1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ Án Công Nghệ Sửa Chữa Và Bảo Trì Ôtô doc

20 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,28 MB

Nội dung

Tuy nhiên, ưu điểm của phương pháp này là có thể bảo dưỡng được nhiều mác xe, việc tổ chức bảo dưỡng đơn giản, không phụ thuộc vào thời gian dừng để bảo dưỡng ở các vị trí.. Kiểm tra và

Trang 1

SVTH: Nguyễn Văn Hùng trang 1

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG CHASSIS ISUZU NQR75L

I Giới thiệu chung

1 Khái niệm chung về bảo dưỡng

Bảo dưỡng là hàng loạt các công việc nhất định, bắt buộc phải thực hiện với các loại xe sau một thời gian làm việc hay quãng đường qui định

2 Mục Đích Của Bảo Dưỡng Định Kỳ

Xe ô tô được cấu tạo bởi một số lượng lớn các chi tiết, do đó chúng có thể bị mòn, yếu hay ăn mòn làm giảm tính năng, tùy theo điều kiện hay khoảng thời gian sử dụng

Từ các chi tiết cấu tạo nên xe, có thể dự đóan được rằng tính năng của chúng sẽ giảm đi,

do đó cần phải được bảo dưỡng định kỳ, sau đó điều chỉnh hay thay thế để duy trì tính năng của chúng Bằng cách tiến hành bảo dưỡng định kỳ, xe của bạn có thể đạt được những kết quả sau:

1 Ngăn chặn được những vấn đề lớn có thể xảy ra sau này

2 Xe ô tô có thể duy trì được trạng thái hoạt động tốt và thỏa mãn được những tiêu chuẩn của pháp luật

3 Kéo dài tuổi thọ của xe

4 Khách hàng có thể tiết kiệm chi phí và lái xe an toàn hơn

Trang 2

SVTH: Nguyễn Văn Hùng trang 2

3 Thông số chung:

Kích thước xe : Dài x Rộng x Cao : 7355 x 2165 x 2335 mm

Kích thước lòng thùng hàng : - x - x - mm

Động cơ :

Loại động cơ: 4 kỳ, 4 xi lanh thẳng hàng, tăng áp

Công suất lớn nhất /tốc độ quay : 110 kW/ 2600 v/ph

Số lượng lốp trên trục I/II/III/IV: 02/04/ -/ -

Lốp trước / sau: 8.25 - 16 /8.25 - 16

Phanh trước /Dẫn động : Tang trống /thuỷ lực trợ lực chân không

Phanh sau /Dẫn động : Tang trống /thuỷ lực trợ lực chân không

Phanh tay /Dẫn động : Tác động lên hệ thống truyền lực /Cơ khí

Kiểu hệ thống lái /Dẫn động : Trục vít - ê cu bi /Cơ khí có trợ lực thuỷ lực

Trang 3

SVTH: Nguyễn Văn Hùng trang 3

II Trang bị cơ bản cho trạm bảo dưỡng

Trạm bảo dưỡng phải có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ về loại và thông số để:

+ Thực hiện dịch vụ chất lượng cao

+ Đảm bảo năng suất cao

+ Rút ngắn thời gian bảo trì

+ Bảo đảm hoạt động an toàn

Số lượng thiết bị, dụng cụ dựa vào quy mô trạm, và quy mô trạm tương ứng với số xe được đưa vào và số khoang làm việc trong xưởng

1 Các thiết bị, dụng cụ, cần có :

+ Thiết bị chuẩn đoán và đo đạc:

Các máy chuẩn đoán chuyên dùng (cầm tay) để phát hiện hư hỏng của tổng thành Các dụng cụ đo bao gồm các loại thước lá, panme, thước cặp, thước thẳng…

+ Thiết bị xưởng sửa xe và động cơ:

Các thiết bị tháo lắp, cần tiếp, dụng cụ cảo, kìm…

Trang 4

SVTH: Nguyễn Văn Hùng trang 4

+ Thiết bị tra dầu nhớt và rửa xe

+ Bộ dụng cụ cầm tay của kỹ thuật viên

+ Các thiết bị chuyên dùng: kiểm tra tốc độ, thắng, kiểm tra độ trượt ngang, kiểm tra góc đặt bánh xe, kiểm tra tia chiếu đèn pha…

2 Hầm bảo dưỡng

Hình 2.1 Hầm bảo dưỡng

3 Cầu cạn

Là bệ xây cao trên mặt đất 0,7 ÷ 1m độ dốc 20 ÷ 25% Vật liệu gỗ, bê tông hoặc kim loại,

có thể cố định hay di động

Ưu điểm: đơn giản

Nhược điểm: không nâng bánh xe lên được Do có độ dốc nên chiếm nhiều diện tích

4 Thiết bị nâng

Di động: cầu lăn, cầu trục

Cố định: kích thuỷ lực, kích hơi

Cầu lật: nghiêng xe đến 450 dùng cho các xe du lịch

5 Băng chuyền

Trang bị băng chuyền khi tổ chức bảo dưỡng theo dây chuyền

Trang 5

SVTH: Nguyễn Văn Hùng trang 5

Hình 2.2 Băng chuyền

III Lập Quy Trình Công Nghệ Bảo Dưỡng

1 Phương pháp tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật

Hiện nay trong các nhà máy thường áp dụng 2 phương pháp tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật:

Phương pháp tổ chức bảo dưỡng trên các trạm vạn năng (còn gọi là các trạm tổng hợp)

Phương pháp tổ chức bảo dưỡng trên các trạm chuyên môn hóa

Hạn chế của phương pháp tổ chức bảo dưỡng trên các trạm vạn năng là việc dùng các

thiết bị chuyên dùng và khó chuyên môn hóa Tuy nhiên, ưu điểm của phương pháp này

là có thể bảo dưỡng được nhiều mác xe, việc tổ chức bảo dưỡng đơn giản, không phụ

thuộc vào thời gian dừng để bảo dưỡng ở các vị trí Tùy thuộc vào điều kiện hoạt động

của các trạm bảo dưỡng mà chọn phương pháp phù hợp

Hình 3.1 Phương pháp tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật

Trang 6

SVTH: Nguyễn Văn Hùng trang 6

2 Các cấp bảo dưỡng

2.1 Bảo dưỡng hằng ngày

a Kiểm tra các bộ phận có dấu hiệu bất thường trong lần vận hành trước

b Thực hiện kiểm tra động cơ sau khi nâng cabin

c Thực hiện kiểm tra ở ghế tài xế

Trang 7

SVTH: Nguyễn Văn Hùng trang 7

d Thực hiện kiểm tra khi đi xung quanh xe

e Kiểm tra bánh xe

f Kiểm tra thực hiện khi lái xe

2.2 Bảo dưỡng định kỳ

Danh mục này áp dụng phổ thông, đối với những xe có sổ hướng dẫn sử dụng riêng thì làm theo sổ hướng dẫn hoặc những xe có điều kiện vận hành khắc nghiệt, đặc biệt thì sẽ căn cứ hiệu chỉnh theo điều kiện cụ thể:

BẢO DƯỠNG CẤP I : 5,000 km

1 - Thay dầu máy:

2 - Kích xe kiểm tra, xiết chặt gầm

3 - Kiểm tra bổ xung nước làm mát, nước rửa kính

BẢO DƯỠNG CẤP II: 10,000 km

1 - Thay dầu máy

2 - Thay lọc dầu máy

3 - Vệ sinh lọc gió động cơ

4 - Kích xe kiểm tra, xiết gầm

5 - Kiểm tra bổ xung nước làm mát, nước rửa kính, dầu trợ lực

6 - Đảo lốp

Trang 8

SVTH: Nguyễn Văn Hùng trang 8

BẢO DƯỠNG CẤP III: 20,000 km

1 - Thay dầu máy

2 - Thay lọc dầu máy

3 - Vệ sinh lọc gió động cơ

4 - Vệ sinh lọc gió điều hòa

5 - Kiểm tra, xiết gầm

6 - Đảo Lốp

7 - Kiểm tra, bổ xung nước làm mát, nước rửa kính, dầu trợ lực, dầu phanh

BẢO DƯỠNG CẤP IV: 40,000 Km

1 - Thay dầu máy

2 - Thay lọc dầu máy

3 - Thay lọc nhiên liệu

4 - Thay lọc gió động cơ

5 - Thay bugi

6 - Thay dầu phanh, dầu côn

7 - Thay nước làm mát

8 - Bảo dưỡng hệ thống phanh (thay má phanh nếu mòn hết)

9 - Thay dầu hộp số

10 - Kiểm tra xiết lại gầm

11 - Đảo lốp, cân chỉnh độ chụm

12 - Vệ sinh lọc gió điều hòa, kiểm tra ga bổ xung nếu thiếu (riêng việc bổ sung thêm gas điều hòa chỉ thực hiện khi lượng hao hụt rất ít, nếu có hao hụt nhiều dẫn đến mất lạnh cần

xử lý làm kín hệ thống toàn diện,

* Sau mỗi 10,000km tiếp theo lại lặp lại từ BẢO DƯỠNG CẤP II - BẢO DƯỠNG CẤP III - BẢO DƯỠNG CẤP IV - BẢO DƯỠNG CẤP II

* Đảo lốp và cân bằng động bánh xe, cân bằng độ chụm bánh xe nên thực hiện mỗi

10,000 km

* Chú ý: đối với xe sử dụng cua roa (đai) cam, nên thay đai cam, bi tăng, bi tì ở mức 50,000km - 60,000km

Nội dung được thể hiện trong bảng thay thế vật tư trong các kỳ bảo dưỡng

Trang 9

SVTH: Nguyễn Văn Hùng trang 9

Bảng vật tư thay thế trong các kỳ bảo dưỡng:

Trang 10

SVTH: Nguyễn Văn Hùng trang 10

2.3 Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ

2.3.1 Công tác tiếp nhận ô tô vào trạm

Rửa và làm sạch ôtô

Công tác kiểm tra, chuẩn đoán ban đầu được tiến hành như mục của bảo dưỡng hằng ngày, trên cơ sở đó lập biên bản hiện trạng kỹ thuật ôtô

2.3.2 Kiểm tra ,chuẩn đoán siết chặt và điều chỉnh

các cụm tổng thành, hệ thống trên ô tô:

a Kiểm tra và thay nhớt động cơ

Nhớt động cơ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự

vận hành và tuổi thọ của động cơ Phải đảm bảo chỉ

dùng loại nhớt và bộ lọc đung chi định Mức nhớt phải

được kiểm tra và nhớt phải được thay đều đặn theo lịch

bảo dưỡng

Kiểm tra mức dầu bằng que thăm nhớt và châm nhớt theo

vạch chia trên que

Thay lọc nhớt theo kỳ bảo dưỡng

B1 Lau sạch quanh nắp châm nhớt để các chất bên ngoài

không lọt vào Tháo nắp châm nhớt

B2 Đặt thùng chứa bên dưới bulong xả nhớt và bộ lọc nhớt

Tháo bulong xả nhớt để xả nhớt vào thùng chứa

B3 Dùng cơ lê chuyên dùng để tháo bộ lọc nhớt Hình 3.2 Mức dầu

Trang 11

SVTH: Nguyễn Văn Hùng trang 11

B4 Nhẹ nhàng rưới nhớt sạch lên miếng đệm của

bộ lọc nhớt mới

B5 Gắn bộ lọc mới Sau khi miếng đệm bộ lọc tiếp

xúc với miệng bộ lọc, dùng cơ lê chuyên dùng

để vặn chặt nó một vòng

b Kiểm tra và thay nhớt hộp số

Thay nhớt hộp số theo đúng lịch bảo dưỡng

Ngoài việc thay nhớt, hộp số còn cần được kiểm tra

thường xuyên

Lưu ý: Chỉ dùng lượng nhớt như đã chỉ ra bên dưới như một chỉ dẫn khi thay nhớt hộp

số sau khi thay nhớt phải đảm bảo nhớt đúng mực yêu cầu

c Kiểm tra và thay nhớt cầu xe

Mức nhớt cầu sau phải được kiểm tra và thay mới theo lịch bảo dưỡng

 Kiểm tra mức nhớt

B1 Tháo bulông mức nhớt

B2 Kiểm tra mức nhớt có lên đến cạnh dưới của lỗ

bulong mức nhớt hay không Nếu mức nhớt quá

thấp hãy châm thêm ngớt qua lỗ bulong mức

nhớt

B3 Vặn bulong mức nhớt theo lực chỉ định (84N.m)

 Thay nhớt

B1 Đặt vật chứa nhớt xả dưới bulong xả

B2 Tháo bulong xả như hình vẽ để xả nhớt vào vật chứa

B3 Siết bulong xả nhớt theo lực siết tiêu chuẩn, sau đó châm nhớt mới vào cầu sau qua mức nhớt lên đến bên cạnh dưới của lỗ

Hình 3.3 Vị trí lọc nhớt

Hình 3.4 Mức nhớt

Trang 12

SVTH: Nguyễn Văn Hùng trang 12

B4 Sau khi châm nhớt phải kiểm tra mức nhớt lên đến cạnh dưới của lỗ bulong mức nhớt

B5 Gắn bulong mức nhớt và siết theo lực chỉ định (84 N.m)

d Kiểm tra mức dầu trợ lực lái, dầu phanh

Mức dầu đúng nếu nó nằm giữa vạch MAX và MIN Nếu mức này thấp hơn vạch MIN hãy châm đến vạch MAX

Kiểm tra dầu phanh và châm

thêm nếu mức dầu thấp hơn

quy định

e Kiểm tra dung dịch nước làm mát

Để tránh hiện tượng đóng băng hoặc đóng căn của dung dịch làm mát động cơ, hãy sử dụng đúng loại dung dịch đã được ISUZU chỉ định và khuyến cáo

Bảng thông số bên dưới là lượng dung dịch làm mát động cơ cần châm sau khi thay mới sau khi thay mới dung dịch làm mát động cơ, nhớ kiểm tra lượng dung dịch đã đạt đủ mức hay chưa

Hình 3.5 Các loại cầu xe

Hình 3.6 Dầu trợ lực và dầu

phanh

Trang 13

SVTH: Nguyễn Văn Hùng trang 13

f Kiểm tra dây curoa quạt gió

Nhấn vào đoạn dây ở giữa các buly với lực 98N, và kiểm tra độ chùng Độ chùng phải nằm trong phạm vi giá trị tiêu chuẩn như chỉ ra bên dưới nếu không được vậy, hãy điều chỉnh lực căng hoặc thay dây Cũng kiểm tra dây curoa quạt để tìm các vết nứt hoặc hư hỏng, nếu có thì phải thay dây mới

Bảng tiêu chuẩn độ chùng:

g Kiểm tra lọc gió

Thay lọc gió sau khi rửa 6 lần hoặc theo lịch bảo dưỡng

B1 Tháo lỏng 3 kẹp và tháo nắp hộp lọc gió

B2 Tháo bầu lọc gió bằng cách kéo về phía bản thân

B3 Lọc bỏ bụi dơ rong lọc gió và hộp lọc không khí

B4 Rửa sạch van thoát dưới đáy lọc không khí

B5 Đặt vị trí bộ lọc trở lại đúng vị trí trong hộp lọc không

khí

B6 Gắn nắp hộp lọc gió Canh thẳng hàng rãnh khuyết

bên trái của hộp với vấu trên nắp giữ chặt nắp đúng vị trí bằng cách khóa 3 kẹp lại

Làm sạch lọc gió

Chon một trong các phương pháp làm sau đây tùy thuộc vào mức độ bẩn của lọc gió Làm sạch khi lọc gió bị bẩn do bụi:

B1 Thổi bằng khí nén với sức ép 690kPa vào mặt trong của

lưới lọc để loại bỏ bụi

B2 Kiểm tra lọc gió có bị hư hoặc có chỗ mỏng đi không

(nếu có thay thế)

Lưu ý: Đừng dùng súng gió thổi từ mặt ngoài lọc gió, điều

này sẽ làm bụi lọt vào mặt trong lọc gió

Làm sạch lọc gió bị đen bởi khói nhớt hoặc bồ hóng

B1 Ngâm lọc không khí trong hỗn hợp nước và chất tẩy hòa

tan trong 30 phút

Hình 3.7 Lọc gió

Hình 3.8 Thổi gió

Trang 14

SVTH: Nguyễn Văn Hùng trang 14

B2 Lấy lọc gió ra khỏi dung dịch chất tẩy, dùng nước máy rửa sạch

B3 Rửa sạch và để lọc không khí khô tự nhiên nơi thoáng gió

Lời khuyên: không đập mạnh hoặc giũ mạnh lọc không khí vì có thể gây hư Phơi khô có thể mất 2 hoặc 3 ngày, nên dùng lọc dự phòng trong khi đợi

h Kiểm tra lọc nhiên liệu

Thay lọc nhiên liệu (cả bộ lọc nằm ở bên hông chassis xe và phía

động cơ) theo lịch bảo dưỡng xã nước khi đèn cảnh báo bộ tách

nước (lọc nhiên liệu) phát sáng

 Đèn cảnh báo bộ tách nước (lọc nhiên liệu)

Khi có một lượng nước tích tụ trong bộ tách nước (bộ lọc nhiên

liệu động cơ) đèn cảnh báo bộ tách nước sẽ phát sáng Khi điều

này xảy ra, hãy xả nước và đảm bảo đèn cảnh báo tắt (Đối với các

xe có bộ lọc trước, hãy xả nước ra khỏi bộ lọc nằm ở bên hông chassis và động cơ.)

Lưu ý: Nước còn đọng lại trong bộ tách nước nếu không được xả có thể đóng băng,

đóng cặn và làm hỏng xe Nếu đèn cảnh báo phát sáng trong khi động cơ đang hoạt động, lập tức xả nước ra khỏi bộ tách nước (lọc nhiên liệu) Nếu tiếp tục lái xe khi đèn phát sáng có thể gây hỏng bơm phụ nhiên liệu Nếu điều này xảy ra, hãy mang xe đến kiểm tra

và sữa chữa tại đại lý ISUZU gần nhất

 Thay lọc nhiên liệu (lọc nhiên liệu nằm bên hông

chassis xe)

B1 Tháo lỏng bulong xả ở đáy chén để xả nhiên liệu

bên trong bộ lọc

B2 Vặn hộp lọc ngược chiều kim đồng hồ để tháo và

gỡ nó ra khỏi phần đầu bộ lọc

B3 Vặn chén ngược chiều kim đồng hồ để nới lỏng và

tháo nó ra khỏi hộp

B4 Gắn vòng đệm mới vào rãnh chén, rưới sơ dầu

diesel sạch và vặn chén cho đến khi vòng đệm lọt

vào đúng vị trí một cách chắc chắn

B5 Dùng dầu diesel châm đầy vào lọc mới để đảm bảo

dễ xả gió

B6 Gắn vòng đệm mới vào rãnh phía trên hộp, dùng

dầu diesel sạch rưới sơ vào nó và vặn hộp vào đầu

bộ lọc cho đến khi vòng đệm lọt vào đúng vị trí

một cách chắc chắn Trong quá trình làm, hãy cẩn

thận đừng để tràn dầu diesel từ bên trong

Hình 3.9 Đèn báo

Hình 3.10 Lọc nhiên liệu

Trang 15

SVTH: Nguyễn Văn Hùng trang 15

B7 Dùng dụng cụ siết lọc và vặn hộp và chén 1/2 đến 2/3

vòng (lực siết tham khảo cho cả hộp và chén là 10 N.m)

B8 Vặn chặt bulong xả và xả gió ra khỏi hệ thống nhiên

liệu

Lưu ý: Sau khi thay bộ lọc nhiên liệu, hãy nổ động cơ để

kiểm tra không có sự rò rỉ quanh lọc Nhiên liệu rò rỉ có thể

gây cháy nổ

 Xả nước khỏi lọc nhiên liệu

B1 Nối 1 đầu ống nhựa vào đai ốc xả ở đáy bộ lọc

bên khung gầm xe (lọc thô) và đặt đầu kia của ống

vào thùng chứa nước xả ra

B2 Nới lỏng đai ốc xả, nước sẽ được tháo ra khỏi lỗ ốc vặn chặt đai ốc khi nước không còn chảy ra

B3 Nếu đèn báo bộ tách nước (lọc nhiên liệu) phát sáng, cũng phải tháo nước khỏi lọc nhiên liệu bên động cơ

Lưu ý: Lau sạch vết nhiên liệu dính vào thân xe Khởi động ngay sau khi xả nước lọc

nhiên liệu đòi hỏi nhiều thời gian hơn bình thường Nếu động cơ không khởi động trong

10 giây, hãy đợt một lát và thử lại Nhiên liệu có lẫn trong nước tháo ra, hãy sử lý theo đúng quy định

i Kiểm tra áp suất vỏ và áp suất lốp

Hình3.11 Rưới sơ dầu vào bộ lọc

Trang 16

SVTH: Nguyễn Văn Hùng trang 16

Chú ý:

Bánh xe bơm không đủ hoặc bị mòn có nguy hiểm rất cao vì chúng dễ dàng trượt hoặc

nổ nếu nổ lốp xe, lốp xe có thể bị cháy và có thể gây hỏa hoạn cho xe

Nếu bạn lái trên lốp xe thiếu hơi hoặc xẹp, các bulong bánh xe sẽ chịu sức ép lớn quá mức Trong điều kiện đó, các bulong có thể gãy và bánh xe bị sút khỏi xe, dẫn đến tai nạn Bánh xe quá căng dẫn đến tài xế bị dằn xóc và gây hư hàng hóa Lốp xe thiếu hơi làm tăng nhiệt và có thể nổ Luôn luôn giữ lốp xe ở áp suất hơi tiêu chuẩn

 Kiểm tra tình trạng lắp bánh xe

Kiểm tra bằng mắt tình trạng lắp măm bánh xe

B1 Kiểm tra các đai ốc có mất không

B2 Kiểm tra xem có vết rỉ nào ở các đai ốc cũng phải

kiểm tra mâm xe để tìm vết nứt hoặc các hư hỏng

khác

B3 Kiểm tra các độ dài đầu bulong ở mỗi bánh xe để

xem đai ốc có bị lỏng hay không Sự nhô ra phải

đều đặn giữa các đầu bulong trên một bánh xe và

giữa các bánh xe

Kiểm tra tình trạng lắp bánh xe bằng búa kiểm tra

B1 Đặt ngón tay bên dưới mỗi đai ốc bánh xe và dùng

búa kiểm tra gõ trên phần phẳng của đai ốc theo

hướng siết chặt

B2 Có thể có lỗi ở đai ốc của nó nếu như chấn động bạn

cảm thấy bằng tay khác với các đai ốc khác hoặc âm

thanh phát ra không trong trẻo

j Quá trình đảo lốp xe

Lưu ý:

Phải đảm bảo đầu bulong bánh xe, các đai ốc bánh

và mâm xe để tìm sự bất thường nào khi tháo bánh

xe Nếu tìm thấy có tình trạng bất thường ở đầu bulong bánh xe, các đai ốc bánh xe hoặc mâm xe, đừng tiếp tục dung bánh xe này, hãy sớm liên hệ với đại lý ISUZU gần nhất

 Bánh xe ở vị trí khác nhau thì mòn khác nhau Để làm cho vỏ xe mòn đều và kéo dài tuổi thọ bánh xe, cần phải hoán đổi các bánh xe thường xuyên

 Phải dùng bánh xe cùng loại trên cùng trục xe Nếu bạn gắn bánh xe loại khác trên cùng trục xe, xe có thể lệch trái hoặc phải khi bạn phanh

 Bánh mới dễ tăng nhiệt độ và mòn nhanh hơn bánh cũ, vì vậy chúng cần được gắn vào trục trước nơi chịu ít tải trọng hơn

Hình 3.12 Kiểm tra tình trạng

bánh xe

Ngày đăng: 25/03/2014, 06:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1  Hầm bảo dưỡng - Đồ Án Công Nghệ Sửa Chữa Và Bảo Trì Ôtô doc
Hình 2.1 Hầm bảo dưỡng (Trang 4)
Hình 3.1 Phương pháp tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật - Đồ Án Công Nghệ Sửa Chữa Và Bảo Trì Ôtô doc
Hình 3.1 Phương pháp tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật (Trang 5)
Hình 2.2 Băng chuyền - Đồ Án Công Nghệ Sửa Chữa Và Bảo Trì Ôtô doc
Hình 2.2 Băng chuyền (Trang 5)
Bảng vật tư thay thế trong các kỳ bảo dưỡng: - Đồ Án Công Nghệ Sửa Chữa Và Bảo Trì Ôtô doc
Bảng v ật tư thay thế trong các kỳ bảo dưỡng: (Trang 9)
Hình 3.5 Các loại cầu xe - Đồ Án Công Nghệ Sửa Chữa Và Bảo Trì Ôtô doc
Hình 3.5 Các loại cầu xe (Trang 12)
Bảng thông số bên dưới là lượng dung dịch làm mát động cơ cần châm sau khi thay mới.  sau  khi  thay  mới  dung  dịch  làm  mát  động  cơ,  nhớ  kiểm  tra  lượng  dung  dịch  đã  đạt  đủ  mức hay chưa - Đồ Án Công Nghệ Sửa Chữa Và Bảo Trì Ôtô doc
Bảng th ông số bên dưới là lượng dung dịch làm mát động cơ cần châm sau khi thay mới. sau khi thay mới dung dịch làm mát động cơ, nhớ kiểm tra lượng dung dịch đã đạt đủ mức hay chưa (Trang 12)
Bảng tiêu chuẩn độ chùng: - Đồ Án Công Nghệ Sửa Chữa Và Bảo Trì Ôtô doc
Bảng ti êu chuẩn độ chùng: (Trang 13)
Hình 3.9 Đèn báo - Đồ Án Công Nghệ Sửa Chữa Và Bảo Trì Ôtô doc
Hình 3.9 Đèn báo (Trang 14)
Hình 3.12 Kiểm tra tình trạng - Đồ Án Công Nghệ Sửa Chữa Và Bảo Trì Ôtô doc
Hình 3.12 Kiểm tra tình trạng (Trang 16)
Hình 3.13 Quá trình đảo lốp - Đồ Án Công Nghệ Sửa Chữa Và Bảo Trì Ôtô doc
Hình 3.13 Quá trình đảo lốp (Trang 17)
Hình 3.14 Tháo bánh xe dự phòng - Đồ Án Công Nghệ Sửa Chữa Và Bảo Trì Ôtô doc
Hình 3.14 Tháo bánh xe dự phòng (Trang 17)
Hình 3.15 Quá trình vô mỡ các bộ phận của khung gầm - Đồ Án Công Nghệ Sửa Chữa Và Bảo Trì Ôtô doc
Hình 3.15 Quá trình vô mỡ các bộ phận của khung gầm (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w