Nghiên cứuxâydựng và ứngdụngcôngcụtạo
bài giảngRichMediatheochuẩn E-Learning
Nguyễn Quang Thắng
Trường Đại học Công nghệ
Luận văn Thạc sĩ ngành: Công Nghệ Phần Mềm; Mã số: 60 48 10
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Việt Anh
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Giới thiệu về E-Learning, hiện trạng E-Learning tại Việt Nam, định nghĩa
Rich Mediavà các lợi ích của RichMediaứngdụng trong đào tạo trực tuyến. Trình
bày về đào tạo trực tuyến và các vấn đề chuẩn hóa: các khái niệm và lý thuyết cơ bản
về chuẩn hóa trong E-Learning. Nghiên cứu Webcast Editor – Côngcụ đóng gói bài
giảng theochuẩn SCORM: Bao gồm 2 phần, phần 1 trình bày về mô hình kiến trúc
của Webcast Editor bao gồm các thành phần và nguyên lý hoạt động; Phần 2 sẽ trình
bày về việc phân tích thiết kế chương trình Webcast Editor để tạobàigiảngRich
Media. Phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu đạt được và đưa ra các phương
hướng phát triển tiếp theo.
Keywords: Công nghệ thông tin; Lập trình; Phần mềm; Đào tạo trực tuyến
Content
CHƢƠNG I: MỞ ĐẦU
Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội thì giáo dục là một trong những vấn đề quan
trọng nhất. Đặc biệt với các nước đang phát triển thì sự nghiệp giáo dục và đào tạo có vai trò
quyết định trong việc thúc đẩy sự phát triển của quốc gia. Một thập kỉ trở lại đây, sự phát
triển vượt bậc của Công nghệ thông tin và sự bùng nổ của mạng Internet đã đem đến những
làn sóng mới trong giáo dục và đào tạo. Một trong những xu hướng được đề cập đến nhiều
trong thời điểm hiện tại là E-Learning. Bằng cách áp dụng tối đa khả năng của công nghệ
thông tin và mạng, E-Learning xứng đáng là giải pháp hàng đầu cho mục tiêu đào tạo nhanh
chóng và hiệu quả.
Hiện nay, việc áp dụng E-Learning (đào tạo trực tuyến) tại Việt Nam không còn mới
mẻ, đã rất nhiều đơn vị, trường đại học hay trung tâm đào tạo áp dụngvà triển khai các hình
thức học trực tuyến, tuy nhiên hầu như các hệ thống học có rất ít nội dung hay nội dung sơ
sài, chỉ có text, hay một số hình ảnh minh họa Nguyên nhân cho vấn đề này là việc áp dụng
2
các côngcụ sản xuất bàigiảng còn khá phức tạp nhất là đối với các giáo viên không theo
chuyên ngành công nghệ thông tin. Tại các nước phát triển như Mỹ, Pháp,… E-Learning đã
phát triển, họ áp dụng khá rộng rãi các hình thức truyền tải nội dung dạng RichMedia (Giàu
nội dung video, hình ảnh, âm thanh, text…). Hình thức này giúp truyền tải được nội dung một
cách sinh động và trực quan. Người học rất dễ dàng theo dõi và tiếp cận nội dung. Để sản
xuất được nội dung dạng RichMedia thông thường sử dụng các côngcụ như Microsoft
Projecter hay Adobe Captive… Tuy nhiên các côngcụ này vẫn khá phức tạp và nội dung rời
rạc khó chỉnh sửa khi giáo viên gặp sự cố trong quá trình giảng bài…
Xem xét vấn đề trên, em đã nghiên cứuxâydựng và áp dụng một côngcụtạobài
giảng Rich Media. Côngcụ này cho phép sản xuất nội dung rất dễ dàng (kể cả với người ít
tiếp xúc với CNTT) mà khả năng truyền đạt kiến thức của giảng viên tới học viên đạt hiệu quả
rất cao. Ngoài ra, côngcụ hoàn toàn áp dụngchuẩn SCORM hay AICC để thích ứng với các
hệ thống đào tạo hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu, được sự giúp đỡ của TS Nguyễn Việt Anh em đã công
bố một bài báo: "WEBCAST EDITOR - Côngcụ đóng gói bàigiảngtheochuẩn E-
Learning" đã được đăng trên tạp chí "Thông tin - Lý luận và Khoa học Công nghệ" của
Bộ Thông Tin và Truyền Thông Số 404- 07/2011.
Nội dung của báocáo luận văn gồm có các phần như sau:
Chƣơng I: Mở đầu: Lý do chọn đề tài và tóm tắt luận văn
Chƣơng II: Giới thiệu: Giới thiệu về E-Learning, hiện trạng E-Learning tại Việt
Nam. Định nghĩa RichMediavà các lợi ích của RichMediaứngdụng trong đào
tạo trực tuyến.
Chƣơng III: Đào tạo trực tuyến và các vấn đề chuẩn hóa: Các khái niệm và lý
thuyết cơ bản về chuẩn hóa trong E-Learning.
Chƣơng IV: Webcast Editor – Côngcụ đóng gói bàigiảngtheochuẩn
SCORM: Bao gồm 2 phần, phần 1 trình bày về mô hình kiến trúc của Webcast
Editor bao gồm các thành phần và nguyên lý hoạt động. Phần 2 sẽ trình bày về
việc phân tích thiết kế chương trình Webcast Editor để tạobàigiảngRich Media.
Chƣơng V: Kết quả nghiên cứuvà thảo luận: Kết quả đạt được, ưu và nhược
điểm của Webcast Editor .
Chƣơng VI: Kết luận: Kết luận và hướng phát triển tiếp theo.
3
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm lí luận cũng như trình độ nghiên cứu chưa nhiều nên
luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của
các thầy cô, các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
References
[1].Advanced Distributed Learning, “The SCORM Overview version 1.3 1/2004”,
www.adlnet.org
[2].Advanced Distributed Learning, “The SCORM Content Aggregation Model version 1.3
1/2004”, www.adlnet.org
[3].Advanced Distributed Learning, “The SCORM Sequencing and Navigation version 1.3
1/2004”, www.adlnet.org
[4]. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, “Hướng đẫn tạobàigiảng điện tử từ PowerPoint version 1.1
2/2009”
[5]. EKP LMS, Enterprise LMS Solutions, www.netdimensions.com
[6]. TRÍ NAM LMS, “Hệ thống đào tạo trực tuyến của Công ty Cổ phần Đầu Tư Phát Triển
Công Nghệ Trí Nam”, www.trinam.com.vn
[7]. Echo360, www.echo360.com
[8]. Đỗ Ngọc Diệp, Nguyễn Ngọc Bình, “E-Learning vàứngdụngchuẩn SCORM 2004 vào
hệ quản trị nội dung học”
[9]. Tạp chí trực tuyến của Hội Phát triển và Đào tạo Mỹ (American Society for Training and
Development’s Online Magazine), www.learningcircuits.org
. Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng công cụ tạo bài giảng Rich Media theo chuẩn E-Learning Nguyễn Quang Thắng Trường Đại học Công nghệ Luận văn Thạc sĩ ngành: Công Nghệ Phần Mềm;. tạp và nội dung rời rạc khó chỉnh sửa khi giáo viên gặp sự cố trong quá trình giảng bài Xem xét vấn đề trên, em đã nghiên cứu xây dựng và áp dụng một công cụ tạo bài giảng Rich Media. Công cụ. định nghĩa Rich Media và các lợi ích của Rich Media ứng dụng trong đào tạo trực tuyến. Trình bày về đào tạo trực tuyến và các vấn đề chuẩn hóa: các khái niệm và lý thuyết cơ bản về chuẩn hóa