Cồngchiêng-Nétđộcđáotrong đời sốngtinhthầncủangười K’ho Mạ,BìnhThuậnNgườiK’ho ở BìnhThuận không nhiều, chỉ tập trung ở 3 xã vùng cao Hàm Thuận Bắc và xã Phan Sơn của Bắc Bình. NgườiK’hoBìnhThuận có nguồn gốc chủ yếu là ngườiK’ho Mạ ở Lâm Đồng. Trong quá trình di dân do chiến tranh, do làm ăn theo tập quán du canh du cư trước đây, họ đến BìnhThuận sinh sống và hình thành những buôn làng với cuộc sống định cư ngày nay. Với ngườiK’hoMạ, con trâu, cái ché, bộ cồngchiêng là 3 tài sản quý giá nhất khẳng định sự giàu có, danh giá của một gia đình, tộc họ. Ngày xưa, chỉ có những nhà giàu mới sắm nổi bộ cồngchiêng để đánh trong các dịp lễ hội, khi nhà có tiệc, có giỗ. Đây cũng là 3 vật không thể thiếu trong các lễ cưới ngày xưa. Bộ cồngchiêngcủangườiK’ho Mạ gồm 6 cái do 6 người đánh, gọi là Cing Vor (cing= chiêng). Mỗi cái chiêng là một nốt nhạc khác nhau. Chiếc thứ nhất có tên là Cing me, chiếc thứ 2 là Cing rlul, chiêng thứ 3 là Cing ndơn, chiêng thứ 4 là Cing trơ, thứ 5 là Cing tru và chiêng thứ 6 có tên gọi là Cing kou trong ngôn ngữ củangườiK’ho mạ. Điểm đặc biệt khiến cho cồngchiêngcủangườiK’ho Mạ khác với cồngchiêngcủa các dân tộc khác là chiêng này có hình dáng bằng phẳng, giữa không có núm và người đánh dùng tay không chứ không dùng dùi. Bộ chiêng 6 củangườiK’ho Mạ được đánh với 3 điệu nhạc cơ bản là điệu Cing Vor, điệu Dalbiêp Dalglon và điệu Tô kliêng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, ngườiK’ho còn phát triển thêm một số điệu khác theo không khí của những buổi tiệc. NgườiK’ho chỉ dùng bộ chiêng 6 của mình đánh trong các tiệc vui. Đặc biệt là lễ đâm trâu. 6 người với 6 cái chiêng trên tay vừa đánh vừa múa xung quanh con trâu được chuẩn bị cho buổi lễ. Đây cũng là dịp duy nhất chiêng được mang ra đánh ngoài trời. Còn những lễ hội khác, chiêng chỉ được để trong nhà đánh. Người ta quan niệm khi mang chiêng ra đánh ngoài trời mà không có con trâu, cây niêu thì sẽ bị trời phạt. Riêng trong đám tang, ngườiK’ho Mạ tuyệt đối không đánh chiêng. Các làng K’hocủatỉnh hiện vẫn giữ được bộ chiêng 6. Già làng K’Liên ở Phan Sơn và một số nghệ nhân khác như K’Long, K’Su Rai, K’Ba, K’Tùng, K’Riệp, K’Thành đều đã bước sang tuổi 60-70 nhưng vẫn say sưa với những điệu chiêng trầm bổng mang âm hưởng núi rừng. Với người K’ho, cồngchiêng là một thứ không thể thiếu trong các ngày lễ, hội, trong những sinh hoạt cộng đồng. Chưa có một loại hình nào tham gia nhiều trong đời sốngtinhthầncủa họ bằng tiếng cồng, tiếng chiêng. Ngày nay, vẫn còn khoảng 50% gia đình ngườiK’ho ở Phan Sơn giữ chiêng. Tuy nhiên, không có nhà nào có đủ bộ chiêng 6 cái mà mỗi nhà 1, 2 cái. Người giữ nhiều nhất như già làng K’Liên thì cũng chỉ được 4 cái. Vì vậy bây giờ, tiếng chiêng 6 ít khi vang lên ở các bản làng ngườiK’Ho Mạ. Bởi muốn có đủ phải đi mượn từ các nhà khác. Mà phải mượn cho khớp với bộ của nó thì mới có thể đánh được, lại phải tìm ra 6 người đánh được chiêng. Già làng K’Liên tư lự cho biết, mấy tháng trước, chúng tôi đi tham quan khu du lịch Lâm Giang của huyện Lạc Dương- Lâm Đồng. Chúng tôi như được trở về cội nguồn khi được thưởng thức những làn điệu trầm bổng của bộ chiêng 6 do khu du lịch đưa vào khai thác làm dịch vụ phục vụ du khách. Thực chất việc bảo tồn bộ cồngchiêng này hiện nay không khó đối với Bình Thuận. Già làng K’Liên bảo trước mắt chỉ cần một ngôi nhà làm nơi tập trung. Sau đó sẽ gom tất cả những cồngchiêng hiện có của các hộ gia đình về đây lưu giữ. Và nơi đây, già sẽ truyền dạy cho lớp trẻ trong làng những âm điệu củacồngchiêng K’ho. Điều này tại sao không khi mà mai đây, Phan Sơn sẽ nằm trên tuyến du lịch Đại Ninh. Nếu chúng ta bảo tồn và đưa những nétđộcđáotrong văn hóa cồngchiêng này vào phục vụ khách du lịch thì không chỉ bảo tồn được bản sắc văn hóa mà du lịch sẽ thêm một loại hình mới, hấp dẫn và lôi cuốn du khách. . Cồng chiêng - Nét độc đáo trong đời sống tinh thần của người K’ho Mạ, Bình Thuận Người K’ho ở Bình Thuận không nhiều, chỉ tập. ở 3 xã vùng cao Hàm Thuận Bắc và xã Phan Sơn của Bắc Bình. Người K’ho Bình Thuận có nguồn gốc chủ yếu là người K’ho Mạ ở Lâm Đồng. Trong quá trình di dân