Kỹ năngviếtbàitựluận xin
học bổng
Bất cứ một trường Đại học nổi tiếng nào khi cho sinh viên họcbổng đều có thể
hỏi: “Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào học? Tại sao bạn xứng đáng được nhận
học bổng hoặc lý do tại sao bạn chọn học ngành này?” hoặc viết về những kinh
nghiệm và thành công mà bạn đạt được, nhưng không được nhắc tới trong đơn xin
học bổng.
Với những gợi ý của Tập đoàn giáo dục và đào tạo quốc tế ISC, bạn có thể bắt đầu
tự viết cho mình một bài giới thiệu bản thân và có cơ hội giành họcbổng cao.
Thế nào là một bàitự luận?
Đúng như tên gọi (personal statement), bàitựluận về cơ bản là một bàiviết về
chính bản thân bạn. Bất cứ một trường Đại học nổi tiếng nào khi cho sinh viên học
bổng đều có thể hỏi: “Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào học? Tại sao bạn xứng
đáng được nhận họcbổng hoặc lý do tại sao bạn chọn học ngành này?” hoặc viết
về những kinh nghiệm và thành công mà bạn đạt được, nhưng không được nhắc tới
trong đơn xinhọc bổng. Giới hạn một bàiluận thông thường khoảng 500 từ.
Làm thế nào để đạt được mục đích truyền tải của một bàitự luận?
- Luyện tập là điều kiện tiên quyết. Nếu bạn đã viết được một vài bài luận, bạn sẽ
có kinh nghiệm và kỹnăng khi bắt tay vào viếtbàiluận chính thức của mình.
- Tập trung suy nghĩ về dàn ý. Sau khi đã chọn được chủ đề, bạn hãy lập dàn ý đại
cương Bạn không cần viết cả câu hoàn chỉnh, chỉ cần viết như liệt kê, vẽ hình, lập
bảng biểu…
- Viết ngắn gọn. Hầu hết các bàiluận chỉ giới hạn khoảng 300 – 600 từ. Giới hạn
đó không phải là nhiều để bạn có thể chuyển tải được thông điệp của mình đến hội
đồng xét học bổng. Vì thế tránh sử dụng những từ hoặc cụm từ thừa, rườm rà,
không cần thiết.
- Không lạc đề. Luôn đảm bảo rằng bàiluận của bạn trả lời được vấn đề trong chủ
đề. Ví dụ, một bàiluận với chủ đề: “bạn đã rút ra được bàihọc gì trong một tình
huống khó khăn”, bạn sẽ dễ sa vào miêu tả tình huống đó thay vì viết về những gì
bạn đã rút ra được từ nó.
- Tránh lối viết nhàm chán. Hãy cho Hội đồng xét họcbổng thấy bạn không phải là
một thí sinh nhàm chán và mờ nhạt trong nhóm đông số sinh viên khác. Đừng ngần
ngại khi thể hiện tính cách của mình.
- Hãy thật cụ thể. Đừng viết một cách đại khái – sử dụng dẫn chứng cụ thể, có thật
sẽ hay hơn rất nhiều so với một dẫn chứng chung chung.
- Tránh sử dụng ngôn từ quá hoa mĩ. Hội đồng xét họcbổng sẽ không thích nếu
phong cách viết của bạn quá khoa trương hay gò bó. Hãy để bàiviết thật tự nhiên
và trôi chảy.
- Tránh sáo rỗng. Hãy sáng tạo – thể hiện các ý tưởng bằng từ ngữ của chính mình.
- Viết đoạn kết luận thật ấn tượng. Trong khi phần mở đầu là phần đáng chú ý nhất
của bàiluận thì phần kết luận cũng không kém phần quan trọng. Một đoạn kết
không phải là tổng kết lại 400 từ mình đã viết trước đó. Đoạn kết phải như sợi dây
gắn kết các ý thật chặt chẽ với nhau.
- Kiểm tra lại bài viết. Sử dụng chức năng kiểm tra lỗi chính tả trên máy tính hoặc
nhờ người khác đọc và góp ý cho bài của mình.
. Kỹ năng viết bài tự luận xin học bổng Bất cứ một trường Đại học nổi tiếng nào khi cho sinh viên học bổng đều có thể hỏi: “Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào học? Tại sao bạn. đầu tự viết cho mình một bài giới thiệu bản thân và có cơ hội giành học bổng cao. Thế nào là một bài tự luận? Đúng như tên gọi (personal statement), bài tự luận về cơ bản là một bài viết về. đích truyền tải của một bài tự luận? - Luyện tập là điều kiện tiên quyết. Nếu bạn đã viết được một vài bài luận, bạn sẽ có kinh nghiệm và kỹ năng khi bắt tay vào viết bài luận chính thức của mình.