1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Luận văn thạc sĩ luật hoc, thẩm quyền toà án nhân dân giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong blttds

102 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết (cơ sở khoa học và thực tiễn) của đề tài Vụ việc phát sinh từ các quan hệ dân sự, kinh tế thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, hay còn gọi là vụ việ[.]

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết (cơ sở khoa học và thực tiễn) của đề tài Vụ việc phát sinh từ các quan hệ dân sự, kinh tế - thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, hay còn gọi là vụ việc dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài và việc giải quyết các vụ việc đó là một trong những vấn đề lý luận và thực tiễn rất được quan tâm trong khoa học pháp lý ở Việt Nam hiện nay; bởi những lý do sau đây: - Thứ nhất, cơ chế pháp lý giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài nói chung và thẩm quyền giải quyết vụ việc có yếu tố nước ngoài nói riêng là lĩnh vực có nhiều tính chất phức tạp cả về lý luận và thực tiễn Bởi vì cơ chế pháp lý này không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà luôn liên quan đến quan hệ với nước ngoài và có tính chất quốc tế - Thứ hai, các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài và vụ việc phát sinh từ những quan hệ này ngày càng gia tăng trong điều kiện Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế Đây là yếu tố khách quan đòi hỏi sự điều chình kịp thời về mặt pháp lý và sự nghiên cứu thoả đáng về mặt khoa học - Thứ ba, mặc dù đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động xây dựng và thực thi, song nhìn chung pháp luật Việt Nam về giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và chế định thẩm quyền giải quyết các vụ việc phát sinh từ các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập Điều này đã và đang thể hiện rất rõ nét trong quá trình ký kết, tham gia các điều ước quốc tế cũng như xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật trong nước; nhìn chung chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn - Thứ tư, trong tiến trình thực hiện chính sách chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước, một trong những yêu cầu quan trọng và có ý 1 nghĩa quyết định là “tạo lập nền tảng pháp lý làm “bệ đỡ” cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền của Việt Nam” Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện các pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế xã hội khác, việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, trong đó có chế định thẩm quyền giải quyết vụ việc là đòi hỏi cấp thiết và có ý nghĩa lớn Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, đã có nhiều công trình và bài viết nghiên cứu về vấn đề “ Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài” theo những khía cạnh và cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên đều chủ yếu tập trung vào phương thức và thủ tục giải quyết một hoặc một số vụ việc nhất định(1).Có thể thấy rằng sự quan tâm thực sự và sâu rộng đến vấn đề thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự còn nhiều hạn chế Cho đến nay, có rất ít công trình nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam trong BLTTDS năm 2004 Nhằm làm rõ thực trạng và yêu cầu hoàn thiện chế định này trong tiến trình cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.Trong quá trình tạo lập nền tảng pháp lý về chế định thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, Việt Nam không thể không chú trọng các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng pháp luật để có một hệ thống cơ sở pháp lý chung với các nước trên thế giới cho các vấn đề phát sinh và không ngừng nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp về thẩm quyền giải quyết các vụ việc trên cơ sở bảo đảm độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia Những nội dung trình bày trên đây là cơ sở khoa học và thực tiễn để tác giả chọn nghiên cứu đề tài : “Thẩm quyền toà án nhân dân giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong BLTTDS” 2 2 Mục đích của đề tài Việc nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật Việt Nam về thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện chế định này trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành Với mục đích nêu trên, luận văn này tự đặt ra những yêu cầu cụ thể sau đây: - Trình bày một cách có hệ thống những vấn đề về lý luận về thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài - Phân tích nội dung các quy tắc xác định thẩm quyền giải các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam hiện hành - Chỉ ra những bất cập, vướng mắc và hạn chế trong những quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và yêu cầu khách quan cần hoàn thiện đặt ra trong tiến trình cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời nêu một số luận cứ khoa học trong các kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định này 3 Phạm vi nghiên cứu Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là hiện tượng phổ biến trong đời sống các quốc gia và cả ở phạm vi quốc tế, do pháp sinh từ các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ngày càng đa dạng và phức tạp Do đó, giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vấn đề vô cùng rộng lớn, phức tạp và có thể được nghiên cứu dưới nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau Với những mục đích, nhiệm vụ chính được nêu trên đây, trong điều kiện về thời gian nghiên cứu, tài liệu tham khảo và trong khuôn khổ của một luận văn cao học, tác giả tự định ra cho mình phạm vi nghiên cứu phù hợp với một góc độ tiếp cận như sau: - Thứ nhất, luận văn chủ yếu nghiên cứu chế định thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài dưới góc độ tư pháp Việt Nam, đặt trọng tâm vào khía cạnh xung đột thẩm quyền của toà án nhân 3 dân về giải quyết các vụ việc dân sự Do điều kiện không cho phép nên chỉ tập trung vào vụ việc dân sự và hôn nhân gia đình, không đề cập tới thương mại và lao động - Thứ hai, về mặt lý luận, nội hàm của khái niệm “thẩm quyền” ở phạm vi rộng nhất bao gồm các nội dung: i) phân định thẩm quyền xét xử, ii) thẩm quyền trong việc áp dụng luật để giải quyết các vụ việc, và iii) thẩm quyền trong việc công nhận, thi hành phán quyết của toà án nước ngoài Luận văn chủ yếu nghiên cứu các quy tắc xác định thẩm quyền ở loại thứ nhất : thẩm quyền xét xử; hay nói cách khác là các quy tắc giải quyết xung đột thẩm quyền - Thứ ba, do việc tiếp cận vấn đề dưới góc độ nghiên cứu quy tắc xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam và đặc biệt là trong BLTTDS nên luận văn trình bày tất cả những nội dung về lý luận và thực trạng pháp luật về thẩm quyên, khai thác những quy định chung nổi bật nhất trong một số văn bản pháp luật quan trọng để khắc hoạ mô hình và nội dung các quy tắc thẩm quyền cơ bản trong pháp luật Việt Nam và đặc biệt là trong BLTTDS - Thứ tư, những đề xuất kiến nghị về vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam nêu trong luận văn này cũng chủ yếu trên cơ sở và xuất phát từ những nhận xét đánh giá rút ra trong quá trình nghiên cứu so sánh với pháp luật của các nước trên thế giới Tác giả xác định đây là kết quả nghiên cứu bước đầu và cần được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hơn nữa trong quá trình nghiên cứu sau này 4 Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về phát triển kinh tế- xã hội, về xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 4 Để làm sáng tỏ nội dung đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý nói riêng như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp luận duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp logic 5 Điểm mới và ý nghĩa của việc nghiên cứu Như trên đã trình bày, cho đến nay có rất ít công trình, bài viết nghiên cứu toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của toà án nhân dân trong BLTTDS hiện hành Vì vậy có thể coi đây là công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu chế định này Luận văn có một số điểm mới như sau: - Hệ thống hoá cách có chọn lọc một số vấn đề lý luận cơ bản về thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài - Trình bày và phân tích nội dung các quy tắc xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài quy định trong pháp luật Việt Nam tại BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế định thẩm quyền giải quyết vụ việc sự có yếu tố nước ngoài quy định trong pháp luật Việt Nam hiện hành Tác giả cho rằng, đề tài nghiên cứu này có một số ý nghĩa như sau: - Một là, góp phần làm phong phú hơn hệ thống lý luận về thẩm quyền giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài trong khoa học pháp lý Việt Nam - Hai là, góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thẩm quyền giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài trước yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - Ba là, luận văn có thể là tài liệu tham khảo phục vụ hoạt động nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn của các cơ quan xây dựng và bảo vệ pháp luật, của các chuyên gia nghiên cứu và những ai quan tâm tới vấn đề này 5 6 Bố cục của luận văn Nội dung và kết quả nghiên cứu được thể hiện trong Luận văn theo kết cấu chung gồm: Phần mở đầu, 03 chương, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo Chương 1: Khái niệm chung về vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Chương 2: Các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của tòa án Chương 3: Thẩm quyền của toà án nhân dân trong các việc dân sự và hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài 6 Chương 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 1 Khái niệm chung về vụ việc dân sự trong tố tụng dân sự Trong đời sống hàng ngày, chúng ta có nhu cầu và yêu cầu cơ quan bảo vệ pháp luật thụ lý giải quyết một số vấn đề pháp lý nào đó nảy sinh những vấn đề dân sự, liên quan đến tranh chấp, hoặc không tranh chấp làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự Việc đánh giá dấu hiệu pháp lý các sự kiện này, để dẫn chiếu vào luật dân sự, xem nó thuộc vụ án dân sự, phải khởi kiện và cung cấp chứng cứ để toà án giải quyết bằng một vụ án, hay chỉ có yêu cầu để toà án công nhận và xử lý còn là điều khó khăn đối với một số người Chính từ chỗ xác định chưa đúng tư cách tham gia tố tụng dân sự của mình, nên một số trường hợp đương sự do nhầm lẫn và khởi kiện sai, yêu cầu xử lý sai gây khó khăn cho cơ quan công quyền và cá nhân mình Các sự kiện pháp lý trong đời sống dân sự được nhà làm luật phân định hai dạng là vụ án dân sự và việc dân sự Mỗi dạng có tiêu chí, dấu hiệu pháp lý, với đặc trưng riêng, đủ để phân biệt cái này với cái kia, hơn nữa, để giải quyết các dạng vụ việc này, toà án tiến hành các trình tự, thủ tục với thẩm quyền khác nhau theo quy định của luật tố tụng dân sự Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì vụ việc dân sự được hiểu là các vụ án tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động và các việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, lao động 1.1 Vụ việc dân sự Thuật ngữ “tranh chấp”, trong tiếng Anh là “dispute”, thường được dùng để chỉ “tình trạng tồn tại giữa hai (hay nhiều) cá nhân, được tạo thành bởi một số dấu hiệu của sự phản đối, đối lập Theo từ điển Tiếng Việt, tranh 7 chấp được giải thích là đấu tranh, giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa các bên Ở khía cạnh pháp lý, “tranh chấp” là sự bất đồng liên quan đến quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ giữa các bên khi họ tham gia các quan hệ pháp luật Tuy nhiên cho đến nay, chưa có văn bản pháp lý nào đưa ra khái niệm cụ thể về “tranh chấp” Theo một định nghĩa của Toà án quốc tế (Permament Court of International Justice) trong phán quyết năm 1942 về vụ tranh chấp Mavrommatis, “tranh chấp (dispute) là sự bất đồng về mặt pháp lý hoặc mâu thuẫn, lợi ích giữa hai người trở lên” Tranh chấp dân sự được hiểu là những tranh chấp phát sinh từ các quan hệ dân sự Vậy thế nào là quan hệ dân sự? Ở Việt Nam, quan hệ dân sự có thể được hiểu và giải thích khác nhau theo hai nghĩa rộng, hẹp của khái niệm này Theo nghĩa hẹp, quan hệ dân sự được hiểu là bao gồm các quan hệ tài sản và nhân thân phi tài sản phát sinh trong giao dịch dân sự (điều 121 BLDS năm 2005) Theo nghĩa rộng – quan điểm của đông đảo các luật gia, nhà nghiên cứu Việt Nam, khái niệm quan hệ dân sự được hiểu tương đối thống nhất là “các quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc sống hàng ngày, các quan hệ về đời sống , sinh hoạt, tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện và tự so ý chí” Như vậy, quan hệ dân sự không chỉ bao gồm các quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân sự thuần tuý, mà cả các quan hệ có tính chất dân sự như kinh tế - thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình Ở Việt Nam, trong lĩnh vực tố tụng dân sự, khái niệm “tranh chấp” (dispute) có sự phân biệt với “vấn đề”(matter) hay “vụ việc”(case) như thường được sử dụng trong pháp luật các nước trên thế giới Vụ việc là khái niệm rộng hơn, bao hàm tranh chấp và các yêu cầu không có tính chất tranh chấp Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về đối tượng và phạm vi điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, khái niệm vụ việc dân sự được hiểu theo nghĩa rộng, bao 8 gồm các vụ án trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế - thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình; và các việc dân sự trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình 1.1.1: Khái niệm chung về vụ án dân sự trong tố tụng dân sự hiện hành và trong các văn bản pháp luật trước đó Vụ án dân sự là các tranh chấp xẩy ra giữa các đương sự mà cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại toà án có thẩm quyền, để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Theo quy định của “ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29 tháng 11 năm 1989 ” thì vụ án dân sự được hiểu là ( Điều 10 PL ) : - Những việc tranh chấp về quyền sở hữu, về hợp đồng, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc những tranh chấp khác về quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật dân sự giữa công dân với nhau, giữa công dân với pháp nhân, giữa pháp nhân với nhau, trừ những việc thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức khác Theo quy định của “ Bộ luật Tố tụng dân sự ” được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004, vụ án dân sự thường gặp mà chúng ta yêu cầu toà án giải quyết có thể là : Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án: - Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam - Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản - Tranh chấp về hợp đồng dân sự - Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật dân sự - Tranh chấp thừa kế tài sản 9 - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai - Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật - Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án: - Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn - Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân - Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn - Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ - Tranh chấp về cấp dưỡng - Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định 1.1.2: Khái niệm chung về việc dân sự trong tố tụng dân sự hiện hành và trong các văn bản pháp luật trước đó Trong cuộc sống thường ngày, khi có tranh chấp cái gì đó, chúng ta thường nghĩ ngay đến việc hoà giải, rồi sau đó là khởi kiện dân sự, còn khi cần giải quyết một vấn đề dân sự cụ thể, thì chúng ta lại không biết làm cái gì, làm từ đâu và cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết Chính vì vậy, các việc như dân sự được toà án thụ lý giải quyết còn quá ít, vì người có yêu cầu chưa hiểu biết cần thiết về vấn đề này Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan tổ chức không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu toà án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý, là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu toà án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động 10 ... đình có yếu tố nước ngồi thuộc thẩm quyền tịa án Chương 3: Thẩm quyền tồ án nhân dân việc dân hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngồi Chương 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI... quốc tế xác định yếu tố nước vụ việc dân sự, yếu tố nước ngồi điều làm nên đặc trưng vụ việc dân có yếu tố nước so với vụ việc dân khơng có yếu tố nước ngồi, từ dẫn đến phân biệt vụ việc thuộc phạm... niệm vụ việc dân theo Điều BLTTDS vụ việc dân bao gồm: vụ án dân việc dân sự, việc dân u cầu dân sự, nhân gia đình, kinh doanh, thương mại lao động Toà án thụ lý, giải Còn vụ án dân tranh chấp quyền

Ngày đăng: 19/01/2023, 00:16

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w