VềBìnhThuậnngắmbiểnxanh,cát
trắng, nắngvàng…
Nằm trải dài trên 192 km bờ biển, BìnhThuận còn là nơi tiếp giáp giữa hai khu vực
Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Chính vì vậy, nơi đây có sự giao thoa về địa lý,
kinh tế và văn hóa của hai vùng nên đã tạo ra một vùng đất có nhiều tiềm năng du
lịch đặc sắc bậc nhất của Việt Nam, đặc biệt là du lịch biển “Thiên đường” nghỉ
dưỡng.
Ngày 24/10/1995, hiện tượng nhật thực toàn phần đã xuất hiện một cách kì thú tại thị xã
Phan Thiết (nay là thành phố Phan Thiết) của tỉnh Bình Thuận. Hàng trăm ngàn người
bao gồm các nhà khoa học, khách du lịch trong nước và quốc tế đã đổ về đây để chiêm
ngưỡng và nghiên cứu hiện tượng có một không hai này. Và cũng từ đây, cái tên Bình
Thuận bắt đầu xuất hiện một cách đầy ấn tượng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới.
Kể từ đó, ngày 24/10 cũng chính thức trở thành Ngày Du lịch Bình Thuận.
Nhắc đến du lịch BìnhThuận không thể không nói đến địa danh Mũi Né – Phan Thiết,
nơi được mệnh danh là “thiên đường nghỉ dưỡng”. Từ lâu, hình ảnh Mũi Né với những
đồi cát trắng chạy dài dưới cái nắng trong vắt của bầu trời miền nhiệt đới, từng đợt sóng
biển vỗ sóng quanh năm bên những làng chài bình yên, những rặng dừa xanh và các thềm
đá muôn hình muôn vẻ đã trở nên quen thuộc đối với mỗi du khách. Mũi Né còn có “đồi
cát bay”, một cảnh quan tuyệt đẹp và là nguồn đề tài không bao giờ cạn của các nhà
nhiếp ảnh bởi sự thay đổi hình dạng lạ kì của nó trước sự tác động của gió. Mũi Né còn là
“thủ đô resort” của Việt Nam với hơn 100 khu nghỉ dưỡng sinh thái, resort, biệt thự biển
lớn nhỏ được kết hợp từ vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ hòa quyện cùng lối kiến trúc
hiện đại hướng về môi trường trong lành của biển, nắng, gió và cát.
Bình Thuận có vịnh Phan Thiết tương đối nông, nhiều gió nên phù hợp với các loại hình
thể thao biển như lướt ván, thuyền buồm, dù lượn… Vào quãng từ tháng 10 năm trước
đến tháng 4 năm sau, khi những con sóng biển nổi lên cùng với luồng gió thổi mạnh,
nhiều du khách quốc tế đã tìm đến với BìnhThuận để được tận hưởng những cảm giác
ngây ngất khi được lướt như bay trên ngọn sóng của vùng biển Hàm Tiến với các trò chơi
như lướt ván buồm, lướt ván diều… Thậm chí, nhiều du khách còn cất công đưa cả
những chiếc thuyền buồm, thuyền diều sang BìnhThuận để được tận hưởng cảm giác
tuyệt vời này.
Bên cạnh những thú vui trên biển, du khách còn được thỏa sức khám phá, trải nghiệm các
môn thể thao độc đáo trên cạn như chinh phục đồi cát bay, chinh phục độ cao với khinh
khí cầu, bay dưới cái nắng trong vắt của biển và trời BìnhThuận bằng dù lượn, hay thư
giãn với các trái golf tròn trên những bãi cỏ xanh mướt tại sân golf Phan Thiết, sân golf
Sea Links…
Với những lợi thế ấy, hàng năm, Mũi Né thu hút trên 2 triệu lượt du khách đến tham quan
và nghỉ dưỡng, trong đó có trên 220.000 lượt khách quốc tế, đông nhất là du khách đến từ
Nga, Đức, Thụy Điển, Hà Lan, Pháp, Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ,
Canada, Mexico…
Hiện nay, BìnhThuận đang kêu gọi đầu tư phát triển thêm các khách sạn, resort ở các
huyện, thị đầy tiềm năng như Hàm Thuận Nam, La Gi, Tuy Phong, xa hơn nữa là huyện
đảo Phú Quý nhằm khai thác tối đa thế mạnh của vùng biển đầy tiềm năng của mình. Bên
cạnh đó, BìnhThuận cũng tăng cường hợp tác về du lịch với các tỉnh, thành lân cận. Mới
đây, Bình Thuận, Tp. Hồ Chí Minh và Lâm Đồng đã ký kết xây dựng vùng “Tam giác du
lịch Tp. Hồ Chí Minh – Phan Thiết – Đà Lạt” nhằm tạo nên một động lực quan trọng
trong chiến lược phát triển du lịch tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng
sông Cửu Long.
Theo ông Ngô Minh Chính, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Bình Thuận,
để thúc đẩy phát triển tiềm năng du lịch của Bình Thuận, ngoài việc đưa thành phố Phan
Thiết phát triển trở thành một đô thị du lịch xứng tầm, địa phương cũng chú trọng việc
quy hoạch phát triển rộng ra cả các vùng lân cận có điều kiện và tiềm năng. Tương lai,
Phan Thiết sẽ tiếp tục được ưu tiên phát triển theo hướng đa dạng về loại hình du lịch như
du lịch biển – đảo, du lịch xanh, du lịch văn hóa – thể thao. Khu vực Hàm Tiến – Mũi Né
được quy hoạch thành trung tâm du lịch cao cấp chuyên phục vụ khách du lịch hạng sang
và có thu nhập cao. Khu Hòn Rơm sẽ là trung tâm du lịch dã ngoại, du lịch cộng đồng.
Khu Tiến Lợi – Tiến Thành sẽ trở thành trung tâm vui chơi, giải trí kết hợp du lịch thám
hiểm, chữa bệnh và du lịch MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm,
tổ chức sự kiện…).
Năm 2010, nhân kỷ niệm 15 năm Ngày Du lịch BìnhThuận (24/10/1995 – 24/10/2010),
từ ngày 8 đến 11 tháng 12 tới, BìnhThuận sẽ đăng cai Festival Thuyền buồm quốc tế
Mũi Né – Việt Nam với sự góp mặt của 20 đội tuyển thuyền buồm đại diện cho 20 quốc
gia trên thế giới. Sự kiện này nhằm mục đích hướng tới việc xây dựng ngành giải trí
thuyền buồm đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam. Đồng thời, đây cũng sẽ là dịp để giới thiệu,
quảng bá về tiềm năng du lịch biển của BìnhThuận nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Vùng đất của lễ hội
Ngoài tiềm năng du lịch biển, BìnhThuận còn có thế mạnh về tiềm năng du lịch văn hóa,
lễ hội bởi ở đây có nhiều công trình văn hóa, kiến trúc và lễ hội đặc sắc của người Việt,
người Chăm, người Hoa… những cộng đồng dân cư sinh sống đã rất lâu đời tại nơi này.
Bình Thuận có đền thờ Po Klong Mơhnai, một công trình văn hóa Chăm Pa tiêu biểu, nơi
lưu giữ hơn 100 bảo vật hoàng tộc Chăm nguyên gốc rất quý hiếm như: vương miện, áo
bào, hia, hài, vòng xuyến của vua và hoàng hậu… Hay như cụm Tháp Po Sah Inư có từ
thế kỷ thứ VIII, nơi thờ thần Shiva quyền uy và bộ linga – yoni linh thiêng của người
Chăm .
Ngoài ra, BìnhThuận còn sở hữu nhiều công trình văn hóa đặc sắc khác như: ngọn hải
đăng cổ nhất Đông Nam Á (1899) ở mũi Kê Gà; tượng Phật lớn nhất Việt Nam nằm trên
núi Tà Cú; bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam ở đình Vạn Thủy Tú; bãi đá Cổ Thạch
(huyện Tuy Phong) có nhiều màu sắc nhất Việt Nam; khu di tích trường Dục Thanh ở Tp.
Phan Thiết, xây dựng năm 1907, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy học trước khi ra đi
tìm đường cứu nước. Đặc biệt, công trình Tháp nước Bình Thuận, công trình kiến trúc
độc đáo do kiến trúc sư Hoàng thân Xuphanuvông (Lào) thiết kế và hoàn thành vào đầu
năm 1934, được xem là một trong những biểu tượng của thành phố Phan Thiết và tỉnh
Bình Thuận.
Bên cạnh hệ thống di sản vật thể, cộng đồng các dân tộc sinh sống ở BìnhThuận còn sở
hữu một hệ thống các lễ hội hết sức phong phú và độc đáo như Lễ hội Cầu Ngư của
người Kinh; Lễ hội Katê của cộng đồng người Chăm theo đạo Bà la môn; Lễ hội Nghinh
Ông Quan Thánh của cộng đồng người Hoa ở thành phố Phan Thiết; và gần đây là Lễ hội
Dinh Thầy Thím, một lễ hội mang nét văn hóa đặc sắc riêng của BìnhThuận và là một
trong số ít lễ hội ở phía Nam được đưa vào từ điển Lễ hội Việt Nam.
Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là lĩnh vực du lịch biển, BìnhThuận
sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy việc phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tăng tính bền vững cũng
như hiệu quả cho ngành du lịch của địa phương. Với những tiềm năng và chính sách ấy,
hi vọng trong tương lai không xa, BìnhThuận sẽ trở thành trung tâm du lịch biển xứng
tầm của Việt Nam và khu vực.
. Về Bình Thuận ngắm biển xanh, cát trắng, nắng vàng… Nằm trải dài trên 192 km bờ biển, Bình Thuận còn là nơi tiếp giáp giữa hai khu vực Nam. thiệu, quảng bá về tiềm năng du lịch biển của Bình Thuận nói riêng và của Việt Nam nói chung. Vùng đất của lễ hội Ngoài tiềm năng du lịch biển, Bình Thuận còn có thế mạnh về tiềm năng du lịch. resort, biệt thự biển lớn nhỏ được kết hợp từ vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ hòa quyện cùng lối kiến trúc hiện đại hướng về môi trường trong lành của biển, nắng, gió và cát. Bình Thuận có vịnh