Cố đôHoaLư
Có thể nói, kinh đôHoaLư là một quân thành vững chắc do thiên nhiên và con
người làm nên…Cách Hà Nội chừng 100km về phía Nam theo Quốc lộ 1A, cố đô
Hoa Lư thuộc địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, gọi là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại
Cồ Việt. Đinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lư, một vùng núi non kỳ vĩ và hiểm trở làm thủ đô
– “kinh đô đá”.
Đại Việt sử lược ghi: “Đến năm thứ nhất niên hiệu Khai Bảo (968) đời vua Triệu là Tống
Thái Tổ, vương xưng hoàng đế ở động Hoa Lư. Rồi dựng cung điện, chế triều nghi, sắp
đặt trăm quan, lập xã tắc và tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế”. Tại đây, ông cho xây
cung điện, đặt triều nghi, đắp thành, đào hào, dựa vào thế núi xây dựng một công trình
phòng ngự kiên cố như một pháo đài hiểm, biệt lập với bên ngoài. Kinh đôHoaLư được
bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ. Khoảng trống giữa các
sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8-10m, hiện
vẫn còn dấu vết của nhiều đoạn tường thành.
Vua Đinh Tiên Hoàng đã biết khai thác triệt để thiên nhiên phục vụ cho con người. Lối
kiến trúc này tiết kiệm tối đa sức người sức của. Có thể nói, kinh đôHoaLư là một quân
thành vững chắc do thiên nhiên và con người làm nên. Phía Bắc thành nằm bên sông
Hoàng Long nên đường giao thông thủy rất thuận tiện. Khu vực Thành Ngoại, nay thuộc
địa phận thôn Yên Thượng, Yên Thành, xã Trường Yên, là cung điện chính, nơi vua Đinh
cắm cờ nước, hiện là đền thờ vua Đinh, vua Lê. Trước cung điện có núi Mã Yên, tương
truyền, vua Đinh Tiên Hoàng lấy núi này làm án. Tại thôn Yên Thành hiện vẫn còn nhiều
đền, chùa là một phần kiến trúc trong khu cung điện chính. Đó là chùa Nhất Trụ, được
xây từ đời vua Lê Đại Hành, trước cửa chùa có cột Kinh bằng đá, cao 4,16m hình tám
cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm do nhà vua làm để dâng nhà Phật, tạo nên vẻ đẹp tâm
linh, thánh thiện và để chuyển tải sinh lực vũ trụ. Liền đó là đền Phất Kim – thờ con gái
thứ ba của vua Đinh Tiên Hoàng, nàng công chúa thà nhảy xuống giếng tự vẫn chứ
không chịu theo người chồng phản tặc chống lại vua cha. Trong khu Thành Ngoại xưa
hiện vẫn còn nhiều chùa cổ khác, đều được xây dựng từ thời nhà Đinh như chùa Đìa,
chùa Tháp, Bà Ngô. Khu Thành Nội rộng hơn, ăn thông với Thành Ngoại bằng một
ngách núi, gọi là Quèn Vòng với những cầu Đông, cầu Rền… bằng đá, làm nơi nuôi trẻ
em và kho chứa. Bên ngoài thành có nhiều trạm gác bảo vệ. Kinh thành nằm giữa những
quả núi lớn bao bọc xung quanh, mang nặng tính chất quân sự, vị trí kín đáo, thuận lợi
cho việc phòng thủ, tiến công, lại xa biên thùy, khó khăn trong việc giặc phương Bắc tìm
hiểu, mở những đợt tấn công chớp nhoáng.
Phía đông bắc thành có núi Cột Cờ, xưa là nơi vua Đinh cắm cờ nước, gần đó là nơi vua
đứng để duyệt thủy quân trên sông Sào Khê. Phía đông nam khu Thành Ngoại còn có
động Am Tiên trên lưng chừng núi, xưa là nơi vua Đinh nuôi nhốt hổ báo để trừng trị
những kẻ có tội, còn ngay dưới chân núi là Ao Giải, nơi vua nuôi giải để ném những kẻ
có tội xuống ao cho giải ăn thịt. Ngoài ra còn có hang Muối, hang Tiền… là nơi vua cất
giữ lương thực, ngân khố…
Thành HoaLư
Tất cả núi sông và khu vực thành cổ nhấp nhô do thiên tạo và nhân tạo, giống như
một vịnh Hạ Long trên cạn đã hình thành một quần thể kiến trúc trang nghiêm, đồ sộ,
khoáng đạt mà không một kinh đôcổ nào có được. Tới đời Tiền Lê, khi Thái Hậu Dương
Vân Nga thấy hiểm họa giặc ngoại xâm đang đe dọa mà vua Đinh Toàn còn ít tuổi, không
thể lãnh đạo cuộc kháng chiến đã suy tôn Lê Hoàn lên làm vua, vua Lê Đại Hành đã cho
xây thêm nhiều cung điện lộng lẫy, làm kinh đôHoaLư càng hoàn chỉnh. Suốt 42 năm
tồn tại (968-1010), kinh đôHoaLư chủ yếu là đại bản doanh của hai vị vua kiêm Tổng tư
lệnh quân đội: Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Đó cũng là nơi ra đời của một vương
triều mới: nhà Lý. Khi dời đô ra thành Đại La (Thăng Long), để tưởng niệm công lao đặt
nền móng xây dựng độc lập tự chủ của đất nước và nhớ đến cố đôHoa Lư, Lý Thái Tổ đã
lấy tên một số cầu, chùa ở kinh đôHoaLư đặt cho nhiều khu vực ở Thăng Long và vẫn
tồn tại đến tận ngày nay như: Ô Cầu Dền, phố Tràng Tiền, chùa Một Cột… Ngày nay,
đến cố đôHoa Lư, du khách không những được thăm lại những đền chùa cũ, những động
xưa còn nguyên vẹn đến ngày nay mà còn thấy cả nhiều vết tích của kinh đô đá. Khu vực
chính trong kinh thành xưa, nhân dân ta đã xây dựng đền thờ vua Đinh, vua Lê với những
kiểu kiến trúc độc đáo, tinh xảo, gợi nhớ cung điện xưa lộng lẫy vàng son nhưng vẫn đậm
chất dân gian; nghệ thuật chạm khắc trên gỗ, đá rất điêu luyện, công phu. Ngay trước đền
Đinh, trên đỉnh Mã Yên Sơn cao tới 265 bậc là lăng mộ vua Đinh, nơi nhân dân đã đưa
thi hài vua lên an táng để con người bất tử đó vẫn như còn ngồi trên yên ngựa để cứu dân,
cứu nước. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát hết cả cố đô, thấy rõ từng
ngọn núi, dòng sông với bao huyền thoại kỳ bí. Cùng với những di tích trên mặt đất, gần
đây ngành khảo cổ đã phát hiện và khai quật dưới tầng đất giữa hai đền vua Đinh, vua Lê
vốn là nền cung điện cách đây trên 1.000 năm nhiều hiện vật quý giá, minh chứng cho
những công trình kiến trúc của cố đôHoaLư và trình độ phát triển về kiến trúc, nghệ
thuật, kinh tế, văn hóa xã hội của dân tộc Việt thời bấy giờ.
. Cố đô Hoa Lư Có thể nói, kinh đô Hoa Lư là một quân thành vững chắc do thiên nhiên và con người làm nên…Cách Hà Nội chừng 100km về phía Nam theo Quốc lộ 1A, cố đô Hoa Lư thuộc địa. dời đô ra thành Đại La (Thăng Long), để tưởng niệm công lao đặt nền móng xây dựng độc lập tự chủ của đất nước và nhớ đến cố đô Hoa Lư, Lý Thái Tổ đã lấy tên một số cầu, chùa ở kinh đô Hoa Lư. Đại Hành đã cho xây thêm nhiều cung điện lộng lẫy, làm kinh đô Hoa Lư càng hoàn chỉnh. Suốt 42 năm tồn tại (968-1010), kinh đô Hoa Lư chủ yếu là đại bản doanh của hai vị vua kiêm Tổng tư lệnh