1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN

84 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Cấp Huyện Trên Địa Bàn Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên
Trường học Hà Nội
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 746,5 KB
File đính kèm GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ.rar (182 KB)

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của Đề Tài (5)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (6)
    • 2.1. Mục tiêu chung (6)
    • 2.2. Mục tiêu cụ thể (6)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (6)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (7)
  • 5. Kết quả dự kiến đạt được (7)

Nội dung

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PAGE BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN LUẬN V.

Tính cấp thiết của Đề Tài

“ Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” (Điều 4- Luật NSNN số 83/2015/QH13) [1]

Trong nền kinh tế đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc quản lý ngân sách nhà nước có vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo công tác an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập của một quốc gia Trong thời điểm nguồn thu ngân sách nhà nước có hạn, buộc phải quản lý chặt chẽ chi ngân sách hiệu quả, đẩy mạnh tiết kiệm, chống lãng phí là sự tất yếu trong quá trình điều hành ngân sách ở các cấp chính quyền Giai đoạn năm 2016-2020, công tác quản lý chi ngân sách liên tục được đổi mới và tăng cường theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm nâng cao quyền chủ động , nâng cao trách nhiệm cho các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị sử dụng ngân sách, đồng thời cũng giúp tiết kiệm tối đa được nguồn ngân sách cho các cấp ngân sách.

Ngân sách nhà nước (NSNN) bao gồm NSTW, NSĐP; NSĐP bao gồm NS cấp tỉnh, NS cấp huyện và NS cấp xã; trong đó ngân sách cấp huyện có vai trò quan trọng trong hệ thống ngân sách nhà nước [26] Trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước luôn quan tâm đến công tác quản lý ngân sách nhà nước, đặc biệt là hoạt động chi ngân sách nhà nước cấp huyện Trong những năm qua, công tác quản lý chi ngân sách của huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên đã có nhiều đổi mới và đạt được kết quả đáng kể Tuy vậy, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục về: phân bổ vốn đầu tư công và chi thường xuyên từ một số nguồn đặc biệt như tăng thu ngân sách, kết dư ngân sách, thu khác ngân sách, Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý chi NSNN trong huyện và công tác giám sát tài chính ngân sách của Hội đồng nhân dân huyện.

Do vậy, việc tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện là rất cần thiết, nhằm hoàn thiện và từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN tại huyện Phù Cừ.

Tuy nhiên, do chính sách thay đổi liên tục, do đặc thù của từng địa phương, vấn đề chi ngân sách còn tồn tại nhiều bất cập, Học viên chọn thực hiện nghiên cứu đề tài “Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi ngân sách cấp huyện trên địa bàn huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên” là hết sức cần thiết Kết quả nghiên cứu sẽ là một phần tài liệu tham khảo về công tác chi ngân sách nhà nước của cán bộ công chức trong bộ máy quản lý nhà nước.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và vận dụng cơ sở lý luận vào thực tiễn trong công tác quản lý chi và điều hành NSNN, và từ thực trạng quản lý chi ngân sách cấp huyện tại địa phương, đưa ra phân tích, đánh giá những điểm mạnh, yếu nhằm đưa ra giải pháp tăng cường công tác quản lý chi ngân sách cấp huyện trên địa bàn huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.

Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý chi ngân sách cấp huyện

- Phân tích thực trạng công tác quản lý chi ngân sách cấp huyện trên địa bàn huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.

- Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi ngân sách cấp huyện trên địa bàn huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng với các phương pháp như sau:

4.1 Phương pháp thu nhập dữ liệu

- dữ liệu thu thập từ báo cáo tổng quyết toán ngân sách giai đoạn 2016-

2020 của Ủy ban nhân dân huyện Phù Cừ.

- Dữ liệu thu thập từ các báo cáo: báo cáo thu chi các năm 2016 đến 2020 của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện; báo cáo chi ngân sách nhà nước theo nội dung kinh tế (B3-01), báo cáo chi ngân sách nhà nước theo mục lục ngân sách (B3-02) trên hệ thống tabmis các năm 2016-2020; báo cáo giải ngân chi đầu tư của Kho bạc Nhà nước Phù Cừ các năm 2016-2020

4.2 Phương pháp tổng hợp dữ liệu

Các dữ liệu thu thập được làm sạch, tổng hợp trên phần mềm Excel trước khi đưa vào phân tích

4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

Sử dụng các chỉ tiêu thống kê mức độ tuyệt đối, tương đối để so sánh, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách cấp huyện trên địa bàn huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.

Kết quả dự kiến đạt được

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chi NSNN cấp huyện.

- Bản đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.

- Bản tổng hợp các giải pháp tăng cường công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.

6 Đóng góp về lý luận thực tiễn của luận văn

Luận văn vận dụng lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nước để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên Qua đó đưa ra giải pháp để nâng cao công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Phù Cừ trong thời gian tới.

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc điều hành ngân sách cấp huyện tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu kham khảo, luận văn gồm

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1 Tổng quan về ngân sách nhà nước và quản lý chi ngân sách cấp huyện

1.1.1 Lý luận chung về ngân sách nhà nước

1.1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước

NSNN là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời,tồn tại và phát triển trên cơ sở sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước Luật NSNN số 83/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua đã xác định: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” [1] Với khái niệm trên, khi nói đến ngân sách nhà nước, là đề cập tới 3 đặc tính cơ bản:

- Tính pháp lý: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thực hiện.

- Tính kinh tế: Phản ảnh các khoản thu và các khoản chi

- Tính niên độ: Thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định

NSNN là một phạm trù kinh tế tài chính, là một hệ thống quan hệ kinh tế tồn tại khách quan, có đặc trưng bởi quan hệ tiền tệ phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính Trong khi biểu hiện bên ngoài của NSNN là một loại quỹ tiền tệ của Nhà nước, bên trong ngân sách nhà nước lại phản ảnh các quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối, nó thể hiện các quan hệ phân phối và các quan hệ lợi ích kinh tế gắn với một chủ thể là Nhà nước nhằm tạo lập và sử dụng nguồn tài chính quốc gia để giải quyết các nhiệm vụ về kinh tế, xã hội trên cả nước [26]

Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp ngân sách, từ cấp trung ương xuống các cấp chính quyền địa phương có quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tổ chức huy động, quản lý các nguồn thu và thực hiện nhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách.

1.1.1.2 Đặc điểm của ngân sách nhà nước

- Các hoạt động tạo lập và quá trình sử dụng quỹ NSNN gắn chặt với quyền lực của nhà nước và việc thực hiện các chức năng của nhà nước; cụ thể hơn: quyền lực của nhà nước sử dụng các chức năng của nhà nước là những nhân tố quyết định mức thu, mức chi, nội dung và cơ cấu thu chi của NSNN.

- Các hoạt động thu, chi NSNN được tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định, như: Luật NSNN, Luật thuế, Luật phí, lệ phí, và các chế độ thu, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu…do Nhà nước ban hành Đó là một yếu tố có tính khách quan, bắt buộc phải được tiến hành trên mọi lĩnh vực và tác động tới mọi chủ thể kinh tế, xã hội.

- Sau các hoạt động thu, chi NSNN là việc xử lý các mối quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích trong xã hội khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia Xuất phát từ đặc điểm đó, NSNN có 2 đặc trưng cơ bản:

+ Tính cưỡng chế: là các khoản thu có tính bắt buộc được quy định bởi pháp luật và được ban hành theo Luật và các văn bản dưới luật (trừ các khoản thu ngoài thuế và phí), còn các khoản chi phải chịu sự giám sát của pháp luật.

1.1.1.3 Chức năng của ngân sách nhà nước

- Ngân sách nhà nước là một công cụ nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của xã hội, chống lạm phát và giảm thất nghiệp đối với nền kinh tế.

- Chức năng phân bổ nguồn lực trong xã hội: Nhà nước thực hiện phân bổ nguồn lực tài chính vào những lĩnh vực then chốt, qua đó nhằm tạo lập và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả Thông qua các biện pháp thu, chi và quản lý ngân sách nhà nước, cần có biện pháp phân bổ nguồn lực phù hợp đối với các lĩnh vực quan trọng, cần khuyến khích hoặc hạn chế phát triển; đồng thời có thể thu hút, lôi kéo sự tham gia huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế.

- Chức năng phân phối lại thu nhập trong xã hội: Nhà nước thực hiện quá trình phân phối hoặc phân phối lại thu nhập dưới hình thức tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm hạn chế bớt sự phân hoá xã hội, phân hóa giàu nghèo thông qua công cụ thuế và công cụ chi tiêu

- Chức năng điều chỉnh kinh tế

Các chức năng trên có mối quan hệ mật thiết, gắn bó, phản ảnh được bản chất hoạt động của ngân sách nhà nước trong quá trình tạo lập, khai thác động viên, phân bổ, tổ chức huy động các nguồn vốn cũng như tham gia kiểm soát, điều chỉnh kinh tế vĩ mô.

1.1.1.4 Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý ngân sách nhà nước Để phát huy vai trò, chức năng của NSNN trong đời sống kinh tế - xã hội, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và các kinh nghiệm sử dụng công cụ ngân sách nhà nước ở nước ta, khái quát hoá kết quả nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực tiễn đã đưa ra một số nguyên tắc như sau:

Một là, Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ: Điều 8 Hiến pháp nước cộng hoà XHCN Việt nam năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”.

Hai là, Nguyên tắc công khai minh bạch: quản lý ngân sách phải công khai minh bạch, đó là xuất phát từ đòi hỏi chính đáng của người dân với tư cách là người nộp thuế cho nhà nước

Ba là, Nguyên tắc đảm bảo trách nhiệm: Nhà nước phải đảm bảo trách nhiệm trước nhân dân về toàn bộ quá trình quản lý ngân sách.

Ngày đăng: 06/01/2023, 10:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w