KHÚC QUỐCÂN–NHÀĐIÊU
KHẮC GIÀU Ý TƯỞNG
SÁNG TẠO
Nét mới trong lao động nghệ thuật của nhàđiêukhắcKhúcQuốcÂn ở các
công trình tượng đài là cách tổ chức không gian theo lối truyền thống, tạo nên
các lớp chiều sâu. Tổng thể công trình là một tác phẩm nghệ thuật bố cục chặt
chẽ, hoành tráng, hoà nhập với cảnh quan môi trường. Quan điểm nghệ thuật
của ông là tượng đài phải đơn giản nhưng tính ký hiệu lại phải rất cao.
Điển hình cho sự giản dị và sángtạo là công trình đài tượng niệm các chiến sỹ yêu
nước và cách mạng bị giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội). NhàđiêukhắcKhúc
Quốc Ân đã xử lý thông minh và giản dị là không hề làm thay đổi diện mạo, bố cục
của khu di tích. Anh trân trọng từng li từng tí hiện trường của khu di tích và hầu
như không tác động vào các bức tường lịch sử. Anh thiết kế phù điêu áp lên bức
tường phía tòa tháp Hà Nội, tạo nên một trục hoành cân xứng với trục tung là tòa
tháp. Một thủ pháp nghệ thuật độc đáo của anh là tạo ra bức tường gắn phù điêu có
dáng nghiêng ngả, lồi lõm. Nhờ đó tạo nên hình tượng: bức tường đã bị một dư
chấn rất mạnh làm nghiêng ngả - tượng trưng cho chế độ hà khắc của nhà tù thực
dân Pháp đã bị lung lay, sắp sụp đổ. Đồng thời với cách tạo hình nhân vật được
khắc lõm vào tường đá đã gợi lại quá khứ bi tráng về nhà tù. Quần thể đài tưởng
niệm sẽ thay đổi theo sắc độ ánh sáng và phản ánh những tâm thế khác nhau,
những thế phách của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng, khắc họa vào chiều sâu
tâm linh của các thế hệ hôm nay và mai sau.
Một lần, khi thấy một người đàn ông dân tộc Ba Na đang giương ná bắn chim, ánh
sáng chếch ban mai tạo thành một đường sáng ven trên cánh ná - một đường cong
rất đẹp, mềm mại bao quanh người thợ săn. Anh xúc động về một ýtưởng nghệ
thuật cho tượng đài chiến thắng Buôn Mê Thuột: cây ná sẽ là một mô-típ hình
tượng cho tượng đài. Mô-típ này tạo được vẻ đẹp nhiều phía của một tượng tròn,
v
ừa ph
ù h
ợp với cách tổ chức không gian tại địa điểm l
à m
ột nút giao thông.
Nhà điêukhắcKhúcQuốcÂn đưa khối lập thể mang tính ký hiệu cao làm biểu
tượng Đà Lạt. Với hình dáng như một cây thông Đà Lạt, nó cũng thấp thoáng hình
ảnh mái nhà rông Tây Nguyên. Chất liệu thủy tinh trong suốt của biểu tượng khi
đứng giữa thiên nhiên của xứ sở sương mù, hòa nhập với thiên nhiên ở đây và
thiên nhiên soi mình vào nó, huyền ảo, lung linh
Phù điêu trên b
ức tường khu di tích nhà tù Hỏa Lò c
ủa các tác giả: KhúcQuốc Ân,
Lê Liên.
Sau hơn chục năm hoạt động nghệ thuật tại Công ty TNHH Mỹ thuật Hà Nội,
Giám đốc KhúcQuốcÂn và các cộng sự ở Công ty đã tự khẳng định mình bằng
gần một chục giải nhất ở các cuộc thi tượng đài toàn quốc (liên tục từ năm
1993 đến 1997).
. KHÚC QUỐC ÂN – NHÀ ĐIÊU KHẮC GIÀU Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Nét mới trong lao động nghệ thuật của nhà điêu khắc Khúc Quốc Ân ở các công trình tượng đài là cách. ký hiệu lại phải rất cao. Điển hình cho sự giản dị và sáng tạo là công trình đài tượng niệm các chiến sỹ yêu nước và cách mạng bị giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội). Nhà điêu khắc Khúc Quốc. giao thông. Nhà điêu khắc Khúc Quốc Ân đưa khối lập thể mang tính ký hiệu cao làm biểu tượng Đà Lạt. Với hình dáng như một cây thông Đà Lạt, nó cũng thấp thoáng hình ảnh mái nhà rông Tây Nguyên.