghiệm Mà kinh nghiệm thì không phải doanh nhân trẻ nào cũng có, nên việc thất bại của các công ty trẻ cũng

Ông Cao Duy Phong hiện là Chủ tịch HĐQT của Hasaico Group với 5 công ty thành viên, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có truyền thông, quảng cáo, thương mại điện tử,

tư vấn marketing, giáo dục và việc làm

Ông Cao Duy Phong có nhiều thời gian chia sẻ kinh nghiệm cho sinh viên các trường Đại học tại Hà Nội và TP HCM Sau gần 3 năm phát triển đến nay, Hasaico Group có trên 100 nhân viên chính thức, tạo cơ hội việc làm cho hàng trăm bạn sinh viên khác Ông thường xuyên là khách mời trong các chương trình về việc làm, sự nghiệp cho sinh viên của các tổ chức đoàn, trường và các câu lạc bộ tại các trường Đại học ở Hà Nội và TP HCM

Trang 16

kinh doanh tôi mới thành lập công ty và tự mình kinh doanh Tôi đã tránh được rất nhiều rủi ro cho công ty của mình vì sự thiếu kinh nghiệm và kiến thức thực tế Sau 3 năm tôi đã phần nào thực hiện được ước mơ của mình, tôi đã không đi nhầm hướng

Quay trở lại vấn đề rất nhiều bạn trẻ đã chọn cách mở công ty riêng thay vì đi làm thuê Bản thân tôi cho rằng các bạn đã bỏ qua cơ hội thực hành trên vốn và cơ sở vật chất của người khác Tôi thấy nhiều bạn có vốn sẵn trong tay, mở công ty như một cách để khẳng định mình, không có định hình rõ rệt, thậm chí không kiên trì theo đuổi mục tiêu do mình đề ra Những bạn trẻ như vậy chắc chắn sẽ không thể thành công trên thị trường ngày càng cạnh tranh quyết liệt

Tôi ủng hộ những ai dám ước mơ và thực hiện ước mơ của mình Nhưng trước khi làm gì các bạn cần suy nghĩ thật chín chắn và sâu sắc Hãy nhìn vào những người đã thành công để học tập và nhìn những người đã thất bại để rút kinh nghiệm Các bạn không cần đi quá nhanh mà hãy học và biết cách bước đi chắc chắn Chúc tất cả các bạn thành công trên con đường mà mình đã lựa chọn

Tìm cơ hội ở trường đời

Nhiều bạn trẻ hỏi tôi làm thế nào để cơ hội đến với mình khi ra trường Tôi hỏi lại, vậy bạn có đủ kiên nhẫn để chờ cơ hội đến hay không? Nếu không đủ kiên nhẫn, hãy ra đường tìm cơ hội

Còn nếu bạn có đủ kiên nhẫn, cũng hãy cứ bước ra ngoài, vì tôi cho rằng, nếu bạn chịu bước ra ngoài, thì khả năng nắm bắt cơ hội của bạn đã được tăng lên gấp bội phần Ở cái thời hoàng kim của Internet này thì ra đường cũng có thể thay thế bằng việc vào mạng

Để có cơ hội tốt trong tương lai, bạn trẻ nên thử sức ngay bây giờ với những việc dù nhỏ hay có thể không đem lại nhiều lợi ích tài chính Đi làm thêm, hoạt động tình nguyện, tham gia hoạt động đoàn hội, tham gia các cuộc thi… đều là những công việc, những hoạt động hết sức có ích, vừa giúp trải nghiệm và tích lũy vốn sống và làm việc tập thể; vừa đánh dấu những điểm mốc trong hồ

sơ cá nhân hay có thể là những bước nhảy khi xây dựng thương hiệu cá nhân cho riêng mình Tìm kiếm các hội, nhóm trong trường, trên mạng, thử trở thành một thành viên tích cực của hội nhóm

đó xem sao Tham gia và duy trì cho mình một vài nhóm bạn, câu nói “giàu vì bạn” chẳng bao giờ sai cả

Bản thân tôi, hồi còn học Đại học Thăng Long, tôi tham gia hoạt động Đoàn, Hội sinh viên, làm lớp trưởng, rồi là một thành viên của đội SV96 Lúc đó tôi chưa nghĩ được nhiều như bây giờ, chỉ thấy tham gia thì vui và có ý nghĩa Giờ nghĩ lại mới thấy thầy cô giáo còn nhớ mình là vì vậy, mỗi khi kể lại đều thấy bồi hồi xen chút tự hào Rồi nhóm bạn tôi chơi thân và quý mến cũng là thành viên của đội SV96 Những người giúp tôi đi du học, giới thiệu việc làm, đùm bọc tôi trong thời gian ở Pháp cũng là các anh trong đội SV96

Ở Pháp, tôi lại cùng các anh tham gia tổ chức các giải bóng đá, ca nhạc sinh viên, hội thảo du học, rồi tham gia thành lập Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp Thói quen hoạt động ấy giúp tôi có thêm nhiều bạn mới, có thêm nhiều người biết đến tôi hơn, cũng giúp cho cuộc sống du học của tôi khá thuận lợi Các kỹ năng làm việc cũng từ đó mà dần được hình thành

Giờ khi tuyển nhân viên, tôi cũng thường để ý đến điểm này và thường đặt câu hỏi về các hoạt động ngoại khóa mà ứng viên từng tham gia Từ chính kinh nghiệm của bản thân mình tôi đã nhận thấy, những người có ích cho tổ chức nhất phải là những người biết hoạt động, làm việc theo

Trang 17

nhóm, đội Ngược lại dù có giỏi đến đâu, nếu họ không biết cách làm việc phối hợp với “đồng đội” của mình thì kết quả họ có thể mang lại cũng chỉ giới hạn ở một mức nào đó, vì thời gian và sức lực của mỗi người có hạn

Ngay khi còn đi học, bạn trẻ cũng nên tìm cơ hội việc làm ngay trong gia đình và người quen, có thể là từ thầy cô giáo nữa Đó là những nguồn việc làm thêm quý giá mà có thể bạn không ngờ tới Hồi sinh viên tôi từng được làm ở Liên đoàn bóng đá Việt Nam hồi Tiger Cup 98 nhờ ba tôi, vốn là chuyên viên của Liên đoàn, giới thiệu Không phải làm tình nguyện viên như nhiều bạn hồi đó mà làm thời vụ trong hai tháng như một nhân viên thực thụ của văn phòng Liên đoàn Tôi giúp mọi người dịch thuật, xử lý văn bản giấy tờ chuẩn bị cho giải bóng đá, rồi kiêm cả chuyên gia máy tính nữa khi các anh chị cần giúp

Một cơ hội tuyệt vời để vận dụng mọi khả năng về ngoại ngữ, tin học vốn có và bổ sung thêm những kỹ năng mà tôi còn thiếu Khi giải bóng diễn ra, tôi tự thưởng cho mình bằng những tiếng hét lạc giọng vì cổ vũ cho đội tuyển và cũng vì vui sướng khi được tận hưởng thành quả mà mình góp phần chuẩn bị

Sau khi rà soát và tận dụng các cơ hội từ gia đình, bạn bè, người quen, bạn có thể tiến thêm bước nữa: tìm kiếm thông tin tuyển dụng, qua các phương tiện

thông tin đại chúng và Internet

Cũng cần nói thêm về khả năng của bạn Hãy dành thời gian

nghĩ về mình vì “biết người ta biết, trăm trận trăm thắng”

Hãy xem điểm mạnh của mình là gì? Công việc nào phù hợp

nhất với một “đứa” như mình? Đây là lúc bạn tư duy

“matching” bạn với một công việc Tất nhiên chưa chắc bạn

sẽ ăn đời ở kiếp với công việc ấy đâu, nhưng hãy nhìn nó

với một cái nhìn đủ dài

Lấy tôi làm ví dụ nhé, tôi làm sách với Alpha Books, rồi

làm giáo dục với VIP School, làm đào tạo với VIET

Management, vì sao nhỉ? Tôi thích sách, thích đọc, thích

viết, thích nghiên cứu nghiền ngẫm, thích chia sẻ kiến thức

mình có và thích làm việc nữa, càng miệt mài càng thích

Được nói cái mà mình thích, tôi có thể nói cả buổi không

chán Tôi chẳng hút thuốc, không thích rượu bia nhậu nhẹt

mấy, vậy thì còn việc nào thích hợp hơn Mình chọn việc rồi

dần dần việc nó sẽ chọn mình “Hai đứa” thích nhau, chọn

nhau, thế là có thể nói bạn có được một cơ hội tốt rồi đấy

Tôi viết như thể bạn đang ngồi trước mặt tôi vậy, lời khuyên của một người trẻ với một người trẻ hơn, của một người đã gặp cơ hội tốt với một người sẽ gặp cơ hội tốt hơn Và nếu bạn có suy nghĩ nào khác, hãy chia sẻ với tôi

Những ngày đầu khởi nghiệp của tôi

Những năm 1986-1989, trong đầu lứa học sinh cấp 3 trạc tuổi tôi dường như không tồn tại từ doanh nhân Khi đó, khái niệm làm giàu và kiếm tiền là cái gì đó không tốt, không đẹp trong suy nghĩ của mọi người

Ông Trịnh Minh Giang hiện là Giám đốc Giáo dục, hệ thống Giáo dục Hà Nội VIP Đồng thời là thành viên HĐQT, công ty Cổ phần sách Alpha; Chủ tịch HĐQT, công ty Tư vấn Quản lý Việt - Viet Management Corp; Giám đốc Marketing, công ty Du lịch Bạn đồng hành Ông đã tham gia biện soạn cuốn

“Kết nối mạng và Kinh doanh - Networking and Business” dự tính xuất bản tháng 6/2010, dịch cuốn “Những điều trường Harvard vẫn không dạy bạn”, “Key Managament Models”…

Ngoài ra, ông từng là thành viên Nhóm Khoa học Trái đất VnGG (Vietnam Geosiciences Group) - Mảng Năng lượng, thành viên nhóm Kinh tế trẻ VES (Vietnam Economic Society), Bộ phận nghiên cứu, Đại học SUPELEC, Paris

và nhiều tổ chức khác

Trang 18

Tháng 8/1988, tôi có viết trên báo rằng thanh niên không nên chỉ biết học, mà còn phải biết kiếm tiền nữa Bây giờ, nói như vậy thật bình thường, nhưng ngày đó phát biểu của tôi rất khác lạ, là bất bình thường, nhất là với những đứa đang là học sinh như tôi, dù hồi đó, tôi chỉ nghĩ đơn giản là để kiếm tiền thì cần làm việc, là lao động chân tay gì đó thôi, chứ không nghĩ xa xôi gì

Thời đó, hầu như cũng không có sách dạy về kinh doanh Sách dễ kiếm nhất chỉ có các cuốn dạy kiểu lắp đài bán dẫn như thế nào, cách chữa TV ra sao… Cuốn sách đầu tiên về kinh doanh tôi mua được là cuốn “Người Mỹ kinh doanh như thế nào” xuất bản quãng năm 1989-1990, in trên giấy xấu, chữ typo, liệt kê những tính cách rất thực dụng của người Mỹ và so sánh với người Liên Xô Tôi đọc thấy rất lôi cuốn, hấp dẫn và khác lạ Dù những suy nghĩ và kiến thức kinh doanh hồi đó cũng rất mơ hồ và sơ sài Nói như thế để thấy suốt những năm đại học, lứa sinh viên chúng tôi không hào hứng nhiều với kinh doanh như thế hệ trẻ ngày nay thì cũng là điều dễ hiểu Chúng tôi không chuẩn bị được gì nhiều, chứ đừng nói là chuẩn bị được tốt cho công việc kinh doanh sau này, trừ một số người, nhất là những tay học ở Đông Âu,

phải đi kiếm tiền nuôi mình từ rất sớm

Khi tốt nghiệp đại học năm 1994, tất cả đám bạn thân của tôi

đều về cơ quan Nhà nước, hay "xịn" nhất khi đó là các tổng

công ty, loại tổng 90-91 theo cách gọi ngày ấy Khi đó chưa

có chữ tập đoàn như bây giờ Tôi cũng không muốn ở lại

trường làm giáo viên vì không biết bao giờ mới vào được

biên chế, và ở lại cũng chẳng dễ dàng gì, lương cũng cực kỳ

“bèo” Chúng tôi cũng không nghĩ về làm cho một công ty tư

nhân vì thời đó công ty tư nhân rất ít hầu như ở quy mô nhỏ

lẻ, lèo tèo, không có mấy tên tuổi Các hãng nước ngoài cũng

rất ít Không chỉ vậy, gia đình tôi, bố mẹ tôi (và tôi tin là hầu

hết lứa cán bộ, phụ huynh khi đó) đều nhìn công ty tư nhân

là cái gì đó mập mờ, không tốt, không tin tưởng Các cụ cho

rằng nếu chúng tôi không về các cơ quan Nhà nước, thì sẽ

xin về các tổng công ty là năng động nhất và có lẽ có thu nhập tốt nhất

Sau vài tháng “nhờ vả, xin xỏ”, chúng tôi hầu hết được vào một cơ quan hoặc tổng công ty nào đó Chúng tôi cũng không phải thi tuyển Sau khi nhờ được người quen xin cho, phòng tổ chức cơ quan (tổng công ty) gọi lên nhìn mặt mũi, hỏi han mấy câu… thấy mặt mũi sáng sủa, nói năng gãy gọn, thế là OK Tôi về Tổng công ty P Bạn tôi, đứa về Tổng cục Bưu điện, đứa về Tổng công ty Hàng không (Vietnam Airlines), đứa về Tổng cục Đầu tư… hay có cậu bạn vào Vũng Tàu làm cho ngành dầu khí, lương đâu khoảng 400-600 đôla gì đó là rất cao rồi Chỉ có mấy cậu bạn “tỉnh lẻ”, không quen biết không xin vào đâu được mới ra làm ngoài…

Nhiều người lớn tuổi thường nghĩ doanh nhân là những người thực dụng, chỉ nghĩ đến tiền và có kiểu gì đó giống con buôn ở ngoài chợ Giời Họ không chỉ thuê mà thậm chí còn lợi dụng người thân của mình, lợi dụng nhân viên, lợi dụng mối quan hệ, lợi dụng cơ chế và cái gì cũng làm, làm chỉ để kiếm tiền (Bây giờ, có thể vẫn có người vẫn nghĩ như vậy) Còn lứa chúng tôi ngày đó nghĩ

về doanh nhân có cái gì đó xa vời, không thật và luôn thấy có khoảng cách

Chúng tôi không có động lực và lòng khao khát trở thành doanh nhân mãnh liệt như các bạn trẻ bây giờ Nếu có, chỉ là mong muốn đi làm thuê, kiếm chỗ nào lương cao và chỉ vậy thôi Trong đám bạn tôi, chỉ có một người sau khi ra trường 1-2 năm làm kinh doanh, mở một công ty bán máy

vi tính nhưng tôi cũng không hào hứng gì với cậu ta Ngày đó và cả nhiều năm sau đó, tôi không nhìn thấy những “cái được” mà họ mang lại cho xã hội, cho mọi người Tôi chỉ thấy họ mang lại

Ông Nguyễn Cảnh Bình hiện là Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Cổ phần sách Alpha, Giám đốc Trung tâm Hợp tác Trí tuệ Việt Nam (VICC)

Một số cuốn sách dịch, viết tiêu biểu của ông như “Hiến pháp Mỹ được làm

ra thế nào?”, “Gương danh nhân Những người anh hùng Hy Lạp cổ đại”,

“Cuộc đời và sự nghiệp của Alexander Hamilton”… Ông đã nghiên cứu nhiều

về luật hiến pháp, mô hình tổ chức nhà nước, đồng thời ông cũng tham gia giảng dạy, nói chuyện về kỹ năng lãnh đạo và quản lý, chiến lược…

Trang 19

lợi ích cho họ mà thôi Vì thế, tôi không hề có mong muốn, cũng chẳng có dự định nào trở thành doanh nhân…

Sau đó, trong suốt những năm làm việc ở một doanh nghiệp nhà nước, tôi cũng không học nhiều về kinh doanh, không hiểu nhiều lắm về công việc này Mọi sự việc, hiện tượng, như việc mua bán trang thiết bị, việc triển khai một chương trình và công nghệ mới nào đó, thì tôi cũng chỉ nhìn dưới góc độ kỹ thuật thuần túy Họa chăng có nhìn được góc độ tiết kiệm tiền nếu mua ít đi, hay mua loại khác chứ không hề nhìn nhân ở công suất và tính hiệu quả của các việc này Gần đây, tôi gặp lại một người bạn học cùng đại học ngày trước, giờ làm giảng viên đại học Cậu ấy bảo tôi nên làm cái này, cái kia Tôi nói rằng: "Không hiệu quả, không nên làm" Cậu ấy ngạc nhiên: “Sao cậu cứ nói cái từ hiệu quả thế, hiệu quả là thế nào…” Thế mới thấy tôi đã trưởng thành nhiều và khác đi nhiều Bây giờ nhìn lại nhiều hoạt động ở chỗ này, chỗ kia, tôi thấy thật lãng phí hay được thực hiện theo một cách không hiệu quả

Sau khi làm việc cho nhà nước tới 8 năm tôi mới rời ra ngoài Ban đầu, tôi cũng không có ý định lập doanh nghiệp, nhưng sở thích xuất bản sách, viết sách, đọc sách khiến tôi gặp nhiều người đồng chí hướng Dần dần, tôi nghĩ rằng, lập một doanh nghiệp là cách tốt nhất để sống và làm được điều mình thích Càng làm, cái thấy ham thích công việc kinh doanh, thấy ý nghĩa, thấy được cái môi trường thể hiện được mình, được cái tôi, được làm điều mình thích, được tự do về suy nghĩ, về hành động có một cuộc sống vật chất tốt hơn… Công việc kinh doanh cũng đầy thách thức và hấp dẫn, lôi cuốn tôi Mỗi ngày lại gặp phải những vấn đề mới cần phải suy nghĩ và xử lý Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ lại có những thách thức lớn đặt ra và cần phải giải quyết, những thách thức sau lại lớn hơn thách thức trước và phạm vi cũng rộng hơn, trừu tượng hơn và có tác động/hậu quả lớn hơn Tôi nghĩ việc kinh doanh khiến mỗi cá nhân phải sử dụng, tận dụng và phát triển rất nhiều kỹ năng cho mình Khả năng lôi kéo, vận động, thuyết phục cho đến ý tưởng, chọn người hay triển khai…

Ngày xưa, tôi không hình dung được những khó khăn mà doanh nhân gặp phải lớn đến vậy, phức tạp đến vậy Từng có lúc tôi nghĩ mình sẽ làm rất tốt nhưng ban đầu, hầu như tôi không chuẩn bị tinh thần và kỹ năng làm doanh nhân cho mình nên rất vất vả và cái giá phải trả rất lớn Bây giờ, tôi vẫn chưa thấy mình giỏi, chưa thấy đủ… mà vẫn cần phải học nữa, học cách tổ chức công việc, học cách tìm ý tưởng và phát triển, xây dựng dự án và rất, rất nhiều việc cần làm, cần học hỏi

Đặng Hồng Anh: 'Chọn thành đạt hơn giàu có'

Giàu chỉ đơn thuần sở hữu nhiều tiền, trong khi người thành đạt đòi hỏi sự nghiệp vững vàng, cống hiến cho xã hội và có đời sống gia đình hạnh phúc, người giàu sàn chứng khoán Đặng Hồng Anh chia

sẻ

Nhiều năm liền lọt vào top người giàu (căn cứ trên số lượng cổ phiếu nắm giữ) do VnExpress.net

bình chọn và công bố, doanh nhân trẻ 8X là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) - Đặng Hồng Anh tâm đắc với khái niệm thành đạt Bởi đó không chỉ là bản lĩnh kiếm tiền, mà còn đòi hỏi người lãnh đạo trách nhiệm với cộng đồng của mình

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hai năm qua đã để lại nhiều bài học và suy ngẫm trong đường lối điều hành lãnh đạo, trong ứng xử với các mối quan hệ của một doanh nhân trẻ như Đặng Hồng Anh Anh tâm sự: "Lúc khó khăn, mọi bất cập sẽ lộ diện rõ, những vấn đề cứ nghĩ là màu hồng, nay bỗng trở nên đen kịt" Nhận thấy còn khá non trong kinh nghiệm quản trị, điều hành so với các

Trang 20

vị lão làng trong ngành bất động sản, ông chủ Sacomreal cho rằng bản thân còn phải học hỏi thêm rất nhiều, nhất là khi anh gia nhập làng bất động sản chỉ mới 5 năm

Tự nhận mình có xuất phát điểm tốt hơn các bạn cùng trang lứa, thừa hưởng từ cha nghị lực phi thường, tác phong ăn nói; từ mẹ sự tỉ mỉ, chu toàn trong mọi việc, song, Đặng Hồng Anh khẳng định đây chưa phải là nguyên nhân chủ đạo đưa anh đến với thành công ngày nay Bởi đó chỉ là điều kiện cần, chứ chưa đủ để một doanh nghiệp có xuất phát thấp vững vàng phát triển, cũng như vượt qua cơn suy thoái chung của kinh tế thế giới

Sinh ra trong một gia đình tiếng tăm về kinh doanh, máu làm ăn của Hồng Anh cũng sớm lộ diện Bước sang tuổi 18, mới chân ướt chân ráo vào Đại học, cậu con trai cưng của ông Đặng Văn Thành

đã mở quán bán bánh canh cá trên đường Pasteur, với số vốn khởi nghiệp 5 triệu đồng Số vốn này được người cha là một doanh nhân thành đạt, nổi tiếng tại TP HCM, tài trợ Cậu tân sinh viên ngoài giờ lên giảng đường, lại cập rập tính toán doanh số bán buôn, phục vụ thực khách, bưng bê dọn dẹp

Chưa dừng lại ở đó, cậu chủ trẻ còn thử sức với lĩnh vực sắt thép, kinh doanh cây kiểng khi nhận thấy vườn kiểng ở nhà chiếm quá nhiều diện tích Tốt nghiệp Đại học cũng là thời điểm anh gia nhập thị trường bất động sản, sau khi được bố, ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Sacombank, gợi ý thử sức

Cơ duyên đến với ngành bất động sản mở ra, song Hồng Anh không khỏi băn khoăn khi những lĩnh vực mà anh kinh qua có quy mô nhỏ, theo kiểu tổ chức gia đình, không thể sánh được với mô hình quản lý bài bản, theo tổ chức Sau nhiều trăn trở, lo âu, anh đã quyết định đặt chân vào ngành địa ốc, khi trong tay chỉ có tấm bằng đại học và những kinh nghiệm bươn chải cùng quán bánh canh, toan tính với mớ sắt thép, cây kiểng

Có nhiều ý kiến cho rằng, ông chủ trẻ 8X này vẫn chưa thực sự thoát khỏi cái bóng của gia đình, đặc biệt người cha đang là thương nhân thành đạt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng luôn sẵn sàng bao bọc con mỗi lúc khốn khó Không đi thẳng vào câu trả lời, Hồng Anh đã lấy những kết quả Sacomreal đạt được sau chặng đường hoạt động: vốn tự có từ 11 tỷ đồng nay lên hơn 1.500 tỷ đồng, tổng tài sản 6.000 tỷ đồng, với khoảng 20 dự án, số nhân viên tăng gần 50 lần so với lúc khởi nghiệp, để giải đáp khúc mắc này Thủ lĩnh Sacomreal cũng dí dỏm: "Có lẽ đây là nguyên nhân khiến biệt danh gã buôn tiền ra đời"

Người ta cũng thường thấy một Đặng Hồng Anh gần như luôn xuất hiện trong các giải golf Ngoài

ý nghĩa là môn thể thao nâng cao trí lực, đây cũng là dịp anh cùng các doanh nhân gặp gỡ, tiếp xúc các cơ hội đầu tư, trao đổi công việc làm ăn, có thể xem là loại hình thể thao nhập môn của các doanh nhân trẻ

Từng vô địch quốc gia các cây vợt xuất sắc toàn quốc vào năm 1998, Hồng Anh cho rằng "tiền sử" một vận động viên đã giúp anh rất nhiều thuận lợi khi chuyển sang kinh doanh, bởi cả hai đều đòi hỏi quá trình khổ công luyện tập, ý chí, bản lĩnh, thủ thuật chiến đấu Ngoài ra, thể thao giúp anh nhiều sức khỏe để tác chiến trên thương trường

Chia sẻ bí quyết thành công, doanh nhân 8X tiết lộ đó là chân tình và nhiệt huyết, và phụ thuộc một chút vào "thiên thời, địa lợi" Theo đó, nhà lãnh đạo cần chân thật, tạo niềm tin cho nhân viên, đối tác, cổ đông và trong các mối quan hệ hàng ngày Ngoài ra, người lãnh đạo cũng không được ngại khó, phải là lính chiến xông pha mọi mặt trận

Trang 21

Chưa dừng lại ở những kết quả đạt được, nhiệt huyết của một người trẻ có máu kinh doanh từ năm

18 tuổi còn giúp anh xây dựng chiến lược để công ty lên vị trí hàng đầu về lĩnh vực địa ốc trong nước, vươn ra khu vực Đông Nam Á cũng như các nước trên thế giới trong những ngày tháng sắp tới

Trong câu chuyện với VnExpress.net, suy ngẫm hồi lâu, Hồng Anh nhận thấy bản thân được nhiều

hơn mất trong khoảng 5 năm bươn chải trên thương trường Bởi hiện thời, anh có một gia đình nhỏ hạnh phúc, lại luôn có cha mẹ bên cạnh sẻ chia, và quan trọng hơn là vẫn sắp xếp được thời gian chơi golf, tennis - môn thể thao mà anh yêu thích

Gần 30 tuổi, đã có gia đình riêng với hai bé trai kháu khỉnh, song ông chủ trẻ vẫn đều đặn hàng ngày dùng cơm đúng giờ với ba mẹ và không ngập ngừng tuyên bố: "Ba là thần tượng của tôi, chứ không phải là một doanh nhân nổi tiếng nào khác trên thế giới"

Sinh viên ra trường cơ hội nghề nghiệp ở đâu?

Em học năm thứ 3, sắp ra trường rất muốn có kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp nhưng khó thay Ban biên tập hãy giúp chúng em có niềm tin vào tương lai phía trước (Nguyễn Hiền)

Ông Cao Duy Phong, Chủ tịch HĐQT Hasaico Group:

Đôi lúc các em định nghĩa rằng công việc để có kinh nghiệm là chính chuyên ngành các em học, điều này từ trước tới nay rất khó Khi còn là sinh viên chúng ta có thể làm được nhiều thứ mà vẫn được doanh nghiệp “công nhận” đó là kinh nghiệm và em cũng sẽ được ưu tiên hơn khi phỏng vấn Công việc dành cho sinh viên không ít nhưng quan trọng là sinh viên thực sự có muốn làm hay không, làm có kiên trì không hay muốn có thêm thu nhập, kinh nghiệm Có điều, đòi hỏi các công việc cao cấp là rất khó

Anh có thể đưa ra các công việc em thấy sau đây:

- Hoạt động công tác đoàn đội, cần có những trải nghiệm cụ thể và khi viết CV, phỏng vấn em cần

mô tả chi tiết những việc em đã làm, làm được tới đâu và mức độ thành công ra sao, công việc đó giúp em những gì

- Nhân viên bán hàng: Công việc này nhiều bạn làm và nó rèn cho chúng ta tính kiên trì, khả năng giao tiếp và phục vụ khách hàng Công việc này cũng giúp em có kiến thức về trải nghiệm khách hàng cũng như tư vấn

- Nhân viên phục vụ tại nhà hàng, quán café: Đây là công việc mang lại nhiều kinh nghiệm cũng như rèn luyện tính kiên trì, cũng như thử thách về khả năng ứng xử, phục vụ khách hàng rất tốt, đồng thời cũng là cách giúp chúng ta hoàn thiện bản thân Đây là công việc mà anh thấy ít người muốn làm (trong khi rất cần kinh nghiệm) bởi hay xấu hổ, nghĩ rằng mình là sinh viên sao phải làm công việc đó… Tuy nhiên chính bản thân anh hoặc các anh chị khác cũng từng trưởng thành và học hỏi rất nhiều từ những công việc như vậy

- Nhân viên PR, Marketing: Công việc này đòi hỏi có sự sáng tạo và khả năng viết lách cũng như

sự kiên trì Đây là công việc không hề dễ dàng với sinh viên chút nào Tuy nhiên nếu có năng khiếu và đam mê, em vẫn có thể làm được, thậm chí làm MC cho các chương trình xã hội cũng như các chương trình truyền hình, tuy nhiên để làm được MC truyền hình cần nhiều yếu tố hơn

Trang 22

- Cộng tác viên kinh doanh: Hiện nay khá nhiều công ty vừa và nhỏ sử dụng cộng tác viên kinh doanh Tuy nhiên công việc này khá vất vả và cần sự kiên trì lớn (để bán được sản phẩm), nhiều sinh viên khi làm một thời gian ngắn đã nản nên thấy rằng công việc không phù hợp và nghĩ rằng mình không thể làm được Thực tế đây là một công việc rất tốt cho những ai sau nay muốn trở thành những chuyên gia bán hàng, doanh nhân bởi nó giúp các em va chạm thực tế nhiều, tiếp xúc nhiều với khách hàng khó tính Nó cũng giúp thử thách sự kiên trì, phát triển kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch rất tốt Bản thân anh cũng trưởng thành từ cả công việc như vậy

Và còn rất nhiều công việc khác nữa, nhưng quan trọng là em thực sự muốn làm hay không và phải xác định làm để làm gì? Chẳng có công việc nào dễ dàng và kém thử thách cả Quan trọng chúng ta phải xác định được mục tiêu ở từng thời điểm Khi là sinh viên chúng ta hãy làm những gì có thể

và từ đó tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế và vốn sống cho mình để có lợi thế khi đi làm Bản thân anh cũng trưởng thành từ những công việc như phụ bán café và cộng tác viên kinh doanh

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và tạo cơ hội cho sinh viên làm việc Điển hình là Hasaico Group với 3 công ty sử dụng nhiều sinh viên, tới nay đã có nhiều anh/chị trưởng thành tại Hasaico cũng như từ Hasaico với vị trí quan trọng của công ty và kết quả làm việc rất tốt

Công ty anh có những công việc dành cho sinh viên như: Phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, quản lý lớp học, viết nội dung, quản trị website, thậm chí là trưởng ban công tác sinh viên…

Em hãy tìm hiểu và xác định rõ mình muốn gì nhé, đừng từ bỏ một cơ hội nào, miễn sao công việc của em là hợp pháp, chính đáng và phù hợp với lịch học của em, đừng quan tâm tới thu nhập hay

sở thích với công việc vội Chúc em mạnh khỏe và thành công

Con đường nào để bạn làm giàu?

Vài năm gần đây, khi biết tôi tham gia lãnh đạo một vài công ty niêm yết, hay phụ trách đầu tư cho một công ty lớn, giảng dạy về vàng và chứng khoán, nhiều bạn bè hỏi: Nên đầu tư vào mã nào? Thời điểm này nên mua hay bán vàng?

Tôi cười và trả lời rất thật lòng là không biết Tôi cũng không giấu là mình đã từng thua lỗ rất nặng khi đầu tư vào vàng và chứng khoán

Tôi có tham gia giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm về đầu tư vàng và chứng khoán tại trường Doanh Chủ, TP HCM Đa số học viên là những người chưa đầu tư bao giờ Tôi thường bắt đầu bài giảng của mình bằng câu hỏi: “Học viên nào muốn trở nên giàu có?” 100% học viên giơ tay Câu hỏi tiếp theo là “Học viên nào muốn làm giàu từ đầu tư vàng và chứng khoán?”, khoảng 70% cánh tay giơ lên “Học viên nào có tiền gửi ngân hàng và có thể đem đi đầu tư từ 1 tỷ trở lên?” Chỉ còn 1-2 cánh tay giơ lên

Sau đó, tôi bắt đầu bài giảng của mình và đưa ra các số liệu về thua lỗ của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong năm 2008, trong đó có những quỹ thua lỗ đến 70% vốn Câu hỏi cuối cùng của tôi là “Có học viên nào trong lớp nghĩ rằng mình đầu tư giỏi hơn các quỹ đầu tư nước ngoài tại VN?” Không có cánh tay nào giơ lên hết Vậy, câu kết luận ở đây là gì? Đầu tư vào thị trường chứng khoán và vàng ở VN hết sức rủi ro Ngay cả những người giỏi nhất, chuyên nghiệp nhất vẫn có thể thua lỗ Vậy, bạn có nên đầu tư vào thị trường chứng khoán không?

Trang 23

Câu trả lời là “Nên! Nhưng đừng đầu tư bằng vốn vay, hãy đầu tư bằng một phần vốn mà bạn có Hãy đầu tư vào những cổ phiếu nào mà bạn am hiểu và có nhiều thông tin nhất Việc đầu tư này giúp cho cuộc sống của bạn thêm phong phú, bạn sẽ học hỏi và hiểu biết thêm” Tuy nhiên, nếu như bạn không phải là một người có gia sản kếch xù hoặc được thừa hưởng một gia tài khổng lồ thì chắc chắn, con đường làm giàu của bạn không phải là từ đầu tư vào vàng hay chứng khoán

Tôi kể lại một chút về con đường nghề nghiệp của mình không phải để khoe khoang mà chỉ để minh chứng cho nhận định ở cuối bài Sau 5 năm làm việc tại một công ty xăng dầu, tôi được giao nhiệm vụ điều hành kinh doanh gas, thương hiệu S Hãng gas S đã có mặt rất sớm trên thị trường

và đã có lúc chiếm được thị phần lớn nhất tại VN Tuy nhiên, vào thời điểm đó, do nhiều lý do, sản lượng gas S đã giảm xuống rất thấp, thị trường bị cạnh tranh gay gắt bởi các đối thủ mới gia nhập thị trường, vỏ bình gas bị trả lại rất nhiều và khách hàng mất niềm tin

Một số khách hàng lớn nhất lúc đó đã ngưng kinh doanh gas S và chuyển sang mua hàng của các đối thủ cạnh tranh 6 tháng đầu tiên ở vị trí điều hành kinh doanh gas S., tôi đã dành toàn bộ thời gian đi thăm và gặp gỡ với tất cả các khách hàng từ Đà Nẵng đến Cà Mau Tôi đã đề xuất những chính sách kinh doanh phù hợp, tổ chức các Hội nghị khách hàng khu vực, thực hiện các chương trình khuyến mãi và nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ khách hàng Đồng thời, tôi đã kêu gọi sự hợp tác của khách hàng, lắng nghe và chia sẽ những khó khăn với khách hàng cũng như ghi nhận những ý kiến đóng góp của họ để hoàn thiện chính sách kinh doanh của công ty

Nhờ vậy, kết quả kinh doanh của gas S được khôi phục và tôi khẳng định được năng lực của mình trong lĩnh vực kinh doanh gas Chính nhờ sự thể hiện xuất sắc trong việc điều hành kinh doanh gas S., tôi được mời về một công ty gas tư nhân với một số điều kiện rất ưu đãi về cổ phần Tôi cùng với lãnh đạo công ty gas này đã nỗ lực làm việc và chỉ sau 2 năm, công ty gas này đã trở thành top

5 công ty kinh doanh gas dân dụng lớn nhất ở phía Nam tại thời điểm đó

Khi rời khỏi công ty, tôi đã bán số cổ phiếu mà mình nắm giữ và thu được một khoản tiền khá lớn

Và hiện nay, khi tham gia vào Ban Tổng giám đốc của PNJ và là Chủ tịch HĐQT của một vài công

ty, không tính đến thu nhập từ các khoản đầu tư cá nhân thì tiền lương, tiền thưởng và các khoản thù lao trong hội đồng quản trị của tôi là khá cao so với mặt bằng chung của xã hội

Tôi cũng biết nhiều trường hợp tương tự Vào thời điểm vàng son của thị trường chứng khoán, một người bạn của tôi đã được một quỹ đầu tư hàng đầu của Mỹ mời về làm tổng giám đốc và thu nhập được “offer” là không dưới 2 triệu USD mỗi năm Anh được chào mời hậu hĩ như vậy vì trước đó, được đánh giá là một trong những nhà đầu tư thành công nhất tại thị trường Việt Nam Rồi một số bạn bè tôi đang làm việc cho các tập đoàn lớn trong và ngoài nước đều có thu nhập rất cao và xứng đáng vì họ đã thể hiện được sự chuyên nghiệp và xuất sắc trong vị trí công tác của mình

Nhìn rộng ra, khi tìm hiểu về những doanh nhân thành công và được đánh giá là giàu nhất trên thị trường chứng khoán của Việt Nam trong những năm gần đây, chúng ta sẽ thấy họ là những người xuất sắc trong lĩnh vực kinh doanh của mình Họ toàn tâm toàn ý, tập trung gây dựng nên doanh nghiệp của mình và phát triển, mở rộng nó lên Họ có thể thông qua thị trường chứng khoán để huy động vốn hoặc đôi khi bán đi một phần cổ phiếu của mình nhưng tất cả những người này, không ai khởi nghiệp là nhà đầu tư chứng khoán Họ cần một khoảng thời gian làm việc liên tục tập trung ít nhất là trong 8-10 năm để xây dựng thành công doanh nghiệp của mình

Trong cuốn "Những kẻ xuất chúng", tác giả Malcolm Gladwell đã nghiên cứu về những tỷ phú giàu nhất thế giới hiện nay như Bill Gates, Steve Jobs, ban nhạc The Beatles hay các luật sư thành đạt ở phố Wall Ông rút ra kết luận rằng những người xuất chúng phải là những người biết nắm

Trang 24

bắt được cơ hội do hoàn cảnh, thời đại mang lại và phải kiên trì làm việc, rèn luyện Không có ai thành công mà không phải trải qua 10.000 giờ luyện tập, tương đương khoảng 8-10 năm

Do môi trường làm việc của mình, tôi thường xuyên tiếp xúc với rất nhiều bạn trẻ có khát vọng làm giàu cháy bỏng Một khiếm khuyết phổ biến của họ là rất tin vào các câu chuyện làm giàu nhanh chóng nhờ đầu tư vào vàng, chứng khoán hay địa ốc; họ luôn cố gắng tìm kiếm các cơ hội làm giàu ở bên ngoài; sẵn sàng bỏ công việc mà mình yêu thích và nhảy việc chỉ vì tiền lương chênh lệch vài trăm USD Họ không nhận ra rằng, con đường để trở nên giàu có đòi hỏi thời gian,

sự nỗ lực phấn đấu để hoàn thiện bản thân cũng như trở thành người giỏi nhất, chuyên nghiệp nhất trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình

Khát vọng làm giàu là hoàn toàn chính đáng Vậy trong thời đại hiện nay, đâu là con đường làm giàu cho những bạn trẻ mà khởi đầu là 2 bàn tay trắng? Qua chính kinh nghiệm của bản thân cũng như quá trình chiêm nghiệm, nghiên cứu và tìm hiểu về những anh chị, bạn bè xung quanh mình, tôi nhận ra rằng, một trong những con đường làm giàu chính đáng và có cơ may thành công nhất chính là hãy làm tốt nhất công việc mà bạn yêu thích, đam mê Hãy luôn phấn đấu trở thành một trong những người giỏi nhất, chuyên nghiệp nhất trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình

Để trở thành một người giỏi nhất trong lĩnh vực nào đó thì cần phải hội đủ 3 yếu tố: có ước mơ, có thầy giỏi và kiên trì luyện tập Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải nhanh nhạy nắm bắt được các cơ hội mở ra như hợp tác, cộng tác với người khác hoặc tự mình xây dựng và phát triển một hay nhiều doanh nghiệp Ngay cả khi bạn không thích trở thành doanh nhân hoặc chủ doanh nghiệp thì ít nhất bạn sẽ là một người làm thuê xuất sắc và chuyên nghiệp với chế độ đãi ngộ thỏa đáng

Ba cho tôi cơ hội làm doanh nhân

“Con trai, con là một người đàn ông và hãy hành động như một người đàn ông chân chính”

Năm đó, tôi 6 tuổi, cái tuổi đặc sệt trẻ con Thế nhưng đối với ba tôi luôn là một người đàn ông mạnh mẽ và đầy trách nhiệm Ông chưa bao giờ cư xử với tôi như một đứa trẻ con, ông luôn tin tưởng tôi làm được những điều mà ở cái tuổi đó chẳng thể nào làm được như: Suy nghĩ độc lập, tự chăm sóc bản thân và có trách nhiệm với gia đình Ba tôi không phải là một người đàn ông giàu có, thành đạt cũng chẳng có gì đặc biệt nhưng với tôi ông là một tấm gương, một người đã biến tôi từ một cậu bé 6 tuổi thành một người đàn ông dám cùng ba gánh vác việc gia đình

22 năm đã qua đi tôi đã là một người đàn ông thực sự, một người chủ gia đình và là một người lãnh đạo Niềm tin mà năm xưa ba truyền cho tôi, tôi luôn mang theo mình và coi đó như một món quà

vô giá muốn dành cho mọi người

Đạo Phật có dạy rằng: Khi ta đặt niềm tin vào bất cứ một ai tức là ta đã công nhận sự có mặt của người đó là một sự có mặt mầu nhiệm, có thể đem lại niềm vui sống cho một hay nhiều cá thể trong xã hội Dù giữa ta và người đó không có mối liên hệ mật thiết nào, dù người đó không trực tiếp đem tới cho ta một quyền lợi thiết thực nào, nhưng một khi ta gửi đi một niềm tin là ta đã bồi dưỡng thêm cho mình khả năng chấp nhận, lòng quý trọng và tính khiêm hạ Đó là những chất liệu quý giá giúp ta tồn tại một cách hòa điệu và đầy tình thương với cuộc đời, đứng vững giữa cuộc đời

Càng tin vào nhiều người thì ta càng bớt đi khuynh hướng xem mình là cái tôi biệt lập, thấy được đời sống của mình luôn chịu ảnh hưởng qua lại với mọi người và muôn loài Tại vì trong niềm tin

tự nó đã gạt bỏ đi tính nghi ngờ, kỳ thị và thù hận rồi Niềm tin sẽ tiếp sức cho ta vượt qua những

Trang 25

đoạn đường đời chông chênh, sẽ giúp ta mau chóng tươi tỉnh khi ta trở thành kẻ chiến bại với những bóng ma trong lòng mình Niềm tin chính là lẽ sống của con người, không có niềm tin con người sẽ cằn cỗi và khô héo

Từ bài học của chính bản thân mình tôi thấy rằng niềm tin không chỉ có tác động tích cực đối với đời sống, số phận của con người mà nó còn giúp thúc đẩy doanh thu trong kinh doanh Ở cương vị

là người lãnh đạo tôi nhận ra rằng: Khi tuyển dụng một nhân viên vào làm việc ứng viên nào cũng cam kết làm việc nhiệt tình, sáng tạo, hết mình Tuy nhiên trên thực tế họ chỉ làm việc với 50% sức lực mà họ có Tại sao lại như vậy:

- Họ thấy họ không được coi trọng

- Họ thấy sự nỗ lực không được ghi nhận

- Họ sợ nhiệt tình quá mức gây khó chịu cho người khác

- Họ sợ thất bại và sự chế giễu

Sau khi nhận ra điều này tôi đã tìm cách thúc đẩy tinh thần nhân viên và tôi nghĩ tới ba của mình, người đã truyền cho tôi niềm tin và lửa sống Tôi áp dụng một số nguyên tắc mới cho chính bản thân mình Nếu một nhân viên nhiệt tình đưa ra các ý tưởng mới nhằm mục đích có lợi cho công ty tôi sẽ luôn lắng nghe và tỏ thái độ coi trọng cho dù ý tưởng đó có rất tệ Vì nếu không tôi sẽ khiến nhân viên của mình không còn muốn sáng tạo nữa Ý tưởng sau của anh ta có thể sẽ là một ý tưởng đáng giá triệu đô thì sao?

Mỗi khi giao nhiệm vụ khó cho nhân viên của mình tôi trao cho họ niềm tin chứ không trao áp lực nặng nề Niềm tin của tôi truyền sang họ khiến họ phấn chấn và làm việc tốt hơn còn áp lực chỉ khiến họ quẫn trí và chán ghét công việc

Tôi đưa ra những chính sách rõ ràng cụ thể về lương bổng, cơ hội thăng tiến Đây là cách tạo dựng niềm tin tài chính và tương lai cho nhân viên Không ai muốn làm mà không được đền đáp xứng đáng Tôi tổ chức những buổi tiệc thân mật để nhân viên thấy rằng tôi và họ thật gần gũi để họ dám nói lên những điều họ nghĩ khi tiếp xúc với tôi Đồng thời tôi luôn ghi nhận kịp thời sự nỗ lực của nhân viên trong công ty

Sau khi áp dụng những nguyên tắc này tôi thấy hiệu quả công việc tăng hẳn, số lượng hợp đồng cũng ký được nhiều hơn, không khí trong công ty rất nhẹ nhàng, dễ chịu Điều bất ngờ nhất đối với tôi là việc một nhân viên sales nói với tôi rằng anh ta đã áp dụng cách truyền niềm tin của tôi cho chính khách hàng và kết quả là hợp đồng được ký dễ dàng Điều này chứng tỏ cả công ty đều biết tôi đang áp dụng chiến thuật tâm lý với họ nhưng ai cũng vui vẻ đón nhận

Sức mạnh của niềm tin quả là ghê gớm và có khả năng lan tỏa tới khắp mọi nơi Sau khi đọc bài viết này bạn hãy trao đi niềm tin để đón nhận lại những điều tốt đẹp nhé Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao khi chúng ta tin vào nhau

Không hiểu về thuế khó thành triệu phú

Rời quân ngũ sau tuổi hai mươi, Jeon Dong Hyu làm công nhật cho các nhà buôn ở chợ Dong Dae Mun và dành dụm được ít tiền Nay bước vào cuối tuổi 40, Jeon đã là chủ một ngân hàng tư nhân

Trang 26

Nhà ở kiêm văn phòng công ty của Jeon ở Sang Wang Sin Ni nằm ở vị trí đối diện với khu nhà cao cấp Chong Kiet, ngay vùng quy hoạch xây dựng mới các tòa nhà cao tầng và là một trong rất ít khu vực được hưởng lợi nhiều nhất sau khi con sông Chong Kiet chảy qua Seoul được phục hồi dòng chảy như nguyên trạng Có lẽ vì nghĩ như thế nên Jeon đã bán ngôi nhà này cho một công ty xây dựng với giá 1,6 tỷ won

Vấn đề là thuế thu nhập từ việc bán nhà Có người nói vì Jeon thuộc diện chỉ có một căn nhà, vả lại tổng diện tích nhà và cửa hiệu không vượt hạn mức quy định nên sẽ không phải đóng thuế thu nhập bán nhà

Jeon trực tiếp tìm hiểu và tính ra số tiền thuế phải đóng lên đến 150 triệu won, vì giá bán nhà vượt quá 600 triệu won nên bị quy vào diện nhà ở cao cấp Nếu là nhà ở cao cấp, thuế thu nhập bán nhà căn cứ vào số tiền bán thực tế nhà và đất kèm theo Jeon biết rõ rằng công ty mua nhà của mình cần đất, chứ không cần nhà, nên Jeon không muốn trả số tiền thuế kể trên

“Tôi tìm đến công ty xây dựng ấy, thuyết phục họ rằng tôi sẽ bỏ tiền ra phá nhà cũ rồi giao cho họ miếng đất trống Công ty xây dựng thấy họ chỉ có lợi thêm nên đồng ý với đề nghị của tôi”, anh nói Kết quả, Jeon không phải đóng hơn 150 triệu won theo tính toán của nhân viên cục thuế mà chỉ đóng hơn 10 triệu won tiền thuế đất

Đối thủ lớn nhất của đầu tư thành công là thuế

Nhiều triệu phú trẻ Hàn Quốc là những người có kiến thức uyên thâm về thuế Tất nhiên họ có những chuyên gia về thuế thực sự để tư vấn và thực hiện công việc quản lý, tuy nhiên chính họ mới

là người điều hành các chuyên gia này Baek Jun Ki (32 tuổi) nhấn mạnh như sau: “Hiểu người, biết ta; trăm trận, trăm thắng Với người dấn thân vào thị trường đầu tư để kiếm tiền lớn thì việc hiểu sức mình là một trong những điều cơ bản Còn vấn đề hiểu rõ đối thủ nữa Trong làm giàu, đối thủ lớn nhất chính là thuế”

Các triệu phú trẻ thường dốc hết mọi cố gắng để thu thập mọi thông tin chiến lược của cơ quan thuế Có như thế họ mới vừa tuân thủ luật thuế vừa tìm cách giảm số thuế phải nộp, chứ không hề trốn thuế

Các triệu phú trẻ không ngừng nghiên cứu, phân tích các luật thuế, cả mới lẫn cũ, để tìm các kẽ hở Còn chính phủ luôn hoàn thiện các luật thuế hàng năm để lấp kẽ hở nên đây là một cuộc đấu tranh cân não liên tục diễn ra giữa cơ quan thuế và các nhà đầu tư Vì vậy, người nào có quyết tâm kiếm tiền lớn bằng đầu tư thì cần trau dồi, tích lũy thường xuyên các kiến thức về thuế

Tận dụng tối đa thời gian ân hạn thuế, và đóng thành nhiều lần

Đặc trưng rõ ràng nhất của nhiều triệu phú trẻ trong việc giao dịch tiền bạc là chiến lược thu tiền thật nhanh và chi tiền muộn nhất có thể được Trong tiền thuế cũng vậy, họ thích nộp thuế thật muộn và luôn chia ra làm nhiều kỳ Những người bình thường cố gắng nộp thuế trước hạn để nhẹ lòng như trút được một gánh nặng Nhưng các triệu phú trẻ thì nghĩ khác

Jung Sang Teak, người có hàng tỷ won nhờ đầu tư chứng khoán và cổ phiếu, nói: “Cho dù tiền rồi cũng sẽ rời khỏi tay mình, nhưng nếu lưu lại trong ngân hàng hay trong đầu tư chỉ một ngày thôi cũng tốt hơn Vì có như vậy mới thêm được chút lãi dù là rất ít”

Phải xây dựng kế hoạch nộp thuế từng bước

Trang 27

Khi mua bán bất động sản, các triệu phú trẻ luôn xây dựng kế hoạch nộp thuế trước ngày chi trả tiền lần cuối Vì sao? Những người bình thường sau khi mua nhà mới tìm đến cục thuế hay nhân viên ngân hàng để hỏi về vấn đề thuế Nhưng lúc đó cục thuế hay ngân hàng không giúp gì hơn được nữa Cần nhớ rằng khi một giao dịch hội đủ các điều kiện phải đóng thuế thì nghĩa vụ nộp thuế tự động có hiệu lực, cho nên biết ngày giờ đóng thuế là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp tiết kiệm tiền thuế

Mỗi quốc gia có chính sách thuế khác nhau Ở Hàn Quốc, căn cứ thông lệ và nguyên tắc thì thời kỳ nhận chuyển giao bất động sản (khi mua) và thời kỳ chuyển giao (khi bán) là ngày giao nhận khoản tiền cuối cùng Cần chú ý rằng thời kỳ chuyển giao và thời kỳ giao nhận cũng là thời kỳ nghĩa vụ nộp thuế có hiệu lực, tức là ngày thanh toán khoản tiền cuối cùng, chứ không phải ngày đăng ký quyền sở hữu Vì lý do trên, các triệu phú trẻ Hàn Quốc bao giờ cũng xây dựng kế hoạch nộp thuế một cách tỉ mỷ trước khi mua bán bất động sản

Nhất thiết phải học các quy định về thuế

Nhất thiết phải học pháp luật liên quan tới thuế là lời khuyên của nhiều triệu phú trẻ - những người được gọi là “tiến sĩ thuế” tại Hàn Quốc Bằng cách đầu tư lâu dài vào bất động sản, Hyong San Hae giờ đây nắm trong tay hàng tỷ won Hyong nói về những luật thuế phải học như sau: “Lấy tri thức luật pháp làm nền tảng cơ bản Quan trọng nhất là nghiên cứu thật kỹ các văn bản hướng dẫn thi hành các luật thuế Các chính quyền địa phương luôn thi hành chế độ thuế một cách đa dạng với mục đích tạo thuận lợi cho người dân địa phương đó Nhất thiết phải học kỹ các luật thuế địa phương”

Đặc biệt, để tạo thuận lợi cho kỳ bầu cử lần sau, người đứng đầu chính quyền địa phương thường chấp nhận những yêu cầu của người dân, đưa ra các chế độ miễn giảm thuế, chế độ thuận lợi về thuế trong khuôn khổ luật pháp cho phép, đây là cơ hội để người kinh doanh giảm được thuế của mình

Pháp lệnh thuế được sửa đổi 3-4 lần trong một năm là điều thông thường, nhiều người phàn nàn đến bao giờ mới học hết những luật này Đây là cách học của nhiều triệu phú Hàn Quốc: “Nếu chưa trau dồi được kiến thức về thuế, hãy tìm lấy một văn bản nhập môn, dễ hiểu về thuế và đọc 5-

6 lần Sau đó dần tìm sách khó hơn một chút Cứ thế dần dần toàn bộ hệ thống luật thuế đi vào trong đầu lúc nào không biết”

Mua đất tịch thu của ngân hàng ?

Theo như mình được biết thì ngân hàng luôn sở hữu những mảnh đất tịch thu ( để thế nợ ).Vậy mình muốn mua lại của ngân hàng thì phải làm những thủ tục gì ?

Trả lời

Thông thường Tài sản (nhà, đất) thế chấp vay vốn nhưng không còn khả năng trả nợ thì NH sẽ

"phát mãi" tài sản để thu hồi nợ

Việc này coi vậy nhưng khá phức tạp (tốt nhất bạn chỉ nên mua đất, không nên mua nhà)

Ngân hàng không trực tiếp đứng ra để bán đâu (vì sau này có thể bị khiếu nại là bán rẽ TS của người bị kê biên ) cho nên NH thường nhờ các trung tâm bán đấu giá

Bạn có thể hỏi nhân viên NH (bộ phận tín dụng) về Các Trung tâm bán đầu gía mà NH đó thường nhờ bán; từ đó tiếp cận các trung tâm này, xem xét vị trí đất, giá cả để tham gia đấu giá

Trang 28

Cho hỏi vấn đề quản lý nhân viên ??? help me?

Nếu mình mở một siêu thị sách và thuê khá nhiều nhân viên để phục vụ siêu thị sách đó.Nhưng một điều mình lo lắng là làm thế nào để kô bị nhân viên gian lận khi bán hàng,hoặc có thể họ sẽ chôm đồ.Làm thế nào để quản lý được điều đó ?? mình đang rất cần sự tư vấn của mọi người.Mình cảm ơn nhiều ( tất nhiên là ko phải lúc nào mình cũng ở siêu thị được )

Trả lời

Cũng khá là đơn giản nếu bạn chịu khó làm mấy việc thế này:

Cửa hiệu bán sách thì tất nhiên bạn phải có danh mục sách :D (cái này là tất nhiên)

Khi đã có danh mục sách thì khi thuê nhân viên bán hàng bạn nên có: Hóa đơn bán hàng ( hoặc chí

ít cũng là 1 quấn sổ ghi nhật ký bán hàng:D) có nghĩa là nhân viên của bạn bán đc cái gì thì ghi vào cái đó

Nguyên tắc thuê nhân viên là phải kiểm tra:D nhưng kiểm tra thì vẫn phải tin người ta( cái này là

do cô giáo tớ dạy:D ) kiểm tra tức là bạn so sánh sổ theo dõi bán hàng và danh mục sách xem có khớp không, khớp không sao mà nếu thiếu thì bắt họ đền, thừa thì cũng đừng có nhẹm đi nhé:D hi

hi hi cứ thẳng thắn cho luôn số tiền đó( cái này là do tớ nghĩ, lấy lòng nhân viên, cho họ thấy mình không phải là người nhỏ mọn để nhân viện nể thì tốt hơn là để họ sợ:D họ nể thì họ không làm liều)

Chú ý Nguyên tắc " Tin nhưng phải kiểm tra, Kiểm tra nhưng vẫn phải tin"

Chúc bạn thành công!

Trả lời khác

quản lý đối với mặt hàng là sách thì tương đối phức tạp Theo mình nếu nhân viên đi làm theo ca thì còn có việc làm khác hoặc đi học (vì bạn bán sách thì có thể thuê sinh viên làm thêm) còn nhân viên đi làm cả ngày thì họ cũng chỉ nghĩ đển việc về nghỉ để ngày mai đi làm, số người quan tâm đến việc lấy trộm sách về đọc là ít, còn nếu bạn phát hiện ra việc đó thì theo tôi nói chuyện nhẹ nhàng là lần sau nếu muốn đọc thì hỏi mượn, đọc xong trả lại Khi bạn làm

được thế nhân viên của bạn vừa được kiến thức còn với bạn họ sẽ ngại hơn và làm việc tốt hơn Còn nếu trường hợp lấy trộm để cho hoặc bán thì là một trường hợp nghiêm trọng hơn Việc này trước hết thể hiện bạn không có mặt ở cửa hàng thường xuyên và người thủ kho hoặc người giám sát thay thế lúc bạn đi vắng chưa làm hết trách nhiệm (như vậy bạn nên giao trách nhiệm cho thủ kho và người quản lý trách nhiệm QUẢN khi bạn không có mặt) Thêm vào đó bạn nên có một người quản lý chìm (nghĩa là bạn tìm một người tin cậy trong nhóm nhân viên của bạn, người đó là tai là mắt của bạn, liên tục báo cho bạn, cập nhật cho bạn các thông tin mà bạn cần kể cả lúc bạn có mặt và không Nhân viên chìm này (là trường hợp nhân viên đặc biệt) họ sẽ được hưởng lương đặc biệt và đương nhiên là số lương trội đó cao hơn lương chính mà các nhân viên khác nhìn thấy Ngoài ra bạn còn cách thứ 3 nữa là sử dụng hệ thống Camera quan sát Bây giờ có rất nhiều loại camera (rẻ và đắt) nên bạn không phải lo là tốn tiền (thậm chí bạn chỉ dùng camera mang tính chất

"dọa ma" nếu siêu thị của bạn chưa đủ lớn để đầu tư Camera

Trang 29

Làm sếp phải chịu cô đơn

Lâu nay, người ta chỉ nhìn thấy sếp bận rộn trong vai trò lãnh đạo, ăn mặc chỉn chu và hay xuất hiện chốn đông người Nhưng quỹ thời gian ít ỏi còn lại của sếp tưởng chừng như không đủ để buồn lại chứa chất nỗi niềm rất riêng

Vừa bước vào cửa phòng, chị Nguyên - giám đốc công ty truyền thông ở Hà Nội giật mình khi nghe tiếng 2 nhân viên thì thầm: "Từ hồi bỏ chồng, bà ấy ngày càng khó tính hơn Mặt cau có thế thảo nào chồng không chịu nổi, bỏ là phải"

Chị Nguyên ngớ người và không tin nổi nhưng lời nói kia lại được phát ra từ chính những nhân viên của mình Họ có biết đâu, một năm qua khi lựa chọn cuộc sống độc thân, chị đâu còn thì giờ

để nghĩ đến chuyện chồng hay con Lúc nào trong đầu chị cũng quay cuồng với câu hỏi làm thế nào để tăng doanh thu để nuôi sống doanh nghiệp "Tôi đâu có lo cho bản thân mình mà đang nghĩ cách kiếm tiền để nuôi "những đứa con bất đắc dĩ" - hơn 20 nhân viên trong công ty", chị Nguyên than thở

Nửa năm qua, kinh tế mới phục hồi, ngành quảng cáo chậm chạp hồi sức Các doanh nghiệp sau một thời gian chống chọi khủng hoảng chỉ dám chi rón rén cho công tác truyền thông, hợp đồng

mà chị Nguyên dành về cho công ty cũng không được nhiều "Những sếp như tôi kiếm tiền bục mặt, lúc nào cũng căng thẳng vì lo không có tiền trả lương cho nhân viên Nhân viên lại tụ tập thì thầm nói mình khó tính Thật không có nỗi buồn nào hơn", chị nói

20 phút nói chuyện ngắn ngủi với VnExpress.net, chị Nguyên không ngớt than vắn thở dài: "Làm

sếp chẳng hề sướng, có nhiều nỗi buồn không thể chia sẻ cùng ai Khổ nhất là người thân hiểu lầm, nhân viên xa lánh Đơn giản là đôi khi lo kiếm tiền, mặt cứ dài ra không nói với ai câu nào - nhân viên nghĩ sếp khó chịu, hách dịch Sếp muốn có doanh thu, muốn nhân viên có thêm thu nhập nên thúc ép anh em làm việc thì bị cho là ác Những hiểu lầm dẫn đến chuyện nhân viên ngấm ngầm chống đối, bằng mặt mà không bằng lòng Khoảng cách giữa nhân viên và sếp cứ ngày một dài ra"

Rất nhiều sếp than thở với VnExpress.net chuyện gặp nhân viên ở cầu thang, ngoài hành lang chỉ

nhận được câu chào qua loa Thấy sếp ngồi ở bếp ăn tập thể, kiểu gì nhân viên cũng chọn cho mình góc khuất để tránh phải tiếp xúc, phải chuyện trò Thậm chí, ngay cả khi ở chốn công cộng gặp sếp, nhân viên cũng cố lủi cho nhanh vì sợ sếp nghĩ mình đi chơi, không chịu làm việc

Trong khi rất nhiều sếp quan niệm: Làm ra làm, chơi ra chơi Khi làm thì hết sức, khi chơi thì hết mình Thế nhưng, không phải lúc nào, nhân viên cũng thoải mái thực hiện các yêu cầu và mong muốn của người lãnh đạo

Tổng giám đốc một hãng viễn thông lớn ở Hà Nội sau một thời gian âm thầm chịu cảnh "lủi thủi"

đi ăn trưa một mình đã phải thốt lên: "Tôi có phải là cọp đâu mà từ phó giám đốc cho đến các trưởng phòng, nhân viên, chẳng ai chịu đi ăn với mình" Trừ khi phải tham gia các buổi tiệc chiêu đãi, tiếp đối tác, bạn hàng, những buổi trưa còn lại, vị sếp này vẫn lặng lẽ ăn một mình, rồi lại về phòng nghỉ

Giám đốc hãng phân phối máy tính ở Hà Nội - Phan Đình Sơn cũng than thở: "Rất khó tìm được người chia sẻ trong môi trường làm việc Khi khó khăn mình không thể nói thẳng với nhân viên rằng công ty đang khó khăn đấy, không làm việc cẩn thận là có thể bị sa thải Thành thử chúng tôi

cứ phải cố, cứ phải lo cho đến khi bị stress nặng mới thôi"

Trang 30

Có lẽ do thường xuyên phải một mình suy nghĩ, một mình lo lắng khi hàng không bán được, đối tác chậm thanh toán nên đôi khi anh Sơn bị cho là kỹ tính và đòi hỏi quá cao ở nhân viên mình 5 năm kể từ khi thành lập doanh nghiệp, anh vẫn có thói quen đi ăn cơm một mình hoặc gọi cơm hộp

về phòng làm việc Anh chấp nhận điều này như một thực tế hiển nhiên "Bản thân trong gia đình, đôi khi có những chuyện mình cũng không thể chia sẻ vì sợ họ lo lắng Do vậy, làm sếp thì phải chấp nhận cô đơn thôi", anh Sơn cho biết thêm

Danh vọng, thành tích mà các sếp đạt được là thứ không thể chối cãi nhưng cái mất của những người giữ vai trò lãnh đạo thì cũng khó mà phủ nhận Các chuyên gia tâm lý cho rằng làm sếp cũng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận áp lực công việc và những thiết thòi nhất định về phía mình Bởi lẽ, các sếp không thể ngồi cùng phòng làm việc với nhân viên để thỏa sức tám chuyện, lại càng không có thì giờ để tụ tập với bạn bè

Với những người có quá nhiều việc để làm như các sếp thì ngay cả việc bấm điện thoại để hỏi thăm bạn bè hay ai đó một câu "có khỏe không?" cũng là chuyện không dễ gì thực hiện được Ai cũng hiểu rằng cảm giác cô đơn không mang lại lợi ích mà chỉ gây phiền toái cho con người, nhưng không phải người nào cũng tìm được cách để thoát ra Khi đó, mái nhà, người thân được coi là bến

đỗ bình yên nhất cho mỗi người Và lời khuyên là: Khi bạn cảm thấy cô đơn, buồn chán đừng ngại ngần bấm máy điện thoại để gọi cho người mà bạn nghĩ tới đầu tiên

'10 năm nữa hãy bàn tới đường sắt cao tốc'

"Việt Nam làm tàu cao tốc như gia đình ở nhà tranh vách đất muốn mua biệt thự thay vì tích tiền xây nhà ngói Nên lùi bài toán này đến khi thu nhập bình quân đầu người đạt 3.000 USD", chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định

- Dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, bà đánh giá thế nào về Dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam?

- Tôi thấy đây là một dự án quá phiêu lưu Trong khi tàu cao tốc của Hàn Quốc, Đài Loan chưa quá 10% GDP thì dự án của Việt Nam chiếm khoảng 50% GDP của năm 2009 Trên cả thế giới mới có

11 nước xây đường cao tốc và tất cả đều là những nước giàu có Việt Nam mới chớm bước vào ngưỡng của nước có thu nhập bình quân đầu người thấp, khoảng 1.000 USD Chúng ta thực hiện

dự án này cũng như gia đình nghèo đang ở nhà tranh vách đất muốn xây biệt thự villa thay vì tích tiền để xây nhà ngói trước

Đường sắt cao tốc chỉ chở được người trong khi Việt Nam có tỷ lệ xuất nhập khẩu cao, nhu cầu lưu thông hàng hóa là rất lớn Giá vé 50-70% vé máy bay chỉ phục vụ tầng lớp trung lưu trong khi dân

số của ta có đến 70% làm nông nghiệp, kinh tế còn khó khăn Dự án không có hiệu quả kinh tế vì những con số đưa ra không khả thi Theo tính toán, nhu cầu đi lại của 48.000 người mỗi ngày không phải ai cũng đủ khả năng để đi tàu cao tốc Đến năm 2020, dân số Việt Nam có thể lên tới hơn 90 triệu người, con số 48.000 người chiếm tỷ lệ quá nhỏ

- Vậy Việt Nam nên xây đường cao tốc tại thời điểm nào là phù hợp?

- Tôi cho rằng chưa cần thiết tại thời điểm này mà nên để tương lai Nên lùi bài toán này ít nhất 10

năm nữa, khi Việt Nam đạt chỉ tiêu thu nhập bình quân khoảng 3.000 USD thì hãng bàn đến Từ khâu bàn đến thẩm định cũng phải mất vài năm Trong vài năm đó, chúng ta cố gắng vươn lên đạt

Trang 31

5.000-6.000 USD Lúc đó, trình độ, công nghệ quản lý sẽ tốt hơn Nếu như nước Mỹ có thể xây dựng đường sắt cao tốc với giá 13 tỷ USD thì tại sao Việt Nam không nghĩ đến việc bắt tay với người Mỹ hợp tác làm?

- Mới đây, chính phủ có ý định nới rộng ngưỡng nợ quốc gia lên quá 50% GDP Nhiều người cho rằng, Việt Nam có thể yên tâm vay vốn thực hiện tàu cao tốc mà không vượt quá ngưỡng, bà nghĩ sao?

- Tôi cho rằng không nên nới rộng ngưỡng để tự cho phép mình vay vượt quá như vậy Bài học từ

Hy Lạp cho thấy rất rõ, những nước nghèo đi vay mượn nhiều lại xài sang đều có thể dẫn đến vỡ

nợ Dự án này lên tới 56 tỷ USD và có thể dẫn đến thâm hụt ngân sách rất lớn, liệu chúng ta có tiền

để trả nợ? Chỉ số ICOR (hiệu quả sử dụng vốn) của Việt Nam đang quá cao, hiệu quả đầu tư giảm Chúng ta phải làm sao để chỉ số ICOR quay trở lại 5-6 thay vì trên 8 như năm 2009 Cần đảm bảo ngưỡng nợ để có thể kiểm soát được

Vay vốn ODA không phải lúc nào cũng tốt Các nước như Thái Lan, Philippines đã quyết định là dừng ODA khá sớm là thấy dùng vốn này đắt hơn đáng kể so với vay thương mại Vay thương mại

có thể mua, chọn đấu thầu công khai còn ODA phải ràng buộc một số điều

- Tổng công ty đường sắt cho rằng dự án này có thể tạo cơ hội việc làm cho 7 triệu lao động, đồng thời hình thành chuỗi đô thị dọc tuyến đường cao tốc Bắc- Nam Bà nghĩ sao?

- Chúng ta nói rằng tạo công ăn việc làm cho 7 triệu lao động trong 25 năm thực hiện dự án này Nhưng khi đường sắt cao tốc hoàn thành những người đó sẽ đi đâu? Tàu đi vào khai thác cũng chỉ cần khoảng vài nghìn công nhân phục vụ Thêm nữa, muốn hình thành được chuỗi đô thị cần phải

có tiền Từng chuỗi đô thị hình thành lại phải có bài toán về hiệu quả kinh tế riêng của nó Trước kia khi xây dựng đường Trường Sơn, chúng ta dự đoán rằng nó sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của cả nước Song thực tế lượng giao thông đi lại tại đây thấp hơn dự toán vì nguy cơ sạt lở cao Khi xây đường Trường Sơn chúng ta cũng nói nhiều đến việc hình thành chuỗi đô thị nhưng đến nay vẫn chưa có gì cả

- Bà chia sẻ thế nào về nỗi lo trình độ tiếp nhận công nghệ của Việt Nam chưa cao và có thể dẫn đến nhiều rủi ro trong quá trình chuyển giao?

- Chuyển giao công nghệ thực chất là bán công nghệ với giá rất cao Thực tế phía bán sẽ không chuyển giao hoàn toàn mà giữ lại 2-5% để họ nắm đằng chuôi Cái yếu của lao động Việt Nam là khả năng làm việc theo hệ thống, độ tinh, tính kỷ luật chưa cao Phát triển của CNTT đã chứng minh rất rõ Chúng ta tự hào mình học tốt toán thì có thể giỏi về CNTT và đặt ra tham vọng trở thành một trong những cường quốc trong lĩnh vực này Nhưng đến bây giờ, ước mơ đó còn quá xa vời

Công nghệ đường sắt cao tốc cũng vậy Một minh chứng cụ thể, Đài Loan dùng công nghệ của Nhật đến giờ vẫn chưa thể được chuyển giao hết Do đó, hàng năm, vẫn phải thuê chuyên gia của Nhật với giá rất đắt Việt Nam liệu có tránh được bài học này? Gần đây, đại sứ Nhật Bản cũng bày

tỏ lo ngại, trình độ quản lý, sử dụng công nghệ của Việt Nam liệu có đảm nhiệm được không?

- Những cũng có ý kiến cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần có sự đột phá trong ngành đường sắt để vươn tầm ra thế giới?

Trang 32

- Nói như vậy, quan điểm đột phá còn quá đơn sơ Cũng giống như Việt Nam muốn xây nhà cao tầng nhất thế giới Tôi cho rằng, đột phá phải mang tính chất dẫn đường lan tỏa, làm cho các ngành khác cùng phát triển và phải đặt trên nền tảng hạ tầng chung Xây một mình đường sắt cao tốc không thể nói là sự đột phá cho cả ngành đường sắt Bản thân ngành đường sắt nếu không dần cải thiện nâng cấp thì đâu tạo nên sự đột phá? Nếu quan niệm đột phá như vậy cũng giống như một gia đình nghèo chỉ cần hùn tiền cho một đứa con ăn học sau đó nghĩ, nó có thể gánh vác cho cả gia đình Còn lại, những đứa con khác mặc kệ để nghèo khổ không cần học hành

- Chúng ta có hàng loạt các dự án lớn như đường sắt cao tốc 56 tỷ USD, đồ án quy hoạch thủ đô

90 tỷ USD Theo bà, ngân sách quốc gia sẽ phải phân bổ thế nào cho hợp lý?

- Phân bổ ngân sách phải theo thứ tự ưu tiên, xuất phát từ nhu cầu của đông đảo người dân Theo

tôi, đường sắt cao tốc chưa phải là dự án đặt ưu tiên hàng đầu Ưu tiên số một phải là đầu tư cho nông nghiệp để 70% người nông dân được hưởng Thứ hai, là ưu tiên một số ngành công nghiệp và dịch vụ khác để có thể làm cho nền kinh tế đi lên Các ngành công nghiệp như dệt may, da giày cũng còn nhiều thứ phải cải thiện Rồi ngành cơ khí cần được đầu tư để làm nền tảng cho những ngành khác như dệt may, lắp ráp máy tính, điện tử Chính bản thân giao thông cũng cần nâng cấp cải tạo hệ thống đường bộ, đường sắt Rồi ngành điện, giáo dục, y tế, du lịch Đặc biệt, đầu tư cho

du lịch có thể phát triển ngành hàng tại chỗ từ thủ công mỹ nghệ đến nông, thủy sản phục vụ cho hàng triệu con người

Người dân Đà Nẵng có gửi gắm nhờ tôi nói giúp với báo chí rằng, họ mong giao thông ở Hà Nội

và TP HCM có thể cải thiện hơn Họ sẵn sàng chấp nhận đi tàu, hoặc ôtô dài ngày miễn sao đến 2 trung tâm đầu não của đất nước không bị kẹt xe Đó mới là điều quan trọng

'Đường sắt cao tốc có rủi ro nhưng vẫn nên làm'

"Nước Mỹ đang phải cay đắng nhận ra kỷ nguyên đường bộ cao tốc đã kết thúc Quốc hội nên quyết ngay chủ trương làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam", ông Khuất Việt Hùng, Viện phó Viện quy hoạch

và quản lý giao thông bày tỏ quan điểm

- Chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam đang được trình Quốc hội Quan điểm của ông về việc này thế nào?

- Đây là dự án chứa đựng nhiều cơ hội nhưng rủi ro cũng rất lớn Có ý kiến cho rằng, nên lùi lại

5-10 năm nhưng theo tôi bản thân dự án lớn như thế này đã có độ lùi nhất định Ngay Trung Quốc, khi đưa ra chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc (ĐSCT) năm 1990, nhưng phải mất 4 năm mới lập xong dự án Khi Thủ tướng Trung Quốc quyết định xây hệ thống ĐSCT Bắc Kinh - Thượng Hải, dự kiến thực hiện trong 5 năm (1996-2000) nhưng đến 2002 mới bắt đầu xây dựng Như vậy, bản thân dự án của Trung Quốc cũng bị lùi mất 7 năm

Từ khi ra chủ trương đến khởi công Trung Quốc mất 12 năm còn ở ta, từ khi ra chủ trương đến khi khởi công dự kiến là 4 năm Tuy nhiên, tôi khẳng định dự án này tự thân sẽ lùi 5-10 năm so với dự kiến Do đó, Quốc hội nên ra chủ trương đồng thuận vào thời điểm này

- Theo ông, đâu là những rủi ro có thể gặp phải khi xây dựng hệ thống ĐSCT Bắc - Nam?

Trang 33

- Thứ nhất, nếu chúng ta quản lý không tốt tổng chi phí sẽ đội lên Dự toán tại thời điểm này là 56

tỷ USD, tuy nhiên, theo lẽ tự nhiên, nếu quản lý bình thường sẽ là 100 tỷ còn kém sẽ là 150 tỷ USD Theo nguyên tắc trong quản lý dự án, khi chúng ta lập báo cáo đầu tư thì giá là A, nhưng khi

có thiết kế chi tiết giá sẽ gấp rưỡi và đến khi làm xong sẽ là gấp 2 thậm chí gấp 3 lần mức dự kiến ban đầu Tuy nhiên, con số chính xác là bao nhiêu thì phải quyết toán xong mới biết được

Việc chi phí đội lên quá lớn nếu vượt quá sức chịu đựng của nền kinh tế mà phải bỏ dở giữa chừng thì sẽ là một đại họa Đây là rủi ro lớn nên gần như tất cả các nhà kinh tế đều cảnh báo và đề nghị

có tính toán thật hợp lý chi tiết

Thứ hai, nếu làm tuyến này phải có sự điều chỉnh quy hoạch phát triển đô thị toàn tuyến Một hệ thống ĐSCT không có sự phát triển đô thị xứng đáng đi kèm thì hiệu quả sẽ bị giảm nghiêm trọng Còn khi đáp ứng được điều kiện trên thì theo tính toán tốc độ đô thị hóa trên dọc trục tăng nhanh gần 1,4 lần so với định hướng phát triển chung hiện nay Từ đó dẫn đến phát triển đường sắt cao tốc gắn liền với phát triển đô thị trở thành gói chung

Bản thân ngành giao thông vận tải tính sơ bộ dự án này 56 tỷ USD, chiếm từ 23-33% tổng lượng đầu tư cho giao thông vận tải đến năm 2020, khi đó, hàng loạt các dự án của ngành sẽ phải điều chỉnh, cắt bớt, giảm

Vấn đề thứ ba là việc làm chủ công nghệ, sẽ rất vô lý nếu chúng ta bỏ ra lượng tiền rất lớn, nhưng không làm chủ được công nghệ Trong báo cáo đầu tư đáng ngạc nhiên không có câu nào đề cập đến việc này Theo tôi, toàn bộ quá trình thực hiện dự án sẽ kéo dài 30-40 năm, khi đó cần phải xem xét vấn đề làm chủ công nghệ từng bước diễn ra thế nào Giả sử chúng ta làm 2 đoạn Hà Nội - Thanh Hóa và TP HCM - Phan Thiết trước, sau khi làm xong đoạn đó chúng ta làm chủ được công nghệ xây dựng, trong chừng mực nào đó chúng ta có thể làm được toa xe

Các quốc gia khác khi xây dựng đường sắt cao tốc đều có lộ trình rõ ràng Ngay Trung Quốc khi làm tuyến đầu tiên, họ nhập khẩu hết nhưng sau đó chỉ nhập một số còn lại, họ yêu cầu đối tác cấp giấy phép tự sản xuất Đây là con đường nhãn tiền chúng ta phải nghĩ đến, phải làm Nếu không

Tôi ủng hộ việc xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc Bắc - Nam và mong Quốc hội thông qua chủ trương xây dựng vào thời điểm này Sau khi ra chủ trương, chúng ta sẽ bắt đầu lập dự án, điều chỉnh quy hoạch giữa các địa phương để có thể xác định chỉ giới giữ đất Nếu tại thời điểm này chúng ta không có chủ trương sẽ khó lòng giữ hành lang từ Bắc đến Nam

- Khi đưa ra con số 56 tỷ USD nhiều người đã lo lắng khó trả nợ Vậy với mức đầu tư 100-150 tỷ USD vấn đề trả nợ sẽ thế nào?

- Mỗi thế hệ có một trách nhiệm riêng đối với vận mệnh quốc gia Thế hệ hiện nay ra quyết định đầu tư xây dựng đường sắt cao tốc và sẽ để lại một phần nợ, quan trọng là thái độ có đúng hay không Nếu đúng thì thúc đẩy phát triển kinh tế, sai sẽ khiến đất nước vỡ nợ

Trang 34

Với dự án này, dự kiến vay 27 tỷ USD nhưng tôi cho rằng, số tiền sẽ lên tới 40-50 tỷ Đây là điều chúng ta phải nghĩ đến và chấp nhận Đối với một dự án lớn thế này phải có một tinh thần như tinh thần giải phóng dân tộc

- Ông nghĩ sao trước ý kiến ĐSCT chỉ thích hợp với các nước có khí hậu ôn đới, ít khắc nghiệt?

- Các nước ôn đới cũng có bão, có động đất Còn hiện nay, điều kiện khoa học công nghệ đã cho phép chúng ta giải quyết những vấn đề đó Tất nhiên không ai có thể khẳng định 100% nhưng tỷ lệ

an toàn rất cao Theo tôi, ai cũng có quyền đặt ra câu hỏi về tất cả những vấn đề liên quan, đó cũng

là một cách rất tốt để cho những người nghiên cứu phải nghiên cứu kỹ hơn

- Với tiềm lực kinh tế còn hạn chế, tại sao Việt Nam không tập trung vào việc phát triển hệ thống giao thông đường bộ?

- Đường sắt cao tốc là trục vận tải quốc gia còn vận tải trong đô thị lại là câu chuyện hoàn toàn khác Ngay nước Mỹ, họ đang phải cay đắng khi nhận ra kỷ nguyên đường bộ cao tốc kết thúc và đang phải chịu gánh nặng ngân sách Quay trở lại với Việt Nam, đồng ý là chúng ta phải phát triển giao thông đường bộ nhưng trong hệ thống giao thông vận tải phải chọn đâu là trục chính, từ đó lựa chọn phương thức và loại hình, phương tiện vận tải nào là chủ đạo Đường bộ rất quan trọng, hàng không cũng vậy, đường sắt cũng không kém nên khi đầu tư phải đảm bảo công bằng

Từ sau năm 1975 đến giờ chúng ta không hề đầu tư cho đường sắt Hệ thống đường sắt của ta có thể nói là lạc hậu so với thế giới vài chục năm cho nên bây giờ phải trả lại công bằng cho ngành đường sắt Hơn nữa đường sắt thân thiện với môi trường và tiết kiệm đất đai nhất Đường bộ thúc đẩy phát triển vận tải thì đường sắt thúc đẩy phát triển kinh tế

Hiện có nhiều ý kiến cho rằng, tại sao chúng ta không làm đường sắt có tốc độ trung bình 200 km một giờ để chạy chung giữa tàu hàng và khách, nhưng nếu như thế năng suất vận chuyển sẽ thấp, không đảm bảo được tính chủ đạo của đường sắt

- Nhiều ý kiến cho rằng chỉ nên xây dựng thí điểm hệ thống đường sắt cao tốc Bắc - Nam trên một

số đoạn Quan điểm của ông về việc này thế nào?

- Tôi là người đưa ra ý đó và phản biện, nhưng phải nói rõ là thí điểm như thế nào Hôm nay nếu không có hành lang đường sắt cao tốc Bắc - Nam thì sau này chúng ta mất cơ hội Ban đầu tôi cho rằng, chỉ nên làm 2 tuyến Hà Nội - Hải Phòng và TP HCM - Biên Hòa trước, sau đó, chúng ta làm tiếp Làm 2 khúc đó trước để chúng ta học hỏi công nghệ, sau đó tiếp tục làm tiếp cho đến khi xây dựng xong chúng ta tự làm được 60% khối lượng công việc và có giấy phép sản xuất được đầu máy đầu tiên

Nhưng nếu không quyết chủ trương ngay ngày hôm nay bao giờ chúng ta có hành lang Quyết ngày hôm nay chúng ta cũng phải mất từ 5-7 năm để điều chỉnh lại hành lang các đô thị dọc tuyến Tôi đồng ý là nên làm thí điểm nhưng đã quyết là phải quyết cả gói

- Ông chờ đợi gì ở các đại biểu Quốc hội?

- Tôi mong các đại biểu Quốc hội hãy lắng nghe và phát biểu quan điểm của mình Tất nhiên, không ai đòi hỏi đại biểu phải là những chuyên gia về giao thông nhưng họ phải quyết định với tinh thần trách nhiệm cao nhất

Trang 35

Với tôi, nếu Quốc hội duyệt thì vui còn không thì buồn nhưng điều quan trọng nhất là các đại biểu phải quyết với chính cái tâm và trách nhiệm của họ Tôi mong Quốc hội sẽ thông qua nhưng mong đợi lớn lao hơn cả là đại biểu làm tròn trách nhiệm được nhân dân giao

Thử tính bài toán kinh tế đường sắt cao tốc

Thưa các bạn,

Tôi là một trong những “hành khách tiềm năng” của dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam, nghĩa là tuy cũng đóng thuế như những người khác nhưng cơ hội dùng đường cao tốc của tôi cao hơn các bác nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long Cũng đúng thôi, tôi cũng có chút tiền lương không đến nỗi còm và hay được đi công tác xa

Vì thế tôi thấy dự án này thơm quá nên tự hỏi giả sử mình là đại gia cỡ Bill Gate về móc túi vợ ra đầu tư thì sao nhỉ? Sau khi đùa với các con số thì tôi cảm thấy hơi “xót ruột” cho số phận hẩm hiu của mình vì thảo nào cũng bị vợ túm tóc lôi đi khắp làng trên xã dưới chứ chả chơi

Theo nhiều chuyên gia, số lượng hành khách đi tuyến Bắc - Nam rất khác nhau, vấn đề tùy vào cách dự báo của họ Tuy nhiên, con số khả quan nhất mà chính ngành đường sắt đưa ra thì cũng vẫn chưa “khủng” bằng tôi, vì tôi muốn thuyết phục Quốc hội cho tôi đầu tư quá đi mất!

Trước hết, mong các bạn xem sơ những giả thuyết tương đối “hào phóng” của tôi như sau:

1 - Giả sử ngày 1/1/2011 tôi khánh thành và đưa vào sử dụng toàn tuyến cao tốc Bắc – Nam, ngay sau khi giải ngân 56 tỷ USD của vợ, không thất thoát hoặc bội chi xu nào cả

2 - Không kể giá vé cao ngất ngưởng so với giá tàu hiện tại, vì muốn ủng hộ tôi, mọi người dân có nhu cầu đi lại đều vui vẻ đến mua vé và đi tàu như bình thường

3 – Theo tính toán giá vé Hà Nội – TP Hồ Chí Minh là 50 USD Mọi người hào phóng cho tôi ăn hơi dày, cứ hễ có 1 hành khách lên tàu là tôi lãi 10 USD dù họ đi bất cứ cự ly nào, gấp 4 lần so với

mơ ước của ngành đường sắt

4 – Theo số liệu (không thống nhất lắm), hiện nay tổng lượt khách đi tàu tối đa là 12 triệu lượt/

năm, và nhiều chuyên gia kỳ vọng tăng trưởng 10-15%/ năm là mừng lắm rồi Tôi tiếp tục lạc quan cho rằng từ 2011-2015 tăng trưởng là 20%, từ 2016-2020 tăng trưởng 17,5% và từ 2021 trở đi là 15% Cũng dễ hiểu thôi, mới có đường ai cũng bấm bụng đi thử cho biết cao tốc nó ra sao mà

Trang 36

Năm Số lượt hành khách

Lãi (10USD/lượt khách)

Vậy thì cho đến 2035 tôi chỉ đủ trả hơn phân nửa số nợ!

Đường sắt cao tốc dưới góc nhìn quản lý doanh nghiệp

Câu chuyện xây dựng đường sắt cao tốc đang làm nóng dư luận, không chỉ bởi các con số quá lớn mà còn vì chưa có tiền lệ Nếu nhìn dưới góc độ quản lý doanh nghiệp thì có nhiều điểm tương đồng cần suy nghĩ

Đây là dự án có tầm nhìn 10 – 20 năm tùy thực tế triển khai Trong thời buổi mọi thứ có thể thay đổi nhanh chóng thì rất khó để các nhà hoạch định chiến lược chỉ rõ chính xác được mọi thứ Vì vậy, có thể thông cảm được phần nào sự thiếu hụt thông tin về dự án khi trình Quốc hội xem xét

Ở quy mô doanh nghiệp, bình thường cũng chỉ xác định tầm nhìn trong 5 -10 năm và mục tiêu được xây dựng cụ thể trong trung hạn là 1 -3 năm Vấn đề là doanh nghiệp muốn phát triển bền

Trang 37

vững thì tầm nhìn của người lãnh đạo phải được xây dựng căn cứ trên dữ liệu thực tế khách quan như quy mô thị trường, nguồn lực doanh nghiệp, lợi thế cạnh tranh… chứ không chỉ là mong muốn chủ quan của người lãnh đạo Ví dụ không thể áp đặt tầm nhìn trở thành một tập đoàn công nghệ hàng đầu trong khi các vị trí kỹ thuật chủ chốt lại không có, công nghệ cốt lõi cũng không

Về giao thông chúng ta có thể thấy tầm nhìn của người Pháp khi xây dựng chiếc cầu Long Biên hơn trăm năm tuổi đến giờ vẫn có thể khai thác, hay việc họ cho xây dựng tuyến đường sắt Bắc Nam mà bây giờ chúng ta vẫn đang dùng Còn chúng ta quy hoạch con đường đắt nhất ở Hà Nội bây giờ đi qua không ai nhận ra kiến trúc tổng thể của nó là gì

Tầm nhìn của chúng ta ở đây đang là đi tắt đón đầu về công nghệ để giải quyết bài toán giao thông Bắc Nam, vì giao thông là điều kiện kiên quyết cho phát triển kinh tế Nhưng từ tầm nhìn đó, triển khai tiếp các vấn đề khác thì sao?

Trước hết xét về mục tiêu. Đường sắt cao tốc sẽ có những mục tiêu gì cụ thể? Rõ ràng nhất là vận tải hành khách với tốc độ cao, sau đó có thể là hỗ trợ phát triển kinh tế các vùng có tuyến đường sắt này chạy qua, tiếp theo là có thể giảm sức ép đô thị cho 2 thành phố Hà Nội và TP HCM, và có thể còn nhiều mục tiêu nữa

Tuy nhiên với doanh nghiệp, trong một giai đoạn cụ thể không nên đặt ra quá nhiều mục tiêu, vì đặt ra càng nhiều thì nguy cơ không đạt được càng cao Và khi đặt ra các mục tiêu thì nên xác định thứ tự ưu tiên, xác định những mục tiêu nào chỉ là hệ quả của mục tiêu chính Giả sử mục tiêu chính của chúng ta là vận tải hành khách tốc độ cao thì chúng ta sẽ thử phân tích bài toán dựa trên mục tiêu đó

Tiếp đến là khâu lập kế hoạch Không một doanh nghiệp nào không phải trải qua bước này Lập

kế hoạch tốt thì sẽ hoàn thành được mục tiêu đặt ra, làm không tốt thì sẽ phải trả giá về hiệu quả đầu tư, chi phí vốn, chi phí cơ hội Dựa trên mục tiêu chính giả định ở trên chúng ta sẽ phải lập các

kế hoạch chi tiết về công nghệ, nguồn vốn đầu tư, nhân sự, kế hoạch kinh doanh…

Bài toán cơ bản nhất khi lựa chọn công nghệ là tính khả thi, hiện đại và đã được kiểm chứng Công nghệ của Nhật thì chưa cần phân tích nhiều cũng thấy ưu điểm là hay và hiện đại, nhưng có quá ít kiểm chứng về tính khả thi, về mặt kinh tế cho hành trình dài như tuyến Bắc – Nam của ta Hay công nghệ đó trong thực tiễn Việt Nam thì ứng phó sao với thiên tai khu vực miền Trung để hàng năm chi phí sửa chữa hỏng hóc do thiên tai không phát sinh quá lớn?

Giả thuyết rào cản công nghệ được vượt qua thì câu hỏi đặt ra là liệu có công nghệ nào có thể thay thế không? Đa phần ý kiến lựa chọn nếu giá vé tương đương nhau, với hành trình dài như vậy thì người dân sẽ lựa chọn máy bay làm phương tiện vận chuyển Còn nếu cung đường ngắn (~ 300km) thì đúng là đường sắt có ưu thế hơn các phương tiện khác nhưng đấy là với điều kiện giao thông đường bộ của chúng ta chưa phát triển Vậy bài toán đường sắt siêu tốc lại phải đặt trong bối cảnh chung phát triển chung của hạ tầng giao thông tại Việt Nam trong đó có hàng không và đường bộ Khi lựa chọn công nghệ thì doanh nghiệp cũng căn cứ vào bài toán đồng vốn bỏ ra đầu tư Lý tưởng là doanh nghiệp có vốn tự có và sẽ không phải vay vốn ngân hàng hoặc vay với tỷ lệ thấp Nhưng nếu bản thân doanh nghiệp không có vốn đối ứng thì dám chắc sẽ rất khó tiếp cận với ngân hàng, nhất là với dự án đầu tư lớn Hơn nữa nếu vốn cho dự án đó thời điểm hiện tại bằng 50% doanh thu của công ty, và có khả năng bằng 100% doanh thu khi hoạch toán cuối cùng thì ngân hàng nào dám cho vay?

Trang 38

Có thể ở quy mô doanh nghiệp còn có các quỹ đầu tư mạo hiểm nhìn nhận được tiềm năng to lớn của dự án để bỏ tiền đầu tư nhưng ở quy mô dự án quốc gia thì IMF hay WB khó lòng mạo hiểm như vậy, nhất là trên thế giới chưa có tiền lệ nước nào vay vốn quá 5 tỷ USD

Giả thuyết tiếp bài toán nguồn vốn được vượt qua thì bài toán hoàn vốn cũng rất quan trọng Như tính toán của các chuyên gia kinh tế thì thời gian hoàn vốn là tối thiểu 45 năm nếu đúng như thiết

kế Vậy trong 45 năm đấy chúng ta sẽ phải gánh một khoản lãi khổng lồ Chúng ta đã có kinh nghiệm nhiều doanh nghiệp lớn cả Việt Nam và thế giới lao đao vì khoản lãi vay quá lớn Ngay ở

cả quy mô quốc gia thì bài học Hy Lạp vẫn còn nóng hổi Vậy liệu có nên chia bài toán lớn thành nhiều bài toán nhỏ để nhìn thấy lộ trình huy động vốn và hoàn vốn khả thi hơn?

Vấn đề quan trọng không kém chính là truyền thông. Khi chúng ta có tầm nhìn tốt, các mục tiêu rõ ràng, kế hoạch khả thi thì việc thành công được hay không lại ảnh hưởng nhiều bởi vấn đề truyền thông nội bộ và ra bên ngoài

Rõ ràng nếu chỉ lãnh đạo ngấm và hiểu được tầm nhìn mà không chia sẻ với nhân viên thì không thể thúc đẩy họ nhìn cùng một hướng Một kế hoạch tốt mà không truyền thông đầy đủ đến nhà đầu tư hoạc ngân hàng thì lại khó huy động được nguồn vốn Hoặc khi triển khai mà không lắng nghe các ý kiến phản hồi của nhân viên thì khó đúc rút được các kinh nghiệm để cải tiến kế hoạch

bố rộng rãi trên đó để lắng nghe được các phản hồi và điều chỉnh

Suy cho cùng một dự án quy mô như thế nếu thực hiện được sẽ là niềm tự hào của cả dân tộc nên

nó cần có ý chí đồng lòng chung của toàn thể nhân dân, và mỗi người dân đang đóng thuế cũng sẽ

là một “cổ đông” của dự án, vai trò giám sát của các cổ đông độc lập hay ban kiểm soát trong công

ty cổ phần cũng quan trọng lắm chứ?

Phạm Minh Toàn, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc công ty Time Universal Communications

Khuyến khích nhân viên nhảy việc

Để kéo dài thời gian gắn bó của nhân viên, chủ một công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh nhà ở áp dụng một chiến thuật lạ đời: Giúp người lao động học những kỹ năng cần thiết để tìm công việc tốt hơn

Sau 12 năm làm thuê cho tập đoàn Procter & Gamble với công việc bán chất tẩy rửa, Derek Christian muốn trở thành một doanh nhân Vì thế mà vào năm 2007, anh mua lại My Mail Service, một công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh nhà ở tại thành phố Lebanon, bang Ohio Khách hàng của anh là những hộ gia đình khá giả ở Cincinnati, thủ phủ bang Ohio

Công ty có doanh số khá ổn định, đạt mức trung bình 260.000 USD mỗi năm Tuy nhiên điều đáng chú ý là doanh số tuy cao nhưng hầu như không tăng sau từng năm Christian nhanh chóng nhận ra trở ngại lớn nhất kìm hãm đà tăng của doanh thu: sự luân chuyển của công nhân Hầu như chẳng có

Trang 39

đứa trẻ nào mơ ước trở thành công nhân vệ sinh khi trưởng thành Vì thế mà thời gian làm việc trung bình của công nhân trong My Maid Service chỉ là 4 tháng Thực trạng đó khiến nhiều khách hàng không hài lòng, vì họ không muốn thay đổi những công nhân mà họ tin tưởng

Tỷ lệ luân chuyển công nhân trong năm 2007 lên tới 300% nên Christian phải dành phần lớn thời gian cho việc tuyển dụng và huấn luyện nhân viên Tăng lương không phải là giải pháp hay để giữ chân họ

Vì thế Christian gặp một nhà tư vấn Người này đưa ra một giải pháp lạ thường: My Maid Service

sẽ chi tiền để đào tạo những kỹ năng mới cho người lao động nếu họ muốn rời bỏ công ty

“Nhưng đổi lại công nhân phải làm việc cho tôi trong ít nhất hai năm”, Christian nói

Christian gặp từng công nhân và thảo luận với họ về lộ trình trong sự nghiệp Một số người muốn gắn bó với My Maid Service với vai trò quản lý hành chính hoặc giám sát công nhân Trong khi

đó, nhiều người có ý định chuyển sang những công việc khác như y tá, thư ký hay kế toán Christian chi tiền để công nhân tham gia những khóa đào tạo trên mạng hoặc tại các trường đại học trong thành phố Chi phí không cao lắm – khoảng 75 tới 100 USD dành cho một người trong mỗi khóa Một số công nhân lấy luôn dịch vụ lau dọn nhà ở làm đề tài cho bài tập về nhà, chẳng hạn như thiết kế chiến dịch quảng cáo cho dịch vụ

Dan Bobinski, một nhà tư vấn quản lý tại thành phố Boise, bang Idaho, Mỹ nhận xét rằng chiến lược đào tạo của Christian tuy không phổ biến song lại hiệu quả

“Anh ấy tìm hiểu động cơ làm việc của họ và sẵn sàng trả tiền để họ làm những công việc thấp kém cho công ty”, Bobinski nói

Bobinski khẳng định chiến lược của Christian mang đến nhiều lợi ích Chi phí trung bình cho việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới vào khoảng 2.000 USD Vì thế chi tiền vào những khóa học của nhân viên cũ là một khoản đầu tư thông minh Đào tạo là một trong những lợi ích mà các công

ty nên dành cho nhân viên

“Lý do hàng đầu khiến người lao động bỏ việc là họ không cảm nhận được thách thức trong công việc Lực lượng lao động ngày nay, đặc biệt là thế hệ trẻ, luôn muốn học những kỹ năng mới”, Bobinski giải thích

Nhờ chi tiền cho công nhân học kỹ năng làm việc mới và chính sách tăng lương đều đặn mà tỷ lệ

bỏ việc của My Maid Service giảm xuống con số không trong năm 2009 Christian dự đoán tỷ lệ thôi việc sẽ đạt mức cao vào năm 2011, khi phần lớn 32 nhân viên của anh hoàn thành các khóa đào tạo Tuy nhiên, ông chủ trẻ tin rằng những công nhân mới sẽ trung thành với anh trong hai năm tiếp theo

Ngoài việc giảm chi phí đào tạo nhân viên mới, sự ổn định trong lực lượng lao động còn làm tăng doanh thu cho công ty Khi một công nhân vệ sinh làm việc cho một gia đình trong thời gian dài, người đó sẽ chiếm được lòng tin của chủ nhà và nguy cơ trộm cắp tài sản cũng giảm Lòng tin của khách hàng đối với nhân viên càng lớn thì họ sẽ càng muốn gắn bó lâu dài với công ty Ngược lại, nếu nhân viên chỉ làm trong một thời gian ngắn chủ nhà sẽ giảm lòng tin với My Maid Service và

có thể chọn công ty khác

Trang 40

Để tăng doanh thu, Christian cũng điều chỉnh chiến thuật tiếp thị Nhận ra rằng những người thuộc tầng lớp trung lưu như giáo viên, bác sĩ, công chức nhà nước hiếm khi thay đổi chỗ ở, anh quyết định hướng các chiến dịch tiếp thị vào họ Công ty tuyên bố ba khách hàng trong một nghề nhất định – như lính cứu hỏa, cảnh sát – sẽ được hưởng dịch vụ vệ sinh nhà miễn phí trong một khoảng thời gian nhất định nếu họ là người đăng ký đầu tiên

Được khuyến khích bởi thành công ở Ohio, Christian quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh Năm 2008 anh thành lập chi nhánh của My Maid Service tại thành phố Dallas, bang Texas cùng người em trai Shawn Mặc dù môi trường kinh doanh ở Dallas có mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn

do nhiều công ty cùng ngành nghề sử dụng lao động nhập cư với giá rẻ mạt, chi nhánh tại đây vẫn đạt doanh thu 225.000 USD vào năm 2009 Do doanh thu của chi nhánh tại Ohio đạt 775.000 USD trong cùng thời kỳ, tổng doanh thu của My Maid Service trong năm ngoái vượt mức 1.000.000 USD

Christian không muốn dừng lại ở đó Anh sẽ mở thêm nhiều chi nhánh mới ở phía bắc bang Kentucky và thành phố Dayton thuộc bang Ohio ngay trong năm 2010 Ngoài ra My Maid Service

sẽ “nhảy” sang cả hoạt động cung cấp dịch vụ vệ sinh tòa nhà thương mại và lau thảm Christian phấn đấu đạt mức tăng doanh thu là 35% trong năm nay

Đào tạo kỹ năng mới để nhân viên nhảy việc là một cách kỳ cục để giữ chân người lao động, nhưng Christian khẳng định nó đang mang đến cho anh nhiều lợi ích Theo Christian, thà công ty

có một nhân viên làm việc với tâm trạng hài lòng trong hai năm còn hơn thuê một người sẵn sàng

bỏ việc sau 4 tháng

Những vấn đề cơ bản khi mua lại doanh nghiệp

Mua một doanh nghiệp có sẵn là sự đầu tư ít rủi ro hơn và mang lại lợi nhuận nhanh hơn so với việc tạo dựng một doanh nghiệp từ con số không Nhưng nó cũng không phải hoàn toàn không có rủi ro và sự thành công của bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn và đánh giá khôn ngoan của bạn về doanh nghiệp mà bạn định mua

Dưới đây là những yếu tố mà bạn cần xem xét khi bắt đầu tính đến khả năng mua lại doanh nghiệp Những yếu tố này không có nghĩa sẽ thay thế được cho việc đánh giá cặn kẽ - điều bạn muốn làm sau khi đã trải qua bước đầu tiên này Hãy dịch chuyển con trỏ đến những mục nhỏ dưới đây để tìm hiểu thêm về những gì bạn cần xem xét:

Các báo cáo tài chính

Hãy xem xét cả các báo cáo tài chính và các bản khai thuế của công ty trong vòng từ 3-5 năm qua

để đánh giá được tình trạng tài chính hiện tại và các xu hướng tài chính trong tương lai của công ty Phải bảo đảm là bạn sẽ xem xét những số liệu đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập (CPA) danh tiếng Đừng chấp nhận một bản đánh giá tài chính sơ sài hoặc một bản hồ sơ lắp ghép, bởi chúng dựa trên những số liệu do công ty cung cấp Công ty đó có ở trong tình trạng tài chính lành mạnh không? Các báo cáo tài chính có khớp với các bản khai thuế không? Tỷ số vận hành và bán hàng của công ty có phù hợp với mức trung bình trong ngành kinh doanh đó không? Nhân viên kế toán của bạn có thể giúp bạn phân tích những số liệu này để xác định giá trị thực của công ty bạn định mua

Các khoản phải chi và phải thu

Ngày đăng: 25/03/2014, 06:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w