Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
33,74 KB
Nội dung
KHOA : QTKD & DU LỊCH KIẾNNGHỊCÁCGIẢIPHÁPMARKETINGHỖNHỢPNHẰM NÂNG CAOHIỆUQUẢKINHDOANHCỦA BẾN THÀNHÔTÔ 3. 1 Định hướng phát triển chung của Công ty Cổ Phần BếnThànhÔTô Công ty áp dụng những chính sách giá cả phù hợp với mức thu nhập của người tiêu dùng, cũng như nângcao chất lượng phục vụ, để đảm bảo uy tín và niềm tin cho khách hàng, nângcao chất lượng phục vụ, quảng bá hình ảnh cũng như thương hiệu BTF đến rộng rãi khách hàng trong và ngoài nước, tạo mối quan hệ và gắn kết với các đại lý khác để nhận được sự hợp tác và mối quan hệ tốt trong kinh doanh. 3.1.1 Xu hướng phát triển thị trường BTF hiện đang kinhdoanhcác sản phẩm xe hơi của Ford là những sản phẩm uy tín chất lượng và đứng đầu Thế Giới, để nhằm đẩy mạnh tăng cường cạnh tranh với các dòng xe khác BTF phải có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp am hiểu về xe cũng như khả năng chuyên môn được huấn luyện cao, đẩy mạnh hoạt động bán xe đến những vùng ngoại ô lân cận, mở rộng thị trường về các tỉnh miền tây, trung, bắc cũng như xây thêm xưởng dịch vụ, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng đến sử dụng dịch vụ. Tuyển thêm đội ngũ nhân viên nhiệt huyết với nghề, có tính chuyên môn cao và có tinh thần trách nhiệm trong công việc, đặc biệt yêu nghề, và ham thích ôtô là một ưu thế mạnh. 3.1.2 Định hướng quản lý chung Đội ngũ quản lý phải có tinh thần trách nhiệm tốt, cũng như sự gắn bó than thiết với nghề, quản lý chặt chẽ thái độ làm việc của nhân viên, thúc đẩy, phát huy nhân viên làm việc hiệuquả hơn. Xây dựng chiến lược kinhdoanh và đưa ra nhiều phương án để thúc đây doanh thu cũng nhu nângcao chất lượng sản phẩm, tăng mức độ hài long của khách hàng khi đến làm dịch vụ, cũng như sự tin cậy của khách hàng. 3.2 Kiếnnghị về hệ thống Marketinghỗnhộp 3.2.1 Sản phẩm và dịch vụ A) Sản phẩm: là yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing mix của công ty, chính sách sản phẩm có ảnh hưởng đến các chiến lược marketing bộ phận khác. Do vậy trước hết phải xây dựng chính sách giá cho phù hợp với sản phẩm của công ty. B) Dịch vụ: cơ sở hạ tầng phải được trang bị tốt phù hợp với nhu cầu của khách hàng, phải có nơi nghỉ ngơi cho khách trong thời gian chờ sửa chữa xe, có nơi hút thuốc giành riêng cho khách hàng, cũng như internet, nhằm tăng sự hài long cho khách hàng đến mua sản phẩm mới cũng như sử dụng dịch vụ ở BTF. 1 KHOA : QTKD & DU LỊCH 3.2.1.1 Nângcao chất lượng sản phẩm và dịch vụ Hiện nay chất lượng sản phẩm của công ty còn chưa cao so với các dòng thương hiệu khác như Toyota, Mercedes…do vậy công ty cần phải kiếnnghị để nângcao chất lượng của sản phẩm, tạo bước đột biến trong cải tiến chất lượng sản phẩm, thực hiện chiến lược sản phẩm chất lượng cao, lấy chất lượng sản phẩm công ty lên ngang bằng chất lượng cạnh tranh trong nước, vì thế công ty có thể thực hiện thông quacác biện pháp: Nângcao chất lượng công nghệ sản xuất, nângcao nguyên vật liệu sản xuất, nângcao chất lượng thiết kế kỹ thuật, thực hiện quản lý tổng chất lượng.nâng cao dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng… 3.2.1.2 Phát triển sản phẩm mới Xây dựng chủng loại hợp lý, và từng theo nhu cầu cuả từng thị trường, khi mà nhu cầu sử dụng ôtô đòi hỏi có nhiều tính năng hiện đại hơn, nên việc đa dạng hóa các sản phẩm là điều kiện cần thiết đối với các công ty kinhdoanh xe hơi, và việc mở rộng các sản phẩm với nhiều chủng loại khác nhau sẽ làm tăng tính tò mò và đẩy mạnh tính thích thú đối với khách hàng,v iệc thực hiện đa dạng hóa phải diễn ra theo quy trình: + Mở rộng danh mục sản phẩm: Công ty đã đưa ra nhiều sản phẩm có kiểu dáng mới, phong cách và tiện ích phù hợp với tính chất của công việc cũng như sở thích của người tiêu dùng. + Đa dạng hóa theo hướng tập trung: Phục vụ theo ý muốn của khách hàng. 3.2.2 Những phương thức giảm giá thành sản phẩm a. Giảm giá theo giá trị đơn hàng. Đây là hình thức giảm giá ưu tiên đối với các khách mua hàng có giá trị đơn hàng lớn. Tùy thuộc vào giá trị đơn hàng Quý khách sẽ được triết khấu trực tiếp trên hóa đơn thanh toán. - Giảm 3% cho giá trị thanh toán từ 3,000,000 đồng. - Giảm 5% cho giá trị thanh toán từ 5,000,000 đồng - Giảm 7% cho giá trị thanh toán từ 7,000,000 đồng Hóa đơn này chỉ áp dụng cho khách đến làm dịch vụ sửa chữa trong công ty, với những khách hàng mua xe mới làm kinhdoanh từ 2 chiếc trở lên sẽ được giảm 10% chiếc thứ hai, nếu giới thiệu bạn bè người thân đến công ty mua xe sẽ được hưởng hoa hồng 2% trên chiếc xe. b. Giảm giá cho khách hàng thân thiết Hình thức này nhắm khuyến khích đối khách hàng làm dịch vụ thường xuyên tại công ty 2 KHOA : QTKD & DU LỊCH - Giảm 5% đối với khách đến từ lần thứ 3 - Giảm 10% đối với khách mua từ lần thứ 5 - Giảm 15% đối với khách mua từ lần thứ 7 Không áp dụng cho khách làm đồng sơn hoặc bảo hiểm tại công ty. c. Giảm giá theo thời điểm khuyến mại - Hình thức này được quy định có tính thời điểm, giảm giá theo trương trình khuyến mại chung của Công ty đối với bất kỳ một sản phẩm hay một gói sản phẩm. - Mức giảm giá này sẽ được ghi bên cạnh mức giá hiện đang niêm yết. d. Giảm giá cho đối tác Đây là hình thức khuyến mãi của công ty dành cho hệ thống các đối tác truyền thống có mối quan hệ và hợp đồng mua bán thường xuyên. Các trường hợp này được Ban lãnh đạo cân nhắc và đưa ra những chính sách chi tiết phù hợp. g. Giảm giá theo chương trình khuyến mãi của nhà cung cấp - Đây là hình thức thực hiện chiến lược khuyến mãi theo chương trình của nhà cung cấp dành cho hệ thống phân phối. Khách hàng sẽ có cơ hội mua được những sản phẩm như ý với giá rẻ và đặc biệt khi chương trình này trùng khớp với các hình thức khuyến mại khác của công ty thì Khách hàng sẽ được hưởng trọn vẹn giá trị khuyến mại của tất cả các hình thức. - Mức giá khuyến mãi cũng sẽ được niêm yết bên cạnh mức giá bán hiện tại. h. Giảm giá theo chương trình tồn kho - Đây là trương trình giảm giá mang tính chu kỳ trong kinh doanh, các thời điểm giảm giá sẽ được công bố rộng rãi. Tham gia trương trình này sẽ là những gói khuyến mại bất ngờ dành cho khách hàng. Giá rẻ, quà tặng và nhiều các dịch vụ gia tăng khác sẽ được thực hiện đồng thời, điều này sẽ đem đến cho khách hàng một trong những cơ hội mua xe tốt nhất trong năm. - Mức giá khuyến mãi cho từng sản phẩm sẽ được niêm yết bên cạnh mức giá bán hiện tại 3.2.2.2 Các phương thức định giá a) Định giá căn cứ vào chi phí sản xuất Dùng đến phương pháp định giá cộng thêm vào chi phí, tức là cộng thêm một số tiền hay một tỷ lệ phần trăm vào chi phí sản xuất và phân phối sản phẩm. Khi cộng thêm vào chi phí, công ty sẽ đảm bảo được một mức lợi nhuận nào đó. Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm sẽ được xác định theo công thức sau: Giá = (Biến phí trên đơn vị sản phẩm + Phần chi phí cố định phân bổ cho đơn vị sản phẩm) x (1 + Tỷ lệ phần trăm) 3 KHOA : QTKD & DU LỊCH Biến phí để sản xuất ra mỗi bộ lái (gồm nhân công, linh kiện, điện…) được tính toán. Các kế toán chi phí của phân bổ một phần nào đó trong tổng chi phí cố định (gồm lương, bảo hiểm, R&D, xây dựng, nợ, bảo dưỡng…) cho từng bộ lái được sản xuất theo hợp đồng. Những phí này đại diện cho toàn bộ chi phí sản xuất ra mỗi bộ sản phẩm. Hợp đồng này đảm bảo 15% lợi nhuận sau khi trừ tất cả những chi phí đó. Trong những ứng dụng phức tạp, các công ty định giá dựa trên hoạt động, cách định giá này theo dõi cẩn thận toàn bộ chi phí và các khoản phân bổ chi phí quản lý. Rất ít công ty áp dụng hình thức định giá cộng thêm vào chi phí. Trong thị trường tự do, phần lớn giá bán được xác định thông qua sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp. Trong những thị trường này, hình thức định giá cộng thêm vào chi phí đã không còn thích hợp nữa. Trước đây, các nhà sản xuất có thể tung sản phẩm ra thị trường với tốc độ nhanh chóng và tạo sự độc quyền khi đổi mới sản phẩm. Nhưng ngày nay, sự độc quyền này chỉ là ngắn hạn và không ổn định. b) Định giá căn cứ vào nhu cầu Gía cả phù hợp với nhu cầu của khách hàng sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy đủ khả năng cũng như tài chánh, trong lúc kinh tế khó khăn để lựa chọn một sản phẩm phù hợp với khả năng và hấp dẫn khách hàng là một lựa chọn rất kỹ lưỡng để khách hàng quyết định chọn sản phẩm hay không, cũng nhu sư cạnh tranh về dịch vụ sửa chữa giữa các đại lý dịch vụ sửa chữa. c) Định giá căn cứ vào đối thủ cạnh tranh Để chuẩn bị một chiến lược Marketing có hiệuquả công ty phải nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh của mình cũng như những khách hàng hiện có và tiềm ẩn của mình. Điều đó đặc biệt cần thiết khi các thị trường tăng trưởng chậm, bởi vì chỉ có thể tăng được mức tiêu thụ bằng cách giành giật nó từ các đối thủ cạnh tranh. Những đối thủ cạnh tranh gần nhất của một công ty là những đối thủ tìm cách thỏa mãn cùng những khách hàng và những nhu cầu giống nhau và sản xuất ra những sản phẩm tương tự. Công ty cũng cần chú ý đến những đối thủ cạnh tranh ngấm ngầm, những người có thể đưa ra những cách mới hay khác để thỏa mãn cùng những nhu cầu đó. Công ty cần phát hiện các đối thủ cạnh tranh của mình bằng cách phân tích ngành cũng như phân tích trên cơ sở thị trường. Công ty cần thu thập thông tin về những chiến lược, mục tiêu, các mặt mạnh/ yếu và các cách phản ứng củacác đối thủ cạnh tranh. Công ty cần biết các chiến lược của từng 4 KHOA : QTKD & DU LỊCH đối thủ cạnh tranh để phát hiện ra những đối thủ cạnh tranh để dự đoán những biện pháp và những phản ứng sắp tới. Khi biết được những mặt mạnh và mặt yếu của đối thủ cạnh tranh, công ty có thể hoàn thiện chiến lược của mình để giành ưu thế trước những hạn chế của đối thủ cạnh tranh, đồng thời tránh xâm nhập vào những nơi mà đối thủ đó mạnh. Biết được các cách phản ứng điển hình của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp công ty lựa chọn và định thời gian thực hiện các biện pháp. 3.2.3 Phân phối 3.2.3.1 Nângcaohiệuquả kênh phân phối Công ty chưa có kênh phân phối sản phẩm cho các chi nhánh khác, mà chỉ bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, công ty chỉ cung cấp phụ tùng cho các đại lý khác. 3.2.3.2 Chính sách đối với các đại lý Đẩy mạnh chiến lược kinhdoanh đối với cái đại lý, tạo thế mạnh riêng và tính cạnh tranh giữa các dòng xe ôtô khác, có sự khác biệt về giá, chính sách, chế độ, làm khách hàng quan tâm đến công ty hơn. 3.2.4 Xúc tiến hỗnhợp Xúc tiến hỗnhộp là công cụ bổ trợ hiệuquả nhất nhằmnângcao hình ảnh chất lượng sản phẩm, uy tín nhãn hiệu trong tâm trí của khách hàng.Đây cũng là chính sách yểm trợ đắc lực cho các chính sách Marketing – mic còn lại, đặc biệt là chính sách sản phẩm và chính sách giá.Mặc dù công ty có lợi thế là doanh nghiệp có uy tín lớn, tuy nhiên chính sách xúc tiến của công ty vẫn chưa đạt hiệu quả. Để chiến lược của công ty đạt hiệuquảcao thì công ty nên thực hiện chính sách sau: 3.2.4.1 Quảng cáo Mục tiêu quảng cáo phải xuất phát từ các mục tiêu trong kinhdoanhcủa Công ty và các mục tiêu marketing. Ví dụ: mục tiêu doanh số, lợi nhuận, thị phần, các mục tiêu này nângcao uy tín của Công ty, của sản phẩm…Các mục tiêu quảng cáo thường được phân loại thành mục tiêu để thông tin mục tiêu để thuyết phục hay mục tiêu để nhắc nhở. - Quảng cáo thông tin hình thành mạnh mẽ vào giai đoạn giới thiệu sản phẩm nhằm tạo nên nhu cầu ban đầu. Nó có thể giới thiệu cho thị trường bết về một sản phẩm mới, về cách sử dụng mới của một sản phẩm hoặc sự thay đổi về giá cả. - Quảng cáo thuyết phục cần thiết và rất quan trọng trong giai đoạn cạnh tranh nhằm tạo ra sự ưa chuộng nhãn hiệu hoặc thuyết phục khách hàng mua ngay. Quảng cáo thuyết phục có thể dùng thể loại so sánh. Ví dụ: hãng Toyota đã so sánh loại xe Lexus của họ với loại xe Mercedes của Đức cả về giá cả lẫn chất lượng (động cơ chạy êm như thế 5 KHOA : QTKD & DU LỊCH nào). Quảng cáo so sánh cũng được sử dụng nhiều đối với các loại thuốc khử mùi hôi, kem đánh răng, rượu và các loại thuốc giảm đau. - Quảng cáo nhắc nhở rất quan trọng trong giai đoạn trưởng thành (bão hòa) của sản phẩm để nhắc nhở khách hàng luôn luôn nhớ đến nó đầu tiên, nhắc họ nhớ đến địa điểm mua nó đầu tiên, nhắc họ nhớ đến địa điểm mua nó ở đâu v.v… 3.4.2 Khuyến mãi Khuyến mãi bao gồm rất nhiều công cụ cổ động nhằm kích thích thị trường đáp ứng nhanh và mạnh hơn đối với sản phẩm và dịch vụ của Công ty. Hầu hết cáctổ chức kinhdoanh đều sử dụng các công cụ khuyến mãi, khuyến mãi tăng lên dữ dội. Bên trong Công ty, sự nhận thức vai trò quan trọng của khuyến mãi ở mọi cấp quản trị đã được khẳng định. Bên ngòai Công ty do cạnh tranh, do lạm phát, do suy thoái kinh tế, đã làm cho việc bán hàng trở nên khó khăn, mặt khác do chi phí quảng cáo cao, phải chen chúc nhau trong các phương tiện truyền thông . Một nhãn hiệu được đẩy mạnh bằng việc khuyến mãi quá nhiều thì có thể hình ảnh của nó sẽ bị lu mờ đi. Việc khuyến mại hữu hiệu nhất khi được dùng kèm với quảng cáo và chào hàng. Để đánh giá kết quảcủa đợt khuyến mãi, người ta có thể so sánh doanh số trước, trong khi và sau cuộc khuyến mại. Tỷ lệ này tăng lên 10% trong khi tiến hành chương trình, giảm xuống 5% sau khi kết thúc chương trình, một thời gian, một thời gian sau lại tăng lên 7%. Chương trình khuyến mãi rõ ràng đã có nhiều khách mới thử dùng và những khách cũ đã mua hàng nhiều hơn. Sau chương trình, doanh số giảm xuống vì khách đã có đủ hàng trong nhà. Doanh số tăng lên sau này cho thấy Công ty đã có những khách hàng mới. Tuy nhiên việc áp dụng khuyến mãi chỉ diễn ra trong một thời gian cụ thể, và những món quà được tặng cho khách phải có ý nghĩa và có giá trị phù hợp để khách quan tâm đến công ty. 3.4.3 Quan hệ công chúng Quan hệ với công chúng của Công ty có nhiều mục đích, kể cả việc tuyên truyền tốt làm ăn đúng đắn quan tâm đến sự phát triển của địa phương: tài trợ cho các phong trào văn nghệ, thể thao, cấp học bổng cho sinh viên các trường Đại học, xây nhà tình nghĩa, nhận nuôi dưỡng các bà mẹ anh hùng suốt đời.v v. Để tuyên truyền cho Công ty người ta có thể mời các nhà chính trị lỗi lạc, các nhà nghệ thuật nổi tiếng đến thăm Công ty mình. Cũng có thể tổ chức những bữa tiệc lớn, mời phóng viên báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình và các quan chức đến dự nhân ngành thành lập Công ty,v.v… 3.4.4 Yếu tố con người 6 KHOA : QTKD & DU LỊCH Con người là một trong những yếu tố quan trọng để giúp Công Ty có thể thành hay bại, nó là một yếu tố quan trọng trong sự nghiệp tồn tại của Công Ty để nắm rõ nhu cầu của mỗi con người thì đòi hỏi Công Ty phải có được mối quan hệ tốt với khách hàng cũng như sự nhitệt tình quan tâm đến khách hàng mà nó được đánh giá thể hiện qua tiêu chí chất lượng về sản phẩm cũng như sự hài lòng của khách hàng khi đến sử dụng dịch vụ tại BTF. Con người là yếu tố quan trọng nhất trong việc thực hiện chiến lược, và việc khai thác nguồn nhân lực cũng như sự tận tâm của nhân viên cho sự thay đổi chiến lược là một trong những thách thức lớn nhất của người quản lý. Nhân viên phải cảm thấy có động lực với những kế hoạch mà họ được giao trọng trách thực hiện. Nhân viên phải biết rằng sự thành công có ý nghĩa quan trọng. Ngoài ra, nhân viên còn phải nhìn thấy kết quảcủa việc thực hiện chiến lược là có giá trị và ý nghĩa để họ nỗ lực làm việc tích cực. Việc thực hiện chiến lược hiếm khi diễn ra suôn sẻ. Trong một số trường hợp, các yếu tốbên ngoài làm rối loạn lịch trình hoặc làm chệch hướng tập trung của cấp quản lý. Sự trục trặc kỹ thuật cũng ảnh hưởng xấu đến tiến độ. Nhưng vấn đề con người vẫn là nguyên nhân thường gặp nhất. Nhân viên phạm sai lầm. Nhân viên chính thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác. Các nhóm làm việc không giao tiếp lẫn nhau. Nhân viên không qua đào tạo được giao những công việc mà họ không thể đảm đương. Các nhà quản lý xa cách những nhân viên phụ trách các bước hành động quan trọng Để tranh thủ sự hỗ trợ, điều cần thiết là bạn phải xây dựng một nhóm nhân viên tạo ra thay đổi hiệuquả có thể kết hợp làm việc cùng hướng đến những mục tiêu đã định. 3.4.5 Cơ cấu nhân sự Công ty có đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao phải được đào tạo theo tiêu chí của FVL(Ford Việt Nam), có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, yêu nghề được đào tạo bài bản từ chuyên môn cho đến kỹ năng, giúp cho Công Ty tạo được niềm tin cũng như sự gắn kết giữa khách hàng với nhân viên của Công Ty. Hợp tác vớinhững sinh viên năm cuối có nhu cầu tìm them công việc để đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống, thuê mướn nguồn nhân lực bên ngoài, làm them ngoài giờ để tăng thêm lợi nhuận cho công ty. 3.4.6 Nângcao tay nghề công nhân viên Tổ chức “Hội thi Kỹ thuật viên Sửa chữa chung giỏi” dành cho các kỹ thuật viên đến từ các đại lý ôtô Ford. Tham dự hội thi này cùng các kỹ thuật viên bảo dưỡng nhanh, kỹ thuật viên sửa chữa chung giỏi nhất được lựa chọn từ các đại lý trên toàn quốc. 7 KHOA : QTKD & DU LỊCH Các đại lý ôtô, KTV là những người trực tiếp thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa xe của khách hàng. Là những kỹ sư có chất lượng tay nghề cao, đã được qua đào tạo một cách bài bản, công phu bởi hệ thống đào tạo Ford Việt Nam, cộng với kinh nghiệm thực tế, mục đích cao nhất củacác KTV là làm cho khách hàng hài lòng với chất lượng sửa chữa tốt nhất. Hội thi là cơ hội để các kỹ thuật viên thể hiện sự hiểu biết, kỹ năng chuyên môn và cũng là dịp giao lưu học hỏi lẫn nhau với mục đích chung không ngừng nângcao chất lượng dịch vụ, đáp ứng niềm tin hội thi được tổ chức hằng năm một lần cùng với các hội thi Cố vấn Dịch vụ, hội thi Đồng Sơn, hội thi Tư vấn bán hàng. Ford Việt Nam sẽ tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ các đại lý trong việc đào tạo và nângcao tay nghề cho đội ngũ nhân viên, điều này chính là một trong những nỗ lực của để tiếp tục giành được sự hài lòng từ khách hàng Việt Nam. Nhân viên mỗi 6 tháng sẽ được đi đào tạo về kỹ năng cũng như chuyên môn, giúp cho nhân viên nângcao được tay nghề, am hiểu về sản phẩm, cách thuyết phục khách hàng nhuần nhuyễn giúp cho Công Ty có được đội ngũ nhân sự lành nghề, đáp ứng kịp thời với sự hiện đại hóa của nền công nghiệp. 3.4.7 Tầm nhìn củacác cán bộ quản lý Đảm nhiệm công việc ban đầu nhằm tạo ra những kết quả có tính chất đột phá cho tổ chức và cấp quản lý là một trong số những thành viên thực hiện hay là người lãnh đạo. Tổ chức đang hoạt động trì trệ trong những phạm vi then chốt để đạt thành công trong kinhdoanh (chi phí hoạt động, sự thoả mãn của khách hàng, chất lượng hàng hoá dịch vụ, vv ) và người quản lý được yêu cầu giúp đỡ thực hiện vấn đề này. Cấp quản lý cần ưu tiên đầu tư giữa các công việc cần cải tiến mà với số tiền hạn chế (tổ chức không thể thực hiện được). Cấp quản lý được yêu cầu thiết lập những mục tiêu ngắn và dài hạn cho tổ chức trong những phạm vi hoạt động chủ chốt. Nói cách khác, hầu hết các công ty và tổ chức cần có tầm nhìn và kế hoạch chiến lược nhằm gia tăng lợi nhuận cho công ty. Hơn nữa, một số tổ chức nghĩ rằng họ có rồi và không cần nữa. Hãy xem xét các yếu tố cơ bản cho một tầm nhìn và kế hoạch chiến lược mà có thể dẫn đến sự cải tiến vượt trội, được biểu thị trong giản đồ bên dưới. Để có thể nghĩ về yếu tố nào trong số đó mà cấp quản lý có thể áp dụng cho tổ chức của mình. Những rào cản để có được tầm nhìn và kế hoạch chiến lược. Nếu như kế hoạch chiến lược và tấm nhìn là rất quan trọng, vậy thì những rào cản tạo ra chúng là gì? Sự nhận thức 8 KHOA : QTKD & DU LỊCH Trong nhiều trường hợp, sự nhận thức là một vấn đề cốt yếu. Công việc diễn tiến theo từng ngày, và các nhu cầu cấp thiết của những vấn đề ngày hôm nay có thể đang hoàn toàn cuốn hút lấy. Chúng ta sẽ không đủ sức để giải quyết ngay nhưng vấn đề trước mắt mà mỗi ngày nên giành ít thời gian để thực hiện nó. Có thể là như vậy. Thực tế nếu thiếu một tầm nhìn và kế hoạch thì tổ chức của bạn sẽ hoạt động trì trệ và phải mất nhiều thời gian để đương đầu hơn là đáp ứng những nhu cầu của khách hàng. Những dấu hiệu ta có thể nhận thấy: * Nhiều công việc khởi đầu, diễn ra và hoạt động với hiệuquả kém. * Những công việc cải tiến bước đầu dường như không liên quan tới nhau, mỗi nhóm thực hiện riêng công việc của mình. * Khi đến thời điểm ưu tiên cho cơ hội và phân bổ tiền đầu tư thì lại không biết rõ ràng khoản tiền là bao nhiêu, cho ai, và việc quan trọng nhất phải làm là gì. * Rất khó để nói khi nào bạn thành công – không có lộ trình nào tồn tại để lập biểu đồ cho sự tiến bộ của bạn. * Không thể biết rõ được liệu những hoạt động hiện hành sẽ đưa tổ chức đến nơi bạn cần hay không, bởi vì không ai chắc chắn được đó là ở đâu. Lòng nhiệt huyết Rào cản thứ hai là thiếu lòng nhiệt huyết. Sự thiếu vắng động lực thúc đẩy để thực hiện công việc này có thể xuất phát từ sự thiếu kinh nghiệm trong việc phát huy hiệuquả những tầm nhìn và kế hoạch để có thể tiếp lực cho tổ chức, hay từ những kinh nghiệm trước với sự thực hiện “tầm nhìn” yếu kém không có kết quả. Động cơ thúc đẩy là một rào cản khó vượt qua. Động lực thúc đẩy có thể bắt nguồn từ sự thu hút – kéo người khác hướng tới sự tiếp cận hoặc áp dụng sự quản lý giống như việc lập ra tầm nhìn và chiến lược, hay từ việc tránh né nỗi đau – đòi hỏi phải thoát khỏi tình trạng thất bại trong kinhdoanh hay sự thất bại tiềm ẩn cả với tư cách cá nhân và với tư cách tổ chức. Thông thường tổ chức không phải là người chèo lái. Tuy nhiên vì những vai trò thay đổi của những nhà quản lý để vừa trở thành những người huấn luyện vừa là những nhà lãnh đạo, vấn đề lãnh đạo then chốt là dẫn dắt như thế nào từ một vị trí có sẵn, dựa trên quan điểm tương lai, và một kế hoạch mà tại đó tổ chức của bạn đạt được. Sự hiểu biết Đối với những đội ngũ làm việc mà nhận thức được việc thiếu tầm nhìn và kế hoạch, mong muốn tạo ra chúng, thì trở ngại tiếp theo là phải biết cách làm như thế nào. Bạn làm gì đầu tiên? Bạn có cần đội ngũ làm việc không? Bạn lựa chọn đội thế nào ? Ai đóng vai trò chủ chốt? Làm thế nào có thể nhận ra được tầm nhìn hiệuquả và kế hoạch 9 KHOA : QTKD & DU LỊCH có tính chiến lược từ xuất phát điểm kém? Làm thế nào đạt được sự bảo trợ để thực thi điều đó? Bạn giao tiếp với các nhân viên khác thế nào về những gì bạn đang làm cốt để họ cảm thấy gắn bó và hiểu biết được nhiều? Bạn đảm bảo sự liên kết với khách hàng và sự chỉ đạo kinhdoanh như thế nào? Đạt được sự hiểu biết này sẽ là mấu chốt cho sự thành công trong việc sáng tạo và duy trì tầm nhìn, kế hoạch của bạn. Khả năng hành động Nếu ba yếu tố trên bao gồm nhận thức, lòng nhiệt huyết và sự hiểu biết được đáp ứng, liệu đội ngũ làm việc có khả năng hoạt động dựa vào sự hiểu biết này để tạo ra tầm nhìn và kế hoạch chiến lược? Biết được học thuyết, hành động dựa trên học thuyết đó nhằm thu được kết quả. Cũng như các sự kiện thể thao, bạn có thể biết cách chơi như thế nào, nhưng việc chơi tốt và biết cách chơi là hoàn toàn khác nhau. Yêu cầu chủ yếu là phải luyện tập, và chỉ với luyện tập một số còn chơi tốt hơn cả những người khác. Trong quá trình đặt ra tầm nhìn và kế hoạch, sự tương đồng là đương nhiên. Đội ngũ làm việc cần có khả năng hoạt động để tạo ra tầm nhìn và kế hoạch chiến lược thành công. Khả năng này nên được coi là nhân tố khi lựa chọn đội ngũ làm việc và sử dụng nhưng tư vấn viên. Cấp quản lý cũng cần kết nối những kế hoạch và tầm nhìn với biện phápthành công của mình, Tầm nhìn của họ là xuất phát điểm cho việc đặt ra mục tiêu, phản ánh trong phương pháp tiếp cận mà lần đầu tiên được người Nhật sử dụng. Thường xuyên giám sát, theo dõi cũng như đôn đốc nhân viên thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, thiết lập những phương thức cũng như chiến lược cạnh tranh phù hợp giúp gia tăng doanh số bán hàng cũng như tăng lượng xe vào làm dịch vụ. 3.5 Hỗ trợ từ Công Ty TNHH Ford Việt Nam . Thường xuyên tổ chức những khóa đào tạo cho TVBH về các kỹ năng bán hàng, giao tiếp với khách hàng, hỗ trợ khách hàng về các thủ tục vay vốn… . Có kinh phí để Quảng Cáo về thông tin của đại lý và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn từ FVL để tăng sự cạnh tranh với các hãng ôtô cùng loại. . Hỗ trợ các chương trình giảm giá thành sản phẩm, hỗ trợ vốn đầu tư thêm trang thiết bị phù hợp với nhu cầu của khách hàng. ĐỐI VỚI BỘ PHẬN BÁN HÀNG • FVL nên thông báo chương trình bán hàng hàng tháng sớm hơn (cụ thể vào ngày 2 mỗi tháng) đồng thời duy trì chương trình cho tất cả các dòng xe. • Thường xuyên đưa ra các chương trình nhằm lôi cuốn khách hàng (Bán lẻ & Bán buôn). • Nên duy trì chương trình cho khách hàng trung thành đối với sản phẩm Ford. 10 [...]... đổi của môi trường, của đối thủ cạnh tranh, mục tiêu của công ty, chu kỳ sống của sản phẩm, thị trường mục tiêu công ty thay đổi các chiến lược thị trường, xác định lại mục tiêu Marketing đồng thời thay đổi một vài biến số trong Marketing để phù hợp với mục tiêu đó Tuy nhiên một số Công ty cũng áp dụng tốt chiến luọc Marketing Mix nhưng họ không đạt được kết quả tốt trong kinhdoanh cũng như tăng doanh. .. với cácdoanh nghiệp Việt Nam hiện nay Vì vậy trong môi trường cạnh tranh mang tính chất quốc tế như ngày nay thì giải pháphiệuquả nhất cho cácdoanh nghiệp này chính là hoạt động Marketing, đây chính là yếu tố sống còn đối với một doanh nghiệp trong giai đoạn mới hiện nay Qua việc nghiên cứu thực trạng hoạt động Marketing Mix đối với sản phẩm ÔTôcủa công ty, đây cũng chính là sàn phẩm mũi nhọn của. .. cụ quan trọng nhằm đạt lợi nhuận cao nhất củacác nhà sản xuất kinh doanh, nhất là trong điều kiệnkinh tế hàng hoá đã phát triển thì số phận người sản xuất gắn chặt với số phận sản phẩm hàng hoá mà họ tung ra thị trường Bởi vậy hoạt động nghiên cứu thị trường luôn trở thành mối quan tâm lớn nhất củacác công ty, cáctổ chức kinhdoanh Trong điều kiệnkinh tế thị trường đầy biến động, doanh nghiệp nào... mũi nhọn của công ty, được công ty tập trung nhiều nguồn lực, tuy nhiên tôi thấy một thực trạng là hoạt động này vẫn chưa thực sự hiệu 13 KHOA : QTKD & DU LỊCH quả Từ những hạn chế trong chiến lược Marketingcủa công ty, đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, vừa có giảipháp mang tính tức thời có thể thực hiện ngay, vừa có những giảipháp mang tính chất lâu dài Em hy vọng rằng những giảipháp này sẽ đóng... 4: NHẬN XÉT – KIẾNNGHỊ CHUNG CHO HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX 11 KHOA : QTKD & DU LỊCH Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập vào thế giới, việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã cho phép cácdoanh nghiệp quyền tự chủ trong sản xuất kinhdoanh và mở rộng buôn bán hợp tác với nước... với cácdoanh nghiệp Việt Nam Giờ đây họ phải chấp nhận quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường và sự đào thải phũ phàng của nó Để tồn tại và phát triển cácdoanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp thực tế, phải có biện pháp quản lý năng động, linh hoạt, phải xây dựng áp dụng những chính sách phù hợp đúng đắn Trong nền kinh tế thế giới, Marketing được coi là một công... động Marketing Mix cùa công ty trong thời gian tới Do kiến thức cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên trong quá trình viết bài em không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong được sự góp ý củacác thầy cô giáo và các bạn để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn nữa Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Thu Hằng, người trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này, cũng như các. .. đề tài này, cũng như các anh chị tại công ty, đặc biệt là những anh chị trong phòng kinh doanhcủa công ty đã tận tình giúp đỡ tôi cả về kiến thức, và phương tiện vật chất để tôi có thể hoàn thành đề tài này trong những điều kiện tốt nhất Xin chân thành cảm ơn mọi người TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Gíao trình marketing (Philip Kotler) 2 Tailieu.vn 3 Internet 4 Đề tài các khóa trước 5 Benthanhford.com.vn 14... tốt trong kinhdoanh cũng như tăng doanhdoanh thu cho doanh nghiệp vì thế nên cân nhắc kỹ và áp dụng đúng chiến lược và tùy theo mô hình hoạt động của Công Ty Một số công ty tuyển nhân viên yếu tay nghề, có trình độ chuyên môn kém, kiến thức thấp, tư duy và sự hiểu biết ít dẫn đến việc tạo ra một chương trình cho Công Ty 12 KHOA : QTKD & DU LỊCH không đạt hiệu quả, mà còn đem lại phung phí về tài chánh,... chuyên môn, cũng như trách nhiệm trong công việc và sự nhiệt tình trong nghề KẾT LUẬN Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình, Công Ty Cổ Phần BếnThành Ford đã không ngừng nỗ lực vươn lên, giờ đây đã trở thành một công ty lớn mạnh có vị thế nhất định trên thị trường Doanh thu và lợi nhuận mỗi năm không ngừng tăng lên, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như lợi nhuận trên một đồng vốn chưa cao, . LỊCH KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP MARKETING HỖN HỢP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA BẾN THÀNH Ô TÔ 3. 1 Định hướng phát triển chung của Công ty Cổ Phần Bến. tiến của công ty vẫn chưa đạt hiệu quả. Để chiến lược của công ty đạt hiệu quả cao thì công ty nên thực hiện chính sách sau: 3.2.4.1 Quảng cáo Mục tiêu quảng