Chỉ số Doppler động mạch Rốn Và Động mạch Não ở thai nhi bình thường Tạ Xuân Lan, Phan Trường Duyệt Bệnh viện Phụ Sản Trung ương Siêu âm Doppler động mạch rốn và động mạch não cho 43
Trang 1Chỉ số Doppler động mạch Rốn Và Động mạch Não ở
thai nhi bình thường
Tạ Xuân Lan, Phan Trường Duyệt
Bệnh viện Phụ Sản Trung ương
Siêu âm Doppler động mạch rốn và động mạch não cho 43 thai phụ bình thường, tuổi thai từ 28 tuần đến 41 tuần, tại Viện BVBMTSS năm 2000 cho thấy:
Chỉ số Doppler của động mạch rốn thay đổi giảm đần theo tuổi thai Tỷ lệ A/B 3,39 ở tuổi thai 28 tuần giảm xuống 1,95 ở tuổi thai 41 tuần Chỉ số trở kháng 0,69 ở tuổi thai 28 tuần giảm xuống 0,48 ở tuổi thai 41tuần Chỉ số xung 1,19 ở tuổi thai 28 tuần giảm xuống 0,76 ở tuổi thai 41 tuần
Động mạch não có độ trở kháng cao hơn động mạch rốn
Tỷ lệ chỉ số trở kháng động mạch não/chỉ số trở kháng động mạch rốn bằng 1,3 ở bất kỳ tuổi thai nào
Trẻ sơ sinh đều có chỉ số Apgar 9và 10 ở phút thứ 1 và phút thứ 5
Trẻ sơ sinh đều có cân nặng trên 2500g
Doppler động mạch rốn có giá trị theo dõi thai trong tử cung, Đặc biệt càng có giá trị hơn khi phối hợp với Doppler động mạch não
i Đặt vấn đề
Sự phát triển của thai trong tử cung hoàn
toàn phụ thuộc vào hệ thống tuần hoàn
thai-rau Mọi sự trao đổi giữa mẹ và thai đều thông
qua bánh rau và dây rốn Cho nên bất kỳ tổn
thương nào của tuần hoàn thai-rau làm độ trở
kháng tăng đều ảnh hưởng đến phát triển của
thai (thai suy mạn, thai chậm phát triển, thai
chết lưu vvv) Trong trường hợp thai thiếu oxy
(mạn hoặc cấp), thai khoẻ mạnh có thể chịu
đựng thiếu oxy tạm thời nhờ khả năng đáp
ứng và bù trừ của thai, ưu tiên cung cấp oxy
cho các bộ phận quan trọng như não, gan,
thận bằng cách giãn mạch dẫn đến giảm sức
cản của mạch máu của các cơ quan này, làm
tăng tốc độ dòng tâm trương, nên chỉ số trở
kháng và chỉ số xung của động mạch não
giảm xuống
Nhiều phương pháp thăm dò thai được áp
dụng để phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy
này, trong đó có phương pháp siêu âm
Doppler động mạch rốn kết hợp với Doppler
động mạch não để đánh giá khả năng bù của
thai khi thai thiếu oxy mạn tính gây nên thai
kém phát triển trong tử cung để có thể can
thiệp được kịp thời [1]
Nghiên cứu này được thực hiện tại Viện BVBM TSS nhằm mục đích:
1 Xác định các chỉ số của Doppler động mạch rốn, động mạch não ở thai nhi bình thường theo tuổi thai
2 Xác định tỷ lệ chỉ số trở kháng của
động mạch não/ chỉ số trở kháng của động mạch rốn theo tuổi thai
ii Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1 Đối tượng nghiên cứu
- Phụ nữ khám thai và đẻ tại Viện BVBMTSS
- Phụ nữ có thai từ tuần 28 đến lúc đẻ
- Chu kỳ kinh nguyệt đều từ 28 – 30 ngày
- Nhớ chắc chắn ngày kinh cuối cùng
- Không mắc các bệnh mạn tính và các bệnh do thai nghén gây ra
- Chỉ có một thai, thai sống
- Không có tiền sử thai chết lưu, thai dị dạng
2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu mô tả, theo dõi dọc
Trang 2- Theo dõi siêu âm Doppler trên phụ nữ có
thai từ 28 tuần đến khi đẻ, cách 2 tuần một lần
- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê
3 Phương pháp phân tích
Đánh giá tình trạng thai dựa vào:
- Chỉ số của sóng xung Doppler động
mạch rốn và động mạch não:
+ Tỷ lệ A/ B
+ Chỉ số trở kháng (CSK, Resistant Index
RI): A-B/ A
+ Chỉ số xung (CSX, Pulsility Index PI):
A-B/ tốc độ trung bình
Trong đó:
A: tốc độ tối đa dòng tâm thu
B: tốc độ tối thiểu dòng tâm trương
- Tỷ lệ CSK của động mạch não/ CSK của
động mạch rốn (RC/RP)
- Tình trạng thai khi đẻ:
+ Chỉ số Apgar ở phút thứ nhất và phút thứ năm sau đẻ
+ Cân nặng của trẻ sơ sinh
iii Kết quả
Tổng số 43 thai phụ được theo dõi bằng siêu âm Doppler tại Viện từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2000
1 Đặc điểm của thai phụ và trẻ sơ sinh trong nhóm nghiên cứu
Bảng 1 Phân bố thai phụ theo nhóm tuổi
- 76.2 % thai phụ ở độ tuổi từ 25 – 34 tuổi, không có thai phụ nào dưới 20 tuổi và trên 45 tuổi
Bảng 2 Số lần đẻ
- 55,8% thai phụ đẻ lần đầu, không có thai phụ nào sinh con lần thứ 3
Bảng 3 Cách đẻ
Đẻ thường 33 76,7%
Trang 3Bảng 4 Cân nặng trẻ sơ sinh
- 46,5% trẻ sơ sinh có cân nặng từ 3000g đến 3400g, không có trẻ sơ sinh nào có cân nặng dưới 2500g
* Chỉ số Apgar: tất cả trẻ sơ sinh trong nghiên cứu đều có chỉ số Apgar 9 và 10 điểm ở phút thứ nhất và phút thứ năm
Qua bảng 1 đến bảng 4 chứng tỏ đối tượng nghiên cứu là bình thường
2 Các chỉ số Doppler động mạch rốn và động mạch n∙o
Bảng 5: Tỷ lệ A/B, chỉ số trở kháng (RI), chỉ số xung (PI) của động mạch rốn
liên quan đến tuổi thai
Tuổi thai
(tuần) n Trung bình CI Trung bình CI Trung bình CI
28 29 3,39 2,96 - 3,82 0,69 0,64 – 0,71 1,19 1,08 – 1,29
29 5 3,24 2,21 - 4,28 0,68 0,57 -0,77 1,20 0,99 - 1,40
30 25 3,04 2,59 - 3,47 0,64 0,60 – 0,68 1,13 1,01 – 1,24
31 12 3,02 2,48 - 3,54 0,65 0,59 – 0,70 1,14 0,97 – 1,30
32 24 2,66 2,39 - 2,92 0,60 0,56 – 0,64 1,09 0,97 – 1,20
33 10 2,50 2,21 - 2,81 0,60 0,54 – 0,63 1,02 0,89 - 1,13
34 29 2,60 2,36 - 2,82 0,60 0,55 – 0,62 1,01 0,92 – 1,08
35 12 2,57 2,21 - 2,93 0,60 0,53 – 0,64 1,03 0,86 - 1,18
36 25 2,48 2,28 - 2,67 0,59 0,55 – 0,61 0,99 0,91 – 1,06
37 13 2,39 2,11 - 2,70 0,57 0,51 – 0,61 0,94 0,80 - 1,06
38 22 2,43 2,25 - 2,61 0,58 0,54 – 0,60 0,97 0,89 – 1,04
39 23 2,24 2,07 - 2,40 0,54 0,50 – 0,57 0,90 0,82 – 0,97
40 14 2,28 2,04 - 2,51 0,56 0,50 – 0,59 0,92 0,80 – 1,04
41 6 1,95 1,65 - 2,23 0,48 0,40 – 0,55 0,76 0,59 – 0,92
Nhận xét:
- Chỉ số Doppler của động mạch rốn đều giảm theo tuổi thai
- Tuổi thai 28 tuần có tỷ lệ A/B là 3,39; chỉ số kháng là 0,69; chỉ số xung là 1,19
- Tuổi thai 41 tuần có tỷ lệ A/B là 1,95;
Trang 4Bảng 6 Tỷ lệ A/B, chỉ số trở kháng (RI) chỉ số xung (PI) của động mạch não liên quan
đến tuổi thai
Tuổi thai
(tuần) n Trung bình CI 95% Trung bình CI 95% Trung bình CI 95%
28 31 10,73 5,77-15,71 0,88 0,83 - 0.92 2.25 2,06 -2,43
29 6 8,30 4,96-11,64 0,87 0,82 -0,91 2,35 1,79 -2,91
30 26 8,62 6,36 -10,89 0,85 0,81- 0,89 1,98 1,81 -2,16
31 13 9,46 5,75-13,16 0,84 0,80 -0,90 2,14 1,74 -2,54
32 24 6,62 5,17-8,09 0,82 0,79- 0,85 2,00 1,81 -2,19
33 10 5,22 3,97-6,48 0,79 0,74 - 0,84 1,85 1,55 -2,15
34 29 8,74 5,45-12,02 0,82 0,79 - 0,87 2,04 1,83 -2,25
35 14 11,57 5,81-17,31 0,86 0,83 - 0,91 2,20 1,92 -2,49
36 25 6,62 3,08-10,14 0,78 0,75 - 0,81 1,73 1,54 -1,91
37 13 5,00 3,76- 6,22 0,78 0,72 - 0,82 1,77 1,49 -2,04
38 23 5,04 4,00-6,09 0,78 0,73 - 0,80 1,72 1,52 -1,92
39 24 3,87 3,43- 4,3 0,73 0,69 - 0,76 1,52 1,39 -1,65
40 14 4,34 3,21- 5,49 0,73 0,65 - 0,79 1,56 1,27-1,85
41 6 4,07 2,85- 5,26 0,73 0,65 - 0,82 1,64 1,22-2,05
- Chỉ số Doppler của động mạch não cao hơn chỉ số Doppler của động mạch rốn
- Chỉ số Doppler của động mạch não giảm dần theo tuổi thai
- Tốc độ giảm của các chỉ số chậm hơn so với tốc độ giảm của các chỉ số Doppler động mạch
rốn
Bảng 7: Tỷ lệ chỉ số trở kháng của động mạch não/ động mạch rốn
Tuổi thai (tuần) Số đối t−ợng Tỷ lệ chỉ số trở kháng
28 29 1,32
29 5 1,31
30 25 1,36
31 12 1,33
32 24 1,40
33 10 1,35
34 29 1,43
35 12 1,50
36 25 1,36
37 13 1,39
38 22 1,34
39 23 1,37
Trang 5- Tỷ lệ chỉ số trở kháng của động mạch
n∙o/ động mạch rốn luôn luôn trên 1,3 ở
bất kỳ tuổi thai nào và hầu như hằng định
iv Bàn luận
Tỷ lệ A/B động mạch rốn thay đổi theo tuổi
thai, tuổi thai càng lớn, tỷ lệ A/B càng giảm
Trong 43 trường hợp thai phụ bình thường
được nghiên cứu này, từ tuổi thai 28 tuần đến
41 tuần có tỷ lệ A/B từ 3,39 giảm dần xuống
1,95 Không có trường hợp nào trên 3 ở tuổi
thai trên 36 tuần Theo Trudinger, Giles,
Thomson nghiên cứu năm 1968, thấy rằng
tuổi thai càng tăng, độ trở kháng càng giảm,
tỷ lệ A/B ở tuổi thai 28 tuần là 3,2 giảm xuống
2,1 ở tuổi thai 40 tuần [6]
Chỉ số trở kháng của động mạch rốn trong
nghiên cứu này cũng thay đổi theo tuổi thai
Tuổi thai càng tăng, chỉ số trở kháng càng
giảm, từ 0,69 ở thai 28 tuần giảm xuống 0,48
ở thai 41 tuần Cũng như nghiên cứu của
Trudinger, Giles,Thomson năm 1968 và
nghiên cứu của Hendricks năm 1989 cũng
cho thấy rằng chỉ số trở kháng giảm dần theo
tuổi thai ở thai 28 tuần là 0,69 và ở thai 40
tuần là 0,54 [3], [6]
Chỉ số xung của động mạch rốn trong
nghiên cứu này cũng thay đổi theo tuổi thai,
thai 28 tuần là 1,19 và thai 41 tuần là 0,76
Theo Trudinger, Giles, Thomson năm 1968
nghiên cứu thấy rằng thai 28 tuần có chỉ số
trở kháng là 1,25 và 0,76 ở thai 40 tuần [6]
Nhiều tác giả đã coi tỷ lệ A/B ở thai bình
thường từ 2,8 đến 2,2 ở 25- 41 tuần, trên 3
được coi là bất thường [5]
Đây là hiện tượng sinh lý bình thường
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thai (sự
tiêu thụ oxygen tăng dần theo tuổi thai)
Tất cả trẻ sơ sinh trong nghiên cứu này
đều có cân nặng trên 2500g, không có trẻ
nhẹ cân
Tất cả trẻ sơ sinh trong nghiên cứu này
đều có chỉ số Apgar ở phút thứ 1 và phút thứ
5 trên 8 điểm, không có trẻ biểu hiện suy thai
Trong 43 trường hợp này không có dòng tâm trương thấp hoặc đảo ngược như trong các trường hợp thai nghén có nguy cơ cao Trong nghiên cứu này, các chỉ số Doppler của động mạch não cũng giảm nhưng không giảm mạnh và rõ rệt như các chỉ số của Doppler động mạch rốn
Các chỉ số Doppler của động mạch não cao hơn động mạch rốn
Tỷ lệ chỉ số trở kháng của động mạch não/chỉ số trở kháng động mạch rốn luôn luôn trên 1,3 ở bất kỳ tuổi thai nào Chứng tỏ dòng tâm trương ở động mạch não thấp, chỉ số trở kháng của động mạch não cao, còn chỉ số kháng của động mạch rốn bình thường, thai nhi không có biểu hiện tình trạng thiếu oxy Theo một số tác giả như uzan năm1991, Gramellini, Folli năm1992 và Sabbagha, Minogue năm1994, nghiên cứu thấy rằng 10 tuần cuối tỷ lệ chỉ số trở kháng động mạch não/chỉ số trở kháng động mạch rốn ở thai bình thường luôn luôn trên 1, ở thai kém phát triển và thai suy nặng thì tỷ lệ này dưới 1 và khả năng dự đoán thai chậm phát triển trong
tử cung (độ nhậy là >70%), là chỉ số có giá trị phát hiện sớm suy thai (80%) [2,4,7]
v Kết luận
1 Chỉ số Doppler của động mạch rốn thay
đổi theo tuổi thai
Tỷ lệ A/B giảm theo tuổi thai, tỷ lệ A/B 3,39 – 1,95 ở 28 - 41 tuần
Chỉ số trở kháng giảm theo tuổi thai, chỉ
số trở kháng 0,69 - 0,48 ở 28 - 41 tuần
Chỉ số xung cũng giảm theo tuổi thai, chỉ số xung 1,19 - 0,76 ở 28 - 41 tuần
2 Tỷ lệ chỉ số trở kháng của động mạch não/chỉ số trở kháng của động mạch rốn luôn luôn trên 1,3
Trang 6Tµi liÖu tham kh¶o
1 Phan Tr−êng DuyÖt(1999) øng dông
ph−¬ng ph¸p Doppler trong th¨m dß S¶n khoa
Kü thuËt siªu ©m vµ øng dông trong S¶n Phô
khoa, pp 261-315
2 Gramellini.D.MD, Folli.M.C.MD, et al
(1992) Cerebral-Umbilical Doppler ratio as a
predictor of adverse perinatal outcome, Obstet
Gynecol, 79, pp 416-420
3 Hendrick.S.K et al (1989) Doppler
umbilical artery waveforms indices normal
values from fourteen forty-two weeks Am J
obstet gynecol.161,pp 761-765
4 Sabbagha R.E, Minogue J.P (1994)
Altered fetal growth Diagnostic ultrasound
applied to obstertric and gynecology,14, pp
179-205
5 Schulman H.MD, Flesher.A.MD et al (1984) Umbilical velocity waveforrm ratios in human pregnancy Am J obstet gynecol, 148,
pp 985-989
6 Thompson BS, Trudinger BJ, Giles (1968) Umbilical artery velocity waveforms: normal reference values for A/B ratio and Pourcelot ratio Br.J Ost Gynecol Inpress
7 Uzan.M, Cynober.E (1991) Applications clinique Guide pratique de Doppler en Obstetrique Masson, pp 59-79
Summary
Doppler umbilical and Cerebral arteries waveforms indices normal values from fourteen forty-two weeks
Pulsed Doppler ultrasound assessment of blood flow was performed in the fetal Umbilical and Cerebral arteries of 43 normal patients at 2 week intervais from 28 to 41 gestational weeks
We found that: a decrease of Doppler Umbilical artery waveform indices during gestation age: A/B ratio decrease from 3,39 to 1,95 at 28 and 41 week respectively Resistant index decrease from 0,69
to o,48 correspond to 28 and 41 week respectively Pulsility index decrease from 1,19 to 0,76 at 28 and 41 week respectively
Celebral-umbilical resistant ratio is1,3 during gestation ages
These finding may prove useful in diagnosting and treating pregnancies at risk: small for date and distress fetus