MỞ ĐẦU Ruộng đất và nông dân là những yếu tố cơ bản của nông nghiệp và nông thôn. Trong sản xuất nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, là loại tư liệu sản xuất đặc biệt không có gì có thể thay thế được, còn nông dân lao động lại là nhân tố quan trọng quyết định của quá trình sản xuất. Giữa nông dân và ruộng đất có mối quan hệ: hoặc nông dân làm chủ ruộng đất hoặc nông dân chỉ là người làm thuê trên mảnh đất của người khác. Theo như ý kiến của Willian Petty thì: “lao động là cha, đất là mẹ của của cải vật chất” Ở nước ta, trước khi Thực dân Pháp xâm lược, ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước phong kiến, người nông dân chỉ là tá điền cho Nhà nước và địa chủ. Họ bị địa chủ bóc lột bởi địa tô cao. Từ đó nảy sinh mâu thuẫn cơ bản trong xã hội ta lúc này là mâu thuẫn địa chủ và nông dân. Năm 1858, Thực dân Pháp xâm lược nước ta, bên cạnh những hình thức bóc lột của thực dân, chúng vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến. Xã hội nước ta từ đó có tính chất thuộo c địa với những tàn dư phong kiến nặng nề. Ruộng đất không những bị đế quốc cướp đoạt mà địa chủ người Việt được sự che chở và dung dưỡng của bọn thực dân cũng ra sức cướp đoạt của nhân dân. Bởi vậy mà, nét nổi bật trong bức tranh nông thôn Việt Nam thời thuộc Pháp là cảnh đói nghèo và lạc hậu của người nông dân. Do thực dân Pháp xâm lược nước ta, thống trị và bóc lột nhân dân ta thì chủ yếu là thống trị và bóc lột nông dân. Mặc dù ruộng đất là một yêu cầu thực tế của nông dân, nhưng lúc này đó không phải là yêu cầu số một mà yêu cầu trên hết là dân tộc giải phóng. Nhận thức được những thực tiễn trong xã hội Việt Nam, đầu năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, trong Cương lĩnh chính trị cảu mình Đảng đã đề ra nhiệm vụ phải giải phóng nông dân khỏi ách đế quốc và phong kiến địa chủ, giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nông dân “ Đảng tập hợp đa số quần chúng nông dân chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ bọn địa chủ phong kiến”; “Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn địa chủ và phong kiến”; “ Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo” 5; Tr 80, 81,82. Trong bối cảnh xã hội thuộc địa như Việt Nam Đảng ta luôn coi quyền lợi dân tộc phải được đặt cao hơn quyền giai cấp. Giả phóng dân tộc được xác định là mục đích cao nhất, thực hiện nhiệm vụ dân chủ trở thành động lực mạnh mẽ cho bước phát triển giải phóng dân tộc. Thắng lợi vĩ đại của cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 đã mang lại độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trước dã tâm quay lại xâm lược của thực dân Pháp, dân tộc Việt Nam phải tiếp tục đứng lên giành lại quyền làm chủ đất nước . Trước hoàn cảnh đó, Đảng ta đã có một chính sách để giải quyết nhiệm vụ dân chủ (vấn đề ruộng đất) và nhiệm vụ dân tộc hết sức sáng tạo, phù hợp với yêu cầu thực tế cách mạng ở nước ta, đó là cuộc cải cách ruộng đất 19451956. Để góp phần vào việc tìm hiểu những chủ trương chính sách của Đảng , những tác dụng của cuộc cải cáchnày trong việc giải quyết các nhiệm vụ dân tộc và dân chủ ở nước ta trong giai đoạn 19451946. Em chọn nội dung: “Đảng lãnh đạo thực hiện giải quyết nhiệm vụ dân tộc và dân chủ qua cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam ( 19451957)” để làm bài tiểu luận của mình.