Lựa chọnmộtgiảipháp
CRM phùhợp-(phần
cuối)
- Tuần trước bài viết đã đưa ra 3 điều quan trọng đầu tiên doanh nghiệp cần
xem xét khi lựachọn ứng dụng mộtgiảiphápCRM thích hợp. Đó là các yếu
tố: mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp, loại hình CRMphùhợp và ngân
sách của doanh nghiệp. Đôi khi, chỉ thông qua mục tiêu chiến lược doanh
nghiệp đã có thể xác định được giảiphápCRM cần thiết. Tuy nhiên nếu
doanh nghiệp vẫn cảm thấy lưỡng lự khi phải lựa chọn, hãy tham khảo thêm
2 điều sau đó và 7 điều tiếp theo đây.
4. Hệ thống CRM cho phép mở rộng quy mô.
Doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng không
muốn mất thời gian phát triển hay triển khai một hệ thống CRM, họ muốn
bỏ tiền và ngay lập tức có thể sử dụng dịch vụ. Hơn nữa các công ty này
không ngừng phát triển mở rộng nhân sự. Do vậy, lựachọnmột hệ thống
phần mềm CRM linh hoạt cho phép mở rộng số lượng nhân viên tham gia sử
dụng (tăng quy mô của hệ thống từ quy mô nhỏ sang quy mô lớn hơn) là
điều doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên cân nhắc khi
lựa chọn.
5. Thời gian triển khai của từng loại hệ thống CRM:
Theo phần trước, doanh nghiệp có thể lựachọn giữa hai loại hệ thống CRM:
hệ thống CRM nội bộ doanh nghiệp và hệ thống CRM trực tuyến. Trong đó,
khoảng thời gian trung bình từ khi đưa vào ứng dụng tới khi sử dụng của hệ
thống CRM nội bộ công ty là từ 3 đến 6 tháng, tuy nhiên thời gian tương
ứng đối với hệ thống CRM trực tuyến chỉ là vài tuần (một vài trường hợp,
doanh nghiệp có thể ứng dụng dịch vụ CRM ngay khi họ đăng ký sử dụng).
Khả năng ứng dụng ngay lập tức của hệ thống CRM trực tuyến thường thích
hợp với các công ty có quy mô vừa. Khi đó các công ty này đạt được sự đầu
tư tốt nhất vào công nghệ nhưng cũng có thể cắt giảm chi phí. Tóm lại, thời
gian triển khai các hệ thống CRM sẽ ảnh hưởng đến công việc kinh doanh,
do vậy doanh nghiệp cần xác định thời gian triển khai hệ thống nào phùhợp
với mình.
6. Một hệ thống đáp ứng các yêu cầu riêng của doanh nghiệp.
Nhằm đáp ứng một nhu cầu cụ thể nào đó, theo yêu cầu của các mục tiêu,
doanh nghiệp nên lựachọn một nhà cung cấp thiết kế sản phẩm theo yêu cầu
riêng biệt của mình. Lý do là có thể các phần mềm khác không chuyên sâu
về tính năng đó hoặc quá phức tạp, nhiều chức năng không cần thiết.
7. Khả năng tích hợp được với các hệ thống sẵn có của doanh nghiệp.
Việc đưa vào ứng dụng hệ thống CRM khiến doanh nghiệp phải loại bỏ các
hệ thống cũ, hoặc nhân viên phải làm quen với một loạt công nghệ mới ngay
lập tức, khi đó ứng dụng sẽ khó thành công. Cần lựachọnmột hệ thống
CRM, ví dụ như, có thể giữ lại những cơ sở dữ liệu sẵn có.
8. Lựachọn nhà cung cấp uy tín, sản phẩm đáng tin cậy.
Doanh nghiệp nên lựachọn những sản phẩm uy tín, chất lượng của một nhà
cung cấp uy tín. Vì điều quan trọng là công ty cung cấp phần mềm CRM cho
doanh nghiệp vẫn tồn tại vài năm sau đó, doanh nghiệp còn cần đến họ cho
những dịch vụ hậu mãi.
9. Một hệ thống CRMphùhợp nhu cầu, không quá phức tạp với người
sử dụng.
Có một số hệ thống CRM thường rất phức tạp, khiến quá trình vận hành, sử
dụng khó khăn hoặc người sử dụng phải qua đào tạo. Đôi khi có hệ thống
nhưng không đem lại hiệu quả do nhân viên không biết cách sử dụng hay hệ
thống đó quá phức tạp. Doanh nghiệp cần bỏ ra thời gian đánh giá giữa các
sản phẩm khác nhau nhằm tìm ra nhà cung cấp thực sự phù hợp, thông qua
các yếu tố như: nhân viên có thể sử dụng thành thạo hệ thống đó hay không,
năng suất lao động có tăng lên hay không.
10. Các tính năng ngoài.
Nếu thực sự vẫn chưa quyết định được hệ thống thích hợp, doanh nghiệp
nên cân nhắc tới những tính năng thêm. Tuy nhiên các chức năng phụ này
thường là không cần thiết nếu doanh nghiệp đã thiết lập được những mục
tiêu rõ ràng.
Kết luận:
Hiện nay các sản phẩm phần mềm CRM rất đa dạng, phong phú trên thị
trường doanh nghiệp cần cân nhắc cho một sản phẩm thích hợp. Một sản
phẩm CRM bán chạy nhất trên thị trường chưa hẳn đã thích hợp với doanh
nghiệp. Cần chú ý rằng, một hệ thống CRM không chỉ phải thích hợp với
mục tiêu ngắn hạn mà cả những mục tiêu dài hạn. Một hệ thống CRM thành
công và hiệu quả nhất thiết mọi nhân viên phải tham gia ứng dụng nó. Như
vậy, hiệu suất làm việc sẽ tăng đáng kể.
Như đã trình bày, chỉ cần xác định được mục tiêu, doanh nghiệp đã có thể
đưa ra quyết định chọnmộtgiảipháp CRM; tuy nhiên, doanh nghiệp nên
tham khảo thêm 9 yếu tố còn lại. Hãy tự đặt ra những câu hỏi thích hợp, và
sau đó đưa ra những phương án trả lời. Sự hài lòng của khách hàng cũng như
triển vọng kinh doanh của chính doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào quyết
định lựachọn này.
. Lựa chọn một giải pháp CRM phù hợp - (phần cuối) - Tuần trước bài viết đã đưa ra 3 điều quan trọng đầu tiên doanh nghiệp cần xem xét khi lựa chọn ứng dụng một giải pháp CRM thích hợp. . khi lựa chọn. 5. Thời gian triển khai của từng loại hệ thống CRM: Theo phần trước, doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa hai loại hệ thống CRM: hệ thống CRM nội bộ doanh nghiệp và hệ thống CRM. thành công. Cần lựa chọn một hệ thống CRM, ví dụ như, có thể giữ lại những cơ sở dữ liệu sẵn có. 8. Lựa chọn nhà cung cấp uy tín, sản phẩm đáng tin cậy. Doanh nghiệp nên lựa chọn những sản