ĐềnthờBácHồtrênđỉnhnon
thiêng BaVì
Ở đỉnh cao nhất với độ cao 1.296m trong dãy núi Ba Vì, ĐềnthờBácHồ luôn luôn
ấm áp khói hương lan tỏa và hoa tươi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam luôn trong trái tim mọi
người dân đất Việt. Sau khi Người qua đời, đã để lại muôn vàn thương tiếc cho đồng bào,
đồng chí cả nước. Không chỉ ở Nghệ An quê Bác, nhân dân cả nước đã lập bàn thờBác
Hồ ở khắp nơi, từ trong chính ngôi nhà mình, ở nhiều công sở, ở các tỉnh, ở những nước
Người đã bôn ba và đặt chân tới trên đường đi tìm đường cứu nước. Thậm chí trong
nhiều đền, chùa đình, đền, miếu cũng lập bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tỏ lòng thành
kính, nhớ thương Người.
Một trong số những nơi thờBác được nhiều người biết đến là đềnthờBácHồtrênđỉnh
non thiêngBa Vì.
Ba Vì được coi là ngọn núi tổ của nước Đại Việt. Dãy núi BaVì có ba ngọn, đỉnh cao
nhất là đỉnh Vua, cao 1.296m. Đỉnh giữa là đỉnh Tản Viên, cao 1.281m. Đỉnh thứ ba là
đỉnh Ngọc Hoa, cao 1.120m. Trênđỉnh ngọn núi nổi tiếng nhất là Tản Viên có đền
Thượng thờ Thánh Tản – một trong “tứ bất tử” theo tín ngưỡng củangười Việt (Thần Tản
Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Bà chúa Liễu Hạnh). Còn trênđỉnh núi Vua cao nhất
tọa lạc một ngôi đềnthờ một con người, một nhân vật của lịch sử của thời đại – Đềnthờ
Bác Hồ.
Để đến được đềnthờBác Hồ, từ chân núi Ba Vì, du khách phải đi ô tô leo dốc quanh co
vượt quãng đường dài hơn 10km, tiếp đó, phải leo hơn 1.300 bậc thang đá bên vách núi.
Tới đây du khách như lạc vào cõi thiêng, bởi được đi xuyên qua cánh rừng nguyên sinh
với những cây cổ thụ vút lên, mốc và rêu xanh bám phủ thân cây, dây leo chằng chịt,
sương mù phủ giăng giăng mặc dù vẫn có mặt trời.
Ngôi đềnthiêngthờBác nằm ở độ cao 1.269 mét, là đỉnh cao nhất dãy Ba Vì. Chuyện kể
rằng, sinh thời BácHồ muốn tro cốt của mình sau này khi qua đời sẽ được đặt ở ba địa
điểm, trong đó có một nơi tại núi Ba Vì. Vì thế, ý tưởng xây một đềnthờBác ở đây theo
di nguyện của Người được nêu ra và ngay lập tức đã được hưởng ứng nhiệt liệt. Công
trình tưởng niệm Bác được khởi công ngày đầu tháng 3/1999 và hoàn thành cuối tháng
8/1999. Người được vinh dự thiết kế ngôi đền là KTS Hoàng Phúc Thắng và người nhận
trách nhiệm làm chủ nhiệm công trình là KTS Nguyễn Trực Luyện.
Ngôi đền mang phong cách kiến trúc truyền thống có mái đao uốn cong ở bốn phía, dựng
trên những chiếc cột tròn trên chân đá tảng… Đền được xây dựng theo kết cấu bền vững,
uy nghiêm. Chính điện là một không gian mở, không có cửa. Trên bệ thờ đá có bức tượng
Bác Hồ đúc bằng đồng trong tư thế ngồi, phía trên là bức hoành phi ghi dòng chữ nổi
tiếng: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Trên cao là cờ Tổ quốc ghép bằng đá hoa
cương màu đỏ. Hai bên bệ thờ là chuông đồng và khánh đồng. Ngoài ra còn nhiều hạng
mục công trình khác tạo nên một không gian hài hòa, tinh tế nhưng vẫn hết sức giản dị.
Những hình ảnh và hiện vật về Bác được bày trang trọng tại đây làm ta càng nhớ tới
Người. Trước Đền, một tấm bia đá lớn nguyên khối, mặt trước khắc một đoạn trong Điếu
văn của BCH TƯ Đảng Lao động Việt Nam đọc trong lễ tang của Người năm 1969: “Dân
tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc
vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta”. Mặt
kia khắc bút tích Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ở bức tường đầu hồi của đền có hình trống đồng với hình bản đồ Việt Nam và dòng chữ
màu vàng: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể
mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi – Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Từ sân đềnthờ Bác, nhìn về phía đông nam hiện ra mờ mờ một vùng BaVì rộng lớn và
những làng xóm ẩn hiện trong sương…
Từ khi khánh thành đến nay, hằng ngày đềnthờBác luôn ấm áp khói hương và hoa tươi.
Ngôi đền được các cán bộ kiểm lâm của Vườn Quốc gia BaVì túc trực, chăm sóc bất kể
lúc thời tiết khắc nghiệt nhất. Vào những ngày lễ, Tết và ngày mồng Một, Rằm, hương
khói càng nghi ngút lan tỏa khắp đền.
Đền thờBácHồ
Từ đầu năm 2013 đến nay, lượng người đến thăm Đền và lễ Bác luôn không ngớt. Theo
những người lính kiểm lâm, người dân cả nước và cả kiều bào đến đây viếng Người
quanh năm. Rằm tháng Giêng năm nay rơi vào cuối tuần nên lượng người tới BaVì vãn
cảnh, tới lễ đền Thượng và đềnthờBácHồ càng nhiều hơn. Dòng xe ô tô con, xe du lịch
24 chỗ, 30 chỗ phải dừng trước bãi xe lên ĐềnthờBácHồđến cả cây số. Trong số đó có
nhiều biển số từ các tỉnh ngoài, từ phía Nam ra. Trong dòng người chậm rãi leo lên từng
bậc thang đá, có rất nhiều trẻ em và cả những cụ già tay chống gậy, hai bên có con cháu
dìu cho bước chân thêm vững.
Thật xúc động đứng trênđỉnh núi Vua cao sững sững, dưới mây ngàn lộng gió, chiêm
ngưỡng vẻ đẹp và chiêm nghiệm sự tâm linh, được ngắm hình ảnh thật gần gũi, bình dị
và thanh cao của Chủ tịch HCM. Lên tới đây, con người ta tĩnh tâm hơn và càng thấm
thía hơn về đạo đức, tác phong của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam để học tập theo
tấm gương của Người.
. Đền thờ Bác Hồ trên đỉnh non thiêng Ba Vì Ở đỉnh cao nhất với độ cao 1.296m trong dãy núi Ba Vì, Đền thờ Bác Hồ luôn luôn ấm áp khói hương lan tỏa và hoa tươi. Chủ tịch Hồ Chí Minh,. non thiêng Ba Vì. Ba Vì được coi là ngọn núi tổ của nước Đại Việt. Dãy núi Ba Vì có ba ngọn, đỉnh cao nhất là đỉnh Vua, cao 1.296m. Đỉnh giữa là đỉnh Tản Viên, cao 1.281m. Đỉnh thứ ba là đỉnh. Hạnh). Còn trên đỉnh núi Vua cao nhất tọa lạc một ngôi đền thờ một con người, một nhân vật của lịch sử của thời đại – Đền thờ Bác Hồ. Để đến được đền thờ Bác Hồ, từ chân núi Ba Vì, du khách