Chuyên đề 10 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I Tiểu luận Tệ nạn xã hội và phòng, chống tệ nạn xã hội ở các tỉnh phía bắc Việt Nam hiện nay Chuyên đề bắt buộc số 08 H.
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
Tiểu luận
Tệ nạn xã hội và phòng, chống tệ nạn xã hội ở các tỉnh phía bắc Việt Nam hiện nay
Trang 2Họ và tên: Vũ Tuấn Nghĩa Ngày sinh: 16 tháng 9 năm 1979
Điểm kết luận của tiểu
luận Chữ kí xác nhận CB chấm tiểu luận Số pháchBằng số Bằng chữ CB chấm 1 CB chấm 2
Trang 3A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài tiểu luận
Tệ nạn xã hội là một khái niệm chỉ những hành vi bất bình thường vàlệch lạc của cá nhân và của các nhóm xã hội
Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội tiêu cực bao gồm các hành vi sailệch chuẩn mực xã hội có tính phổ biến (hành vi sai lệch chuẩn mực về truyềnthống văn hóa, đạo đức xã hội, lối sống trái thuần phong mỹ tục, các giá trị xãhội cho đến sự vi phạm quy tắc đã được thể chế hóa bằng pháp luật), gây hậuquả xấu về mọi mặt đối với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân
Tệ nạn xã hội xuất hiện trong mọi thời đại, hình thức biểu hiện đadạng, phong phú Trong từng giai đoạn, mỗi loại cũng có quy mô và mức độphát triển khác nhau Theo văn bản pháp luật nước ta, tệ nạn xã hội có cáchình thức biểu hiện sau đây: Lạm dụng chất gây nghiện: ma túy, rượu, bia,thuốc lá….; Lệch chuẩn xã hội liên quan đến tình dục: mại dâm, tình dụcđồng giới…; Bạo lực gia đình; Lạm dụng trẻ em: lợi dụng, xâm hại….; Buônbán phụ nữ và trẻ em; Cờ bạc, cá độ, số đề…
Tệ nạn xã hội có ảnh hưởng xấu và gây hậu quả nghiêm trọng cho xãhội, hiện nay, ở nước ta một số loại tệ nạn xã hội bị coi là tội phạm, do vậychúng ta phải coi đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ý thức rõ tráchnhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức trong công tác đấu tranh phòng, chống các tệnạn xã hội, từ đây vận động, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ,đảng viên, cộng đồng và gia đình nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong
đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn xã hội Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Tệ
nạn xã hội và phòng, chống tệ nạn xã hội ở các tỉnh phía bắc Việt Nam hiện nay” là đề tài nghiên cứu của mình.
Trang 42 Mục đích
Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ, ý thức rõ trách nhiệm của mỗi cánhân, tổ chức trong công tác đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội
3 Giới hạn nghiên cứu
Đánh giá thực trạng vấn đề tệ nạn xã hội của các tỉnh phía Bắc trongthời gian qua, đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác phòng,chống tệ nạn trong thời gian tới
4 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các nghị quyết của Đảng, các văn bản của Nhànước về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, sưu tầm các tài liệu, tiến hànhphân tích đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp thực hiện
5 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đề tài tiểu luận sẽ góp phần cung cấp những kiến thức cơ
bản về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, vận dụng trong công tác lãnhđạo, quản lý để cơ quan, đơn vị cơ sở thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, phục
vụ xã hội, phục vụ nhân dân, vận động, tuyên truyền, giáo dục pháp luật chocán bộ, đảng viên, cộng đồng và gia đình nâng cao nhận thức và trách nhiệmtrong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn xã hội
6 Cấu trúc tiểu luận
Trang 6B NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận của nội dung nghiên cứu
Hiện nay, ở nước ta có một số loại tệ nạn xã hội là tội phạm Các loại tệnạn xã hội có tính chất phổ biến, phát triển nhanh, nguy hiểm và diễn biếnphức tạp nhất là trong những năm gần đây là các tệ nạn ma túy, cờ bạc, mạidâm…
Vấn đề tệ nạn xã hội là nội dung mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệtquan tâm Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đãxác định: đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội là yêu cầu của sự nghiệp đổimới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là yếu tố khách quan của
sự phát triển bền vững xã hội; tệ nạn xã hội là những vấn đề xã hội phức tạp
do nhiều nguyên nhân kinh tế - xã hội khác nhau, do đó để công tác đấu tranhphòng, chống tệ nạn xã hội có hiệu quả cần phải tiến hành đồng bộ một hệthống các biện pháp về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; phòng ngừa tệ nạn
xã hội được coi là biện pháp chiến lược và quan trọng hàng đầu trong quátrình đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội; không ngừng hoàn thiện hệ thốngpháp luật và tổ chức thực hiện đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội; kiênquyết chặn đứng tiến tới giảm dần và từng bước đẩy lùi tệ nạn xã hội ra khỏiđời sống xã hội Chủ trương của Đảng trong công tác đấu tranh phòng, chống
tệ nạn xã hội được thể hiện rõ nét, cụ thể tại các Văn kiện, Chỉ thị như: Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII năm 1991 Đảng ta xác định: Tiến
hành kiên quyết và thường xuyên cuộc đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng;
Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 01/3/1994 của Ban Chấp hành Trung ương về
lãnh đạo phòng, chống tệ nạn xã hội; Chỉ thị số 06/BCT ngày 30/11/1996 của
Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm
soát ma túy; …
Trang 7Các loại tệ nạn xã hội (và tội phạm) được Nhà nước quy định đầy đủ,
cụ thể tại: Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự năm 2009; Luật phòng,chống ma túy; Luật phòng, chống tham nhũng…; các Nghị định của ChínhPhủ… quy định về những loại tệ nạn xã hội (và tội phạm) cần phải phòng,chống và xử lý, từng bước loại trừ ra khỏi đời sống xã hội
2 Thực trạng một số tệ nạn xã hội ở các tỉnh phía Bắc
Các tỉnh phía Bắc nước ta tính từ Hà Tĩnh trở ra, gồm 28 tỉnh thành,được chia làm ba vùng địa lý: vùng núi và trung du phía Bắc; vùng đồng bằngsông Hồng; vùng phía Bắc miền Trung Các tỉnh phía Bắc nằm trong vùng địa
lý chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, có bờ biển
và biên giới giáp với Trung Quốc, Lào Vị trí địa lý nằm trong vùng “tam giácvàng”, thuận lợi cho tội phạm trồng, nhập lậu thuốc phiện, heroin…, là nơitập trung nhiều tỉnh miền núi, biên giới, nên cũng thuận lợi cho các loại tệnạn, tội phạm hoạt động
2.1 Một số loại tệ nạn xã hội ở các tỉnh phía Bắc
2.1.1 Tệ nạn mại dâm
Mại dâm là những hành vi được thỏa thuận nhằm thực hiện quan hệtình dục có tính chất mua – bán trên cơ sở một giá trị vật chất nhất định (tiềnhoặc hiện vật) ngoài phạm vi hôn nhân
Tệ nạn mại dâm ở các tỉnh phía Bắc hiện nay diễn biến ngày càngnghiêm trọng Tệ nạn mại dâm có xu hướng gia tăng địa bàn hoạt động, cómặt ở tất cả các tỉnh phía Bắc, lan rộng, phát triển mạnh ở các thành phố (cáckhu công nghiệp, chế xuất của miền Bắc như: Hà Nội, Hải Phòng, QuảngNinh, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò v.v…) Mại dâm không chỉ xuất hiện ởthành phố, nông thôn, miền núi mà còn có mặt ở vùng cao, vùng sâu, biêngiới, nhiều thị trấn, thị tứ và các cửa khẩu tiếp giáp với Trung Quốc, với cácmức độ khác nhau
Trang 8Phương thức hoạt động mại dâm hiện nay rất đa dạng, trá hình, thủđoạn rất khó đối phó Tệ nạn mại dâm và có nhiều loại: Đứng đường, nhàhàng, khách sạn, từ bình dân đến cao cấp, thuê bao dài ngày…Tổ chức nhiềuhoạt động trá hình, biến tướng rất tinh vi, có quy trình tổ chức chặt chẽ, địađiểm linh hoạt và mạng lưới bảo vệ chặt chẽ, tránh pháp luật và sự kiểm soátcủa Nhà nước và của nhân dân Hoạt động mại dâm trong các khách sạn liêndoanh với nước ngoài còn tiềm ẩn nhiều phức tạp, chỉ bán dâm với ngườinước ngoài hoặc đi ra nước ngoài bán dâm thông qua điều hành, môi giới.
Tính chất tệ nạn mại dâm ngày càng phức tạp, nghiêm trọng Xuất hiệnngày càng nhiều tình trạng lừa gạt, cưỡng ép phụ nữ tham gia bán dâm; lừabán phụ nữ qua biên giới bán dâm, làm nô lệ tình dục Tại các cửa khẩu tiếpgiáp với Trung Quốc, tình hình mua bán người vì mục đích mại dâm và bắtcóc trẻ em rất đáng báo động Xuất hiện nhiều đường dây mại dâm liên tình,cung cấp cho người nước ngoài và lừa đảo, buôn bán phụ nữ, trẻ em đưa ranước ngoài (Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Trung Quốc, Singapo…) Cỏ tổchức đã đưa hơn 70 phụ nữ ra nước ngoài vì mục đích mại dâm
2.1.2 Tệ nạn ma túy
Tệ nạn ma túy gồm các hành vi: trồng cây thuốc phiện hoặc các loạicây khác có chứa chất ma túy; sản xuất trái phép chất ma túy; tàng trữ tráiphép chất ma túy, vận chuyển trái phép chất ma túy, mua bán trái phép chất
ma túy, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, chứa chấp sử dụng trái phépchất ma túy…
Tệ nạn ma túy ở các tỉnh phía Bắc vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, đặcbiệt trên các tuyến biên giới, trên biển và hàng không Tội phạm ma túy có xuhướng xuyên quốc gia, quốc tế, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt Sựhình thành băng nhóm có tổ chức ngày càng gia tăng Để tồn tại và tiếp tụchoạt động tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, các nhóm xã hội thường
Trang 9tìm cách móc nối, liên kết hỗ trợ nhau, tạo thành tổ chức băng nhóm tệ nạn xãhội, xảy ra không chỉ trong các tỉnh phía Bắc mà liên tỉnh, có liên kết vớingười nước ngoài Tệ nạn ma túy ngày càng gắn với liền với tội phạm
2.1.3 Tệ nạn cờ bạc, số đề
Tệ nạn cờ bạc gồm các hành vi: tổ chức đánh bạc hoặc đánh bạc bằngcác hình thức: xóc đĩa, tổ tôm, số đề…
Tệ nạn cờ bạc, số đề có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp vớinhững thủ đoạn ngày càng tinh vi Nhiều ổ nhóm tội phạm cờ bạc chuyênnghiệp, có tổ chức, sử dụng công nghệ cao hoạt động liên tỉnh, liên huyệnhình thành
Nạn cờ bạc với nhiều biến tướng như đánh bài, xóc đĩa, đá gà, ghi đề,
cá độ bóng đá đang phát triển cả về quy mô lẫn hình thức tổ chức Ngoàinhững sòng bạc lớn có tính chuyên nghiệp, nạn cờ bạc đang len lỏi đến tậnvùng sâu, vùng xa, đến các đối tượng học sinh, sinh viên và cán bộ nhà nước,thậm chí cả đảng viên
Số đề, một biến tướng của cờ bạc đang như một nạn dịch hoành hành từđịa phương này sang địa phương khác trong cả nước, khiến không ít gia đìnhkhuynh gia bại sản Nghiêm trọng hơn, ở một số địa phương như Lào Cai,Yên Bái, Hà Tĩnh còn có tình trạng cán bộ ngành ngân hàng thông đồng vớingười nước ngoài rút tiền Nhà nước ra để chơi đề với số tiền lên đến hàngchục tỷ đồng, hiện không có khả năng thu hồi
Các đối tượng thường sử dụng công nghệ tin học như: Internet, máy vitính, điện thoại di động, fax….hoặc ngụy trang dưới nhiều hình thức kinhdoanh khác nhau để hoạt động Địa điểm tổ chức thường được bố trí ở nhữngcăn nhà kiên cố, có camera theo dõi hoặc những nơi hẻo lánh, xa khu dân cư,khu vực đồi núi dễ tẩu thoát khi bị phát hiện vây bắt Nhiều sới bạc, các đốitượng còn mang theo cả vũ khí “nóng”, hung khí nguy hiểm sẵn sàng chống
Trang 10trả lại lực lượng công an Tội phạm và tệ nạn cờ bạc, số đề đã dẫn tới sự giatăng của nhiều loại tội phạm khác như: hoạt động cho vay nặng lãi, cướp giật,trộm cắp và nhiều hệ lụy xã hội khác gây ảnh hưởng không tốt đến an ninhtrật tự và bức xúc trong dư luận xã hội.
2.2 Nguyên nhân phát sinh tệ nạn xã hội
Gần 30 năm triển khai công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng,tình hình kinh tế - xã hội ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam đã đạt được nhữngthành tựu quan trọng Kinh tế dần ổn định, phát triển, tăng trưởng tốt so vớicác vùng trong cả nước Đời sống văn hóa, xã hội ngày càng được cải thiện.Các vấn đề kinh tế, xã hội được quan tâm, giải quyết, nhất là công cuộc xóađói giảm nghèo Tình hình chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng an ninhđược tăng cường Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm đạt đượcnhiều kết quả tốt Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong phòng, chống
tệ nạn xã hội và tội phạm được tăng cường, từng bước tạo điều kiện thuận lợicho việc kiểm soát tệ nạn xã hội và tội phạm Tuy nhiên, bên cạnh những mặttích cực đã đạt được, các tỉnh phía Bắc gặp không ít những khó khăn, tháchthức trong công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội Có nhiềunguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề trên, trong đó có cả nguyên nhân kháchquan và chủ quan
2.2.1 Nguyên nhân khách quan
- Ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường, mở cửa Bên cạnhnhững mặt tích cực của nó, còn có mặt tiêu cực: đó là lối sống chạy theo đồngtiền, sự du nhập của văn hóa phẩm đồi trụy, độc hại…
- Hệ thống văn bản quy định xử lý các trường hợp vi phạm cũng chưahoàn thiện và chưa đủ độ nghiêm khắc cần thiết, luật pháp chưa đồng bộ, cònnhiều kẽ hở khiến các hành vi trái pháp luật liên quan đến tệ nạn xã hội có cơhội phát triển
Trang 11- Tệ nạn xã hội ở nước ta có chiều hướng gia tăng, bị buông lỏng.Chính quyền một số nơi không tập trung năng lực vào công tác quản lý địabàn, giữ gìn trật tự kỷ cương, xây dựng nếp sống lành mạnh, mà chỉ chạy theomục đích kinh doanh, nặng về thu lệ phí.
- Công tác đấu tranh chống tệ nạn xã hội chưa được thường xuyên, liêntục, chưa có sự thống nhất, chưa có sự phối kết hợp đồng bộ giữa các ngành,các cấp trong phòng, chống tệ nạn xã hội
- Do lợi nhuận rất cao từ việc kinh doanh các loại tệ nạn xã hội như:mại dâm, ma túy, cờ bạc, số đề….nên tội phạm không dễ dàng từ bỏ và không
từ một thủ đoạn nào để đối phó với các cơ quan chức năng; việc giáo dục, cảitạo các đối tượng tệ nạn xã hội chưa triệt để, số tái phạm còn cao
- Quá trình phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập thế giới đãlàm cho các văn hóa phẩm đồi trụy, độc hại có nội dung xấu, bạo lực, khiêudâm, kích dục có nhiều cơ hội xâm nhập vào nước ta
2.2.2 Nguyên nhân chủ quan
- Giải quyết vấn đề mại dâm hiện nay đang có những khó khăn, phứctạp Mặc dù, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động phòng, chốngmại dâm giai đoạn 2011-2015 nhưng nhận thức và quan điểm về công tác cònthiếu thống nhất, dẫn đến một số địa phương, cơ sở, chưa thật quan tâm đếncông tác này; một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa làm hết trách nhiệm, đổ lỗicho khách quan, có nơi còn buông lỏng quản lý, làm ngơ, thậm chí còn bảo kêcho mại dâm tồn tại; coi nhẹ việc xử lý người mua dâm, chưa tích cực hỗ trợ,tạo điều kiện cho người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng
- Công tác quản lý, cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở kinh doanhdịch vụ, kiểm soát việc sản xuất, lưu hành văn hóa phẩm, băng đĩa hình vàtrang web có nội dung khiêu dâm, kích dục còn bất cập Theo quy định, các
cơ quan chuyên trách phòng, chống mại dâm ở các tỉnh, thành phố có chức
Trang 12năng thanh tra, kiểm tra công tác này nhưng không được quyền xử lý vi phạmnên ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thực thi nhiệm vụ.
- Chính sách, chế độ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người bán dâmthiếu và ở mức thấp, không có dịch vụ hỗ trợ đặc thù
- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể chưa chú ý đúng mứccông tác giáo dục về quan điểm sống của nhân dân, đặc biệt là thanh – thiếuniên
- Vai trò giáo dục của gia đình giảm sút Một số gia đình không giữđược các thành viên sống lành mạnh, không tích cực, chủ động phòng, chốngcác tệ nạn xã hội
- Công tác quản lý nhà nước của các ngành, các cấp bị buông lỏng.Chính quyền nhiều nơi không tập trung năng lực vào công tác quản lý địabàn, giữ gìn trật tự kỷ cương, xây dựng nếp sống lành mạnh của nhân dân màchạy theo kinh doanh thu lệ phí các dịch vụ khách sạn, nhà hàng, vũ trường,
cơ sở massage…
- Một bộ phận dân cư, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, do nhận thức chưađầy đủ tầm quan trọng của cuộc đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội nênchưa thống nhất được quan điểm và hành động
- Công tác xử lý vi phạm chưa nghiêm, đặc biệt đối tượng chủ chứamôi giới, đối tượng buôn bán, tàng trữ ma túy; xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên
vi phạm pháp luật cũng thiếu kiên quyết
- Sự phối hợp chỉ đạo các chương trình, mục tiêu trong lĩnh vực phòngchống tệ nạn xã hội (CT/05-06) không đồng bộ, phân tán và trùng lặp, khônggắn liền với các hoạt động chỉ đạo của Chính phủ và chức năng quản lý nhànước của các ngành, các cấp
Trang 133 Phòng, chống tệ nạn xã hội ở cac tỉnh phía Bắc Việt Nam hiện nay
3.1 Một số kết quả về phòng, chống tệ nạn xã hội ở các tỉnh phía Bắc trong những năm gần đây
3.1.1 Đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy
Một số tỉnh, thành phố đã chỉ đạo triển khai công tác cai nghiện phụchồi với nhiều hình thức phù hợp, gắn cai nghiện với giáo dục, dạy nghề, tưvấn, giải quyết việc làm, quản lý sau cai tại cộng đồng, xã, phường với sựphối hợp chặt chẽ của các ngành Công an, Lao động – Thương binh và Xãhội, Y tế, Mặt trận Tổ Quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân… đạt kếtquả khá tốt, giúp được nhiều người nghiện cai nghiện thành công, có việclàm, hòa nhập tốt với cộng đồng
Tuy nhiên, tỷ lệ tái nghiện có nơi vẫn còn cao (80-90%), người nghiệnsau thời gian cai nghiện trở về địa phương không có công ăn việc làm, khôngđược quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền, lại nghiện trở lại
3.1.2 Đấu tranh phòng, chống tệ nạn mại dâm
Trên cả nước đã thực hiện chữa trị, giáo dục cho 3.021 người bán dâm,đạt 100,7% chỉ tiêu kế hoạch cả năm, trong đó tại trung tâm 1.570 học viên(chiếm 52%), tại cộng đồng là 1.451 đối tượng Tổ chức dạy nghề, tạo việclàm cho 2.072 người bán dâm Nhiều địa phương như: Hà Nội, Hải Phòng,Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, LongAn….đã chỉ đạo hết sức quyết liệt, đầu tư kinh phí và nhân lực, xây dựngnhiều mô hình hoạt động có hiệu quả trong chữa trị, giáo dục cho người bándâm, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng bền vững
3.1.3 Đấu tranh phòng, chống tệ nạn cờ bạc
Các cấp ủy đảng, chính quyền tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyềnđấu tranh phòng chống có hiệu quả các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, nhất là tệ