Lựa chọn thuốc chống trầm cảm phù hợp Trước khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, người bệnh cần được tìm hiểu kỹ lưỡng về bệnh sử, khám xét về cơ thể và làm các xét nghiệm cần thiết. Người bệnh trầm cảm có thể có các bệnh lý cơ thể kèm theo, nhiều khi bệnh cơ thể là nguyên nhân gây trầm cảm. Vì vậy, khi điều trị bệnh trầm cảm cần điều trị bệnh cơ thể và chú ý lựa chọn thuốc thích hợp. Sự phong bế các receptor của chất dẫn truyền thần kinh của thuốc chống trầm cảm gây nhiều tác dụng phụ và dễ có tương tác với các thuốc khác. Vì vậy, cần chú ý lựa chọn thuốc chống trầm cảm phù hợp trong một số bệnh sau: Bệnh tim mạch Các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI) như fluoxetin, straline, parocetin và thuốc bupropion thích hợp cho các bệnh nhân có bệnh lý tim mạch. Các thuốc này không hoặc ít ảnh hưởng tới nhịp tim, huyết áp, chúng không kéo dài khoảng P-R, QRS hoặc gây hạ huyết áp tư thế đứng, thiếu máu cơ tim như thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Nhìn chung thuốc không gây tác dụng phụ trầm trọng trên tim mạch, ngoại trừ một vài trường hợp có làm chậm nhịp tim. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng không nên dùng cho bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, hạ huyết áp tư thế đứng, mạch nhanh, đặc biệt là suy giảm chức năng thất trái. Bệnh thần kinh Desipramine, nhóm thuốc ức chế monoaminooxydase (MAOI), nhóm SSRI và trazodone được dùng cho bệnh nhân trầm cảm có cơn co giật hoặc có nguy cơ co giật như chấn thương sọ não, nhiều bệnh lý hệ thần kinh trung ương và lạm dụng chất. Tỷ lệ gây co giật của các thuốc này thấp hơn các thuốc khác, 1-1,5% co giật trong 2 năm điều trị bằng thuốc này. Mirtazapin cũng ít liên quan tới co giật. Còn các thuốc maprotilin, clomipramin và bupropion nên tránh dùng cho bệnh nhân có nguy cơ co giật. Trầm cảm có thể gặp ở 30% số bệnh nhân đột qụy. SSRI có thể an toàn hơn thuốc chống trầm cảm 3 vòng cho những bệnh nhân này vì chúng ít có tác dụng phụ về tim mạch và không có tác dụng kháng cholinnergic. Lú lẫn ở bệnh nhân có bệnh não có thể sẽ bị xấu đi bởi tác dụng kháng cholinergic của thuốc chống trầm cảm. Vì vậy SSRI, trazodone, maprotilin, amoxapin, bupropion và venlafaxin được lựa chọn cho những bệnh nhân này. Các thuốc này cũng được lựa chọn cho những trường hợp rối loạn chức năng bàng quang và bệnh tuyến tiền liệt. Đau nửa đầu (migraine) có thể điều trị hiệu quả với chất đối kháng receptor, đặc biệt đối kháng 5-HT1 receptor, vì vậy amoxapin và trazodone được khuyên dùng cho bệnh nhân bị đau nửa đầu. Có 50% bệnh nhân Parkinson bị trầm cảm. Giảm chức năng serotonin thường gặp ở bệnh nhân Parkinson trầm cảm. SSRI có tác dụng tốt ở những bệnh nhân này. Các thuốc có tác dụng kháng cholinergic như amitriptilin, doxepin làm giảm run ở bệnh nhân Parkinson, còn amoxapin không nên dùng vì tác dụng chẹn receptor dopamin của nó. Bệnh ung thư Khoảng 25% bệnh nhân ung thư có dấu hiệu trầm cảm rõ rệt. Lựa chọn thuốc chống trầm cảm phải dựa trên những vấn đề cơ thể liên quan tới bệnh ung thư. Nếu bệnh nhân bị giảm cân, mất ngon miệng nên dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng, chúng có tác dụng kích thích ăn ngon miệng và tăng cân. Mặt khác, hiệu quả kháng cholinergic của thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể bị chống chỉ định ở bệnh nhân ung thư vùng bụng và dạ dày. SSRI, bupropion, nefazodone hoặc mirtazapin có thể dùng được. Bệnh dị ứng Các thuốc chống trầm cảm như doxepine, trimipramin, amitriptiline có tính kháng histamin mạnh được sử dụng cho những bệnh nhân trầm cảm với bệnh lý dị ứng nặng như dị ứng da, ngứa không rõ nguyên nhân. Bệnh dạ dày – ruột Những bệnh nhân trầm cảm với bệnh loét do peptid có thể có hiệu quả tốt với các thuốc chống trầm cảm trimipramin và doxepin vì tác dụng kháng histamin mạnh và tính đối kháng histamin 2 (H2). Các thuốc có khả năng kháng cholinergic nên tránh dùng điều trị cho bệnh nhân bị táo bón mạn tính, ngược lại bệnh nhân bị đi lỏng mạn tính nên dùng các thuốc này. Rối loạn chức năng tình dục Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, SSRI và MAOI được thông báo là làm giảm chức năng cương cứng dương vật vì vậy nên tránh dùng cho bệnh nhân bị bất lực. Bupropion không gây rối loạn cương, trazodon, nefazodon và mirtazapin được dùng nhiều cho những bệnh nhân này. Không phóng tinh, chậm phóng tinh và không đạt cực khoái là do sử dụng các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, MAOI, SSRI. Còn bupropion không liên quan tới những tác dụng phụ này và nó được lựa chọn cho những bệnh nhân có xu hướng xuất hiện những rối loạn trên. Bệnh về mắt Những thuốc chống trầm cảm không hoặc ít tác dụng kháng cholinergic được lựa chọn cho những bệnh nhân glocom góc đóng. Trầm cảm trong các rối loạn tâm thần Nếu trầm cảm xuất hiện với các rối loạn ám ảnh cưỡng bức người ta khuyên dùng SSRI. Người ta cũng thấy SSRI có hiệu quả ở rối loạn stress sau sang chấn và cho những bệnh nhân quá béo. MAOI có hiệu quả cho bệnh nhân trầm cảm với rối loạn hoảng sợ, nhưng SSRI được lựa chọn đầu tiên cho những bệnh nhân này. . Lựa chọn thuốc chống trầm cảm phù hợp Trước khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, người bệnh cần được tìm hiểu kỹ lưỡng về bệnh sử, khám. hiệu trầm cảm rõ rệt. Lựa chọn thuốc chống trầm cảm phải dựa trên những vấn đề cơ thể liên quan tới bệnh ung thư. Nếu bệnh nhân bị giảm cân, mất ngon miệng nên dùng thuốc chống trầm cảm 3. hợp. Sự phong bế các receptor của chất dẫn truyền thần kinh của thuốc chống trầm cảm gây nhiều tác dụng phụ và dễ có tương tác với các thuốc khác. Vì vậy, cần chú ý lựa chọn thuốc chống trầm